Hôm nay,  

Lại Viết Về Thầy Nguyễn Xuân Vinh

26/02/200800:00:00(Xem: 15326)

- Tạp bút của Xuân Đỗ

Ít năm gần đây tên tuổi của Giáo sư kiêm cựu Tư lệnh Không Quân VNCH Nguyễn Xuân Vinh được nhắc nhiều trên báo chí và cộng đồng, đặc biệt đối với những người lính cựu, nhất là từ khi ông được  bầu vào chức danh Chủ tịch Tập thể Cựu chiến sĩ Hải ngoại cùng với tướng Lê minh Đảo.

Bài viết này không có ý bàn về hoạt động của ông, và cũng không có ý muốn “ddánh bóng” ông, vì cái gì có dính líu tới chính trị thì ít khi có sự đồng thuận từ mọi phía, nhưng chỉ xin ghi đôi hàng về một vài ký ức đối với một nhân vật nồi tiếng cả văn lẫn võ mà từ lúc sinh ra cho đến khi về hưu đã trải qua những năm tháng của con người được ...“ddẻ bọc điều”.

Từ đoạn này tôi xin được gọi ông bằng Thầy, vì tôi đủ tư cách là học trò của ông tại ngôi trường một thời ông dạy. Những gì liên quan đến kỷ niệm về thầy trò thì khó mà quên. Năm ấy, đầu niên khóa 57-58, các học sinh Trường trung học Pétrus Ký (Sàigòn) đang tụ tập trước cửa trường để vào lớp, tình cờ tôi lại đứng gần một ông đaị úy mặc quân phục và lon lá thuộc không quân. Ông cũng chờ vào lớp, tôi đoán có lẽ ông là phụ huynh của ai, muốn liên lạc với trường.

Cổng trường mở, tụi tôi vào lớp đệ nhị A2 (Ban vạn vật/lo+'p 11), lớp kế bên đệ nhị B1 (Ban Toán). Ông đại úy theo vào, nhưng không phải để gặp ai, cũng chẳng phải để học, mà để...dạy môn toán. (Lúc này khó tìm giáo sư dạy toán, thường là mời thêm các vị có cử nhân bên Pháp, bất kể ở trong hay ngoài quân đội). Những tháng ngày kế tiếp, tôi lại có dịp gặp thầy, thầy nhận dạy như kiểu “part time”, hết giờ lại về bên Bộ tư lệnh KQ, cho nên mặc nhà binh cho tiện.

Xét về bề ngoài, thầy không có dáng dấp nhà binh, lại càng không có cái vẻ hào hoa của lính không quân. Nhưng nếu thầy mặc dân sự chắc sẽ nổi bật cái vẻ nho nhã, mô phạm của nhà giáo. Giọng thầy cũng nhỏ nhẹ, thỉnh thỏang cũng pha trò khá dí dỏm để làm cho môn Toán đỡ khô khan. Thầy dậy có phần hơi khó hiểu, có lẽ chưa quen nghề sư phạm, lại hay ra bài toán khó và cho homework hơi nặng. Nhưng học sinh thích thầy vì thầy rất rộng rãi trong việc cho điểm (hào hoa ở chỗ này) và nặng phần khuyến khích nhiều hơn la rầy.

Về sau tụi tôi mới được biết thêm về thầy do chị thằng bạn tiết lộ. Số là thằng bạn về học lại với chị nó có ông nhà binh dạy nó môn toán, chị hỏi tên gì, nó nói NXV, bà chị ngờ ngợ sao nghe quen quen. Vốn là nguời hay đọc truyện bà chị nhớ ngay ông này trùng tên với nhà văn Toàn Phong, cũng không quân. Bà chị lục ngay tủ sách gia đình, cầm cuốn “DDời Phi Công” xem hình tác giả mặt sau, chỉ cho thằng em, thì ra y chang hai ông là một.Vì giai thoại này mà ông có thêm người  lính phi công là thằng bạn tôi ít năm sau.

Cũng từ đó thầy nổi tiếng ở trường không phải tài dạy toán mà là nhà văn bằng xương bằng thịt, học trò rất cảm mến và hâm mộ thầy. Cũng may là trường tôi toàn học sinh nam, chứ nếu thầy dậy bên Trưng vương hay Gia long thì lại là chuyện khác.

Rất tiếc thầy chỉ dạy hơn một niên khóa. Sau đó vì nhu cầu công vụ thầy về làm việc “full time” bên không quân. Con người ta có số, không hiểu cụ Diệm thương thầy thế nào, lại không hiểu do ai tiến cử vì thầy vốn gốc Bắc di cư, không cần lao, không công giáo mà từ năm 1957 đến 1962 thầy từ đại úy lên tới đại tá và còn thêm chức Tư lệnh không quân. Chuyện chính trị quốc gia đại sự tôi không dám bàn.

Tôi được gặp thầy một dịp  nữa khi tiễn thằng bạn tôi, cũng là học trò của thầy, đi khóa Không quân 61B. Thầy lúc này là tư lệnh đến “ban huấn từ” và gặp gỡ các phụ huynh, bạn bè có con em tình nguyện nghiệp bay bổng trước khi họ lên đường ra Nha Trang. Thầy vẫn có cái dáng nho nhã, khiêm tốn, không tỏ vẻ “oai” như các vị tư lệnh khác. Tôi không dám lại gần thầy để nhắc một vài kỷ niệm nơi trường xưa, thằng bạn tôi mang cầu vai sinh viên thì lại càng không dám, lý do có sự xa cách này vì thày ở cương vị quá cao.

Sau vụ một phi công bỏ bom dinh Độc lập, thầy bị thất sủng. Thường các vị lớn khi mất chức thường đi đại sứ hay công tác nước ngoài. Riêng thầy số bọc điều, quân đội lại chắp cánh cho thầy bay cao hơn, xa hơn. Thầy đi Mỹ, nhờ sở học sẵn có thầy thành đạt, nổi tiếng chẳng phải trên đất Mỹ mà có sự nể nang của đồng liêu khắp năm châu. 

Khoảng 66, 67, nghe nói ông Kỳ có mời thầy về, hình như định giao một chức trong nội các đặc trách về giáo dục. Thầy có về, nhưng đất nước lúc này nghe không khá, thày lại bỏ đi, vì dù sao ở nước ngoài cuộc sống vẫn ổn định hơn. Tôi phục thầy có sự nhạy bén về mặt chính trị, vì vài năm sau khi ông Kỳ bị thất sủng thì thầy cũng lại phải đi.

Ký ức cuối về thầy trước khi mất nước lại do thằng em con ông chú học lại. Thằng nhỏ cùng hai anh bạn là hạ sĩ quan không quân, năm 74 được quân đội cho đi tu nghiệp kỹ thuật tại căn cứ không quân Denver, Colorado. Gần căn cứ này có cả trường đào tạo sĩ quan không quân. Lúc này thầy đang là giáo sư của đại học Denver. Vì tình đồng hương, lại nhớ quê hương, cô Phượng (bà Vinh) hay mời ba ông nhóc này ra nhà ăn cơm, đối đãi rất thân tình. Thằng em tôi ca ngơi. hết chỗ nói về lối cư xử bình dân của cả hai ông bà. Nhân tiện cũng nhắc, chắc cô nhớ, thằng em tên An bị chết trong chuyến vượt biên hồi 82. Nó là hoa tiêu, đi cả tuần không thấy đất liền, người trên ghe  tuyệt vọng thảy nó xuống biển. Hai ngày sau, ghe ghé một dàn khoan. Cả con tàu được cứu, thằng em tôi ở lại với biển.

Chuyện về ông thầy khúc sau này còn dài, nhất là từ khi có các tù cải tạo ghé bến tự do, nhưng không thuộc phạm vi bài viết này. Tôi chỉ xin tâm sự với thầy, người tôi hằng quí mến và ngưỡng mộ. Tất nhiên trò hơn thầy thì ở đời không hiếm, nhưng trò lại đòi khuyên thầy thì có phần nghịch lý. Xin thầy lui lại chỉ nên làm vai trò cố vấn cho các hội đoàn vì uy tín của thầy cao, còn việc điều hành thì xin để cho các ông một thời sống chết với  lính hoặc đã chia sẻ những gian nan trong trại tù CS sau này.

Trong tinh thần đó xin thầy trong những ngày còn lại của tuổi thọ, hãy viết thêm nhiều tác phẩm để lại cho đời. Thầy có dư tài năng và vốn sống để làm công việc này. Chuyện nhân gian thế sự xin dành cho người khác.

Xuân Đỗ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong những ngày này, người Công giáo đang sống trong những ngày gọi là “Mùa Chay”. Mùa Chay kéo dài 40 ngày, bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro.
Trong buổi hội chợ đầu xuân, thấy cháu trai thứ hai của Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân đi qua gian hàng tôi đang đứng, lòng tôi chợt chùng xuống.
Biên giới và người di dân bất hợp pháp là đề tài nóng bỏng trong mùa bầu cử vào tháng 11 năm nay.
Trước khi vào bài chuyển ngữ: Lịch sử là những sự thật và thường liên hệ đến tương lai. Những nhân vật đóng vai trong lịch sử, dù muốn dù không
Hàng ngày! Chúng ta thường thấy trong các bản tin thời sự quốc tế được đăng tải trên các báo tronng nước, người ta thường đặc biệt nhấn mạnh
Chiều thứ sáu ngày 29, 2008 gần 200 giáo chức, nhân viên điều hành thuộc các học khu Anaheim, Garden Grove và Santa Ana
Nhà thương tâm bệnh DePaul ở New Orleans bảo trợ một cuộc hội thảo do bác sĩ Patrick Carnes điều khiển, về đề tài: Lành Mạnh Tính Dục và Tinh Thần.
Tôi du hành đến nhiều nơi vòng quanh thế giới và khi thuyết giảng trước quần chúng, tôi có cảm nghĩ rằng tôi là một người bà con trong gia đình của họ
Vào đúng hai giờ chiều, ngày 1, tháng 10, 2007; một phái đoàn gồm 30 quan khách đã được long trọng
Một xã hội được quản lý bởi lực lượng quân đội, gọi tắt là quân quản, là dấu hiệu của một thời kỳ đặc biệt của lịch sử, hay là thời kỳ chuyển tiếp
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.