Hôm nay,  

Chủ Nghĩa Dân Tộc Tq Đẻ Chủ Nghĩa Phân Biệt Chủng Tộc

27/01/201000:00:00(Xem: 7883)

Chủ Nghĩa Dân Tộc TQ Đẻ Chủ Nghĩa Phân Biệt Chủng Tộc

(Kim Lai trích dẫn từ  RealClearWorld, sau khi bài viết có cùng đề mục đã bị phá mất trên mạng http://bauxitevietnam.free.fr)
Chủ nghĩa này gọi là tuyệt diệt dân tộc bằng cách Bắc Kinh cho đồng hoá theo như đã từng diễn ra trong lịch sử Trung quốc.
Hai chục năm qua. Bắc Kinh đã tìm cách biến hoá Chủ nghĩa Dân tộc Trung quốc dưới danh  Chủ nghĩa Xã hội theo đặc thù Trung quốc để tránh sự nghi kỵ của các tiểu quốc lân bang. Mỗi khi đụng độ với nước ngoài, Bắc Kinh đã đưa ra cái khẩu hiệu “China Uber Alles” tựa như nhãn “Made in China”. Bắc Kinh đã mượn khẩu hiệu “China Uber Alles” của chế độ Đức Quốc Xã, một chế độ  đã bị Tây phương tận diệt từ lâu.
Phản ứng phụ của tân chủ nghĩa dân tộc Trung quốc chinh là cái quá trình thâm độc của chủ nghĩa phân biệt dân tộc kiểu Trung quốc. Nói cho đúng, chính nó là sự Hán hoá. 
 Hán tộc thống trị thế giới Hoa bằng mọi cách, phát sinh ra các thủ đoạn có thể áp dụng được.  Hán tộc có thể giầu hay nghèo, họ nói tiếng Quảng Đông hay tiếng Quan thoại, còn gọi là tiếng Bắc Kinh đang được cho phổ thông hoá. Hán tộc  sinh sống nhiều tại Thượng Hải hay Đài Bắc hoặc tại Los Angeles. Những người Hán này đều coi nhau như có chung một ông tổ hay văn hoá Khổng tử.
Dân số Trung quốc đặc biệt hầu như đồng nhất nhờ văn hoá Khổng tử,  đề xuất như sác tộc hay dân tộc  ít khi gây ra các cuộc tranh cãi. Hán tộc gần đây đã cảnh tỉnh sau khi đã xoá bỏ chế độ cai trị của Mãn châu trong thế kỷ thứ 19. Triều đại nhà Thanh đã biến mất hẳn năm 1911, cuốn sách quan hệ về dân tộc tại Trung quốc đã được đóng lại.
Tới hiện nay.
Chiến thằng cuộc nội chiến năm 1949, đẩy Tưởng Giới Thạch bôn tẩu sang Đài Loan, đảng Cộng sản Trung quốc phấn đầu để duy trì toàn vẹn lãnh thổ Trung quốc sau nhiều trận đụng độ, nhất là với các nước lân bang như Liên Sô, Ấn Độ và Việt Nam. Để ổn định biên giới nội địa trong vùng lãnh thổ phía Tây của nước Cộng hoà Nhân dân, chính quyền Bắc Kinh đã lập chính sách để đưa ra các thành phần tin tưởng nhất nằm trong các vùng có tiềm năng vùng dậy để độc lập theo như dân Do Thái lập quốc tại miền Tây Nam Á.
Dân Hán của Trung quốc tràn ngập vào Tây Tạng và Tân Cương (biên giới mới) những năm gần đây, sau khi Bộ đội Nhân dân Giải phóng tiến chiếm. Chính quyến Bắc Kinh đã phủ dụ dân Hán bó quê Hương, xứ sở để di chuyển hàng ngàn dậm về phía Tây tới vùng đất hứa có nhiều việc làm.  Chán cảnh sống loài như ổ chuột tại Bắc Kinh, Quảng Châu và Vũ Hán, những người dân Hán này chấp nhận để đi về miền Tây lập nghiệp.
