Hôm nay,  

Thư Nhà Báo Tự Do Lê Xuân Lập Gửi TT CSVN Nguyễn Tấn Dũng

9/21/200700:00:00(View: 11544)

- Nhà báo tự do Lê Xuân Lập (blog)

Đây là lá thư của đảng viên Lê Xuân Lập (ảnh), một nhà báo tự do trong nước, viết trên trang blog của mình nói về tình trạng tuyên truyền một chiều của báo chí trong nước. Không biết người đứng đầu chính phủ CSVN trả lời thế nào về thực tế truyền thông báo chí trong nước, và kiến nghị "xin được ra báo tư nhân" này của nhà báo tự do Lê Xuân Lập, hay là sẽ lờ đi như từ trước tới nay. Nhà báo Lê Xuân Lập viết:

Sau rất nhiều cân nhắc, hôm nay mình quyết định gởi cho người đứng đầu Chính phủ bức thư này, không biết nó có đến được tay người nhận không" Và ông có sẵn lòng đáp lại thiện chí của mình không" Rất có thể sự việc sẽ diễn ra không dễ dàng chút nào, nhưng vì quyền lợi của những người viết báo tự do và lợi ích cộng đồng mình sẽ cố gắng làm thật tốt những gì mà khả năng mình có được.

THƯ GỞI THỦ TƯỚNG

Kính gởi: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng

Hằng ngày theo dõi tin tức trên các phương tiện truyền thông trong nước tôi nhận thấy việc tuyên truyền của báo chí chúng ta vẫn mang nặng tính một chiều kiểu minh họa các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước như cách làm của nhiều chục năm trước đây. Chưa có một kênh thông tin mang tính chất phản biện xã hội nào thực sự hiệu quả, giúp Đảng và Chính phủ nhìn nhận một cách rõ nét hơn mọi vấn đề của cuộc sống dưới nhiều góc độ khác nhau. Đọc báo, nghe đài, xem tivi thường thấy có qúa nhiều tin bài sao chụp qua lại lẫn nhau; tính hấp dẫn, đa chiều trong thông tin chưa được thực sự coi trọng, nhiều tờ báo, nhiều chương trình phát thanh, truyền hình có rất ít đọc giả và khán, thính giả; nhiều sự vật hiện tượng của đời sống xã hội không được phản ánh một cách khách quan, khoa học; sự mất cân đối trong thông tin giữa nông thôn và thành thị ngày càng trở nên trầm trọng...Vậy mà đất nước ta lại đang tồn tại hơn 600 cơ quan thông tấn báo chí, cùng hàng chục ngàn nhà báo với hàng núi trang thiết bị hiện đại thì quả là một sự lãng phí hết sức to lớn.

Cũng bởi vì Đảng và Chính phủ luôn luôn yêu cầu báo chí phải tránh đề cập đến những đề tài nhạy cảm ví như vấn đề biên giới, vấn đề khiếu kiện đông người, vấn đề tự do, dân chủ...v.v. và v.v... nên vô tình chúng ta đã "nhường sân chơi" này cho báo chí ngoài nước làm mưa, làm gió. Đây cũng là một điểm yếu để các thế lực thù địch quốc tế có điều kiện tuyên truyền không tốt về nền dân chủ và nhân quyền ở nước ta, làm nhiễu loạn thông tin, phân tán nhân tâm của người đọc.

Trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay, để chống lại sự xâm nhập thông tin từ bên ngoài (thường trái chiều với thông tin trong nước) chúng ta đang áp dụng một biện pháp hết sức thủ công là xây dựng một hệ thống an ninh mạng, lập tường lửa hoặc phá hỏng những trang tin điện tử mà ta cho là có hại. Thế nhưng kết quả thực tế là rất ít ỏi, bởi với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, người đọc hoàn toàn có thể dễ dàng vô hiệu hóa sự che chắn bị động đó. Sẽ chẳng có một bức tường nào có thể ngăn cấm được nhu cầu tiếp nhận thông tin chính đáng, nhiều chiều của người dân. Còn ở góc độ phản biện thì báo chí trong nước thường chỉ nói một tiếng nói rất giống nhau thành thử không mấy thuyết phục. Gần đây, với sự xuất hiện của hàng ngàn trang blog cá nhân mỗi ngày mà đa phần đều có xu hướng nói chuyện chính trị và sử dụng chế độ công chúng (public) có khả năng kết nối cao, thì việc quản lý báo chí như kiểu chúng ta đang làm đã trở nên lỗi thời và kém hiệu quả.

