Hôm nay,  

Cộng Đồng Việt Nam: Một Vấn Đề Phức Tạp

30/04/201000:00:00(Xem: 9202)

Cộng Đồng Việt Nam: Một Vấn Đề Phức Tạp

Chu Tất Tiến
Trong các cộng đồng thiểu số ở Hoa Kỳ, có lẽ cộng đồng Việt Nam là cộng đồng năng động nhất, nhiều ngợi khen từ phía chính quyền và dân bản xứ nhất đồng thời cũng gây nhiều sự kiện phức tạp, sôi động nhất. Cùng thời di tản ồ ạt đến Mỹ với hai cộng đồng Lào và Cam bốt, nhưng trên báo chí, truyền thanh, truyền hình của nước chủ nhà, thì hai cộng đồng kia hình như chỉ chiếm một phần nhỏ trong các thông tin bản xứ. Ngay cả với các cộng đồng đã thành lập lâu đời như cộng đồng Do Thái, Trung Hoa, Thái Lan, Đại Hàn, hình như các thông tin về cộng đồng Việt Nam vẫn luôn vượt trội. Theo thống kê, có 447,032 người Việt sống ở California, và 134.961 ở Texas, nhưng riêng ở Quận Cam, có tới 135,548 người. Một cuộc khảo sát năm 2008 thực hiện bởi Mahattan Institute nhận thấy cộng đồng Việt Nam là cộng đồng có tỷ lệ đồng hóa với người Mỹ cao nhất trong mọi nhóm thiểu số khác. Đa số người Việt đã trở thành giới trung lưu, và thế hệ trẻ chiếm nhiều việc làm của giới chuyên gia, trong khi một thiểu số vẫn làm việc theo giới “cổ xanh” là những công việc chân tay. Về học vấn, nhất là ở Nam California, các học sinh đậu Thủ Khoa đa số là người Việt. Có năm, số học sinh Việt Nam Thủ Khoa chiếm 10 trên 13 trường. Tỷ lệ đậu đại học trong cộng đồng coi như non trẻ này (so với các cộng đồng thiểu số khác), cũng cao hơn hẳn. Cứ 100 học sinh Việt thì trên 20% tốt nghiệp Đại Học so với người Mỹ là 24%, các cộng đồng khác từ dưới 10% đến 18%.
Về các sinh hoạt chính trị giòng chính (Main Stream), Việt Nam cũng tương đối nổi tiếng. Ở California, Dân Biều Tiểu Bang Trần Thái Văn đang tranh cử chức Dân Biểu Liên Bang. Tại Texas, có dân biểu Hubert Võ. Người Việt giữ chức vụ chính quyền trong hội đồng lãnh đạo Quận Cam là Giám Sát Viên Janet Nguyễn. Thị Xã Westminster có năm nghị viên thì Việt Nam chiếm ba: Diệp Miên Trường, Tạ Đức Trí, và Andy Quách. Thị Xã Garden Grove có Nghị Viên Andrew Đỗ, trong khi đó, Hội Đồng Học Khu Garden Grove có Phó Chủ Tịch là Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, và một Giám Đốc trong Hội Đồng là Tiến Sĩ Nguyễn Lâm Kim Oanh. Cấp Liên Bang cũng có nhiều người Việt trẻ làm Giám Đốc. Trước đây, chức vụ Tổng Giám Đốc Định Cư và Tỵ Nạn Liên Bang, người có quyền “đóng, mở” số lượng người tỵ nạn trong một năm, là một người Việt: Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hạnh. Phụ nữ Việt cũng từng giữ chức vụ Phó Tổng Giám Đốc cơ quan này là bà Chi Ray. Đã từng có một Tiến Sĩ Việt được cử vào chức vụ Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp và một làm Phó Tổng Giám Đốc Song Ngữ, cũng như đã có một người trẻ được cử vào chức Giám Đốc Hội đồng về Asian-Pacific Islanders bên cạnh Tổng Tống Bush. Vì thế, nhiều sinh hoạt chính trị của Việt Nam được chính quyền hỗ trợ rất mạnh. Nhiều dự luật liên quan đến Nhân Quyền Việt Nam từng được đưa ra trước Quốc Hội Hoa Kỳ để bàn thảo và đã chiếm được tuyệt đại đa số tán thành, trừ Thượng Viện, chỉ vì một hay hai Nghị Sĩ Mỹ có thiên kiến về Việt Nam đã dùng phương pháp “bỏ lơ” làm cho các dự luật bị xếp xó. Trên hết, có rất nhiều cuộc trình bầy, thảo luận về vấn đề Việt Nam, hoặc do cá nhân, hoặc do nhóm đã được bàn cãi công khai tại diễn đàn Quốc Hội. Hai chữ Việt Nam hầu như chiếm lĩnh diễn đàn chính trị nhiều ngang như các vấn đề quan trọng khác, trừ vấn đề chiến tranh, nhất là tin tức về các sinh hoạt lớn rộng như kỷ niệm ngày Quốc Hận 30-4, các ngày Tết với Hội Chợ tưng bừng làm cho cuộc sống tại nơi đông người Việt thật là sôi nổi, khác hoàn toàn với những khu vực khác.
Về khoa học và quân sự, người Việt cũng chứng tỏ có những thành công vượt bực, từ Phi Hành Gia đến điều hành một số chương trình của NASA. Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh đã từng là niềm hãnh diện của cộng đồng Việt. Nữ phi công F-18 đầu tiên của không lực Hoa Kỳ cũng là một người Việt Nam: Nữ Đại Úy Elizabeth Phạm. Một thời dư luận Mỹ xôn xao về tin hai chị em đỗ Thủ Khoa và Á Khoa trường Hải Quân là người Việt. Còn biết bao nhiêu thành công lớn nữa làm cho danh dự của người Việt ở hải ngoại được nâng lên tầm cao quốc tế.