Đây là một dân số lớn nhất của thế giới được chuyển dịch từ  khi dân Nhật Nhĩ Man bị đẩy ra khỏi Đông Âu khi thế giới chiến II chấm dứt. Năm 1949, số dân Hán Trung quốc chiếm khoảng 5% tổng số dân của Tân Cương. Ngày nay dân Hán Trung quốc hiện chiếm tới 41%, không bao lâu sẽ chiếm 45% dân số Hồi giáo của Uighur, thủ đô Urumqi tân kỳ có vài nhà chọc trời do người Hán trung quốc làm chủ. Dân số của thủ đô này là 2, 5 triệu dân, có 75% là dân Hán Trung quốc.


Cộng cuộc định cư dân Hán tại Tân Cương thành công to lớn, vùng này trở nên quan trong đối với chế độ Bắc Kinh để lập đường xe lửa. Trong khi nước ngoài chú trọng vào Tây Tạng, Tân Cương làm cho Bắc Kinh quan tâm nhiều nhất.
Rộng gấp hai bang Texas, Tân Cương nằm trên đường tơ lụa ngày xưa, vùng đất giầu tài nguyên như dẩu khí. Vùng này cũng là nơi Trung quốc lập các cơ sở vũ khí hạch nhân, được che chắn bời dặng núi Thiên Sơn dựng dứng, ngăn cách Trung quốc với các lân bang bất ổn của vùng Trung Á.
Cũng như Tây Tạng, Tân cương đóng danh “vùng tự trị” của Cộng Hoà Nhân dân Trung quốc. Người Uighur (Ngô Nghĩ) không được nắm quyền, mọi việc đều do Bắc Kinh quyết định. Mặc dầu tất cả vùng Tân Cương đều nằm xa Bắc Kinh ba ngàn dặm, nhưng đồng hồ phải theo núi giớ của Bắc Kinh ( Bắc Kinh hiện nay cũng đang bàn thảo với Hanoi để đổi giờ theo Bắc Kinh ").
Ngoài việc di dân Hán để có dân số trung thành, mặt khác Bắc Kinh cho diệt sắc tộc bằng cách đầy dân Uighur ra khỏi Tân Cương. Hàng vạn người bản xứ Uighur (phần đồng là phụ nữ) bị đưa lên tầu hoả với cớ tìm việc làm cho họ để đưa về vùng duyên hải phía Đông của Trung quốc để đồng hoá. Các quan cán người Hán Trung quốc trị nhậm tại Tân Cương đã hứa  phịa ra những chuyện như triển vọng lương cao và tương lai khấm khá.
Chính lời hứa này không những đã mở ra màn  nổi loạn tại Tân Cương và Quảng Đông trong các xưởng có di dân Uighur  đánh nhau với người Hán của địa phương. Khi dân Uighur tổ chức chống đối tại thành phố Urumqi, họ đã đụng độ với bọn hung đồ Hán Trung quốc đông gấp 5 lần mang cái danh  “Tân Cương do dân Uighur tự trị”.
Nhiều vụ xẩy ra rõ rang như thế từ các vụ nổi loạn tại Lasha hồi năm ngoái, cho tới tuần này tại Urumqi, phần lớn dân Hán Trung quốc đã bộc lộ họ là sắc dân siêu việt  như con của ông trời (Thiên tử) nằm giữa thế giới (Trung quốc).
Cái tiếng thường nghe thấy phát ra từ miệng người đàn ông Trung quốc trên đường phố là “ đồ vô ơn”. Nói một cách khác: Lũ bay là dân thiểu số lạc hậu phải hàm ân về cái hạ tầng cơ sở hiện đại và đời sống tăng tiến do người Hán Trung quốc đã ban cho (hành xử theo đạo đức hay văn hoá của Khổng tử), thay vì gây rối. Thực tế cái văn hoá này chỉ nên áp dụng cho Hán tộc, văn hoá này không có thê áp dụng cho dân tộc có nền văn hoá khác với Hán tộc.
