Hôm nay,  

Benazir Bhutto: Mai Mối Không Thành

29/12/200700:00:00(Xem: 8325)

Hoa Kỳ chơi dại, Pakistan bốc lửa...

Trong khi chờ đợi các cuộc điều tra - và đổ lỗi - về vụ nguyên Thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto bị ám sát chiều 27, người ta có thể nhìn ra một hay nhiều thủ phạm ở rất xa, ở ngay trên đất Mỹ. Trong bộ Ngoại giao và hệ thống truyền thông Hoa Kỳ.

Người Mỹ được biết rất ít về Benazir Bhutto, người phụ nữ đầu tiên lên làm Thủ tướng tại một xứ Hồi giáo, ở tuổi rất trẻ là 35. Họ chỉ chú ý đến bà từ khi Bhutto quyết định trở về Pakistan sau tám năm sống lưu vong ở nước ngoài, và chú ý nhất ở lời tường thuật về tội tham nhũng, ở các cuộc điều tra của chính quyền Thụy Sĩ, Anh và Tây Ban Nha. Uyên bác hơn một chút, nhiều nhà bình luận Mỹ nói đến sự mai mối của Chính quyền Bush để Benazir Bhutto trở về chia quyền với Tướng Pervez Musharraf hầu vãn hồi dân chủ trong một xứ có loạn. Người Mỹ càng dễ tin vào điều ấy khi Tổng thống Musharraf quyết định toàn xá Bhutto về mọi tội có thể có.

Nhìn từ giác độ lý tưởng - và ngớ ngẩn - của dân Mỹ thì đây lại là chuyện "một đồng một cốt", sự toa rập của độc tài với tham nhũng.

Benazir Bhutto là người không sợ dư luận, dám lấy nhiều quyết định ngang tàng thậm chí ngang ngược trong một xứ mà phụ nữ vẫn còn bị miệt thị vì lý do thiêng liêng của văn hoá và tôn giáo. Không sợ dư luận nhưng bà lại cần dân.

Khi trở về để chuẩn bị tranh cử, bà không tranh cử theo kiểu Mỹ, là an toàn xuất hiện trên truyền hình, qua cái lọc của truyền thông báo chí. Bà muốn đi thẳng vào quần chúng và lấy những rủi ro điên rồ ngay từ khi đặt chân về Pakistan ngày 18 tháng 10 vừa qua. Hôm đó, bà bị mưu sát mà thoát chết, nhưng hơn trăm người đã tử thương. Di chuyển bằng xe, dù bọc thép, giữa một biển người và trong nhiều tiếng đồng hồ là mặc nhiên mời gọi Tử thần, hoặc quân khủng bố.

Vậy mà bà vẫn tái diễn chuyện cũ và lần này thì thiệt mạng.

Với não bộ ngoắt ngoéo, nhiều người lập tức kết án Chính quyền Pervez Musharraf là để xảy ra vụ ám sát này, vì sơ xẩy hay cố ý! Họ quên rằng chính Musharraf đã bị ám sát hụt ba lần - chính thức, chưa kể những lần không được thông báo - khi di chuyển ở cùng nơi và cùng cách. Họ cũng quên rằng Pakistan là quốc gia đang bị nguy cơ nội chiến với sự khuynh đảo và phá hoại thường trực của Khủng bố Hồi giáo. Trong một xứ nhiễu nhương như vậy mà đòi phải có dân chủ và bầu cử tự do là chuyện… rất Mỹ!

Pervez Musharraf không có lợi gì khi Bhutto bị ám sát. Mà cũng chẳng thể làm gì hơn để bảo vệ sự an toàn cho đối thủ, nhất là một đối thủ thuộc loại đối lập cuội như nhiều người Mỹ ám chỉ. Xe có bọc thép như chiến xa thì cũng không có sự an toàn tuyệt đối, chính Musharraf đã biết điều ấy. Mà đi tranh cử trong pháo đài không là cách thể hiện tinh thần dân chủ theo tiêu chuẩn Mỹ, tại một xứ vẫn còn quá nhiều vấn đề như Pakistan.

