Hôm nay,  

Thật Giả Trong Miếng Thịt Và Ly Sữa

12/30/200600:00:00(View: 12248)

Thật Giả Trong Miếng Thịt Và Ly Sữa

Chính trường Mỹ ngập ngọng trước sự tiến hoá của xã hội...

Sau tang lễ của Tổng thống Gerald Ford, Quốc hội mới của Hoa Kỳ bị quăng lên đùi một miếng thịt không ai muốn nhá. Thịt của súc vật được sản sinh theo lối sao bản vô tính hay nhân bản vô sinh (cloned animals).

Truyện thần kỳ Tây Du Ký kể về nhân vật Tôn Ngộ Không có phép thần thông kỳ diệu là thổi một nắm lông thành hàng trăm con khỉ võ dũng như mình mà không ai phân biệt được thật giả. Kể cả khi đã bị đập thiết bảng lên đầu. Gậy nào cũng là gật thật!

Ngày nay, khoa học làm được chuyện thần kỳ đó với khả năng sản xuất ra súc vật theo lối ghép tế bào. Từ phòng hay trại thí nghiệm, loại súc vật không cha không mẹ ấy đang lặng lẽ xuất hiện trên thị trường. Thế thịt xương máu huyết của chúng là “thật” hay “giả”"

Đã từ lâu, cơ quan kiểm tra lương thực và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phải nghiên cứu vấn đề và có câu trả lời từ tháng 10. Ngày 28 vừa qua họ mới công bố kết quả. Sự do dự trì hoãn ấy có thể hiểu được nếu chúng ta theo dõi hậu quả của kết quả đó.

FDA kết luận là về khoa học, người ta không thể phân biệt được lương thực sản xuất theo lối tự nhiên (ta gọi là “thiên tạo”) với lối sao bản vô tính (nhiều người vội gọi là “nhân tạo), và về y học thì loại lương thực ấy không có hại cho sức khoẻ con người. Do phán quyết khoa học đó, ta có thể nghĩ là từ nay loài người có khả năng sản xuất ra thực phẩm loại ưu hạng, lấy từ tế bào của các sinh vật chọn lọc nhất để ghép giống.

Nói cho lạc quan, sau khi đã có lúa “Thần nông”, ta sẽ có thịt Thần heo, Thần bò hay sữa... Thần dê....

Một bước tiến cho loài người đói ăn"

Quá lạc quan!

Phán quyết của FDA sẽ gây ra một trận chiến kinh tế và dội ngược vào chính trường. Các nhà làm luật tại Hoa Kỳ sẽ thấy miếng thịt vô tính này rất thơm mà khó nuốt. Đây là vấn đề.

Từ lâu rồi, lương thực do Hoa Kỳ sản xuất ra bằng cách cải tiến di chủng “genetically modified organisms” (GMO) đã bị nhiều quốc gia nghi ngờ là “không lành” - chữ “lành” kỳ diệu vì khó định nghĩa. Điều ấy gây thiệt hại bạc tỷ cho kinh tế Mỹ dù khoa học Hoa Kỳ và cả giới tiêu thụ tại Mỹ thấy là loại lương thực ấy vô hại. Cảm quan đó của thế giới - nhất là từ Liên hiệp Âu châu và Nhật Bản - càng gia tăng trong hai năm 2003 và 2005, khi thịt bò của Mỹ bị các thị trường Á châu, chủ yếu là Nhật Bản và Nam Hàn, tẩy chay vì bị nghi là nhiễm bệnh “bò điên” (vi khuẩn gây ra chứng sưng màng óc, bobine spongiform encephalopathy hay BSE).

Vượt qua được ấn tượng ấy đã khó – và tốn – bây giờ phán quyết của FDA sẽ thổi lên một làn sóng tâm lý mới chống lại loại “lương thực vô tính” của Mỹ. Các công ty sản xuất lương thực vô can, không dùng sản phẩm này, vẫn bị thiệt hại vô cớ.

Họ phải chống! 

Đơn giản nhất là mở chiến dịch giải thích rằng sữa Nestlé hat thịt bò Kraft của chúng tôi không “nhiễm” loại sản phẩm đó. Chẳng những chúng tôi không bán thịt bò hay sữa bò vô tính mà súc vât của chúng tôi cũng không dùng thực phẩm chế biến từ loại súc vật đó.

Đơn giản mà tai hại.

