Hôm nay,  

Đại Việt Bên Đại Tống Và Cao Ly

05/03/201000:00:00(Xem: 8421)

Đại Việt Bên Đại Tống và Cao Ly

Nguyễn Xuân Nghĩa

Lịch sử ngàn năm trong địa dư Đông Á...
Nhớ về ngàn năm trước, khi từ Hoa Lư Lý Thái Tổ lập đô tại Thăng Long vào năm 1010, rồi nước Đại Việt ra đời, chúng ta cùng nhìn ra ngoài xem các nước khác xoay trở ra sao....
Thời Tùy-Đường là cơ hội cho dân ta quật khởi. Khi nhà Đường tiêu vong vào năm 907 thì gần sáu chục năm của thời "Ngũ đại - Thập quốc" sau đó là lúc dân ta giành lại quyền tự chủ. Thế rồi, trong khi nước ta bị 70 năm loạn lạc, từ Ngô Vương Quyền đến Lý Thái Tổ từ 939 đến 1009, thì nước Tầu lại tái thống nhất. Triệu Khuông Dẫn mở ra nhà Đại Tống từ đấy.
Nhà Tống này tồn tại được hơn ba trăm năm - từ 960 đến 1279. Nhưng chỉ có trăm năm đầu là mạnh. Trong một chuỗi dài sáu triều đại là Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh, thì Đại Tống là đế quốc yếu nhất.
Nhìn lại chuyện ngàn năm trước, chúng ta thấy ra hai cuộc chạy đua để đổi loạn ra trị.
Bên Trung Hoa loạn trước nên tới đích sớm hơn với sự ra đời của nhà Tống. Vì vậy, họ cũng manh nha chinh phục lại vùng đất Giao Châu vừa bị vuột mất. May là sau Ngô Quyền, nước ta có Lê Hoàn - Đại Hành Hoàng đế - và chiến công phá Tống bình Chiêm trong các năm 981- 982. Cái may thứ hai của chúng ta là nhà Đại Tống này thật ra cũng còn yếu vào khi nước ta chưa đủ mạnh trong giai đoạn tự chủ ban đầu! Với nhà Lý thì Đại Việt đã kịp đủ mạnh để đương đầu quyết liệt hơn, trong khi nhà Tống tuột dốc và bị Mông Cổ diệt vong.
Xuất phát từ thời tao loạn, Thái tổ Triệu Khuông Dẫn của nhà Đại Tống tập trung quyền lực vào trung ương ở kinh đô Khai Phong tại phía Bắc và tước đoạt binh quyền của các địa phương. Quyền lực trung ương rất mạnh thì đem lại sự ổn định - và phát triển văn hoá cùng kinh tế. Nhưng lại làm suy yếu ảnh hưởng vương triều tại các vùng phiên trấn hay biên ngoại. Đó là mâu thuẫn lớn của triều đại này và cũng là mâu thuẫn của Trung Quốc ngày nay.
Nói về thành tựu thì Trung Quốc đời Tống đã mở đầu thiên hạ với cuộc "cách mạng kỹ nghệ" - khi loài người chưa nghĩ ra chữ "kỹ nghệ" hay "công nghiệp". Họ phát minh ra thuốc súng và cả súng hỏa mai, họ mở ra kỹ thuật ấn loát, họ cải tiến kỹ nghệ luyện kim để sản xuất thép ngày một nhiều và tinh xảo hơn. Họ mở mang kỹ thuật đóng tầu và hàng hải và cho bành trướng thương mại. Nhờ vậy, khi mà Âu Châu mới chỉ có thị trấn thì đời Tống đã có các thành phố lớn.
Hàng Châu, sau này là kinh đô Nam Tống, có tới nửa triệu dân trong khi Paris hay các kinh đô khác của Âu Châu chỉ có chừng chục vạn. Constantinople tỏa sáng kia mà cũng mới chỉ có ba chục vạn dân thôi. Về văn hoá, nhà Tống cũng có nhiều tiến bộ vượt bậc so với nhà Đường, nên thơ phú, hội họa đã trở thành sinh hoạt phổ biến còn rộng rãi hơn trong dân gian.
Nhưng then chốt nhất, tầng lớp ưu tú của họ đào sâu tư duy về Khổng học và nâng tư tưởng Khổng giáo lên trình độ... chuyên chế. Phật giáo bị đẩy lui, Khổng giáo trở thành tư tưởng chính thống mà chủ quan hơn. Lý học của Tống nho là hệ thống tư tưởng cực đoan nhất vì chủ yếu tập trung vào việc bảo vệ vương quyền. Trước tiên là bảo vệ Hoàng đế và Hoàng gia.
Việc bảo vệ vương quyền cũng khiến nhà Tống chỉ có sức mạnh ở trung ương và thường xuyên bị ngoại tộc tấn công, trong đó có cả nhà Đại Việt dưới thời Thái úy Lý Thường Kiệt năm 1175-1177. Chiến công của nhà Lý khiến Tể tướng Vương An Thạch bị mất chức và việc "biến pháp" để cải cách của ông phải chấm dứt khiến nhà Tống còn lụn bại hơn.
Nhà Đại Tống bị uy hiếp nặng nhất là từ phía Tây và phương Bắc.
Các vương quốc vây quanh như Tây Hạ, Kim, Liêu thay nhau tấn công Trung Nguyên. Nhà Kim mượn sức nhà Tống đánh bại nhà Liêu, rồi vào năm 1127 thôn tính luôn một phần của nước Tống, kể cả kinh đô Khai Phong. Triều Tống chạy xuống miền Nam, cố cầm cự, rồi cầu hòa, rồi nhường lãnh thổ phía Bắc để thiên đô xuống Hàng Châu. Tại đó, từ năm 1142 nhà Nam Tống chỉ còn thoi thóp. Sau khi Mông Cổ diệt sạch Tây Hạ, Kim, Liêu thì cũng diệt luôn Đại Tống để lập ra nhà Nguyên.
Ở biên vực phía Nam, nhà Tống cũng bị các nước gọi là phiên trấn hay chư hầu đánh cho tơi tả. Một tộc trưởng Cao Bằng là Nùng Trí Cao mà vua Lý của ta đã tha chết về sau còn lập ra nước Đại Lịch rồi Đại Nam! Họ Nùng này cầm quân đánh vào Nam Tống để đòi chức Tiết độ sứ khiến triều đình rung chuyển, Đại tướng Tống là Địch Thanh phải giật mình!
Nếu nghĩ lại, trong khi nhà Lý của nước ta củng cố được vương quyền và pháp lệnh để lãnh đạo một nước Đại Việt thống nhất hơn thì nhà Đại Tống lại thường xuyên nghiêng đổ. Vì vậy, nếu sử có viết là nhà Tống sai người qua nghiên cứu và học hỏi cách tổ chức binh chế của nhà Lý thì ta không ngạc nhiên... Nhớ đến "ngàn năm Thăng Long" ta không nên quên một trăm năm đầu, rất oanh liệt, của nhà Lý, của nước Đại Việt.
Nhưng ta cũng nên nhìn xa hơn một chút... nhìn tới một cường quốc Đông Bắc Á có vị trí tương tự với Đại Việt. Đó là Vương triều Cao Ly là nước Đại Hàn ngày nay.
***
Tên Cao Ly thật ra là tên dòng họ - Goryeo hay Koryeo - nay mới là tên nước Cao Ly hay Korea.


