Hôm nay,  

‘dịch Thuật Văn Chương’ Sẽ Giới Thiệu Trên Damau.org

20/11/200800:00:00(Xem: 5769)

‘Dịch Thuật Văn Chương’ Sẽ Giới Thiệu Trên DaMau.org

Bạn muốn tìm hiểu về văn chương dịch thuật" Sau đây là lời của tạp chí văn chương trên mạng Da Màu (http://damau.org) giới thiệu về chuyên đề Dịch Thuật Văn Chương.
Kính thưa quý đồng hương,
Trong tuần lễ sắp tới, Da Màu xin trân trọng ra mắt độc giả số chuyên đề Dịch Thuật Văn Chương bắt đầu vào ngày 26.11.2008. Chuyên đề này sẽ được thực hiện bởi Đinh Từ Bích Thúy và BBT Da Màu. Dưới đây là phần giới thiệu và thư mời tham dự chuyên đề:
Hơn bốn thế kỷ trước, những dịch giả quyển Kinh Thánh thời đại Vua James đã định nghĩa dịch thuật như sau:
Dịch là cách mở cửa để ánh sáng soi vào nhà; là cách bóc vỏ, để ta thưởng thức được nhân hạt ở bên trong; là cách kéo rèm màn qua một bên, để ta thấy tận mắt nơi thần thánh; là cách đẩy vung nắp giếng, để ta được đến gần với nước.
Đinh nghĩa này nêu lên hai thái cực “vỏ” và “nhân,” “bề ngoài,” “bên trong,” “cấu trúc” và nội dung” mà mọi dịch giả trên hoàn cầu, ở bất cứ một thời đại nào, cũng phải đương đầu và học cách thương lượng. Cùng với sự giằng co giữa hai thế cực này là khái niệm “trung thành” với nguyên bản. Nhưng trung thành với “vỏ” hay “nhân”"
Dịch thuật—translation—từ gốc Latin là “băng qua sự ngăn cách.” Dịch thuật cũng là một cách đọc và phê bình bản gốc. Không phải là một sự tình cờ mà nhiều nhà văn Việt ở ngoài nước đã từ lâu giữ cả hai vai là tác giả và dịch giả. Đây không phải là chuyện thường thấy trong văn chương giòng chính. Một nhà phê bình Hoa Kỳ đã lập luận rằng nước Mỹ, vì ít bị áp bức trong vấn đề tự do ngôn luận, nên đã không có một truyền thống mạnh về dịch thuật.
Trái lại, Việt Nam, và những quốc gia bị đè nặng bởi lịch sử chiến tranh, bị đô hộ, xâm chiếm, và những áp bức về nhân quyền, đã có một truyền thống văn chương phong phú phát xuất từ văn chương dịch. Nhà văn Pham thị Hoài, trong bài Nhà Văn Thời Hâu Đổi Mới (talawas 10-2-2004) đã nói về ảnh hưởng của chị từ văn chương dịch như sau:
Mấy chục năm chiến tranh, eo hẹp và trói buộc vẫn cho phép một bộ phận quan trọng các tác phẩm văn học thế giới được dịch tương đối cẩn thận, truyền bá rộng rãi và ảnh huởng lớn đến đời sống tinh thần của người Việt. Tôi đã không trở thành nhà văn nếu ở cái thị trấn nhỏ ấy, giữa những năm chạy bom và ăn bí ngô không có một thư viện. Nó bé lắm, chưa đầy một ngàn đầu sách ...., tôi, một đứa trẻ không có đồ chơi, [đọc] từ trên xuống dưới cả thư viện một lần, rồi từ duới lên trên thêm một lần, không biết bao nhiêu lần những Andersen, Shakespeare, Thackerey [sic], Pushkin, L.Tolstoi, Gogol, Sholochov, Majakovski, Gorki, Balzac, Hugo, Stendhal, Maupassant, Molière, Aragon, Romain Roland, L. Stevenson, Cervantes, Heine qua bản dịch của Tế Hanh, Schiller qua bản dịch của Thế Lữ, cũng như Ibsen, Pablo Neruda, Hemingway, Jack London và tất nhiên những tác giả Trung Quốc kinh điển.


Hiện nay, những tác giả ở Việt Nam đã có dịp hội ngộ với những người viết và độc giả của họ ở ngoài nước qua những bản dịch từ tiếng Việt qua tiếng Anh hoặc từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Trong số chuyên đề về Dich Thuật Văn Chương, Da Màu xin được giới thiệu dịch giả Tôn Thất Quỳnh Du qua bài nhận định của anh về kinh nghiệm dịch văn chương Phạm thị Hoài, chất vấn khái niệm truyền thống về sự “vô hình” và “thụ động” của dịch giả. Cũng trong số chuyên đề nay, Da Màu xin đuợc giới thiệu dịch giả Hà Minh, người dịch truyện ngắn Love and Honor and Pity and Pride and Compassion and Sacrifice (Tình yêu và Danh dự và Thương hại và Tự hào và Cảm thông và Hy sinh) của nhà văn Nam Lê, từ tuyển tập truyện ngắn The Boat. Theo sát thời cuộc, dịch giả Nguyễn thị Hải Hà gửi đến bạn đọc đoạn trích dịch từ Hồi Ký Những Giấc Mơ của Cha Tôi (Dreams from my Father), của nhà văn kiêm Tân Tổng Thống Barack Obama, về cách Obama chất vấn những diễn dịch của công đồng da đen cũng như da trắng về một số thành kiến liên hệ đến văn hóa, ngôn ngữ và chủng tộc. Hai nhà thơ Phan Nhiên Hạo và Đinh Linh cũng xuất hiện trong số chuyên đề này, trong vai trò tác giả kiêm dịch giả qua một số tác phẩm mà họ dịch của nhau, chứng minh mối tương quan “cộng sinh” (symbiotic) giữa tác giả và dịch giả. Cùng trong số này, sẽ có nhiều sáng tác, dịch thuật từ BBT Da Màu. Thêm nữa, sẽ có những nhận xét về dich thuật trên Bàn Tròn, với sự cộng tác của Chu Việt, Phùng Nguyễn, Lê Đình Nhất Lang, Trần Thiện Huy, Tôn Thất Quỳnh Du và Đinh Từ Bích Thúy.
Cuối cùng, dich thuật là một nỗ lực dân chủ, là nguyện ước được tái sinh ra ngoài hoàn cảnh tiền định. Trong bài thơ Những Chi Tiết Không Đáng Kể, Phan Nhiên Hạo thố lộ:
Một người đàn ông mập quỳ bên xác một người đàn bà mới chết
Nói hãy mang theo một chút da thịt của anh
Rồi em sẽ cần đến khi chính xác thịt của em bị hủy hoại
Đó là giấc mơ tôi thường thấy trong giấc ngủ buổi chiều
A fat man kneels next to a woman who has just died
Says to take some of my flesh with you
Which you will need when your own flesh is destroyed
That is a dream I often see in my evening sleep.
(Bản dịch tiếng Anh của Đinh Linh)
Đinh Từ Bích Thúy và BBT Da Màu trân trọng kính mời
http://damau.org
bientap@damau.org

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại sao lại gọi đó là “cái gọi là Hiến Pháp” " Bởi vì đây không phải là một bản hiến pháp hiểu theo quan niệm phổ quát – một văn kiện pháp lý có gía trị tối ca
Chuyện ngụ ngôn thời xưa kể lại có người Cha già muốn dạy các con bài học “HIỆP NHẤT”: “DDOÀN KẾT THÌ SỐNG, CHIA RẼ THÌ CHẾT…”
The New Economics Foundation (NEF) của Anh, đã đưa ra khái niệm Happy Planet ln "Tốc độ của cả hạm đội không phụ thuộc vào con tàu nhanh nhất
Tôi được sinh ra và lớn lên một phần tư thế kỷ trong xã hội không cọng sản. Tôi được đi học mà chẳng biết “hiến chương nhà giáo” là gì
Thời gian từ đầu năm 2007 cho đến nay tất cả các cơ quan truyền thông báo đài trên cả nước Việt Nam tập trung ráo riết tuyên truyền cuộc vận động
Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa, thế giới của những người yêu dân chủ VN, lai được chứng kiến phiên tòa phúc thẩm xét xử hai công dân dân chủ ưu tú
Hôm nay tôi sẽ chia sẻ về phần thứ hai của loạt bài diễn giải Tâm Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa, nói về Sắc và Không.
Hiện có 161 đồng bào VN tỵ nạn kém may mắn, còn lưu lạc gần  hai mươi năm ở Phi Luật Tàn
Ngày nay Little Sàigòn đã trở thành thủ phủ của người Việt mà khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Việt Nam
Hàng năm người Hoa Kỳ dành ngày Thứ Năm trong tuần lễ cuối của tháng Mười Một để cử hành lễ Tạ Ơn.  Ngày lễ Tạ Ơn cũng còn được gọi là "Ngày Gà Tây"
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.