Thứ nhất, bên trong cơ xưởng hay nông trại, làm sao bảo đảm được việc kiểm soát ấy từ mọi chặng thu mua và sản xuất" Lỡ dùng thứ bị nhiễm thì tiền đâu để trả... luật sư" Trước đó, và với bên ngoài, khi dán nhãn là sản phẩm của mình không bị “nhiễm”, họ đã hàm ý hạ giá loại lương thực vô tính mà chính FDA đã chứng nhận là vô hại. Sẽ bị kiện về tội cạnh tranh bất chính! Lại luân vòng lao lý kiện tụng nữa, sau khi tốn bạc tỷ về quảng cáo để trấn an dư luận!

Chuyện kiện cáo sẽ dội lên các nhà làm luật, Quốc hội và chính giới.

Món quà khó nhá buổi đầu năm.

Ủng hộ phán quyết của FDA là các nhà sản xuất súc vật hay lương thực loại nhân tạo vô tính. Họ chưa nhiều nhưng sẽ thành đông đảo hơn khi thấy giá trị kinh tế của sản phẩm. Và họ có trào lưu khoa học hỗ trợ sau lưng khi việc thử nghiệm, kiểm phẩm và phân phối sẽ gia tăng. Loài người không thể cản được những nỗ lực tiến hoá đó. Đúng sai hay lành dữ ra sao thì chỉ có khoa học mới trắc nghiệm được, căn cứ trên những hiểu biết nhất thời, của đương thời.

Chống lại phán quyết khoa học ấy là... các nhà tư bản.

Đó là các đại tổ hợp đa quốc chuyên về sản xuất và phân phối thực phẩm cho toàn thế giới. Họ e rằng giới tiêu thụ - ở mọi nơi, nhất là bên ngoài nước Mỹ - sẽ nghi ngờ sản phẩm của họ là không lành: thiếu an toàn, có hại cho sức  khoẻ hay giản dị là không ngon. Chúng ta thường phán “gà Mỹ nó bã lắm”, hoặc thường cho rằng rau cỏ loại organic, không có hoá chất hay thuốc sát trùng, v.v... mới là lành, dù hơi đắt!

Các công ty lớn đều biết vậy và sợ rằng thương hiệu của họ sẽ bị thiệt hại. Đã mất bạc tỷ vì bị oan trong vụ bò điên, họ không muốn lại gặp một làn sóng ngược nữa.

Một số tổ chức xưng danh bảo vệ giới tiêu thụ và đòi hòi an toàn về lương thực cũng có thể chống. Lập luận của họ sẽ hỗ trợ quan điểm của các tổ hợp lương thực nói trên. Lập luận đó là bác bỏ giá trị khoa học trong việc kiểm nghiệm của cơ quan FDA. Các thị trường Âu Á sẽ quảng bá lập luận ấy để chặn cửa lương thực của Mỹ. Cho đến nay, các tổ chức này chưa hề có một chứng minh khả tín, đáng tin, về giá trị kiểm nghiệm của FDA nhưng khéo dùng một lý luận rất gần với... Lão tử: hãy tạm chờ xem, vội gì mà đi ngược với thiên nhiên.

Nhiều tổ chức khác còn nghĩ xa hơn thế.

Chẳng những phải bảo vệ sức khoẻ con người, chúng ta còn phải bảo vệ súc vật nữa. Sản xuất loại lương thực vô tính này có thể dẫn tới việc hành hạ súc vật. Tổ chức Humane Society đang dẫn đầu lồi đấu tranh này vì e rằng loài người sẽ tiếp tục những cuộc thử nghiệm sao bản vô tính và tội tay sản sinh ra những con vật tật nguyền, đau bệnh kinh niên!

Khi loài nguời đã no đủ tại Mỹ thì súc vật được đưa lên bàn thờ.

Nói đến bàn thờ, một số tổ chức tôn giáo cũng e ngại là việc công quyền cho phép phân phối loại lương thực vô tính sẽ mặc nhiên dẫn tới hai hậu quả bất lợi. Thứ nhất, khuyến khích việc thử nghiệm sản xuất nhân tạo, nôm na là đoạt quyền Thượng đế, để tiến đến những việc quái quỷ hơn. Thứ hai, làm cho dư luận công chúng thấy rằng những việc thử nghiệm ấy là bình thường, vô hại mà sẽ không cản trở nữa. Lý luận xác đáng chứ không dễ gì bác bỏ đâu. Nếu loài người tiếp tục phép thần thông của Tề thiên Đại thánh thì có khi lại trở về nguyên thủy, thành khỉ cả.

Hoa Kỳ là một xứ dân chủ, khi vấn đề dính đến bạc tỷ và Thượng đế thì đó là chuyện chính trị.

