Hôm nay,  

Những Người Đi Qua Đi Lại Trong ‘tent City’

30/04/201000:00:00(Xem: 5884)

Những Người Đi Qua Đi Lại Trong ‘Tent City’

Hình ảnh từ Haiti.


Nguyên Phạm


 “… chung quanh chúng tôi, tất cả đã bị đổ nát, nghe văng vẳng bên tai tiếng khóc, hằng đêm vẫn còn những “after shock” làm rung động những căn nhà đã xiêu vẹo nay đổ xuống làm cho người dân luôn sống trong lo sợ và hàng vạn gia đình không còn niềm hy vọng cho hôm nay và luôn cả ngày mai...” Đó là lời chia sẻ của linh mục Phạm Tri (giáo phận Palm Beach, FL) trong lúc cha đang có mặt tại thủ đô Port Au Prince, Haiti  trong chuyến Y Tế Tình Thương kỳ I vừa qua, với sự hợp tác của các tổ chức như Care 2 Share, Bút Nhóm Lửa Việt và Canh Tân Đặc Sủng qua cuộc đàm thoại viễn liên với phóng viên đài truyền hình VATV. Cha nói tiếp. “Hơn 10 năm qua tôi đã theo chân các tổ chức từ thiện như Care 2 Share, Sun Flower và Bút Nhóm Lửa Việt về Việt Nam, cả Cambodia và Mexico, chưa có chuyến công tác nào nhìn thấy hoàn tàn, đổ nát, chết như những gì mà con đang thấy hôm nay, hôm qua và chắc chắn ở luôn cả ngày mai”.
Hơn 230,000 người đã chết, đổ nát chất chồng trên đổ nát mà đến nay chưa có một dấu hiệu gì để xây dựng và kiến thiết cả. Sau trận động đất ngày 12 tháng Giêng năm 2010, đã có hơn 100,000,000 đô la  của rất nhiều tổ chức và quốc gia đã và đang đổ vào giúp đỡ Haiti. Nhưng trận thiên tai này đã tàn phá và gần như làm kiệt quệ mọi lãnh vực về kinh tế, chính trị, thương mại, giáo dục và luôn cả niềm tin và niềm hy vọng của người dân Haiti. Trong những ngày qua phái đoàn đã chứng kiến biết bao nhiêu gia đình vẫn chưa nhận được sự giúp đỡ hay nếu có thì thật là ít ỏi. Lý do - trận động đất này quá lớn, sức tàn phá quá cao trên đời sống của người dân quá nghèo tuy rằng họ chỉ cách Hoa Kỳ 2 giờ bay. 
Trong những ngày đầu của chuyến Công Tác Y Tế Tình Thương kỳ I vừa qua, phái đoàn đã làm việc tại “Tent City” thuộc giáo xứ Our Lady of Lourdes, nơi đây có hơn 7,000 người. Mỗi ngày giáo xứ chỉ có thể lo cho họ 1 bữa ăn mà thôi còn 2 bữa ăn kia thì họ phải tự lo lấy. Có những “Tent City” khác người dân phải xếp hàng từ 5 – 7 tiếng đồng hồ để có được một bữa ăn. Kế bên giáo xứ này là một tu viện dòng Salesian Sisters hiện nay đang nuôi hằng trăm trẻ em mồ côi. Trong những ngày qua điện, nước, thực phẩm, xăng là những xa xỉ phẩm cho người dân tại đây. Học sinh không có trường đi học, các cơ sở và hãng xưởng gần như bị tàn phá.
Hằng trăm ngàn người dân ở Port Au Prince đang đổ xô về các thành phố nhỏ như Chantal, Cayes, Leste.. Thành phố Chantal cách Port Au Prince hơn 5 giờ lái xe. Chúng tôi đã đến đây và làm việc tại trung tâm của nhà Dòng Immaculate Conception. Nhờ ở đây có điện và internet để viết mail và gởi những hình ảnh này. Những ngày làm việc của chuyến công tác đầu tiên là uỷ lạo và thăm viếng những nơi mà linh mục Yves đã đưa chúng tôi đi. Nhờ cha mà chúng tôi có thể thăm viếng ủy lạo và tìm hiểu thêm đời sống của người dân sau cơn động đất này. Chưa rời Haiti, mà cha Tri và các thân hữu tại Hoa Kỳ đã chuẩn bị cho chuyến công tác thứ 2 sau Chúa Nhật Phục Sinh.
Sự chuẩn bị cho chuyến Công Tác Y Tế Tình Thương II đã được các trưởng Hướng Đạo Việt Nam như Võ Thiện Toàn, Võ Thành Nhân, linh mục Nguyễn Hoài Chương, chị Mai Linh và nhiều thân hữu khác nữa, chuẩn bị và mời gọi nhiều người nhất là những anh chị trong lãnh vực Y khoa. Cha Tri cũng cho mọi người biết, thời gian của chuyến công tác này cũng là người dân tại Haiti đã bước vào mùa mưa mà hằng trăm ngàn người dân vẫn phải sống ở Tent City - ở những lều vải của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức từ thiện phân phát.
