Hôm nay,  

Quân Nhân Mỹ Việt: Thần Tượng Của Tôi

6/28/201000:00:00(View: 7626)

Quân Nhân Mỹ Việt: Thần Tượng của Tôi

Nathan Lam Dang
(LTS: Bài viết bằng Anh ngữ của cậu bé 10 tuổi Nathan Lam Dang, bản Việt ngữ do mẹ của bé dịch, phổ biến qua các diễn đàn, cho thấy ngọn lửa chiêán đấu và giữ gìn cho tự do không bao giờ tắt trong tim người Việt hải ngoại.)
Chủ đề tôi chọn ngày hôm nay cho bài luận của tôi là về những quân nhân người Mỹ gốc Việt đã hoặc đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ của chúng ta.  Một trong những nhân vật quan trọng chính đầu tiên mà tôi muốn viết về là Thiếu Tá Hải Quân Christopher Phan Vĩnh Chinh, mà tôi gọi ông với sự tôn trọng của tôi:  cậu Chris.  Cậu Chris là một trong những người bạn rất gần của Dì tôi.   Bản thân tôi chưa từng gặp cậu Chris ngoài đời, tôi chọn đề tài viết về cậu Chris bởi vì nền tảng và kinh nghiệm của cậu rất ấn tượng với tôi và cậu là một trong những thần tượng của tôi.
Cậu Chris sinh ra tại Vĩnh Long, Việt Nam. Cậu di cư đến Hoa Kỳ  khi cậu được chín tuổi.  Cậu định cư ở Carmel, Indiana với gia đình.  Cậu Chris vào học đại học Indiana University và tốt nghiệp luật tại trường đại học Southern Illinois University năm 1999.  Sau khi tốt nghiệp Trường Hải Quân Tư Pháp tại Newport, Rhode Island, cậu Chris về làm việc cho văn phòng Phục Vụ Pháp Lý Hải Quân tại tiểu bang New Jersey vào tháng 4, năm 2001, tiến trình đầu tiên cho nhiệm vụ của mình.  Cậu Chris sau đó được điều sang công tác tại văn phòng Trial Service Office, Yokosuka, Nhật, vào Tháng Bảy, 2003 với vai trò là một công tố viên.
 Cậu Chris cũng từng là cố vấn pháp luật cho Tư Lệnh Hải Quân Naval Special Warfare Group One từ tháng 5, 2005 đến tháng 5, 2007.   Trong thời gian này, cậu được điều động sang chiến trường Irag trong  thời gian 6 tháng để cộng tác với Lực  Lượng Hải Quân Đặc Biệt (Người Nhái).  Sau 5 năm thi hành công vụ, cậu gia nhập và phụ vụ bên Quân Pháp Hải Quân Hoa Kỳ,  cậu phục vụ trung bình 1 ngày cuối tuần cho mỗi tháng, và 2 tuần một năm trong đồng phục.  Công việc dân sự của cậu  là một luật sư trợ lý cho luật Sư đoàn của Hải Quân Hoa Kỳ.  Trong tháng 11/2008 vừa qua, cậu được thăng cấp Thiếu Tá Hải Quân Hòa Kỳ.
Bên cạnh những thành công mà cậu Chris gặt hái được trên con đường binh nghiệp, cậu cũng muốn sử dụng kiến thức của mình để phục vụ cộng đồng người Mỹ gốc Việt và giúp đỡ người khác. Với đầy đủ sự nhiệt tâm, một trong những hoài bão của cậu là thiết lập một hiệp hội để hỗ trợ tất cả các quân nhân người Mỹ gốc Việt đã từng phục vụ và hiện đang phục vụ trong lĩnh vực quân sự Hoa Kỳ và gia đình họ.
Ước mơ của cậu vẫn tiếp tục phát triển và đã thành sự thật khi cậu gặp được những người bạn khác cùng phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, những người bạn cùng có chung chí hướng với cậu.  Mùa xuân năm 2007, trong khi triển khai cùng với Lực Lượng Hải Quân Đặc Biệt  tới Iraq, cậu Chris gặp Đại Tá Lục Quân Hoa Kỳ , cậu Thọ Nguyễn.  Họ nhanh chóng trở thành bạn bè, cả hai chia sẻ lẫn nhau những kinh nghiệm, mục tiêu và hoài bão của nhau, cả hai điều trải nghiệm sự nguy hiểm và những nổi cô đơn khi xa gia đình.
Ngày 23 tháng 8, năm 2008, cậu Chris với cậu Thọ cùng với Hạ Sĩ Lục Quân Hoa Kỳ, cậu Thảo Bùi, Đại Úy Lục Quân Hoa Kỳ, cậu Triết Bùi và Đại Úy Không Quân Hoa Kỳ, cậu Hiển Vũ bắt đầu soạn thảo những nội quy và luật lệ để thành lập Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt đầu tiên và duy nhất (gọi tắt là VAAFA).  Ngày 15 tháng 9, năm 2008, hội chính thức được công nhận bởi tiểu bang California.  Hội tổ chức buổi tiệc ra mắt lần đầu tiên tại Quận Cam ngày 31 tháng 5, năm 2009.