Khi Giao Châu chuyển mình để bước ra khỏi thời Bắc thuộc thì cái bán đảo mà ngày nay ta gọi là Triều Tiên còn bị nội loạn, kết tinh thành thế "Tam quốc" giữa ba nhà Cao Câu Ly, Bách Tế và Tân La kể từ năm 901. Và còn bị chinh chiến với cái đuôi nối dài. Năm 918, một viên tướng Vương Kiến từ nước "Hậu Cao Câu Ly" lập ra Vương quốc Cao Ly và phải mất mấy chục năm đánh dẹp mới bắt đầu thống nhất kể từ 936 - gần như cùng thời với Ngô Vương Quyền.
Nhà Cao Ly này tồn tại khá lâu, lâu hơn nhà Lý của ta chỉ có tám đời vua. Nhưng trải qua 33 đời vua, nhà Cao Ly thường xuyên bị loạn và không chống nổi ngoại xâm nên phải thần phục nhà Nguyên của Mông Cổ, là trường hợp không xảy ra cho Đại Việt vào đời Trần. Và cũng là bài học cho nước ta vào đời nay...
Trước hết, trong khi Đại Việt phải xoay trở với nội loạn từ các thời Đinh, Lê qua nhà Lý thì nhà Cao Ly bị tộc Khiết Đan (Khất Đơn hay Khitan) xâm chiếm từ năm 939 đến 1019. Sau đó là nhiều đợt tấn công của tộc Nữ Chân - tiền thân của nhà Kim, nhà Thanh. Khi bị Khiết Đan xâm chiếm, nhà Cao Ly phải nhượng bộ đến độ đoạn giao với Đại Tống! Mười năm sau, năm 1009, khi Lý Công Uẩn lên ngôi ở nước ta thì tại Triều Tiên, tướng Khai Triệu giết vua Cao Ly Mục Tông và tạo cơ hội cho Khiết Đan tràn xuống. Khang Triệu bại trận và bị tử hình. Vua Cao Ly là Hiền Tông phải bỏ kinh đô Khai Thành mà chạy. Năm 1018, Khiết Đan lại tấn công lần nữa, lần này bị thảm bại. Đành dừng.
Nhưng, tộc Nữ Chân tại miền Bắc lại lớn mạnh và hết thần phục nhà Cao Ly mà bắt đầu nhòm ngó.
Năm 1107, chiến trận bùng nổ dưới sức ép Nữ Chân, và tướng Doãn Quán của nhà Cao Ly ngăn được. Nhưng như nhiều lần trong lịch sử Trung Quốc hay Cao Ly, hùng tướng tại trận tiền lại bị triều đình hủ bại phía sau nghi ngờ, bãi chức và bị buộc trả lại thành trì cho giặc! Không khác gi chuyện đã xảy ra cho nhà Tống rồi nhà Minh bên Tầu. Triều đình Đại Việt thì chưa đến nỗi tệ như vậy. Trong cả lịch sử nước Nam cũng thế!
Nội tình nhà Cao Ly thật ra thường xuyên có loạn, giữa các võ tướng với văn thần, giữa các vương hậu hay vương tướng họ Lý với hoàng gia Cao Ly, cho nên nhiều lúc triều đình vỡ đôi. Sau vụ nổi loạn của tướng Lý Tư Khiêm năm 1126, triều Cao Ly suy sụp hẳn. Việc võ quan phế lập ngôi vua xảy ra nhiều lần cho tới năm 1179 mới tạm yên nhờ viên tướng Khương Đại Thăng.
Nhưng họ Khương này qua đời thì loạn vẫn hoàn loạn.
Năm 1197, người cháu bốn đời của một danh tướng Đại Việt di cư qua đó từ đời Lý Anh Tông (Thủy quân Đô đốc Lý Dương Côn) là Tể tướng Lý Nghĩa Mẫn bị các võ tướng khác giết hại để khống chế triều đình Cao Ly trong hơn 60 năm. Ông Lý Nghĩa Mẫn này làm Tể tướng nhà Cao Ly trong 14 năm chứ không phải người thường. Cầm đầu nhóm võ tướng đã giết ông là Thôi Trung Hiến. Họ Thôi thực tế nắm quyền, bốc vua này lên, hạ vua kia xuống, các ông vua nhà Cao Ly chỉ ngồi làm vì.
