Hôm nay,  

Hiện Tình Đất Nước: Thế Lực Đối Lập Đang Tự Khẳng Định

12/2/201000:00:00(View: 8292)

Bùi Tín Viết Riêng Cho VOA Thứ Ba, 30 Tháng 11 2010: Hiện Tình Đất Nước: Thế Lực Đối Lập Đang Tự Khẳng Định

Bùi Tín
Đảng Cộng sản Việt Nam đang trải qua một cơn sóng gió cực lớn, một cuộc thử thách hiểm nghèo, đúng vào lúc Đại hội toàn quốc của đảng lần thứ XI đang đến gần. Các văn kiện dự thảo, từ Báo cáo chính trị đến Cương lĩnh quá độ lên CNXH và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2010-2020) đều bị giới trí thức cao nhất của đảng bác bỏ toàn bộ, chỉ rõ là «xa rời nhân dân», «xa rời cuộc sống», «có quá nhiều sai lầm», cần bỏ hẳn đi, viết lại hoàn toàn.
Thế nhưng cuộc họp Quốc hội kỳ 8 khóa XII rất đáng nhớ. Nó đánh dấu một thời điểm bản lề. Nó để lại những sự kiện cần đánh giá.
Tuy vẫn là Quốc hội của duy nhất một đảng, tuy 90% là đảng viên cộng sản, tuy chưa bao giờ đảng dám để thành hình một thế lực đối lập, dù viên Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, thứ trưởng bộ Công an dám nói liều rằng «phản biện là phản động», một câu nói làm toàn thế giới dân chủ phải lắc đầu. Thế mà một thế lực đối lập đã tự phát hình thành và phát huy tác dụng rất đáng ghi nhận giữa các phiên họp toàn thể, được công luận cả nước chăm chú theo dõi, được tán đồng và khuyến khích, được đánh giá ngày càng cao.
Có người nói số đại biểu quốc hội phản biện không nhiều, chỉ đếm trên đầu ngón tay, chỉ có các đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, Phạm Thị Loan, Lê Văn Cuông, Dương Trung Quốc, Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Thị Bạch Mai, Đặng Như Lợi, Đỗ Mạnh Hùng, Lê Quốc Dung, Đinh Xuân Thảo, Nguyễn Bá Thuyên…Xin quan sát kỹ, khi 3 lần ông Nguyễn Minh Thuyết đăng đàn xong, có lần hơn một nửa hội trường vỗ tay hoan nghênh, ủng hộ. Và rõ ràng khi các nghị sỹ đối lập – có thể tạm gọi là như thế - đứng dậy phát biểu là toàn Quốc hội tỉnh hẳn lên, không có ai ngủ gật, vì họ đã trở thành những ngôi sao giữa nghị trường. Và kỳ này cả báo lề phải và báo lề trái đều đưa tin về nội dung phát biểu của họ, tuy báo lề trái đưa tỷ mỷ hơn, có khi không thiếu một câu, một chữ nào.
Các tiếng nói phản biện đã làm cho thế lực quan liêu giáo điều chạm nọc. Họ giật mình, tức giận và sợ hãi. Trước khi kỳ họp kết thúc, trên mạng «Chính phủ» đã có 3 bài viết răn đe các tiếng nói tại Quôc hội, lên án là «chủ quan», «hời hợt», «lợi dụng dân chủ», «mang động cơ cá nhân, reo rắc hoang mang», sẽ bị đào thải. Tại phiên bế mạc, ông Thuyết hỏi thẳng thủ tướng: có phải chính thủ tướng đã cho phép mạng «Chính phủ» đưa ra những lời đe doạ các đại biểu Quốc hội như thế" Ông Dũng đỏ mặt chống chế rằng mạng «Chính phủ» là do Văn phòng Chính phủ điều hành, nghĩa là ông vô can.
Xin chớ coi thường khi các đại biểu đối lập, dám phản biện công khai giữa Quốc hội chỉ có ít về số lượng. Ít mà tinh. Ớt chỉ thiên đấy. Tại sao họ dám đứng thẳng, đàng hoàng, dõng dạc, từ tốn, tự tin" Vì họ ở trong tư thế là đại biểu của nhân dân, của cử tri bầu ra họ. Vì họ tin ở lẽ phải, ở sự thật, ở khoa học, ở thời đại mới, do chịu học, chịu tự rèn luyện, tự tìm hiểu và suy nghĩ; vì trước hết và trên hết họ có nhân cách, tư cách làm người công dân tốt trong xã hội.