Cơ quan FDA chỉ làm một nhiệm vụ của mình là yêu cầu, mời hay thuê các nhà khoa học dùng những phương tiện hiện đại nhất tìm hiểu xem sản phẩm ấy có hại cho sức khoẻ người dân hay không. Họ đã hoàn tất việc đó và kết luận của họ mở cửa cho một loại sản phẩm mới sẽ làm thị trường và chính trường giao động.

Thị trường thì tác động vào truyền thông để qua đó thuyết phục dư luận về cái lẽ lợi-hại của sản phẩm. Chính trường thì bị dư luận vặn hỏi sẽ phải tìm hiểu vấn đề để chứng tỏ sự hữu ích của mình. Và sẽ ngập ngọng trong vụ lương thực vô tính này.

Bên phía chính quyền Bush, với cái gông Iraq đang đè trên cổ làm đảng Cộng hòa thất cử, họ không muốn lại mở ra một trận chiến khác về vụ FDA.

Bài học bầu cử và vụ tài trợ nghiên cứu phôi bào (stem cell research) vẫn còn đó. Trong vụ này, đảng Cộng hoà và chính quyền Bush bị vu oan là chống lại sự tiến hoá của khoa học khi không cho ngân sách liên bang tài trợ việc nghiên cứu trên phôi bào sống – để khỏi bị tội sát sinh trong tiến trình nghiên cứu – dù đồng ý với việc nghiên cứu trên phôi bào chết. Vấn đề quá rắc rối khó hiểu nên dư luận cứ cho rằng vì sùng tín ngoan đạo ông Bush và cánh hữu cản trở sự tiến hoá của khoa học. Bản thân ông Bush vốn kém khả năng thông tin tuyên truyền – vì ban tham mưu rất tệ - nên lãnh oan nhiều trận.

Bây giờ lại đòi bác bỏ phán quyết của FDA thì đúng là tội tầy trời!

Một lý luận rẻ tiền mà ăn khách là phải tìm hiểu xem các viên chức trong cơ quan FDA có vì chuyện đỉnh chung bẩn thỉu – ăn tiền của các doanh nghiệp – mà đưa ra những kết quận sai quấy không.

Đảng Dân chủ đang tiến vào Quốc hội vốn dĩ đã sẵn sàng điều tra điều trần về mối quan hệ bất chính hay đáng ngờ của chính quyền Bush với doanh giới - một điều mà đa số dư luận kém hiểu biết đều cho là có, dù chẳng ai tìm ra đủ chứng cớ buộc tội.

Không đủ chứng cớ thì cứ tạo ấn tượng cũng đủ: chính quyền Cộng hoà xen lấn vào quyết định khách quan của hành chánh công quyền.

Đảng quyền đang lấn lướt pháp quyền nhà nước!

Các cuộc điều trần sắp tới về chuyện lương thực vô tính sẽ góp phần đưa tới kết quả ấy.

Nhưng, đảng này sẽ sớm khựng.

Khi đòi bác bỏ phán quyết của FDA về hồ sơ lương thực vô tính họ phạm vào cái tội đang muốn quàng lên cổ đảng Cộng hoà: mặc nhiên để chính trị can thiệp vào khoa học và hoạt động của một cơ quan công quyền. Tưởng rằng đồ thật hoá đồ chơi!

Cho nên, các nhà khoa học của FDA đã tặng cho chính giới một món quà khó nhá buổi đầu năm.

Giới chính trị có thể lật lọng nhiều chuyện, nhưng đụng tới khoa học là ngập ngọng!

Trước vấn đề oái oăm như vậy, họ sẽ tính sao và chúng ta nghĩ gì"

Khi thấy bao bì của một sản phẩm được in rõ ràng là “tái tạo” (recycled), chúng ta tin rằng nhà sản xuất có quan tâm đến môi sinh nên có thiện cảm.

Khi thấy thực phẩm Âu châu ghi là không thuộc loại có cải tiến về di chủng GMO, dân chúng những nơi ấy cũng thấy yên tâm. Nhưng họ mặc nhiên gây ra ấn tượng là lương thực của Mỹ không ngon lành, là điều mà FDA và quần chúng Mỹ thấy là sai và các tổ hợp Mỹ bị oan!

Hai loại nhãn “tái tạo” hay “không vô tính” là hai mặt tiêu tích, tiêu cực và tích cực, hoàn toàn khác nhau về hậu quả mà nhiều chính khách sẽ lầm làm một. Vì vậy, họ mới đi làm chính trị.

Cho nên, với phán quyết vừa qua của FDA về lương thực vô tính, chính trường Mỹ ngập ngọng có thể lại tìm ra liều thuốc đổ bệnh.