Alleluia – Chúa Đã Sống Lại – cũng là thời điểm của chuyến Công Tác Y Tế và Tình Thương cho Haiti II (ngày 5-12, tháng 4). Một phái đoàn mang nhiều nét mặt và nói lên sự cố gắng trong tinh thần liên kết để giúp đỡ những mãnh đời bất hạnh tại Haiti, gồm bác sĩ William McGarry, (Vero Beach, FL) các y tá Michele Bruno, (Palm Beach), Phạm Minh Vy, (Knoxville, TN), dược sĩ  Jasmin Hao, Pharm. (Dallas, TX), Nguyên Liêm, Vũ Phi (Philladephia, PA) anh Phạm Hùng (Cincinnati, OH), linh mục Yves Francois, (Vocation Director for Palm Beach Diocese) và linh mục Tri Phạm. Nhờ sự chuẩn bị kỹ càng hơn và được nhiều ân nhân trợ giúp từng thùng thuốc đủ loại đã nhận được từ biết bao nhiêu ân tình đã gởi đến. Những lời dặn dò, những lo sợ về mùa mưa, những cơn bệnh dịch hay những cú điện thoại viễn liên để chuẩn bị cho chuyến cứu trợ này đã xong. Quý anh chị trong phái đoàn đang có mặt tại phi trường Port Au Prince, Haiti. Từ phi trường về giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức (Our  Lady of Lourdes) chỉ khoảng 25 phút mà hôm nay tất cả như dừng lại. Nói đúng ra thì tất cả đã dừng lại với người dân tại Haiti sau cơn động đất. Chúng tôi bỡ ngỡ với những gì chúng tôi đang thấy, nhà cửa , công sở, nhà thờ … chỉ là những đống đá vụn. Trong những bỡ ngỡ và có gì sợ sợ trong khung cảnh điêu tàn đó, tiếng Cha Tri vang lên “lần trước khi chúng tôi về đây chúng tôi còn ngửi được những mùi hôi thối đi liền trong cảnh đổ nát. Các anh chị thấy những dãy lều  bằng“blue trap” hay gọi là “Tent City”, đây là những nơi mà nạn nhân của trận động đất này sẽ gọi là nhà trong một thời gian rất dài”. Giọng của cha Tri vang lên những ân cần và làm xoa dịu phần nào nỗi lo lắng và hoang mang trong tiềm thức mà chúng tôi sẽ đương đầu trong những ngày của chuyến Y Tế này. Nhìn dãy lều này chạy dài thành những con đường (Rue) mang số 1 đến số 10 do những tổ chức thiện nguyện quốc tế như UNHCR, Caritas, Red Cross… họ cố gắng mọi cách để xoa dịu nỗi mất mát quá nhiều của họ sau cơn động đất. Việc đầu tiên của những ngày làm việc, chúng tôi theo chân cha Yves và cha Tri đến thăm viếng những gia đình tại đây. Họ mừng rỡ khi gặp lại hai cha. Vào trong những căn lều đó, chúng tôi mới cảm nhận họ thật sự đã mất tất cả, chỉ còn cái giường và vài túi vải. Đó là gia tài của họ! Hằng ngày họ nhận được một bữa ăn do các tổ chức từ thiện cung cấp còn hai bữa ăn kia thì chính họ phải lo lấy. Tặng phẩm chúng tôi mang theo thật sự quá ít để gởi tặng hơn 3,000 gia đình còn ở lại trong khuông viên của giáo xứ Lộ Đức. Cha Tri nói thêm “lần trước tôi ở đây có hơn 7,000 gia đình, sông chen chúc với nhau. Phương tiện vê sinh chung lúc đó thật ra thì chưa có. Nhiều gia đình đã rời về quê với thân nhân của họ ở cách đây xa hơn.” Cha Tri đưa một số tiền nhỏ cho các gia đình con trẻ thơ và chúng tôi gởi các em những món đồ chơi. Khuôn viên của giáo xứ thì nhỏ, người người chen chân để ngủ hay để sống, lũ trẻ ở đây cũng đã mất tất cả, những em đã biến những chai nước uống hay nhóm nào may mắn hơn thì tìm được trái dừa khô để biến nó thành trái banh để đá, để chuyền nhau và hy vọng một ngày nào nó sẽ có sân banh thật, sân trường thật và mái nhà thật để sống. Chúng tôi ai ai củng không biết ngày mai đó là khi nào!