Để khắc phục tình trạng trên, tôi kiến nghị Nhà nước nên nhanh chóng sửa đổi Luật Báo chí hiện hành theo hướng mở rộng tự do hơn nữa có cả "lề phải" lẫn "lề trái" cho báo chí; thành lập các tập đoàn báo chí hùng mạnh theo từng vùng, từng lãnh vực hoạt động, có đại diện ở nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; hạn chế việc đầu tư tràn lan ngân sách cho báo chí; cho phép lập thí điểm một số hãng tin tư nhân hoạt động độc lập, trong khuôn khổ pháp luật, tiến tới thực hiện xã hội hóa báo chí, Nhà nước chỉ nắm một vài cơ quan thông tấn báo chí lớn.

Thư này gởi Thủ tướng, cá nhân tôi - một Đảng viên Đảng CSVN, một công dân tốt của đất nước, được đào tạo chính quy hệ ĐH tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền quốc gia, kính xin Thủ tướng cho phép tôi thành lập một tờ báo tư nhân, đi tiên phong trong việc xã hội hóa báo chí của nước nhà.

Tôi cũng hiểu rằng chiếu theo các quy định của pháp luật hiện hành thì cá nhân không được phép ra báo, vì thế trước hết tôi xin phép Thủ tướng cho lập Hội của những người viết báo Tự do VN (bao gồm những nhà báo không làm công ăn lương cho một cơ quan, tổ chức nào và điều này là hoàn toàn hợp pháp). Từ Hội này chúng tôi sẽ tiến hành các thủ tục xin phép ra báo đúng theo quy định của pháp luật. (tôi xin gởi kèm theo đây bản Điều lệ Hội Nhà báo Tự do VN do tôi dự thảo để Thủ tướng tham khảo)

Xin gởi tới Thủ tướng lời chúc sức khỏe trân trọng. Mong sớm nhận được câu trả lời từ Thủ tướng!

Biên Hòa ngày 10-9-2007

Người gởi

Lê Xuân Lập

***

* Thư ngỏ

20-12-2006

Kính gửi: Các nhà báo tự do và các bạn. Cá nhân tôi - một người viết báo tự do xin gửi tới các đồng nghiệp và tất cả đội ngũ những người cầm bút cùng toàn thể các bạn lời chào đoàn kết và kính trọng.

Kính thưa các bạn!

Ngày nay với sự lớn mạnh của đất nước Việt Nam đổi mới và tiến nhanh trên con đường hội nhập quốc tế đã và đang hình thành ngày càng đông một đội ngũ những người viết báo tự do, hoạt động độc lập với các cơ quan báo chí hiện hữu. Trong số này, có người gắn bó với nghề báo trong nhiều thập kỷ qua, có những người đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng bạn đọc... Nhiều nhà báo tự do đang ngày đêm lao tâm khổ tứ tạo nên những tác phẩm báo chí tâm huyết nhưng vì những lý do khác nhau, nhất là do tính chất riêng cùng những giới hạn nhất định của từng tờ báo mà họ cộng tác nên đành phải chấp nhận vị trí bị nhiều hạn chế, thậm chí bị lãng quên và những tác phẩm ấy đã không có cơ hội đến được với bạn đọc. Các nhà báo tự do còn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong hoạt động nghiệp vụ, tiếp cận thông tin và chưa được xã hội thừa nhận. Ước nguyện về một hội đoàn riêng để khẳng định một nghề nghiệp có thật, hợp pháp, hữu ích; để họp mặt, chia sẻ tâm tư đồng thời giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày của các nhà báo tự do ngày càng trở nên cần thiết và chính đáng.

Từ suy nghĩ đó, cá nhân tôi đã cố gắng biên soạn bản dự thảo Điều lệ Hội Nhà báo tự do Việt Nam (xem mục dự thảo Điều lệ dưới đây) và xin có lời mời các bạn tham gia góp ý kiến. Nếu việc thành lập một tổ chức hội đoàn của những người viết báo tự do thực sự là ý nguyện chung của nhiều người, chúng ta sẽ cùng nhau chung sức hành động để ước vọng đó mau chóng thành hiện thực. Với mục đích trong sáng, rõ ràng như vậy, hy vọng một ngày không xa, Hội Nhà báo tự do Việt Nam sẽ được thành lập một cách hợp pháp và những nhà báo tự do Việt Nam sẽ có một Hiệp hội đủ mạnh, có tiếng nói tin cậy góp phần tích cực vào sự phát triển tươi sáng của đất nước.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và mong nhận được sự cộng tác của các đồng nghiệp, và tất cả các bạn.

Nhà báo, luật gia XUÂN LẬP

***

ĐIỀU LỆ HộI NHÀ BÁO Tự DO VIỆT NAM

(Dự thảo)

Chương I: TÔN CHỈ MụC ĐÍCH

Điều 1: Hội Nhà báo Tự do Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của những người viết báo tự do Việt Nam không làm công, ăn lương từ một cơ quan báo chí nào. Hội hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước Việt Nam và Điều lệ Hội.