Luật Mỹ cấm việc ghi nhãn là có hay không có GMO. Nay nhà làm luật của Mỹ tính sao với việc trái ngược là có hay không có sản phẩm vô tính trên chai sữa hay miếng thịt" Nếu họ ra phán quyết rất phức tạp tinh vi về nhãn hiệu thì có mâu thuẫn với chuyện GMO không"

Các nhà làm luật, chính khách do chúng ta bầu lên, thường nhìn không xa hơn một chu kỳ bầu cử. Nhưng, các công ty bán thực phẩm cho toàn cầu phải tốn kém rất nhiều để kiểm nghiệm toàn bộ chu kỳ thu mua, sản xuất và phân phối hầu có thể chứng nhận trên nhãn hàng rằng “hàng của chúng tôi không có loại vô tính đó”, họ sẽ nghĩ xa hơn chính trường.

Họ biết là sẽ phạm lỗi kỳ thị y hệt như thị trường Âu-Nhật với lương thực GMO - của họ.

Mà vẫn chưa an toàn, lỡ bị lọt vào một con heo vô tính là thiệt mất bạc tỷ.

Cho nên cả thị trường lẫn chính trường đều cần tới... truyền thông và các nhà ngữ học.

Tìm ra một nhãn hiệu hay tiêu chuẩn phân định sản phẩm mà không có nội dung kỳ thị. Vô vọng! Phải chi mình có chế độ Stalin và nền nông nghiệp xã hội chủ nghĩa trong đó mọi vụ thử nghiệm về di truyền học để cải tiến nông nghiệp đều bị nghiêm trị! Cai trị như vậy mới dễ, u già, bác Hồ hay nông cạn đến mấy cũng thành lãnh tụ được!

Kết luận"

Tôi ơi, đừng tuyệt vọng!

Thị trường Mỹ có khả năng ứng phó nhanh hơn các chính khách họ nặn ra. Chặn không được, họ sẽ bọc xuôi.

Không đòi chính trường ra luật lệ mới về nhãn hiệu có hay không những thứ quái quỷ vô tính này – có cũng tốn mà không cũng mệt – họ sẽ chi tiền vào việc khác: Thực phẩm vô tính thực ra vô hại, thậm chí có lợi!

FDA nói vậy, giới tiêu thụ chúng ta không biết mà cũng chẳng cần biết.

Nhưng khi thấy một nữ tài tử uống ly sữa vô tính mà vuốt làn da mịn màng và khen là nhờ sữa vô tính ngon và bổ, chúng ta cần biết một sự thật. Chính chúng ta là những sinh vật vô tính!