Thêm nữa, khi bàn về vấn đề khai thác bauxite, về vụ Vinashin, về chống tham nhũng, về bảo vệ lãnh thổ và ngư dân, họ có một hậu thuẫn rất cụ thể là 3 ngàn trí thức, viên chức, đảng viên, tướng lĩnh, sỹ quan, cựu binh đang tham gia ký Kiến nghị về ngừng khai thác bôxít, vài ngàn nhưng là tinh hoa, là chất lượng cao trong xã hội. Còn nhiều nữa, là đảng viên lão thành từng là đàn anh, là cấp trên của Bộ Chính trị đương quyền đòi giải quyết công khai vụ án siêu nghiêm trọng Tổng cục 2 và T4 ngay tại Đại hội XI, là 20 đảng viên trí thức khoa học cấp cao do Bộ Chính trị quản lý đã dám họp bàn và bác bỏ hoàn toàn những dự thảo của Bộ Chính trị. Đấy cũng là một thế lực đối lập Bộ Chính trị trên thực tế. Cũng ít nhưng rất tinh, có uy tín cao trong đảng và trong xã hội.
Đằng sau họ còn một lực lượng đông đảo các nhà báo tư do, các cư dân blog và internet, tên rất ngộ nghĩnh, quen thuộc: Osin, Mẹ Nấm, Bố Cu Hưng, Quê Choa, Điếu Cày, Anh Hai Xe ôm, Anh Ba Sàm, Anh Ba Sàigòn…, là bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận đã ra hơn 100 số trong nước, là báo Tự do Dân chủ, là mạng Câu lạc bộ Nhà báo Tự do đều lưu truyền trong nước. Thế mạnh của lực lượng đối lập trong nước là nó có nhiều thành viên, nhiều hình nhiều vẻ, nhiều tổ chức và cá nhân, cùng chung một hướng là phản biện, phê phán, chỉ rõ những sai lầm, yếu kém, phạm pháp và vi hiến của chế độ, của chính quyền các cấp, đặc biệt là của Bộ Chính trị và chính phủ, tập trung vào yêu cầu phải đổi mới thật sự hệ thống chính trị theo hướng dân chủ đa nguyên đa đảng, trên cơ sở sửa đổi hiến pháp, trả lại toàn dân quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội được hiến pháp bảo vệ.


Thế lực đối lập trong Quốc hội chỉ là một thành viên của lực lượng đối lập, nhưng là mũi nhọn lợi hại, cắm vào Quốc hội được hiến pháp ghi nhận là «cơ quan quyền lực cao nhất», với thế mạnh hợp pháp, thế mạnh nữa ở chỗ không dính gì đến bạo lực, ở chỗ chủ định xây dựng, phê phán, can ngăn, đối thoại rất lịch sự, rất hòa bình, lấy công luận, toàn xã hội làm trọng tài.
Mạng bauxite và nhiều mạng khác là một kiểu đối lập khác, mang trí tuệ và tấm lòng của trí thức dân tộc, mang kiến thức trình độ cao của khoa học thời đại, của các văn nghệ sỹ và nhà báo tự do, giúp phần tạo nên dư luận xã hội mới, vừa cắm rễ sâu vào truyền thống nhân ái, công bằng của dân tộc, vừa vươn cao theo tư duy khai phóng của thời đại mới.
Trong thế lực đối lập có sự chan hòa, gặp gỡ của đảng viên kỳ cựu, đảng viên trẻ, với người vừa từ biệt đảng, với những người ngoài đảng, người theo các tôn giáo khác nhau với người không theo tôn giáo nào, giữa người lớn tuổi và tuổi trẻ, phụ nữ dấn thân cho dân chủ ngày càng nhiều, biểu hiện một sự đồng thuận dân tộc rất mới mẻ, rất đặc sắc.
Chúng ta đều biết sau Đại hội đảng CS XI, có Ban chấp hành Trung ương mới, có Bộ Chính trị mới, đều do Bộ Chính trị hiện tại cử ra theo tiêu chuẩn của họ, theo hình ảnh của chính họ, họ sẽ phân công nhau, chia ghế cho nhau, cũng giữa 4 bức tường, sau lưng nhân dân, ai sẽ là Chủ tịch nước, ai là Chủ tịch Quốc hội, là Thủ tướng, ai là Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, là Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao… cầm vận mệnh của đất nước. Và sau đó sẽ là việc «bầu» ra Quốc hội khóa XIII, qua công cụ của đảng là Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc, theo câu châm ngôn dân gian: đảng chỉ tay, Mặt trận vỗ tay, nhân dân trắng tay!
Những ngôi sao nghị trường kể trên đây sẽ có thể bị thải loại, bị cho về hưu vì họ không làm vừa ý lãnh đạo, để nhường cho những đại biểu chuyên «gật» hay ngậm tăm suốt cả nhiệm kỳ.
Trừ khi các nhân vật hiếm quý trên đây được đông đảo cử tri của địa phương mình, tỉnh mình tín nhiệm và quyết tâm vận động để giữ lại.