Tuy nhiên, theo luật “Thừa Trừ”, sinh hoạt cộng đồng luôn luôn có nhửng điểm mạnh và điểm yếu. Các vụ tai tiếng về lạm dụng bằng cấp, gian lận tiền trợ cấp, gian lận tiền Medical, Medicare, bảo hiểm, và băng đảng cũng chiếm một số thời lượng không nhỏ trong giòng chính. Ngoài ra, tại “Thủ Đô Tị Nạn”, những sự việc nổ lớn như vụ Trần Trường tế cờ máu, thờ thần tượng là một tên “khát máu” làm cho người bản xứ mất bình yên. Thời gian qua, các cuộc tranh đấu giữa một vài cá nhân với một số cơ quan truyền thông cũng làm đầu đề cho báo chí Mỹ viết bằng những lời lẽ không thuận lợi cho cộng đồng. Một hai cá nhân muốn “nổi” nên đã tạo ra các cuộc triển lãm tại Nam California một cách ngớ ngẩn, gây sóng gió. Bên cạnh đó, tại các nơi nhiều người Việt cư ngụ, những sự tranh cãi về việc thành lập các ban đại diện cộng đồng cũng làm cho người Mỹ thắc mắc về tinh thần phục vụ chung của người Việt hải ngoại. Các cuộc tranh cãi cực kỳ căng thẳng này thường xuyên diễn ra trên một số phương tiện truyền thông, và khi đến mức độ cao nhất thì phải nhờ đến sự phân xử của Pháp Đình. Đã xẫy ra nhiều cuộc phân xử như thế với tiền phạt và án phạt. Một số cá nhân, khi hăng say tình nguyện đảm đương công việc cộng đồng đã lẫn lộn tình hình thực tế với lý tưởng theo đuổi, đã lầm tưởng rằng một ban đại diện cộng đồng, khi được đặt tên là Cộng Đồng Việt Nam, thì có những “quyền lực” nào đó, rồi tranh cãi dữ dội để bảo vệ “quyền” của họ. Thực tế, tất cả các tổ chức cộng đồng, dù danh xưng gì đi nữ, dù mang tính chất Tôn giáo hay không, cũng chỉ là các tổ chức thiện nguyện, không quyền lợi (volunteering, non-profit) như tất cả các tổ chức khác. Không có “thần quyền” hay “thế quyền” nào được thực thi trong công đồng. Các nhân vật đại diện không được lãnh lương hoặc bất cứ lợi tức nào.
Thực tế nữa là hai chữ “cộng đồng” (community) là danh từ chung chỉ một sắc dân, không hề nói lên tính chất “đại diện”, tuyệt đối lại không mang ý nghĩa “lãnh đạo chỉ huy” duy nhất cho một sắc dân. Khi đánh hai chữ “community” lên Website thì chỉ thấy hiện lên các chi tiết về dân số, về kết quả học vấn, chính trị, thương mại… Tập thể người Do Thái dùng chữ “Council of Israelis in Los Angeles”, một tổ chức rất vững mạnh, làm được rất nhiều việc cho cộng đồng như học vấn, việc làm, tranh đấu cho quyền lợi của người Israel…Nhưng