Nếu Bhutto trở về ngồi trong pháo đài chờ ngày lên làm Thủ tướng mà chẳng trực tiếp gặp gỡ nói chuyện với quần chúng và đảng Nhân dân Pakistan PPP của bà, chúng ta sẽ đọc được gì" "Mỹ bồng Bhutto về đặt vào ghế Thủ tướng!" Nghĩa là lãnh tội tay sai.

Nếu chỉ nghĩ đến lợi lộc của bản thân - trong tư thế tỷ phú đã tốt nghiệp Oxford và Harvard - Benazir Bhutto có thể tiếp tục sống trên nhung lụa ở bên ngoài quê hương cho tới mãn đời. Nhất là sau khi thân phụ đã bị chế độ quân phiệt treo cổ, em trai bị ám sát - trong điều kiện mờ ám mà nhiều người gán cho chính bà! Bà không muốn như vậy và sau khi đã bị mưu sát vẫn tiếp tục xuất hiện trước công chúng.

Bhutto không thể không biết là đầu mình được Khủng bố Hồi giáo treo giải, và rằng khủng bố al-Qaeda đã quyết định hạ sát mình. Biết mà vẫn lừng lững đi ra, vì tiền tài, quyền lực hay vì bệnh tâm thần" Chúng ta không thể đơn giản kết luận như vậy.

Bhutto và các cận vệ có thể phạm lỗi lầm chiến thuật khi đọc xong diễn văn đi ra cửa sau và lên xe mà thiếu cảnh giác nên còn đứng lên vẫy chào quần chúng. Những tin tức sẽ được công bố sau này có thể phần nào cho ta biết sự thật, kể cả sự kiện là bà bị chấn thương não bộ khi đầu va vào thành xe sau vụ nổ bom tự sát. Nhưng quyết định chiến lược của bà, là công khai xuất hiện để tranh cử mới là nguyên nhân chính.

Có người còn cho rằng không có Bhutto thì tương lai Pakistan sẽ sáng sủa hơn, vì cây dân chủ sẽ dễ mọc trên một vùng đất sạch. Đó là cách bình luận của truyền thông Mỹ trước và sau khi thảm kịch xảy ra. Chủ quan, nông cạn và độc ác.

Nhưng vì sao chuyện này lại liên hệ đến bộ Ngoại giao Hoa Kỳ"

Một sự chủ quan, nông cạn và độc ác khác. Giới chức ngủ mê trong cõi Foggy Bottom (trụ sở bộ Ngoại giao Mỹ) không học được gì từ Đế quốc Anh về lịch sử và hiện trạng Pakistan - và nhiều xứ khác.

Đây là một quốc gia chỉ đứng vững nhờ xương sống là quân đội và tác tướng lãnh. Chuyện dân chủ là lớp men được tráng ở ngoài, và chỉ trang hoàng được thành phố. Ra tới thôn quê là bong. Đây cũng là xứ Hồi giáo đang bị các xu hướng cực đoan đòi xé thành nhiều mảnh, mà cũng là một nước Hồi giáo đầu tiên - và duy nhất cho tới nay - lại có võ khí nguyên tử. Tại một xứ như vậy mà kết án Pervez Musharraf là độc tài thì chỉ có người Mỹ. Hội chứng Jimmy Carter tại Iran vốn hay lây và vẫn còn tồn tại trong bộ Ngoại giao Hoa Kỳ!

Pervez Musharraf có nhược điểm là không thể kiểm soát nổi quân khủng bố và phải thỏa hiệp với các tộc trưởng Hồi giáo trong khu tự trị Tây Bắc. Thật ra, ông ta chỉ làm những điều Hoa Kỳ và NATO đang làm tại Aghanistan, với những phương tiện eo hẹp hơn, trong hoàn cảnh bất an hơn cho chính mình. Nhưng, Hoa Kỳ muốn giải quyết nhược điểm ấy bằng giải pháp dân chủ!