Ngôi giáo đường của giáo xứ Lộ Đức đã bị đổ nát bởi trận động đất, chỉ còn một góc phòng trong ngôi giáo đường đó đã được giáo dân địa phương và các anh chị trong phái đoàn thiện nguyện dọn dẹp để trở thành phòng khám bệnh trong những ngày chúng tôi ở đây. Mọi người nao nức suốt đêm, trợ giúp bác sĩ và dược sĩ để chuẩn bị cho phòng khám bệnh thành một nơi mà chúng tôi có thể khám bệnh cho thật nhiều bệnh nhân. Từng thùng thuốc được mở ra chia đều vào những bao nhỏ trong đó nào là bàn chải và kem đánh răng, tập sách và tình yêu thương của chúng tôi đong đầy. Không ai nói chuyện với ai không phải chúng tôi mệt nhưng những câu hỏi, những lo lắng, suy tư của chúng tôi không phải có đủ thuốc không nói rành tiếng Pháp và chúng tôi có thể khám được bao nhiêu bệnh nhân"  Mà là sao chúng tôi có thể giúp họ có được ngày mai, có được tưong lai… “Các anh chị biết không…” cha Tri nói “tôi cũng mang nhiều nỗi ưu tư và suy nghĩ trong chuyến công tác Y Tế đầu tiên tại đây. Tại sao họ không ra khỏi vùng “Tent City” này để sống hay để tìm kiếm công việc để làm. Nhưng thật sự như vài lần tôi nhắc các anh chị, đi xa khỏi “Tent City” này rất nguy hiểm. Cướp, giết người và hãm hiếp là chuyện xảy ra hằng ngày. Nên họ phải cố gắng phải chịu đựng để gây dựng gia đình và tương lai của họ là con cái họ ở đây”.
Trẻ thơ, phụ nữ và người già xếp hàng dài để chờ được khám bệnh. Những lo lắng của chúng tôi đã biến mất khi thấy hơn trăm người xếp hàng chờ khám bệnh. Mọi người chúng tôi đều trở thành bác sĩ, dược sĩ, vì số người nghe nói có phái đoàn Y Tế đến nên họ đã kéo về thật đông. Có những gia đình đã bế con trên đoạn đường dài về đây để khám bệnh. Những chứng bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiểu (vì thiếu phương tiện vệ sinh) cảm cúm, ghẻ lở và trong những ngày cuối của chuyến Y Tế thì phái đoàn đã khám bệnh cho rất nhiều bệnh nhận bệnh AIDS. Mỗi ngày phái đoàn khám bệnh cho hơn 300 bệnh nhân. Số lượng thuốc, băng và nhu liệu mang theo không đủ những cũng chẳng tìm được nơi nào để mua.
Trong số những người xếp hàng, một cô bé tóc xoắn đen đứng giữa những người lớn. Tôi gọi em ra khỏi hàng để giúp em vì chân và tay đầy ghẻ lở. Sự chập chững bằng tiếng Pháp của tôi và sự lạnh lẹ của cô bé và tôi đã giúp được cô bé tên là Isabella vừa tròn 10 tuổi sau trận động đất. Cha mẹ và hai người anh của Isabella đã trở thành con số những người chết trong cơn động đất. Tôi cũng không biết nói gì và làm gì khi Isabella kể lại sự việc xãy ra trong ngày đó và trong những tháng qua cô bé sống ở đâu" Nhưng cô bé cho biết cô bé đã nhiều lần bị đánh đập rất dã man và nhiều ngày không có miếng ăn. Trong ánh mắt đen tròn của Isabella đong đầy giọt lệ khi tôi hỏi về cha mẹ của em. Isabella chỉ cho tôi đống gạch vụn mà cỏ xanh bắt đầu mọc. Đó là nhà tôi “voici ma maison”. Qua giọt lệ đó tôi vẫn nhìn thấy sự ngây thơ của cô bé. Tôi biết khuôn viên của giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức là nơi mà Isabella tìm được sự an toàn và tình thương của những người chung quanh. Tôi suy nghĩ và muốn làm điều gì hơn nữa cho cô bé này nhưng thật sự không biết làm gì. Hình như cô bé cũng biết hay cảm được điều chúng tôi muốn nói nên cô ta cười tươi và nhảy múa bên chúng tôi.