muốn vào tập thể này, phải đóng niên liễm. “Cambodian Family” cũng là một tổ chức mạnh, không những tìm việc làm cho cộng đồng, còn gửi sinh viên đi du học nước ngoài, gửi nhân sự đi làm việc ở Âu Châu… Các sắc dân khác cũng dùng những danh từ khác, như “Thai Community Development Center”, một tổ chức tư nhân, có “profit”,,., Vì thế, khi người Mỹ nghe đến những chữ “Vietnamese Community in…”, lập tức họ nghĩ ngay đến một sắc dân và các tính chất đặc thù của sắc dân ấy, chứ ít người nghĩ đến đây là một tổ chức có nhiều tranh cãi về quyền đại diện cho cả sắc dân Việt trên đất Mỹ. Như vậy, ai cũng có quyền xưng “tôi thuộc cộng đồng Việt Nam ở…” cho dù có hoạt động cho cộng đồng hay không. Theo luật pháp của một xứ Tự Do, ai cũng có thể tổ chức ra một tập hợp gọi “Ban (hay Hội Đồng) Đại Diện của Cộng Đồng Việt Nam”, rồi đóng lệ phí và xin được “Title” ngay, miễn là không trùng lắp. Không có luật cấm tổ chức hai hoăc nhiều Ban hay Hội Đồng như thế. Chỉ có điều là nếu những người đứng ra tổ chức có tính cách “đại diện” (không phải chỉ huy) này làm việc tốt đẹp, phục vụ chính đáng những nhu cầu sinh hoạt của hải ngoại, giúp thực hiện được mục tiêu chiến đấu cho Tự Do, Dân Chủ tại quê nhà, thì được nhiều người thương mến, và tìm đến hợp tác. Ngược lại, nếu không thành thực trong mục tiêu, thì mọi người lẳng lặng tránh xa. Điều quan trọng nữa mà người trong cộng đồng lo lắng là đa số các tổ chức này thường được thành lập bởi thế hệ thứ nhất là những người đã cao tuổi, chỉ vài năm nữa là không còn sức lực mà đảm đương bất cứ việc gì. Nếu những người lớn tuổi không lo tìm sự tiếp tay của thế hệ trẻ, mà cứ tranh cãi về cái thứ “quyền lực” hoang tưởng đó thì chỉ còn mươi lần tổ chức treo cờ Quốc Gia nữa thì cờ của cộng sản có thể thế chỗ để tung bay ngay tại thủ đô tị nạn!
Người Việt từ xưa, ngoài khuynh hướng cầu tiến, vốn có truyền thống đoàn kết, khoan dung, và tha thứ. Lê Lợi từ ngàn năm trước đã cung cấp lương thực cho tù binh về Tầu. Trần Hưng Đạo mặc cho bại quân Tầu chạy trốn. Nguyễn Huệ, sau khi thắng trận, lại đi làm hòa với Bắc phương. Việc tranh cãi, bảo vệ các “chức chưởng” đại diện trong cộng đồng đã làm nên các chấm đen bên cạnh các điểm sáng rực rỡ của lịch sử người Việt tị nạn Cộng Sản trên đất nước người.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.