Khi xưa có lúc quan niệm dân tộc hài hoà được mọi người hoan nghênh và nhiệt tình lên cao. Mao Trạch Đông đã đưa ra cuộc giai cấp đấu tranh, nhưng yêu cầu phải đối xử tử tế với các sắc dân thiểu số (theo danh nghĩa cách mạng). Đồng Nhân dân tệ của Trung quốc đã in hình các sắc dân thiểu số đóng bộ quần áo của các sắc tộc.
Nhưng ngày nay mọi sắc dân tại Trung quốc đều bị cấm đoán và đàn áp. Bây giờ Trung quốc đang lớn mạnh và giầu có hơn bao giờ hết, ưu tiên lo dẹp bỏ các khiếu nại và than van của các dân tộc thiểu số. để thực hiện cho bằng được cái gọi là “Chủ nghĩa Xã hội theo quan niệm Trung quốc”, xoá bỏ ranh giới, xoá bỏ quốc gia dân tộc.
Thực tế cho thấy, các phản cảm này đang nhận sự khính khi, sự lãnh đạm để đón nhận các cú đấm, các cú phang của gây gộc và mũi súng của Công an và Bộ đội Nhân dân Giải phóng Trung quốc. Đây chính là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc theo đặc thù Trung quốc, thâm hiểm hơn Đức quốc xã.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhật báo Washington Post của Mỹ ghi nhận là: “Tổng thống Pháp Macron vốn dĩ đã rất tức giận khi được tham vấn tối thiểu trước khi Mỹ rút khỏi Afghanistan. Điều đó bây giờ đã tăng lên. Chính quyền Biden nên xem xét sự không hài lòng của Pháp một cách nghiêm túc. Hoa Kỳ cần các đối tác xuyên Đại Tây Dương vì đang ngày càng tập trung chính sách đối ngoại vào cuộc cạnh tranh cường quốc với Trung Quốc. Và trong số này, Pháp được cho là có khả năng quân sự cao nhất.
Sau khi tấm ảnh người đàn ông đi xe máy chở người chết cuốn chiếu, chạy qua đường phố của tỉnh Sơn La (vào hôm 12 tháng 9 năm 2016 ) được lưu truyền trên mạng, Thời Báo – Canada đã kêu gọi độc giả góp tay ủng hộ gia đình của nạn nhân. Số tiền nhận được là 1,800.00 Gia Kim, và đã được những thân hữu của toà soạn – ở VN – mang đến tận tay gia đình của người xấu số, ở Sơn La.
Công bằng mà nói, ngày càng có nhiều sự đồng thuận là chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn các hành động của Trung Quốc trong khu vực. Sự răn đe đòi hỏi những khả năng đáng tin cậy. Liên minh mới này phù hợp với lý luận đó.
Liên quan đến cuộc bầu cử Quốc Hội Đức 2021 trước đây tôi đã giới thiệu lần lượt ba ứng cử viên: Scholz của SPD, Laschet (CDU) và Baerbock (Xanh). Nhưng trong những tháng qua có khá nhiều tin giật gân nên để rộng đường dư luận tôi lại mạn phép ghi ra vài điểm chính bằng Việt ngữ từ vài tin tức liên quan đến cuộc bầu cử 2021 được truyền thông và báo chí Đức loan tải.
Năm 17 tuổi, đang khi học thi tú tài, tôi bỗng nhiên bị suyễn. Căn bệnh này – vào cuối thế kỷ trước, ở miền Nam – vẫn bị coi là loại nan y, vô phương chữa trị. Từ đó, thỉnh thoảng, tôi lại phải trải qua vài ba cơn suyễn thập tử nhất sinh. Những lúc ngồi (hay nằm) thoi thóp tôi mới ý thức được rằng sinh mệnh của chúng ta mong manh lắm, và chỉ cần được hít thở bình thường thôi cũng đã là một điều hạnh phúc lắm rồi. If you can't breathe, nothing else matters!