Lá phiếu của chúng ta đôi khi cũng như vậy.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tuần này đã mang đến một sự thay đổi đầy ngạc nhiên trong cuộc tranh luận về dịch Covid. Tổng thống Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp ra lệnh cho giới tình báo Hoa Kỳ tái xét cuộc điều tra về nguồn gốc của virus. Lệnh xảy ra sau khi Avril Haines, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia, thừa nhận là chúng ta không kết luận được căn bệnh khởi phát như thế nào.
Một số người cho rằng việc điều tra hình sự tổ chức Trump Organization là một vụ án chính trị hay để trả thù thì có thể biết thêm rằng, thủ tục tố tụng hay Đại Bồi Thẩm Đoàn theo hiến định nói riêng là nhằm để bảo vệ cho người dân được đối xử công bằng, không bị tấn công vì mục đích riêng tư hay chính trị. Vì trong quá trình điều tra và xem xét hồ sơ do các công tố viên cung cấp, Đại BTĐ cũng có thể đưa ra quyết định là không đủ bằng chứng thuyết phục để truy tố.
Chả phải vô cớ mà tiếng nói của Nguyên Ngọc bỗng trở nên tiếng cú: “Chế độ này thế nào cũng sụp đổ. Nhưng không biết nó sẽ sụp đổ theo kịch bản nào?” Kịch bản nào cũng được vì ngày nào mà cái chính thể hiện hành còn tồn tại thì cả nước Việt sẽ không có lối ra, chứ chả riêng chi vùng cao nguyên Đồng Văn – Mèo Vạc.
Tháng 6 năm 1983 tôi rời Hoa Kỳ lên đường qua Togo dạy học. Sau ba tháng huấn luyện tại chỗ, tôi và các bạn được chính thức tuyên thệ trở thành Tình nguyện viên Peace Corps, trước khi về nơi công tác nhận nhiệm sở. Trong nhóm 20 giáo viên toán lý hoá và sư phạm, có bạn lên tận vùng Dapaong, sát biên giới phía bắc Togo với Upper Volta (bây giờ là Burkina Faso), có bạn về Tsévie cách thủ đô chừng 30 cây số. Hai bạn thân là giảng viên sư phạm Anh ngữ làm việc ngay tại thủ đô Lomé.
Trong hai tháng qua, những vụ dùng súng giết người ở trong gia đình, kể cả ở trường học đã liên tiếp xảy ra. Người ta sau đó cầu nguyện rồi lại cầu nguyện và không có một biện pháp nào để cứu chữa. Những thảm họa về súng đạn, dù kinh hoàng cách mấy rồi cũng chìm đắm vào dòng thác lũ của những biến cố về chính trị
Tôi yêu biển. Tôi yêu biển từ bao giờ tôi cũng không nhớ, có lẽ từ lâu lắm, từ khi tôi còn bé. Trường tiểu học của chúng tôi thường tổ chức cho học trò đi cắm trại ở biển Vũng Tàu, có lẽ tôi yêu biển từ lúc đó. Khi vượt biên, sóng gió hãi hùng, nước biển gần tràn vào thuyền, những người trẻ thay nhau tát nước, thuyền nghiêng nghiêng gần chìm, nhưng tôi không nhớ biển đáng sợ khi đó bằng tình yêu muôn đời của tôi đối với biển. Tôi yêu màu xanh của biển và tôi yêu những đàn chim trắng bay bay trên biển.
Rất nhanh, tiếng còi trận chung kết giải đá banh của các câu lạc bộ chuyên nghiệp ở Châu Âu vừa kết thúc, 5 phút sau, Yahoo đã cho pháo bông màu xanh dương (cùng màu với đồng phục của đội vô địch Chelsea) lên trang thể thao chào mừng thắng lợi của Chelsea. Đây là lần thứ hai Chelsea (full name là Chelsea Football Club, vẫn được viết tắt là CFC) có cúp vàng của giải vô địch các câu lạc bộ chuyên nghiệp đá banh của Châu Âu. Lần vô địch giải UEFA Champions League đầu tiên của Chelsea vào năm 2012.
Phong trào xuống đường ở Myanamar chuyển qua “bất tuân dân sự”. Công nhân thợ thuyền, công tư chức, y tá bác sĩ cùng nhau đình công, chợ búa, trường học, bệnh viện, ngân hàng đều một loạt đóng cửa, mọi sinh hoạt đều bị ngưng lại hoàn toàn bị tê liệt. Dân chúng đông đảo tham gia vào phong trào “bất tuân dân sự” mặc dù biết rằng sẽ mất đi nguồn tài chánh vốn đã ít ỏi mang lại cơm áo cho họ và gia đình họ. Kinh tế Myanmar đang lao xuống dốc hay đúng hơn Myanmar đang đứng trước một nền kinh tế hoàn toàn sụp đổ. Hậu quả là dân Myanmar đã nghèo lại càng nghèo hơn và số người không đủ cơm ăn sẽ tăng lên nhiều hơn. Sự bắn giết bừa bãi của quân đội đã đẩy những người người biểu tình ôn hòa thành những người chống đối bằng vũ lực. Một cuộc nội chiến sẽ khó tránh khỏi điều mà bà Suu Kyi mong muốn không bao giờ xảy ra.
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cũng đã góp lời. Qua Thông Điệp nhân Ngày Trái Đất Ngài đã viết: Sự phụ thuộc lẫn nhau là một quy luật cơ bản của tự nhiên. Sự thiếu hiểu biết về vấn đề phụ thuộc lẫn nhau đã gây ra sự tổn hại không chỉ cho môi trường tự nhiên của chúng ta, mà còn cho cả xã hội loài người của chúng ta nữa (...). Nhân Ngày Trái Đất này, tất cả chúng ta hãy cam kết thực hiện phần việc của mình để giúp tạo ra sự khác biệt tích cực cho môi trường của ngôi nhà chung duy nhất của chúng ta – trái đất xinh đẹp này. (Trích theo https://vn.dalailama.com/news)
Bởi vì, sau hơn 60 năm có chủ trương “qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa” từ thập niên 60 của ông Hồ Chí Minh được cổ võ, thực hiện và học tập ở miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), và từ sau 1975 trên cả nước, nhằm tiến lên Xã hội Chủ nghĩa, nhiều lãnh đạo CSVN dù đã vất vả “qúa độ” trăm chiều mà vẫn chưa biết “ngưỡng cửa Thiên đàng của Xã hội Chủ nghĩa” ở đâu. Bằng chứng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thú nhận với cử tri Hà Nội ngày 23/10/2013. Ông nói:” Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” (theo báo Thanh Niên, ngày 24/10/2013)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.