Năm 1231, Đại Hãn Oa Khoát Đài của Mông Cổ từ trong lục địa bước qua và triều đình Cao Ly lại dời đô mà chạy. Nhà Cao Ly cầm cự được gần ba chục năm thì đành đầu hàng vào năm 1159. Năm đó, nước Đại Việt của nhà Trần thời Trần Thái Tông vừa đánh bại quân Mông Cổ trong lần xâm lăng thứ nhất vào đầu năm 1158. Ý chí của Thái úy Trần Thủ Độ có góp phần cho chiến thắng đó.
Phải nói thêm rằng trong ba chục năm chiến đấu chống ngoại xâm thì dân Cao Ly đã kháng cự rất anh hùng. Nhưng triều đình ở trên thì rất yếu. Nếu so sánh thì ta hiểu ra công lao của Trần Thủ Độ khi xoá bỏ nhà Lý mục nát để kịp dựng lên triều Trần. Công và tội với xã tắc cần được xét ở đó hơn là từ quan điểm "trung quân" với riêng nhà Lý!
Triều Cao Ly ký hòa ước để xin hàng Mông Cổ, chỉ giữ lại được chủ quyền về văn hoá và thật sự là phiên thuộc của Nguyên Mông. Thời ấy, Nguyên Thế tổ Hốt Tất Liệt muốn dùng bán đảo Triều Tiên làm bàn đạp chinh phục Nhật Bản. Nếu trong hai đợt tấn công Nhật Bản năm 1274 và 1281 mà nhà Nguyên thành công thì có khi Nhật đã thành phiên thuộc. Còn lãnh thổ của nhà Cao Ly trở thành châu quận của nhà Nguyên!
Trong giai đoạn ngoại thuộc, nhà Cao Ly còn cố gắng cải cách một lần nữa, dưới thời Cung Mẫn Vương, nhưng chính sự mục nát trong triều đã gây ra thất bại. Trong khi nhà Nguyên bị suy yếu trước sự nổi dậy của Chu Nguyên Chương rồi bị đuổi khỏi Trung Nguyên năm 1368 thì Cung Mẫn Vương lại bị một nam thiếp - nói cho dễ hiểu là "kép đực" - ám sát năm 1374.
Việc quật khởi không thành, nhà Cao Ly bị một viên tướng là Lý Thành Quế phế bỏ để xưng vua là Thái tổ Triều Tiên vào năm 1392. Nhà Cao Ly chấm dứt từ đó và dù có 33 đời vua thì thực quyền cũng chẳng bao nhiêu.
Dù sao, trong mấy trăm năm, nhà Cao Ly có để lại nhiều thành tựu về văn hoá, nghệ thuật và rất nhiều kinh sách Phật giáo, tương tự như nhà Lý, nhà Trần của nước ta... Dân Đại Hàn ngày nay thì nhớ, chúng ta thì quên vì ký ức bị xóa. Cùng lắm thì lại tìm vài vòng hoa Cao Ly tròng lên cổ mình, ra chiều hãnh diện vì nhiều vương công đời Lý chạy qua đó đã trở thành anh hùng Cao Ly!
Và ngày nay, trong cuộc đua với Đại Hàn, Việt Nam coi như đã tụt hậu, rồi cứ trôi dần vào "Trật tự Trung Hoa". Là công lao hắc ám của đảng Cộng sản Việt Nam sau 80 năm hiện hữu... Đấy mới là cách nhớ xứng đáng và thực tế về "ngàn năm Thăng Long"!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.