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gây áp lực và vận động dân chủ cho Pakistan, đòi Musharraf phải cởi mũ lính, rời quân đội làm tổng thống dân sự, và cam kết tiến hành bầu cử tự do vào mùng tám tới đây. Khi ông ban bố tình trạng thiết quân luật vào đầu tháng trước, Hoa Kỳ lập tức đả kích và yêu cầu Musharraf phải bãi bỏ quyết định ấy và tổ chức bầu cử cho đúng kỳ hạn. Người ta quên mất cuộc bầu cử đầu năm ngoái của dân Palestine, với kết quả là lực lượng Hamas thắng cử để định chế hóa đường lối đấu tranh bằng khủng bố.

Nhiều bộ óc ưu tú trong bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có thể không quên nên nghĩ đến giả thuyết an toàn hơn: đảng PPP sẽ chiếm đa số và Bhutto có thể làm Thủ tướng. Người kế nhiệm Musharraf để cầm đầu quân đội và giữ chặt chìa khoá nguyên tử sẽ là Tướng Pervez Kayani. Người gieo trồng hạt mầm dân chủ cho Pakistan sẽ là Bhutto.

Benazir Bhutto trở về và tử thương trong hoàn cảnh đó. Bộ Ngoại giao Mỹ có thể đang u sầu nghĩ tới khoảng trống chính trị tại Pakistan. Điều ấy không xảy ra vì khoảng trống ấy đang ngùn ngụt cháy. Cái chết của Bhutto đã trút dầu vào lửa. Và là nguồn cổ võ lớn cho al-Qaeda.

Ngoại trưởng Condoleeza Rice là bà mối không may. Ban tham mưu của bà phải lãnh trách nhiệm về bi hài kịch này. Không còn Bhutto thì chưa chắc đã có bầu cử, chưa chắc Musharraf sẽ còn tại chức được lâu. Khi ấy, ai sẽ lãnh đạo Pakistan, kiểm soát kho võ khí nguyên tử và ngăn ngừa sự bành trướng của khủng bố Hồi giáo qua một xứ còn có nhiều dân Hồi giáo hơn chính Pakistan, là Ấn Độ"

Ai sẽ phát huy dân chủ trong bậc thềm địa ngục đó"

Rõ là chơi dại!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Anh mà giết em, thầy mà giết trò, cái cớ không phải một sớm một chiều, mà do những nguyên nhân sâu xa và tiềm ẩn. Tình nghĩa chỉ là giả nhân giả nghĩa
Trong những ngày tháng qua, có những con người quên ăn quên ngủ nóng lòng hướng về miền Trung
Ai học về chụp hình thường phải qua một bài rất căn bản về nghệ thuật ánh sáng gọi là ánh sáng Rembrandt.
Hàng trăm Tăng ni Phật Tử đã về tham dự đông đảo buổi cơm gây quỹ cho Ngày Về Nguồn 2008
Năng lượng chúng ta đang tiêu dùng xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Từ thiên nhiên, cần phải kể đến than đá, than bùn, dầu hỏa, và khí thiên nhiên.
Hai thập niên của cuối thế kỷ 20 đã bắt đầu đánh dấu sự cáo chung của Chủ Nghĩa Cộng Sản. Nhân loại đã thắm thía và đau khổ vì chủ nghĩa cộng sản
Giờ đây đã đến cái lúc toàn bộ vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như lãnh hải của tổ quốc Việt Nam bị Trung Cộng xâm chiếm đập thẳng
Hàng trăm Tăng ni Phật Tử đã về tham dự đông đảo buổi cơm gây quỹ cho Ngày Về Nguồn 2008
Tiếp tục chính sách "Dâng Đất Cầu Hoà là Hành Động Tự Hủy Diệt" tương lai và sự sống của hàng trăm triệu con dân Việt khi Trung Quốc áp dụng chủ thuyết
Trước tiên phải xác định mục đích đi DU HỌC là gì. Có mục tiêu đúng đắn thì mới có phương hướng đúng đắn, có phương hướng đúng thì làm việc mới đúng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.