Một người không có trí nhớ, hoặc mất trí nhớ, cuộc đời người ấy sẽ ra sao? Giả thiết người ấy là ta, cuộc đời ta sẽ như thế nào? Ai cũng có thể tự đặt câu hỏi như vậy và tự cảm nghiệm về ý nghĩa của câu hỏi ấy. Sinh hoạt của một người, trong từng giây phút, không thể không có trí nhớ. Cho đến một sinh vật hạ đẳng mà chúng ta có thể biết, cũng không thể tồn tại nếu nó không có trí nhớ. Trí nhớ, Sanskrit nói là smṛti, Pāli nói là sati, và từ Hán tương đương là niệm, cũng gọi là ức niệm, tùy niệm. Nói theo ngôn ngữ thường dùng hiện đại, niệm là ký ức. Đó là khả năng ghi nhớ những gì đã xảy ra, thậm chí trong thời gian ngắn nhất, một sát-na, mà ý thức thô phù của ta không thể đo được.
Ba mươi năm trước tôi là thành viên hội đồng quản trị của một cơ quan xã hội giúp người tị nạn trong khu vực phía đông Vịnh San Francisco (East Bay) nên khi đó đã có dịp tiếp xúc với người tị nạn Afghan. Nhiều người Afghan đã đến Mỹ theo diện tị nạn cộng sản sau khi Hồng quân Liên Xô xâm chiếm đất nước của họ và cũng có người tị nạn vì bị chính quyền Taliban đàn áp. Người Afghan là nạn nhân của hai chế độ khác nhau trên quê hương, chế độ cộng sản và chế độ Hồi giáo cực đoan.
Bà Merkel là một người đàn bà giản dị và khiêm tốn, nhưng nhiều đối thủ chính trị lại rất nể trọng bà, họ đã truyền cho nhau một kinh nghiệm quý báu là “Không bao giờ được đánh giá thấp bà Merkel”.
Hai cụm từ trọng cung (supply-side) và trọng cầu (demand-side) thường dùng cho chính sách kinh tế trong nước Mỹ (đảng Cộng Hòa trọng cung, Dân Chủ trọng cầu) nhưng đồng thời cũng thể hiện hai mô hình phát triển của Hoa Kỳ (trọng cầu) và Trung Quốc (trọng cung). Bài viết này sẽ tìm hiểu cả hai trường hợp. Trọng cung là chủ trương kinh tế của đảng Cộng Hoà từ thời Tổng Thống Ronald Reagan nhằm cắt giảm thuế má để khuyến khích người có tiền tăng gia đầu tư sản xuất. Mức cung tăng (sản xuất tăng) vừa hạ thấp giá cả hàng hóa và dịch vụ lại tạo thêm công ăn việc làm mới. Nhờ vậy mức cầu theo đó cũng tăng giúp cho kinh tế phát triển để mang lại lợi ích cho mọi thành phần trong xã hội. Giảm thuế lại thêm đồng nghĩa với hạn chế vai trò của nhà nước, tức là thu nhỏ khu vực công mà phát huy khu vực tư.
Gần đây, chỉ một tấm ảnh của nữ trung sĩ TQLC Hoa Kỳ – Nicole Gee – ôm em bé người Afghan với thái độ đầy thương cảm thì nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đều phổ biến và ca ngợi! Nhân loại chỉ tôn trọng sự thật, trân quý những tâm hồn cao thượng và những trái tim biết rung động vì tình người – như nữ trung sĩ TQLC Hoa Kỳ, Nicole Gee – chứ nhân loại không bao giờ thán phục hoặc ca ngợi sự tàn ác, dã man, như những gì người csVN đã và đang áp đặt lên thân phận người Việt Nam!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.