Sẽ lại là một bước tiến, 2 bước lùi chăng"
Tôi thăm dò một số bạn thân ở trong nước. Chúng tội không bi quan, chúng tôi lạc quan một cách dè dặt. Vì chúng tôi tin ở nhân dân, ở truyền thông, ở truyền thống dân tộc, ở tuổi trẻ, ở thời đại.
Sẽ ra sao đây, khi một số nhân vật là trí thức nhân dân, từng tham gia Kiến nghị về khai thác bauxite, các đảng viên còn lương tâm, rủ nhau ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, chia nhau đi các tỉnh, và được các mạng blog, internet cổ động bền bỉ, dưới danh nghĩa rất giản dị mà thưc chất là «Tập hợp Công dân» chẳng hạn - thì có thể hình thành một nhóm «đối lập xây dựng» trong Quốc hội. Nếu chưa thể gây được bất ngờ lịch sử như ở Miến Điện năm 1990, khi Liên minh Toàn quốc Đấu tranh cho Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi bỗng nhiêm chiếm đa số áp đảo - để rồi bị bọn quân phiệt cướp quyền và khủng bố.
Nếu không làm nên được lịch sử, chí ít có thể hình thành một thiểu số đối lập trong Quốc hội, với tinh thần đa nguyên, với 10%, 20%, 30% số đại biểu, cũng là một chuyển biến chính trị về chất. Sẽ có một lực lượng ganh đua phục vụ xã hội, phục vụ nhạn dân với đảng CS, sẽ có một lực lượng cân bằng, giám sát, phản biện xây dựng cho đảng và chính quyền.
Một đột phá chiến lược ngoạn mục, để lịch sử tiến lên. Cũng là mở cho đảng CS một lối thoát.
Chúng tôi là những người thực tế. Xa những ảo vọng hão huyền. Chỉ nghĩ đến những điều trong tầm tay với của nhân dân ta lúc này.
Xã hội dân sự, xã hội công dân tuy bị chế độ độc đảng thủ tiêu, ngăn chặn vẫn lừng lững bước tới là một hiện tượng đáng ghi nhận và cổ vũ.
Một thế lực đối lập trên thực tế đã hình thành và phát huy tác dụng cũng là một sự thật đáng ghi nhận và cổ vũ.
Duy trì, nuôi dưỡng, phát triển thế lực đối lập nhiều hình nhiều vẻ đang tự khẳng định là trách nhiệm của mọi công dân yêu nước, thương dân, nhằm đưa đất nước tiến lên kỷ nguyên độc lập hoàn toàn, tự do đầy đủ và dân chủ thật sự cho toàn dân cùng hưởng.
Bùi Tín 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Việt Nam và Trung Cộng đang tố cáo lẫn nhau dùng “dân quân biển” để gia tăng các hoạt động lấn chiếm chủ quyền ở Biển Đông, nhưng có bên nào chuẩn bị chiến tranh không? Tình hình lắng dịu đầu năm 2022 là bằng chứng không bên nào muốn ra tay trước. Nhưng nếu Trung Cộng tấn công Việt Nam ở Trường Sa để chiếm trọn vùng biển còn lại, sau khi đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 thì liệu Việt Nam có giữ được Biển Đông không? -- Tác giả Phạm Trần đưa ra những chứng liệu để phân định cán cân lực lượng giữa hai quốc gia trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Việt Báo trân trọng mời đọc.
Không phải là một ngẫu nhiên khi Trung Quốc và Nga đang cùng lúc leo thang quân sự. Trong khi Nga đổ quân ồ ạt dọc biên giới Ukraine thì Trung Quốc tăng cường vi phạm không phận Đài Loan: đôi bên cấu kết để cùng lúc gây ra các cuộc khủng hoảng khu vực, một cuộc chiến chống lại phương Tây đang hình thành. -- Một bài bình luận của Giáo sư Joachim Krause, giám đốc Viện Chính sách An ninh tại Đại học Kiel, Cộng Hòa Liên bang Đức, Thục Quyên chuyển ngữ.
Tranh chấp tại Biển Đông với Trung Quốc khiến 6 nước ASEAN liên minh tìm biện pháp đối phó. ✱ East Asia Forum: Bắc Kinh phá hoại Biển Đông ✱ EAF Forum: Malaysia quyết tâm khai thác năng lượng ngoài khơi bất chấp áp lực ngày càng tăng từ phía Bắc Kinh ✱ CSIS Center: Các hệ thống tên lửa EXTRA của Việt Nam có khả năng tấn công tất cả các căn cứ của Trung Quốc ở Trường Sa ✱ Mỹ tặng tàu tuần tra cho Việt Nam để tăng cường an ninh hàng hải ✱ Chathamhouse Org: 6 nước trong khu vực Biển Đông hình thành Liên minh mới tìm cách đối phó với Trung Quốc. ✱ ABC News AUS.: Liên minh AUKUS, gồm Úc, Anh và Mỹ, cho phép Hoa Kỳ điều động Thủy quân lục chiến quân số "lớn hơn, đa dạng hơn, tham vọng hơn".
Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa (NNPQXHCN) là một khái niệm chỉ có tại Việt Nam sau ngày Đổi Mới năm 1986 và cho đến nay vẫn còn gây nhiều tranh luận về nội dung và dịch thuật trong khi tinh thần thượng tôn luật pháp là một thuật ngữ được phổ biến sâu rộng tại miền Nam trước năm 1975 và không có liên hệ đến nhà nước pháp quyền.
Trung Quốc đóng vai trò gì trong cuộc xung đột Ukraine? Putin và Tập gặp nhau khi khai mạc Thế vận hội ở Bắc Kinh. Sự ủng hộ của Trung Quốc đối với lợi ích của Nga có ý nghĩa gì đối với tình hình ở biên giới Ukraine? Trong bối cảnh căng thẳng của họ với Mỹ, Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn.
Sáu nước thuộc khối ASEAN họp riêng tìm biện pháp đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông. ✱ SCMP: Phó TT Philippines mô tả sự hiện diện của Trung Quốc ở vùng biển Philippines là "mối đe dọa nghiêm trọng nhất" kể từ thế chiến thứ hai ✱ RFI: Ấn Độ cung cấp tên lửa cho Philippines để tăng cường khả năng phòng thủ, còn giúp New Delhi thực hiện một công đôi việc ✱ VOA: lực lượng dân quân biển của Việt Nam ở Biển Đông ... tổng số 3.000 người hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa, 10.000 người khác vận hành các tàu đánh cá có vũ trang ngoài khơi miền Nam Việt Nam ✱ RFA: BT Ngoại Giao Phi: Bắc Kinh hiện “không nhắc đến 'đường 9 đoạn” mà họ gọi là “Tứ Sa”, yêu sách này "thậm chí nguy hiểm hơn" yêu sách cũ ✱ Reuters: Bộ trưởng An ninh Indonesia tuyên bố công khai rằng Indonesia sẽ "không bao giờ đầu hàng Trung quốc dù một tấc nào" tại Biển Đông.
"... Liệu có ai còn khờ khạo tin rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ, lãnh đạo nhân dân Việt Nam đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa lịch sử, to lớn hơn nữa, để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, hay đảng này đang tàn lụi dần vì đã quá già và chậm tiến?" -- Tác giả Phạm Trần tiếp tục nêu lên những thất bại của Đảng CSVN, đi ngược lại nguyện vọng của người dân, xa rời hiện thực trong việc cai trị, để tin tưởng rằng tương lai của đảng này không còn bao lâu nữa. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ Sau 45 năm tồn tại, ASEAN lần đầu tiên không ra được thông cáo chung vì Campuchia.✱ Tuyên bố của Philippines cho biết sự chia rẽ làm giảm sút mục tiêu của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp như một khối ✱ "Không còn Campuchia": Tiền Trung Quốc đang thay đổi Sihanoukville ✱ Campuchia phá hủy cơ sở do Mỹ xây dựng tại căn cứ hải quân Ream ✱ Mỹ kêu gọi Campuchia giải thích kế hoạch xây dựng căn cứ Hải quân Ream.
"Xa rời hiện thực cuộc sống, Nhân Dân tết Nhâm Dần 2022 là tờ báo nhạt nhẽo và rất vô chính trị. Càng vô chính trị nghiêm trọng khi báo Nhân Dân đưa lên trang báo tết Nhâm Dần 2022 như ghi nhận, như biểu dương một can phạm hàng đầu trong vụ gian dối cấp quốc gia lưu hành 'kit' giả Việt Á, bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. -- Đó là nhận định của tác giả Phạm Đình Trọng -- nhà báo và cũng là nhà phản biện tiếng tăm trong nước -- về những cái loa của Đảng và nhà nước CSVN: VTV, Nhân Dân Nhật Báo... Việt Báo trân trọng mời đọc.
Những ngày đầu năm Nhâm Dần, truyền thông Việt ngữ và cộng đồng mạng đã chia sẻ lời chúc Tết năm mới của Tân Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là Marc E. Knapper. Đã từng sống và làm việc tại Việt Nam, cũng như là tân đại sứ đến Việt Nam chỉ vài ngày trước Tết, Đại Sứ Knapper chúc Tết người dân Việt Nam là một nghi thức ngoại giao thông thường. Điều quan trọng hơn là cần tìm hiểu thêm về người thay mặt chính phủ Hoa Kỳ và đứng đầu cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ tại Việt Nam là ai, quan điểm như thế nào để từ đó có thể ít nhiều hiểu thêm về chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam trong thời gian tới ra sao.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.