Hôm nay,  

Quận Cam: Mùa Chay Và Bữa Tiệc Chia Tay

16/03/201000:00:00(Xem: 6183)

Quận Cam: Mùa Chay Và Bữa Tiệc Chia Tay

Trong bữa tiệc giúp người vô gia cư vào Mùa Chay 2010 do nhóm nghệ sĩ Chân Quê thực hiện.

Chân-Quê
Thời gian này là trung-tuần tháng Ba, Dương-Lịch, những người Việt-Nam ở Hải-Ngoại sau “Mùa Tết” đã phải tiếp tục trở lại với công việc thường nhật, trong khi đó ở miền Bắc nước ta, từ đầu tháng Giêng đến cuối tháng Hai, Âm-Lịch; dân chúng khắp nơi nô nức kéo nhau đi Trảy-Hội Chùa Hương. 
Đây chính là chùa Hương-Tích (*); ở làng Yên-Vĩ, phủ Mỹ-Đức, tỉnh Hà-Đông. Bắc Việt. Vua Lê-Thánh-Tông ngày xưa đã phong cho tước-hiệu Chùa này là: “Nam-Thiên-Đệ-Nhất-Động”.  Chùa Hương-Tích ngự trong cảnh núi non hùng-vĩ, đường lên Chùa cheo-leo, hiểm trở, phong cảnh rất đẹp, hữu tình:
“… Réo rắt suối đưa quanh, ven bờ ngọn núi xanh, nhịp cầu xa nho nhỏ,
cảnh đẹp gần như tranh.
Sau núi Oản, Gà, Xôi, bao nhiêu là khỉ ngồi, tới núi con Voi phục, có đủ cả đầu đuôi.
Chùa lấp sau lùm cây, thuyền ta đi một ngày, lên cửa Chùa em thấy, hơn một trăm Ăn-Mày…”
Đây là trích đoạn một bài thơ của thi-sĩ Nguyễn-Nhược-Pháp (con trai thứ văn-hào Nguyễn-Văn-Vĩnh; Nguyễn-Nhược-Pháp sinh ngày thứ bảy 12, tháng 12 năm 1914 - nhằm ngày 25, tháng 10, năm Giáp-Dần, tại Hà-Nội. Mất vì bệnh Thương-Hàn lúc mới chỉ 24 tuổi vào ngày 9, tháng 11, năm 1938 - nhằm ngày 28, tháng 9, năm Nhâm-Dần.). Thi-Sĩ này thường kể chuyện bằng Thơ (như: Sơn-Tinh Thủy-Tinh, Trọng-Thủy Mỵ-Châu…)
Bài Thơ “Chùa Hương” đã nói lên “Thiên-Ký-Sự Của Một Cô Bé Ngày Xưa”, sau này được nhạc-sĩ Trung-Đức phổ thành ca khúc: “Em Đi Chùa Hương”, nhiều ca-sĩ chúng ta thường hát theo thể điệu ChaChaCha vui nhộn.
Trong bài thơ trên, Thi-Sĩ Nguyễn-Nhược-Pháp cũng đưa hình ảnh người “Homeless” phải đi ăn xin rất nhiều trước cổng Chùa.  Vì người ta đi Chùa để xin Ơn Phúc, Bình-An Gia-Đạo, Tấn-Tài, Tấn-Lộc…  Đi Chùa cũng là dịp để Bố-Thí cho Ăn Mày, làm điều Phước-Thiện.
Riêng với người Công-Giáo, thời-gian này rơi vào “Mùa Chay” (The Season of Lent); mùa mà con người phải ăn chay, làm phước, sống tốt lành, không mang hỏa-ngục đến cho nhau. Tạo dựng “Thiên-Đường” ngay cõi “Hiện-Sinh” thực-tại. ("Turn away from sin and be faithful to the gospel").
“Mùa Chay” bắt đầu từ lễ Tro (Ash Wednesday) đến Lễ Phục-Sinh, bao gồm 40 ngày (kéo dài 7 tuần, từ thứ hai đến thứ bảy, không tính ngày Chúa-Nhật). Năm 2010 mùng 4 Tết Canh-Dần là lễ Tro và Chúa-Nhật Phục-Sinh sẽ là ngày 4, tháng 4.  Lễ Tro nhằm nhắc nhở thế-gian: con người được Thiên-Chúa tạo thành từ cát-bụi, khi chết đi phải trở về với bụi-cát ("Remember that you are dust and to dust you will return").  Các nhà Thờ Công-Giáo lấy những chiếc lá từ ngày lễ “Lá” đem đốt thành tro và các Linh-Mục dùng tro này trong “Thánh-Lễ-Tro” dát lên trán giáo-dân một hình Thập-Tự  nhỏ nhằm mang ý-nghĩa trên.
“Mùa Chay” cũng nói lên ý-nghĩa 40 ngày Đức Chúa Jesus đi vào sa-mạc để ăn chay cầu-nguyện, Ngài đã phải tranh đấu quyết-liệt với ma-quỷ , chính là “Ba Thù”:  Thể-Xác, Vật-Chất Tiền-Tài và Địa-Vị Thế-Gian.