Mục tiêu chính của sự thành lập Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt để thể hiện tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, phát triển mạng lưới chuyên môn và truyền đạt những kinh nghiệm cho những thành viên quân nhân người Mỹ gốc Việt đã phục vụ hoặc đang phục vụ trong quân lực Hoa Kỳ và hổ trợ cho gia đình họ.  Những hội viên hỗ trợ các thành viên bằng tham gia vào những chương trình gây quỹ, họ quyên góp tiền để cung cấp những thùng quà tình thương gởi đên những quân nhân gốc Việt đang phục vụ trên khắp thế giới cũng như hỗ trợ tài chính cho gia đình họ.  Họ cũng chia xẽ  với cộng đồng Việt Nam về những kinh nghiệm trong cuộc sống, lợi ích và giá trị khi phục vụ trong quân lực Hoa Kỳ.
Trong năm qua, Hội đã thiết lập rất nhiều sự kiện quan trọng với sự hỗ trợ từ cộng đồng Việt Nam như chương trình gởi quà Tình Thương hàng năm từ hậu phương ra tiền tuyến, chương trình phân phối đồ chơi cho các trẻ em trong những dịp lễ, chương trình Món Quà Từ Trái Tim, bên cạnh việc hỗ trợ cho các thành viên của VAAFA, các  hội viên cũng tham gia vào sinh hoạt cộng đồng như thăm viếng các vị cao niên tại viện dưỡng lão Alta. Trong tháng sáu tới đây,  hội sẽ  thiết lập một chương trình gây quỹ học bổng Vinh Danh Các Anh Hùng Tử Sĩ để tưởng nhớ và vinh danh 12 vị quân nhân gốc Việt đã hy sinh vì lý tưởng quốc gia, họ đã hy sinh vì Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm.
Tôi quen biết cậu Chris và những thành viên của cậu trong một dịp tình cờ qua Dì Trân của tôi.  Tôi nhớ một đêm tôi thấy Dì tôi viết chi phiêu quyên tặng hội trong một chương trình quyên góp gởi quà Tình Thương cho các quân nhân ngoài tiền tuyến do hội tổ chức.  Lúc đó, tôi thường thắc mắc tại sao Dì tôi phải quyên tặng tiền cho những người Dì chưa từng gặp mặt trong đời nên tôi chạy đến va hỏi Dì, thay vì trả lời câu hỏi của tôi, Dì hỏi ngược lại tôi.  Tôi nhớ Dì hỏi rằng :  Nathan, tại sao những người đó hy sinh cuộc sống của họ để bảo vệ mình mặc dù họ chưa từng biết mình.  Dì nói khi nào tôi trả lời được câu hỏi của Dì, thì tôi sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi mà tôi hỏi Dì.
Tôi cảm thấy mắc cở và hổ thẹn với bản thân mình trước mặt Dì tôi trong đêm đó vì trong lúc tôi bận rộn để tìm câu trả lời cho câu hỏi của Dì tôi thì cô em gái 3 tuổi Ashley của tôi mang cái ống heo của nó đến bên Dì tôi, nó muốn quyên tặng $25 bằng những bạc cắc. 25 xu tiền bỏ ống heo của nó cho hội VAAFA cho chương trình gởi quà Tình Thương của họ.  Cô em gái bé bỏng của tôi liền quay qua và nói với tôi rằng:  Anh hai, chúng ta phải nói lời cảm ơn đến các quân nhân của mình.  Đó là một lời ám chỉ rất đơn giản cho câu trả lời của tôi.  Cảm ơn em gái bé bỏng của tôi, người đã dạy tôi giá trị của cuộc sống. 
Tôi chọn cậu Chris là thần tượng cho đề tại cho bài luận văn của tôi không chỉ vì xuất thân của cậu, bên cạnh sự thành công mà cậu đã gặt hái được, tôi rất ngưỡng mộ cậu về những gì cậu đã làm cho cộng đồng Việt Nam của chúng ta.  Tôi rất tự hào về mỗi thành viên của hội VAAFA mỗi khi  tôi nói về họ, đặc biệt riêng với cậu Chris, mặc dù chỉ biết cậu qua Dì tôi, người tích cực ủng hộ VAAFA, chúng tôi luôn luôn nói chuyện qua điện thư, nhưng trong trái tim tôi, cậu luôn là một vị anh hùng và là thần tượng của tôi.  Tôi ngưỡng mộ cậu về những sự phục vụ, lòng tốt của cậu, tính cách thân thiện và sự thành công của cậu.   Tôi muốn dành bài tiểu luận này như một món quà từ trái tim của tôi tặng đến cậu, người mà tôi chưa từng gặp mặt ngoài đời.   Tôi hứa với bản thân mình rằng tôi sẽ dung những sự thành công của cậu như là một điển hình để tôi noi theo và trong tương lai tôi sẽ nối tiếp theo bước chân của cậu.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Giới yêu hội họa, hẳn nhiên, đều biết tác phẩm Em Thúy của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Bức danh họa này hoàn tất vào năm 1943, và “đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.” Tuy thế, không mấy ai để ý là có đến hai phụ nữ tên Nguyễn Thị Minh Thúy (và hai đều được dư luận nhắc đến như là nguyên mẫu của tác phẩm nổi tiếng trên) nhưng cuộc đời của họ lại hoàn toàn khác hẳn nhau.
