Hôm nay,  

Mô Hình Và Lộ Trình Hoa Binh Phát Triển Kinh Tế Của Trung Quốc

18/02/201000:00:00(Xem: 8566)

Mô Hình Và Lộ Trình  Hoa Binh Phát Triển Kinh Tế Của Trung Quốc

Đào Như
( May /28 /2006 )                                                                                                                                                    
                                   
(Bước vào thế kỷ 21, nhân loại chiêm ngưỡng sự đi lên của đất nước và nhân dân Trung Quốc như là một phép lạ! Hiện tại có nhiều nền-kinh-tế cùng vương lên dưới những dạng khác nhau, dưới những tiến trình, nhịp điệu khác nhau, vì mỗi quốc gia có bản sắc dân tộc riêng, có tiềm năng kinh tế riêng. Trong khi đó những ‘quốc gia phát triển’ (Developped Countries) cũng bước thêm những bước khá dài. Tất cả mọi phát triển kinh tế theo lộ trình hòa bình đều được thế giới hoan nghênh! Phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đều tùy thuộc vào nền hòa bình của thế giới và nền hòa bình của thế giới cũng tùy thuộc vào lề lối phát triển kinh tế của mỗi quốc gia! Chúng tôi trong bài sau đây, cố gắng phác họa lại con đường đi lên của Trung Quốc. Những dữ kiện sử liệu tìm thấy trong bài viết này đều căn cứ trên những tường trình của của những nhân vật am tường về sự phát triển của Trung Quốc:  Zheng Bijian, nguyên Trưởng Ban Tổ Chức của Đảng Cộng sản TQ; David Zeweig, Bi Jianbai, giáo sư và nhà nghiên cúu tại đại học HongKong University of Sciences and Technologies;  Wang Jisi, giám đốc và giáo sư Trường Đảng Trung Ương của TQ; Kishore Mahhuhani, khoa trưởng Đại Học Chính Trị Lý Quan Diệu tại Singapore. Tất cả bài viết của họ đều được dịch ra tiếng Mỹ và đăng tải trên báo Foreign Affairs của Mỹ số Sept-Oct-2005). Qua những điều tường thuật và nhận định của chúng tôi dưới đây, chúng tôi hy vọng, quí vị đọc giã sẽ thấy sự tăng trưởng kinh tế của TQ với những va-siết với thế giới bên ngoài)!.
Kinh
Đào Như.
Bác sĩ Đào Trọng Thể
May/2006
SỰ BẮT ĐẦU
Trung Quốc (TQ) đổi mới kinh tế bắt đầu vào năm 1978. Tổng Sản Lưọng (TSL= gross domestic product: GDP)) của TQ trung bình tăng lên 9.4% mỗi năm, kể từ 1978 đến năm 2005. Ở thời điểm năm 1978, thặng dư ngoại tệ của TQ chỉ có 20.6 tỉ Mỹ kim. Hiện tại, năm 2005, thặng dư ngoại tệ của TQ lên đến 851 tỷ Mỹ kim. TSL của TQ vào năm 1978 là $147.3 tