Hôm nay,  

Chân Dung Bé Vui Bé Học

28/06/200800:00:00(Xem: 8212)

Chương trình Bé Vui Bé Học.

Nếu ở trên cao nhìn xuống những sinh hoạt Việt Ngữ ở Nam Cali, người ta có thể nhận ra ngay được sự cố gắng khập khễnh uể oải rải rác khắp đó đây, tuy nhiều nhưng kết quả chẳng được bao nhiêu, do thiếu vắng học sinh và trình độ học lực không tiến triển khả quan. Phải chăng người Việt có đầu óc vọng ngoại mà tự khinh chê chính những bản sắc văn hóa của mình và không muốn con mình còn mang dấu vết dòng máu Việt" Phải chăng tiếng Việt không cần thiết ở xứ này" Nhiều khi ta phải tự hỏi, tại sao ngay cả những cơ quan truyền thông Việt Ngữ, cở sở thương mại trong cộng đồng cũng không quan tâm tới sự sống còn của tiếng Việt, khi khách hàng của họ đa số là người Việt" Báo chí Việt Ngữ sẽ tìm đâu ra người đọc khi không còn mấy người biết tiếng Việt" Những chuyện hữu lý và hiển nhiên bày ra trước mặt nhưng chẳng ai thấy không phải là chuyện lạ lùng, nhưng chuyện lạ lùng ở đây đã xảy đến cho tiếng Việt mà chúng ta nói ra miệng hằng ngày. Trong một bối cảnh không mấy tươi sáng này, Bé Vui Bé Học ra đời với niềm mong ước đánh thức được nhiều lương tâm hầu đem lại sự chú tâm xứng đáng của cộng đồng cho môi trường giáo dục Việt Ngữ tại hải ngoại.

Tại sao Bé Vui Bé Học"

Bé Vui Bé Học là một chương trình mang hình thức thi đua của đố vui nhưng không lấy việc thi đua làm chính; vì thế mới có tên “bé vui” trước rồi “bé học” sau. Bé Vui Bé Học chỉ nhằm mục đích khuyến khích việc học tiếng Việt. Đối với các em học sinh người Mỹ gốc Việt, việc học tiếng Việt cũng khó như người Mỹ học tiếng Việt, khó vì tiếng Việt có dấu giọng khác hẳn tiếng Anh. Bởi vậy việc học tiếng Việt đối với các em là một cực hình và các em thường bị bó buộc phải đi học. Nếu chúng ta cứ cố gắng nhồi vào đầu các em “được chữ nào hay chữ nấy” thì tương lai Việt Ngữ ở hải ngoại sẽ có nguy cơ suy tàn. Để tạo luồng sinh khí mới cho môi trường Viêt Ngữ, câu hỏi được đặt ra ở đây là làm cách nào để các em thích thú với tiếng Việt và phụ huynh cảm thấy học tiếng Việt là cần thiết cho con em mình" Nguyên tắc “bé vui” rồi “bé học” là nguyên tắc tìm vui trong việc học. Làm thế nào để tìm vui trong việc học" Bé Vui Bé Học không có tham vọng đưa ra những phương pháp giáo dục trong chiều hướng này mà chỉ muốn nói lên rằng, chiều hướng vui trong học có thể thực hiện được với việc giáo dục tiếng Việt, như phương pháp giáo dục hiện thời của giáo dục Hoa Kỳ. Vì mục đích đó, chương trình Bé Vui Bé Học (BVBH) sẽ đặt chủ đề “vui” lên trên “học” để mong rằng các em học sinh theo dõi ti vi sẽ cảm thấy học Việt Ngữ không phải là sự buồn chán, rằng tiếng Việt, văn hóa Việt có rất nhiều điều hay và thích thú.

Để tạo được không khí vui tươi thì dĩ nhiên, hình thức đố vui của BVBH không được mang sắc thái uyên bác, cao siêu hoặc khúc mắc của những chương trình đố vui để học thuần túy. BVBH không nhắm chọn lựa ra những học sinh xuất sắc mà chỉ muốn đưa ra những điểm son của ngôn ngữ và văn hóa Việt với mục đích phổ biến và dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở khắp nơi qua hệ thống ti vi. Các em thí sinh đi thi, thực ra đã đóng vai trò “giáo viên Việt Ngữ” rất hữu hiệu trong việc này. Hình thức thi đua chỉ là phương tiện để BVBH thực hiện mục đích cuối cùng là giáo dục Việt Ngữ. Hơn nữa BVBH là chương trình cho các em thiếu nhi từ 11 tuổi trở xuống, cỡ tuổi chỉ mới bập bẹ được vài câu ca dao thông thường như: công cha như núi Thái Sơn, hoặc mới chỉ đánh vần được những chữ giản dị và thực dụng như: ba má, búp bê, chứ không phải văn thơ như: thoang thoảng, tưởng tượng. Về kiến thức, các em chỉ mới biết tên những đồ vật gần gũi trong nhà như: cái bàn, cái tô, chứ không phải những sự vật cao xa như: không gian, kinh tế. Phạm vi giáo dục của BVBH nằm ở giai đoạn đầu tiên của chương trình giáo dục Việt Ngữ và muốn phô bày một bộ mặt dễ thương đáng quý của Việt Ngữ để phụ huynh nhận thức được sự cần thiết của tiếng Việt đối với con em, do đó sẽ hăng hái ghi danh cho con em học tiếng Việt. Ở vai trò này, BVBH muốn làm chất xúc tác giúp cho sự phát triển của các trường dạy Việt Ngữ.

Giáo dục Việt Ngữ không hẳn chỉ là giáo dục về kiến thức mà còn về giáo dục con người. BVBH không quên bao gồm những giá trị luân lý, đạo đức và văn hóa để gầy dựng một con người khuôn mẫu với những đức tính căn bản làm người như: lòng nhân, lễ nghĩa, hy sinh, ngay thẳng, kỷ luật. Đây là những điểm khiếm khuyết của giáo dục sở tại mà nguời Việt chúng ta nên bổ xung qua những chương trình dạy Việt Ngữ để giúp phần xây dựng tuổi trẻ Việt Nam giỏi giang và đạo đức. Nếu thiếu vắng sự giáo dục đạo đức, nhân nghĩa cho các trẻ em Việt, thì một ngày nào đó, cộng đồng người Việt ở hải ngoại sẽ suy đồi. Hơn nữa, không có nền giáo dục nhân bản nào thích hợp với người Việt hơn chính nền văn hóa của mình, vì nó bao gồm những kinh nghiệm sống, sự khôn ngoan, lời hay ý đẹp đã được trui rèn mấy ngàn năm, và đặc biệt chỉ dành riêng cho người Việt.

Cộng đồng cũng khó vững mạnh nếu thiếu vắng nhân tài lãnh đạo. Chúng ta cần phải nuôi dưỡng và hun đúc nhân tài lãnh đạo ngay từ còn bé. Nhìn chung những hoạt động của cộng đồng, chúng ta không thiếu những sinh hoạt nhắm vào mục tiêu thời đại, nhưng chúng ta hình như không mấy để ý chuyện xây dựng, nâng đỡ những thế hệ tiếp nối. Chương trình BVBH nói riêng và công việc giáo dục Việt Ngữ tại các trường Việt Ngữ là những cố gắng để xây dựng nền tảng vững chãi cho sự tồn tại của cộng đồng người Việt, bằng cách nuôi dưỡng và gầy dựng những thế hệ trẻ Việt Nam biết hướng lòng về quê hương và hiểu biết chân giá trị của truyền thống văn hóa, hầu giúp phần nâng cao phẩm chất cộng đồng người Việt hải ngoại và tiếp nối công cuộc tranh đấu cho một Việt Nam tự do dân chủ.

Nội dung tài liệu BVBH

Lý tưởng và mục đích thường là những gì cao đẹp nhưng xa vời. Chương trình BVBH không có mong ước xa xôi để giải quyết những vấn nạn có tầm mức quốc gia, dân tộc hoặc cả thế hệ. BVBH chỉ mong đi bước đầu tiên để làm viên gạch lót đường cho những công trình Việt Ngữ to lớn hơn trong tương lai. Bởi thế nguyên tắc điều hành cũng như việc chọn lựa chủ đề, soạn thảo câu hỏi đều dựa trên những yếu tố khiêm nhường theo thứ tự như: giản dị, vui nhộn, nghệ thuật và chính xác.

Tại sao giản dị có ưu tiên hàng đầu"

Đối tượng của BVBH là các em thiếu nhi 11 tuổi trở xuống sinh trưởng ở Mỹ. BVBH muốn dạy các em học tiếng Việt thì phải dùng loại ngôn ngữ và những kiến thức của những lớp sơ cấp như lớp 1, lớp 2. BVBH không muốn trở thành một màn trình diễn bao gồm những “diễn viên” với tài học xuất chúng để thỏa mãn tầng lớp khán giả trí thức. Nhưng ngược lại, các thí sinh đi thi là những em học sinh thật đang theo học Việt Ngữ tại các trường Việt Ngữ. Điều này nhằm đưa ra ánh sáng sự thật về khả năng tiếng Việt của con em chúng ta, hầu đáp ứng cho những công trình nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ tiếng Việt cho con em. BVBH muốn là một chương trình giáo dục thiếu nhi và dành riêng cho thiếu nhi, do đó sẽ dùng loại ngôn ngữ của thiếu nhi. Đôi khi loại ngôn ngữ này thiếu sót, đơn giản, ấu trĩ…. Nhưng vấn đề này không phải là điều đáng quan tâm. Điểm chính là đối thoại được với các em rồi từ đó sẽ dẫn đến giáo dục.

Tại sao phải vui đùa trong việc học"

Theo quan niệm cổ xưa, học là phải “dùi mài kinh sử”, phải nghiêm trang. Lớp học phải im phăng phắc không một tiếng động ngoại trừ tiếng giảng bài của thầy cô. Đây là sản phẩm của quan niệm dưới ảnh hưởng Khổng Giáo, nhằm xây dựng một xã hội thuần nhất của thời quân chủ xa xưa. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và sự đa dạng của xã hội, sự học cần phải có phương pháp khác thích hợp với thời thế, đó là tạo nên ý chí ham học, tức là vui trong việc học. Trong môi trường nhỏ hẹp của Việt Ngữ, nếu chúng ta tạo nên được sự vui thú trong chuyện học tiếng Việt thì không lo gì các em thờ ơ học tiếng Việt. Đây là một thách đố khó khăn nhưng BVBH muốn thử để, nếu thành công, sẽ là mô hình cho công cuộc giáo dục Việt Ngữ hải ngoại. BVBH muốn chuyển đổi việc học tiếng Việt từ chỗ bắt buộc sang tự nguyện và vui thú vì chỉ có vậy mới giúp cho việc học tiếng Việt được phổ biến rộng rãi và hiệu quả. Ngoài vấn đề hấp dẫn các em, BVBH còn muốn thu hút phụ huynh xem chương trình để họ nhận thức được sự cần thiết của tiếng Việt đối với con em, và do đó tạo nên nhu cầu học tiếng Việt.

Tại sao phải có nghệ thuật trong việc học"

Với sự thay đổi nhanh chóng về mọi mặt của thế giới ngày nay, ai đứng một chỗ một thời gian sẽ trở thành “khủng long”. BVBH là một chương trình giáo dục ti vi nên cần phải thay đổi luôn luôn để hấp dẫn khán giả và sống còn. Do đó yếu tố nghệ thuật là cần thiết để giúp cho sự sáng tạo được liên tục. Một chương trình dựa trên nghệ thuật sẽ thay đổi muôn màu và bất biến để luôn tạo nên những bất ngờ cho khán giả. Từ đó sự tồn tại của chương trình mới được bảo đảm và đứng vững.

Tại sao chính xác bị đặt ở ưu tiên cuối cùng"

Dường như yếu tố giản dị và chính xác là hai yếu tố trái ngược" Có lẽ vì thế nên BVBH đã đặt yếu tố chính xác ở hàng cuối vì đã chọn giản dị ở hàng đầu. Những câu hỏi và bài học cần phải được chính xác vì là giáo dục. Thật đúng như vậy nhưng thực tế không cho chúng ta có tất cả những cái tốt vào một chỗ. Thông thường chúng ta chỉ được chọn một trong hai. Hơn nữa chính xác cũng có nhiều mực độ khác nhau. Đối với một khoa học gia thì chính xác có ý nghĩa tuyệt đối, nhưng đối với một nhà thơ thì chính xác là từ con mắt nhìn của họ. Nhà khoa học nói “tia nắng” nhưng nhà thơ nói “giọt nắng”, chuyện ai đúng ai sai không phải là vấn đề BVBH muốn tranh cãi. Do đó BVBH cũng có một mức độ chính xác của riêng mình, miễn là độ chính xác đó chuyển đạt được tới các em học sinh thiếu nhi, ngõ hầu giúp cho các em đi từng bước trên con đường học Việt Ngữ. Vì BVBH dành riêng cho các em thiếu nhi sinh trưởng ở Mỹ, khả năng tiếng Việt của các em nên được nhìn dưới góc cạnh của một người Mỹ học tiếng Việt; chẳng hạn, những chuyện rất tầm thường và không thể lầm lẫn đối với chúng ta như “cây ngả”,  các em lại nói “cây té”. Nếu BVBH không nhận thức ra những điều này thì sẽ phục vụ sai đối tượng. Do đó BVBH chọn loại ngôn ngữ bình dân (common sense) thay vì ngôn ngữ bác học (academic) trong việc chọn đề mục cũng như nội dung các bài học thi. Như đề mục văn hóa trong BVBH là món ăn, cách phục sức chứ không phải những tục lệ, lễ hội khó hiểu và xa rời thực tế đối với các em. Trong BVBH, chính xác là sự tương đối, có mực độ và thay đổi theo trình độ học vấn của học sinh.

Về vấn đề ngôn từ sử dụng, cách dùng từ và đặt câu, lập trường của BVBH là không dùng và không bắt chước lối viết cũng như cách dùng từ hiện thời ở trong nước. BVBH quan niệm, không có sự đúng sai, phải trái, cũ mới trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ bắt nguồn từ quần chúng chứ không phải từ các học giả uyên thâm dùng lý luận ngụy biện với ngầm ý bênh vực một thể chế độc tài như chính quyền trong nước đang làm. Người Việt hải ngoại có quyền dùng loại ngôn ngữ của riêng mình và không nhất thiết phải rập khuôn ngôn ngữ của người trong nước. Ngôn ngữ muốn phát triển và đa dạng thì phải nằm ở trong môi trường tự do. Ngược lại, nếu ngôn ngữ bị kiềm chế, kiểm soát  bởi một quyền lực độc tài thì sẽ trở thành một ngôn ngữ què quặt, nghèo nàn và sẽ suy thoái dần vì chỉ được dùng làm công cụ để củng cố quyền lực của một thiểu số thống trị. Thứ ngôn ngữ đó không thể là loại ngôn ngữ được xem là tiến hóa theo đà phát triển tự nhiên và tiến bộ được. Ngày nay, ngôn ngữ ở trong nước đã làn tràn và được dùng hằng ngày trên báo chí cũng như truyền thông không ít ở hải ngoại, và buồn thay, còn được nhiều người cỗ võ. Riêng BVBH là một chương trình giáo dục thiếu nhi sẽ cố gắng giữ vững mảnh đất cuối cùng với hy vọng giáo dục cho những thế hệ tương lai một loại ngôn ngữ của người Việt tự do đầy màu sắc, phong phú và sáng tạo. 

Tổ chức và điều hành

BVBH là một trong những chương trình sinh hoạt của Ban Đại Diện các Trung Tâm Việt Ngữ Nam Cali (BĐD). BĐD là một tổ chức vô vị lợi đại diện cho các trường Việt Ngữ. Vai trò đại diện là vai trò phụ giúp, phò trợ các trường Việt Ngữ bằng cách cung cấp sách giáo khoa, tổ chức các cuộc thi cử để các trường có cơ hội kiểm điểm trình độ học sinh của mình với những trường bạn, tổ chức những lớp huấn luyện về phương pháp và kiến thức sư phạm. Đây là những viên gạch cần phải có để xây dựng một lớp học và bước kế tiếp là vấn đề đi kiếm học sinh. BVBH ra đời với chủ đích đem thêm nhiều học sinh đến cho các trường và mong giúp khơi dậy sự hăng hái học tiếng Việt trong cộng đồng. Cánh buồm của con thuyền Việt Ngữ, cho tới ngày nay vẫn chưa được lộng gió. Các trường Việt Ngữ vẫn phải cần đến sự hy sinh, đóng góp vô vị lợi của biết bao thầy cô và cộng sự viên để mong chuyển đạt gia tài tiếng mẹ cho những thế hệ hậu duệ. Nhiều khi những sự hy sinh đó như tiếng vang trong sa mạc và không mấy phụ huynh lưu tâm một cách nhiệt tình về chuyện học Việt Ngữ của con em. Nhiều phụ huynh xem các trường Việt Ngữ là nơi giữ trẻ ít tốn kém và có phẩm chất. Việc đem con đến trường chỉ là để có thì giờ rảnh làm những công chuyện khác, ngoài ra không hề quan tâm đến sự tiến bộ của con em. BVBH mong ước giải tỏa được vấn đề này và đưa chuyện học Việt Ngữ trở thành nhu cầu giáo dục cho mọi trẻ em Việt Nam tại hải ngoại. Từ đó giúp nâng cao số lượng học sinh ghi danh theo học Việt Ngữ.

Về phương diện điều hành, ngoài mục đích chính là giáo dục, BVBH còn là một chương trình giải trí thiếu nhi (entertainment program). Yếu tố giải trí bắt chúng ta phải vui trước học sau và ảnh hưởng đến nội dung những câu hỏi. BVBH phải dùng loại văn chương bình dân và những kiến thức thông thường dễ hiểu và thích hợp với đại đa số quần chúng. Một chương trình ti vi thành công cần phải có một số đông người coi và chính điều này là thước đo mà BVBH dùng để ước tính mức độ thành công của mình. Bởi thế khán giả trí thức sẽ chỉ tìm thấy những điều rất tầm thường về nội dung câu hỏi và trong sự thi đua, đôi khi học vấn phải nhường chỗ cho sự may mắn. Khi đám mây văn chương bác học nhường chỗ cho văn chương bình dân thì ánh sáng vui nhộn ló dạng. Không khí sinh hoạt của BVBH là một không khí vui nhộn, cởi mở. Cuộc thi không phải là đấu trường mà các em thi đua trong tinh thần học hỏi và tìm vui. Niềm vui nằm ở lúc thi đua chứ không phải khi được thắng cuộc. Trên phương diện này, BVBH muốn là nơi huấn luyện những lãnh đạo tương lai bằng cách giúp cho các em nói năng dạn dĩ trước đám đông ngay từ khi còn bé. Các em của đội thắng giải đã phải trải qua ít nhất 5 lần ra trước công chúng và ống kính của đài truyền hình. Với sự thực tập như vậy, hy vọng chúng ta sẽ rèn luyện được nhiều nhân tài cho tương lai.

Ngoài việc huấn luyện các em học sinh, BVBH còn là nơi huấn luyện thầy cô bằng cách để thầy cô làm nhân viên điều hành chương trình mà không phải những “diễn viên” thiện nghệ; với hy vọng đào tạo ra những những thầy cô có khả năng lãnh đạo để tiếp nối gánh vác những chức vụ quan trọng tại các trường hoặc tổ chức giáo dục thiện nguyện. BVBH còn được làm điểm hội tụ của thầy cô khắp nơi có dịp làm việc chung với nhau để học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm giáo dục, và trong không khí hòa đồng đó còn xây dựng được sự thông cảm, hiểu biết nhau để cùng góp sức xây dựng một cộng đồng Việt Ngữ vững bền và đoàn kết.

Tấm lòng, nhiệt tâm cũng chỉ là những phương tiện tinh thần chưa đủ để giúp một công trình chấp cánh bay cao nếu không có tài chánh. Đài VHN-TV là nguồn tài chánh và phương tiện truyền hình để giúp BVBH bay tới khắp nơi trên đất nước này. Đây cũng là một may mắn cho môi trường Việt Ngữ và mong thay, tương lai sẽ có thêm nhiều những mạnh thường quân ý thức được sự cần thiết của việc truyền đạt tiếng Việt cho những thế hệ trẻ tiếp nối và góp một bàn tay. Tới ngày đó, cộng đồng chúng ta không còn lo “tuột dốc” mà chỉ nhìn về phía trước và tiên đoán mức tăng tiến trước mặt. 

Tóm lại, ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa và là dòng máu luân lưu trong thân thể của một dân tộc, tiếng Việt còn thì người Việt còn. Nỗi ưu tư về sự tồn tại của tiếng Việt luôn là niềm ray rứt không ngừng với những thầy cô dạy Việt Ngữ nói chung và của Ban Đại Diện các Trung Tâm Việt Ngữ nói riêng. Khi thấy phụ huynh không lưu tâm đến chuyện học Việt Ngữ của con em, khi thấy các em quên dần tiếng Việt, chúng ta tự hỏi: nếu cứ đà này thì tương lai tiếng Việt và cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ đi về đâu" Có thể nào một ngày nào đó, bảng hiệu của các hàng quán và cơ sở thương mại trong khu Little Saigon chỉ toàn tiếng Anh" Chắc chắn không ai muốn chuyện này xảy ra. Nhưng hiện tại, chúng ta nên làm gì để điều đó không trở thành hiện thực" Trong tầm tay của mình, BĐD và các thầy cô của các trường Việt Ngữ cùng chung sức thực hiện BVBH như một cố gắng mới để đóng góp một phần tích cực trên con đường bảo tồn tiếng Việt đầy gian nan này.

Trần v Minh

26/6/08

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhân mùa lễ Tạ Ơn, xin nói một lời cảm ơn cái quốc gia này, cảm ơn tất cả những mối quan hệ tương tác qua lại, cảm ơn sự cộng sinh giữa người với người, người với vạn vật muôn loài nhưng trên hết là cảm ơn cha mẹ đã cho con cái hình hài này, cho con sự sống này.
Trong buổi hội thảo qua truyền hình, của Diễn Đàn An Ninh Toàn Cầu, hôm 16-11-2020, Robert O'Brien, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump, đã đưa ra cam kết về việc chuyển giao quyền lực cho tân Tổng Thống Joe Biden sẽ diễn ra ôn hòa và thành công vào ngày 20-1-2021 như những lần chuyển giao quyền lực trước đây.
Để giúp khai sáng viễn ảnh của chính sách Ngoại giao trong 4 năm tới của Chính quyền Biden, đồng thời nhìn lại những thành công và thất bại của Tổng thống Cộng hòa mãn nhiệm Donald Trump trong lĩnh vực này, chúng tôi đã phỏng vấn Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, một Học giả chuyên ngành Chính trị Quốc tế. Ông là Giáo sư ngoại hạng (Professor Emeritus) đã từng giảng dạy nhiều năm về Quan hệ Quốc tế tại Đại học George Mason, gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Chỉ thị của tôi đến Kathleen và nhóm y tế công cộng rất đơn giản: các quyết định sẽ được đưa ra dựa theo khoa học tốt nhất sẳn có và chúng tôi sẽ giải thích từng bước trong ứng phó của chúng tôi đến công chúng, bao gồm cả chi tiết những gì chúng tôi đã biết và chưa biết. Trong sáu tháng tiếp theo, chúng tôi đã thực hiện chính xác điều đó. Sự sụt giảm các ca bệnh H1N1 vào mùa Hè đã giúp nhóm ứng phó có thời gian làm việc với các hãng bào chế thuốc và cung cấp khích lệ tài chính cho các quy trình mới để sản xuất vaccine nhanh hơn. Họ tiên định nguồn cung cấp y tế tại khắp các khu vực và giúp các bệnh viện linh hoạt hơn trong việc quản trị các ca bệnh cúm gia tăng. Họ đánh giá và cuối cùng bác bỏ ý tưởng đóng cửa trường học cho hết niên học nhưng đã làm việc với các khu học chánh, các doanh nghiệp, các viên chức tiểu bang và địa phương để bảo đảm là mọi người đều có các nguồn lực cần thiết để ứng phó trong trường hợp bùng phát dịch.
Mỗi người trong chúng ta nợ nhiều người, ngoài nợ ông bà cha mẹ đã sinh ra, nuôi cho lớn khôn, thương yêu đùm bọc cho đến khi cha mẹ qua đời. Tôi cũng vậy, tôi là con cả được ông nội thương yêu, và cha mẹ thương yêu, muốn gì được cái đó, muốn đồ chơi có đồ chơi, muốn xe đạp có xe đạp, muốn xe Honda có xe Honda, muốn ăn gì được ăn thứ đó.
Không ai mấy ngạc nhiên khi thấy Tổng thống Donald Trump, vào đêm 3 tháng 11, mang Phó Tổng thống Mike Pence và toàn thể, vợ và cả con cái trong gia đình của ông ra mắt quần chúng và tuyên bố là ông thắng cử nhiêm kỳ hai lúc 1:45 AM ngày 4-11, mặc dầu ông dư biết lúc đó số phiếu cử tri đoàn của ông Joe Biden là 234 phiếu, và của ông chỉ có 210 phiếu, và công cuộc đếm phiếu vẫn đang tiếp diễn trên hầu hết các tiểu bang.
Dù cũng đọc được lõm bõm một hai ngoại ngữ, tôi rất ít khi rớ tới một tờ báo hay một cuốn sách viết bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp. Lý do, chả phải là vì tôi có máu bài ngoại hoặc dị ứng với văn hoá thực dân (hay đế quốc) gì ráo trọi mà chỉ tôi chỉ thạo tiếng mẹ đẻ thôi nên rất ngại “đụng” đến tiếng nước ngoài.
Bốn năm tới dưới thời chính phủ Biden sẽ có thể chứng kiến nhiều cải thiện trong công bằng chủng tộc. Nhưng đối với nhiều người, nó sẽ là chướng ngại để làm sạch: Tổng Thống Donald Trump đã coi nhẹ bạo động chủng tộc, khuyến khích những người cực hữu và mô tả Black Lives Matter là “biểu tượng của thù hận” trong nhiệm kỳ 4 năm của ông.Theo các thăm dò, thực tế hầu hết người Mỹ đều đồng ý rằng các quan hệ chủng tộc đã xấu đi dưới thời ông Trump.Trong khi Biden một cách nào đó không giống tổng thống thúc đẩy chương trình nghị sự về chủng tộc. Trong thập niên 1970s, ông chống lại kế hoạch xe buýt và ngăn chận các nỗ lực tách biệt trường học tại Delaware, tiểu bang nhà của ông. Và giữa thập niên 1990s ông đã thắng một dự luật tội phạm mà làm cho tỉ lệ giam giữ người Da Đen tồi tệ hơn. Ông đã làm hỏng cuộc điều trần mang Clarence Thomas tới Tối Cao Pháp Viện bằng việc cho phép các thượng nghị sĩ Cộng Hòa bỏ qua lời khai thiệt hại của Anita Hill về sự sách nhiễu tình dục của Thomas
Kết qủa bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 3/11/2020 đã xác nhận ứng cử viên Dân chủ Joe Biden đánh bại đương kim Tổng thống Cộng hòa Donald Trump để trờ thành Tổng thống thứ 46 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Bà Thượng nghị sỹ California, Kamala Harris, sinh ngày 10/10/1964 là phụ nữ đầu tiên đã đắc cử Phó Tổng thống trong lịch sử Mỹ. Bà cũng là con của gia đình di dân đầu tiên gữ chức vụ cao quý này, có Mẹ gốc Ấn Độ và cha gốc Jamaica, vùng Caribbean (Nam Mỹ). Nhưng Tổng thống thất cử và các Lãnh tụ của đảng Cộng hòa bại trận vẫn chưa chịu nhìn nhận thất bại. Ngược lại, ông Trump đã chủ động chiến dịch không thừa nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden, đồng thời đã khiếu kiện ở một số Tiểu bang có số phiếu chênh lệch nhỏ với hy vọng đảo ngược thế cờ. Tuy nhiên, các Thẩm phán ở Pennsylvania, Michigan, Arizona,Georgia và Nevada đã bác đơn kiện của Ủy ban tranh cử của Donald Trump vì phe ông Trump không trưng được bằng chứng có gian lận, hay có chủ mưu làm sai lệch kết quả bầu cử.
Trong cuộc sống lưu vong của người Việt hải ngoại, những món ăn tinh thần cần thiết đã là một đòi hỏi không thể thiếu, nhất là những năm đầu trong cuộc sống trôi dạt khắp nơi của người Việt hải ngoại. Sự thèm khát được đọc một tờ báo, cuốn sách tiếng Việt hay nghe một băng nhạc cải lương, tân nhạc đã thúc đẩy người ta tìm về nơi đông đúc người Việt sinh sống.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.