Điều 2: Hội Nhà báo Tự do VN có nhiệm vụ:

- Góp phần bồi dưỡng nâng cao tay nghề báo chí cho các hội viên nhất là về nghiệp vụ, kỹ năng viết báo.

- Tham gia xây dựng các chính sách pháp luật của Nhà nước về thông tin báo chí, vế quyền con người, thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Công ước Quốc tế.

- Liên hệ với các cơ quan báo chí, các tổ chức xã hội chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên. Bảo vệ và giúp đỡ người viết gặp khó khăn, trở ngại khi hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.

- Hướng dẫn hội viên thực hiện quy ước, đạo đức nghề nghiệp báo chí.

Chương II: HộI VIÊN

Điều 3: Hội viên là những người tán thành tôn chỉ mục đích và Điều lệ của Hội, tự nguyện xin vào Hội và có đủ các điều kiện sau:

- Có bản lĩnh vững vàng và đạo đức nghề nghiệp trong sáng, ủng hộ sự nghiệp đổi mới của đất nước, có điều kiện hoạt động báo chí, có khả năng đóng góp vào sự phát triển của Hội.

- Có tác phẩm báo chí, có uy tín nghề nghiệp được công chúng và đồng nghiệp công nhận.

- Người muốn tham gia Hội phải có đơn xin vào Hội, kèm lý lịch tự khai và 2 tác phẩm báo chí được phổ biến đến công chúng.

Điều 4:

Nhiệm vụ của Hội viên:

- Tôn trọng và thi hành Điều lệ, Nghị quyết của Hội, tham gia tích cực các hoạt động của Hội và đóng hội phí.

- Không ngừng rèn luyện để nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp

- Thực hiện đầy đủ quy ước về đạo đức nghề nghiệp báo chí.

Điều 5: Quyền của Hội viên:

- Được thông tin, thảo luận và tham gia các hoạt động của Hội.

- Được ứng cử, đề cử và bầu người vào BCH Hội.

- Được tạo điều kiện đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ, kỹ năng làm báo, được hưởng các phúc lợi tinh thần, vật chất do hoạt động của Hội đem lại.

- Được Hội bảo vệ và giúp đỡ lúc gặp trở ngại khi làm nhiệm vụ báo chí hoặc lúc khó khăn, hoạn nạn và khi tuổi già sức yếu.

Điều 6:

- Hội viên không hoạt động, không sinh hoạt Hội trong thời gian qúa 6 tháng mà không có lý do chính đáng thì BCH Hội xem xét xóa tên khỏi Hội.

- Đối với hội viên cao tuổi hoặc sức yếu được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia sinh hoạt Hội.

Chương III: NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC CỦA HộI

Điều 7: Hội Nhà báo Tự do Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, bác ái và thực hiện chế độ lãnh đạo toàn thể, mọi thành viên đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong đó hạt nhân là Chủ tịch Hội và BCH Hội.

Điều 8: Ban Chấp hành Hội gồm có:

- 01 Chủ tịch Hội, phụ trách chung

- 01 Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký

- 01 Phó Chủ tịch ngoại vụ

- 01 Phó Chủ tịch nội vụ

- Các ủy viên BCH

Điều 9: Nhiệm vụ của BCH

- Soạn thảo và phổ biến các Nghị quyết, các báo cáo của Hội.

- Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ và phong trào cho hội viên.

- Tổ chức tổng kết và đề ra phương hướng hoạt động của Hội.

Điều 10: Nhiệm kỳ của BCH Hội là 3 năm. Sau mỗi nhiệm kỳ, BCH có trách nhiệm tổ chức Đại hội toàn thể hội viên bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội và các ủy viên BCH Hội.

Chương IV: TÀI CHÍNH CỦA HộI

Điều 11: Tài chính của Hội gồm có:

- Hội phí do hội viên đóng góp.

- Các nguồn thu tài chính, hiện vật do các hoạt động của Hội mang lại; các nguồn tài trợ, ủng hộ hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Chương V: KHEN THƯỞNG- KỶ LUẬT

Điều 12:

Tổ chức Hội, BCH Hội và các hội viên có thành tích trong hoạt động báo chí và công tác hội được lãnh đạo Hội khen thưởng.

Điều 13: Tổ chức Hội, BCH Hội và các hội viên vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo gây tổn hại danh dự, uy tín của Hội, thì tùy theo mức độ sai phạm mà thi hành các hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, khai trừ ra khỏi Hội.

Chương VI: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14: Điều lệ Hội Nhà báo tự do Việt Nam có hiệu lực thi hành khi có 2/3 số hội viên biểu quyết thông qua. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải được 2/3 tổng số hội viên tán thành trong một cuộc họp toàn thể.