Cô bé Isabella, chị Lucia hay ông Michell là một trong những mảnh đời bất hạnh mà chúng tôi đã gặp và nói chuyện. Chị Lucia thì chồng và người con trai trưởng đã chết và không tìm được xác, đứa bé trên tay chị mới sanh ra được 15 ngày. Riêng với ông Michell thì cả gia đình và sản nghiệp của ông chỉ còn là đống gạch vụn đã chôn vùi quá khứ, hiện tại và tương lai của ông ta.
Sau mỗi ngày làm việc, chúng tôi về lại căn nhà mái tôn trong khuôn viên của giáo xứ nghỉ đêm. Ai ai cũng mệt, những người trong phái đoàn không ai muốn ngủ và không ai muốn nói điều gì cả. Trận mưa thật lớn, gõ đều hằng đêm trên mái tôn, tạo lên một âm điệu như gào thét, như tiếng ai đang than van. Từ cửa sổ của căn nhà này chúng tôi thấy rõ người đi qua đi lại trong “Tent City”. Tiếng chuông giáo xứ vẫn ngân vang mời gọi mọi người ghé qua ngôi giáo đường này, tượng Đức Mẹ Lộ Đức vẫn giang tay ra như muốn ôm lấy những mảnh đời bất hạnh của hơn 3000 gia đình và hằng trăm gia đình khác sống rải rác đó đây. Cha Tri nhắc chúng tôi: “Nhớ đọc cho họ một lời kinh nhé”! Tôi hỏi cha: “con có quá ích kỷ không nếu con cầu nguyện cách riêng cho cô bé Isabella, cho chị Lucia và ông Michell không"”. Cha mỉm cười và nói: “Cha cũng sẽ ích kỷ và đọc thêm vài lời kinh cho con bé Isabella, chị Lucia, ông Michell và luôn cho cả dân tộc Haiti”.
Cha Yves đánh thức chúng tôi dậy và nhắc mọi người chuẩn bị passport khi máy bay đang từ từ bắt đầu đáp xuống phi trường Miami. Trong một khoảnh khắc chung quanh chúng tôi là những đống đổ nát và không có tí gì ở tương lai và niềm hy vọng cho ngày mai và trong một khoảnh khắc khác chung quanh tôi là phồn thịnh. Cảm ơn cha Tri, cha Yves và tất cả quí anh chị trong phái đoàn và những ân tình xa gần đã trợ giúp và đóng góp để chúng tôi có những món quà gói đầy tình thương gửi đến những người khác ngôn ngữ và màu da đang cần tình thương và nụ cười của niềm hy vọng. Tôi viết một miếng giấy nhỏ bằng chữ đỏ đưa cha Tri “Con sẽ có mặt trong chuyến đi tháng 8 này của phái đoàn.” Tôi nghĩ thầm và thật sự không ngờ rằng câu Kinh Thánh mà tôi thường nghe “Khi Ta đói, các con cho Ta ăn. Ta khát, các con cho Ta uống. Khi Ta là khách lạ, các con đến thăm Ta. Ta trần truồng, các con cho Ta mặc; Ta đau yếu, các con chăm sóc Ta; Ta bị tù đầy, các con thăm viếng Ta” (Mt 25,35-36). Hôm nay, hôm qua và ngày mai tôi cảm ơn là đang sống và được làm điều đó.
Miami International Airport, Florida
Nguyên  Phạm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.