Từ ngàn xưa đến nay, không cứ gì người theo đạo Chúa mới phải chống trả với “Ba Thù” này, mà dường như ai trong chúng ta cũng khó lòng khuất-phục trước những cám-dỗ nêu trên.  Vì vậy mới phải Ăn Chay, Hãm Mình và nhất là Cầu-Nguyện, Bố-Thí.
Trong “Mùa Chay” có lễ “St. Patrick’s Day” (*) – Ngày Lễ Thánh Patricius rơi vào 17, tháng 3, Dương-Lịch hằng năm.  Đây cũng là ngày Quốc-Lễ của nước Ái-Nhĩ-Lan.  Màu xanh của ngày Lễ này tượng trưng cho sự Sống.  
Và… đã bao “Mùa Chay” trôi qua, những người Homeless gần thành-phố chúng tôi ở sẽ bị đẩy ra ngoài đường phố để ngủ, không còn nơi cư-trú qua đêm nữa.  Vì “Họ” chỉ được ghi-danh vào “Trại-Lính Quốc-Gia Hoa-Kỳ - Pomona” (The Pomona National Guard Armory) trong ba tháng mùa Đông mà thôi.  Ngày thứ 23 trong 40 ngày “Mùa Chay” năm nay, tức 15, tháng 3, năm 2010 sẽ là đêm cuối cùng “Họ” được ở đây.
Chúng tôi đã thiết đãi một bữa Tiệc Chia-Tay (Farewell Party) để tiễn “Họ” tối thứ Bảy vừa qua.  Những khuôn mặt đủ mọi màu da, có những người rất trẻ, phần lớn là Mỹ trắng đã làm tôi vô cùng chua xót, ngậm-ngùi.  Có một cái gì đó chắn ngang cuống họng khi tôi nói lời chia tay và cầu chúc “Họ” tìm được may mắn, tìm được việc làm, tìm được nơi ăn, chốn ở… Ngày mai “Họ” sẽ lang bạt trên khắp mọi nẻo đường. Rồi những đêm dài lạnh giá, liệu tôi có được yên giấc trong chăn ấm, nệm êm"""  Khi mà ngoài kia “Họ” đang chui rúc trong những bụi cây, gầm cầu, hè phố ngủ qua đêm… Những người con gái, đàn bà rất trẻ bất hạnh vô-gia-cư kia…
“Đi về đâu hỡi em" Khi trong lòng không chút nắng.  Giấc mơ đời xa vắng, bước chân không chờ ai đón.  Một mình em mãi lang thang.  Lòng lạnh băng, giữa đau thương…” Lời của một bài nhạc tôi hát lên sao mà đau xé con tim. 
Tôi hứa sẽ cầu-nguyện thật nhiều cho “Họ”, “Họ” cũng rưng rưng nhìn chúng tôi nói lời tri-ân sâu sắc.  Có những người bắt tay chỉ nói được câu “God Bless You, my Sweet-Heart!”…
Cùng một kiếp người sao lắm cảnh trái ngang.  Trên đường lái xe về nhà, đi ngang qua những Giáo-Đường thật đẹp, thật lớn rộng mênh mông.  Tôi tự hỏi: “Chúa ơi! Chắc Chúa cũng muốn cho người Homeless nương thân trong nhà Chúa chứ đâu nỡ để Họ lang thang giữa Trời buốt giá ngoài kia phải không Chúa"”…
Không có tiếng trả lời, chỉ có tiếng gió đêm, tiếng xào xạc của những tàng cây và những cánh cửa nhà Thờ kiên cố đóng im-lìm vô-tri, vô-giác./.                                                    
“Chân-Quê”
(Mùa Chay 2010)
(*) Quý vị có thể thưởng-thức chương-trình “Thoại & Nhạc” về “Chùa Hương-Tích” và Lịch-Sử lễ “St. Patrick’s Day” bằng cách vào thăm Web-Site: www.diamondbichngoc.commục “Nhạc-Chủ-Đề: Tháng 3”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.