Hà Nội ngày 12-06-2006

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Các bạn bè và đồng minh đã mất lòng tin nơi nước Mỹ. Niềm tin liên quan mật thiết đến sự thật và Tổng thống Donald Trump nổi tiếng là lỏng lẻo với sự thật. Tất cả các tổng thống đều đã nói dối, nhưng chưa bao giờ quy mô đến mức làm mất giá trị cơ bản về lòng tin. Các cuộc thăm dò quốc tế cho thấy là sức mạnh mềm của nước Mỹ đã giảm mạnh trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump.
Con vừa nhận được tin Thầy thâu thần thị tịch lúc 9 giờ tối Thứ Hai, ngày 30 tháng 11 năm 2020 nhằm ngày 16 tháng 10 Âm Lịch năm Canh Tý tại Fresno, California, USA, mà không khỏi bàng hoàng đớn đau vì trước đó ít hôm con vẫn còn được hầu chuyện với Thầy.
Khi Kamala và tôi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 tới, nhiệm vụ đầu tiên và cấp thiết nhất là chống lại đại dịch và bảo đảm sự an toàn cho người dân Mỹ khắp đất nước. Đó là lý do tôi rất vinh hạnh được giới thiệu ban y tế quốc gia mà tôi tin chắc họ có thể đáp ứng được thử thách phía trước.
Hệ thống toà án tại Hoa Kỳ khá phức tạp, bao gồm các tòa liên bang và tòa tiểu bang. Chúng độc lập và hoạt động song song với vai trò và chức năng khác nhau khi hầu hết các vụ phân xử là được diễn ra tại toà tiểu bang, chỉ các vụ án liên quan luật liên bang, hiến pháp hay vấn đề tranh chấp giữa các tiểu bang, quốc tế mới dẫn đến việc phân xử tại toà liên bang hay TCPV.
Một tin tức tuy ít được nhắc đến nhưng đáng để lưu ý là do ảnh hưởng của đại dịch Vũ Hán nước Zambia ở Phi Châu cho biết sẽ không thể trả đúng hạn 42.5 triệu USD tiền lời trên tổng số 3 tỷ USD nợ. Lại có nhiều tin đồn đoán trong giới đầu tư quốc tế rằng Bắc Kinh gây áp lực lên Zambia đòi được ưu tiên thanh toán các khoảng nợ thiếu minh bạch trước rồi mới đến phiên những chủ nợ Tây Phương. [1]
Có cái gì mà Hà Nội không muốn kiểm soát, kể cả những cái bao cao su (xem đã qua xử dụng hay chưa) trong khách sạn. Chủ Tịch Hội Đồng Chỉ Đạo Biên Soạn Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam, PTT Vũ Đức Đam, đã từng tuyên bố (không ngượng miệng) rằng: “Bộ Bách khoa toàn thư phải là tri thức cơ bản về Việt Nam đặc biệt là tri thức ứng dụng cho đất nước, phải đúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.”
Những ngày tháng cuối năm là thời gian rộn ràng nhất trong năm. Điều này không chỉ ứng với cố quận mình, xứ Cờ Hoa này mà hầu như mọi nơi trên thế gian này cũng đều như thế cả, cho dù có khác nhau về văn hoá, phong tục. Có lẽ thời gian sắp kết thúc cái cũ chuyển sang cái mới, thời điểm chuyển đổi làm cho lòng người chuyển theo hay lòng người chuyển tạo ra ảo giác chuyển của thời gian? Cái cũ, cái hư hoại sẽ qua đi để cho cái mới, cái tốt đẹp sẽ đến.
Nhiều người Mỹ gốc Việt đã từng sống ở quê hương sau ngày mất nước 30/04/1975 cho rằng một trong những điều đáng quí nhất ở Hoa Kỳ chính là nền tự do báo chí. Kể từ khi CSVN thống trị toàn cõi Việt Nam, toàn bộ các cơ quan truyền thông báo chí trở thành công cụ để tuyên truyền cho chế độ.
Từ năm 75 đến thập niên 80 có hằng trăm ngàn người Việt Nam liều chết vượt biển để tìm tự do và cuối cùng một số người may mắn đã đến được bến bờ tự do. Theo ước đoán, hiện nay có khoảng trên 25.000 người Việt Nam đang sinh sống tại thành phố Montréal. Họ được gọi là Les Vietnamiens de Montréal hay Les Viéto-Montréalais.
Đại dịch Covid-19 không chỉ gây ra cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng mà còn gây ra cả khủng hoảng kinh tế. Nhiệm vụ của tân Phó Tổng thống Kamala Harris và tôi là sẽ đối đầu trực tiếp với cuộc khủng hoảng kinh tế này và trợ giúp người dân ngay khi nhậm chức.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.