Việt Nam muốn nâng cấp ngoại giao với Mỹ làm gì là câu hỏi được đặt ra, sau khi Tổng thống Joe Biden tiết lộ vào ngày 28/7/2023 rằng: "Tôi nhận được cuộc gọi từ người đứng đầu Việt Nam, rất muốn gặp tôi khi tôi tới G20. Ông ấy muốn nâng tầm để Mỹ thành đối tác lớn, cùng với Nga và Trung Quốc"...
Tôi nghe T.S Mạc Văn Trang than phiền mà không khỏi sinh lòng ái ngại: “Bớt ‘nổ’ đi, bớt ‘diễn’ đi, Trung ương ‘diễn’ một thì cơ sở ‘diễn’ mười, cái gì cũng ‘diễn’ thành lố bịch, ấu trĩ, dối trá, đạo đức giả. Những cái đó ảnh hưởng xấu đến văn hoá, đạo đức toàn xã hội.” Nói thế e có (hơi) quá lời chăng? Khối vở “diễn” vui lắm chớ, tuy tình tiết thì “lố bịch” thật nhưng cũng chả gây “ảnh hưởng xấu xa” gì (mấy) nên vẫn được tái diễn hăng năm.
Chuyện thanh niên trong nước chán Mác và hết muốn nghe theo Bác, phai nhạt lý tưởng, thờ ơ với Đảng là mối lo hàng đầu hiện nay của đảng CSVN. Vấn đề này không mới, nhưng lại được các cơ quan báo chí, truyền thông của đảng nhắc đi lặp lại mãi chứng tỏ tình hình mỗi ngày một nghiêm trọng, nhất là khi các chứng bệnh tham nhũng, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” lan rộng trong đảng viên, từ cơ sở lên trung ương...
Thử nghĩ xem: mỗi đồng chí lãnh đạo chỉ cần (độ) vài triệu dollar, cùng với năm ba cái biệt phủ hay biệt thự là… đã đủ rồi, đủ cho một cuộc sống ung dung (có thể kéo dài đến vài thế hệ) nếu đừng phung phá quá...
Ngày 18 tháng Bảy 2023, gia đình của bị cáo Phạm Trung Kiên, trong vụ án « chuyến bay giải cứu », đã tức tốc nộp thêm 8 tỷ đồng cho cơ quan chức năng sau khi bị đề nghị án tử hình. Trước đó, gia đình ông Kiên đã nộp hai lần để « khắc phục hậu quả » : lần đầu 12 tỷ đồng, lần sau 15 tỷ đồng. Báo chí chính quyền còn cho biết ông Phạm Trung Kiên đã hứa sẵn sàng nộp thêm tiền để hy vọng giảm án...
Hôm 25 tháng 5 năm 2016, Pearl Pinson (một nữ sinh 15 tuổi) bị bắt cóc khi đang trên đường đến trường và biệt tích luôn kể từ ngày đó. Tuy hơn 7 năm đã qua nhưng thân nhân của em vẫn cứ nuôi hy vọng là sẽ có ngày đoàn tụ, nhân viên điều tra vẫn không ngưng việc kiếm tìm, và báo giới (hàng năm) vẫn không ngừng nhắc nhớ đến câu chuyện buồn lòng này.*
Cứ mỗi lần cầm bút là Lê Anh Hùng nghĩ đến ba đứa con thơ. Người đàn ông 38 tuổi này đã hai lần vào tù, vì viết blog về nhân quyền và nạn hối lộ, hiện đang sống phấp phỏng trong căn nhà của ông ở Hà Nội. Tuy thế, ông nói, ‘Tôi biết điều mình lựa chọn là nguy hiểm nhưng tôi chấp nhận trận chiến này...
Thất bại trong phòng, chống tham nhũng của CSVN xem như đã vĩnh viễn, không còn cứu được nữa. Bằng chứng này dựa vào những tuyên bố của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các viên chức có trách nhiệm trong “quốc nạn” này...
Tôi “nhặt” được câu danh ngôn (thượng dẫn) trong Chuyện Kể Năm 2000, tập II, của Bùi Ngọc Tấn. Chỉ có điều đáng tiếc là tác giả quên ghi rõ là đồng chí TBT nào đã phát biểu một câu nói “đắt giá” tới cỡ đó. Mãi đến khi cùng cụng ly với tác giả ở California (ông chơi một ly sinh tố to đùng, ngó mà ớn chè đậu) tôi mới có dịp nêu thắc mắc, và nhận được câu trả lời hóm hỉnh : “Thì ông TBT nào mà chả nói thế.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.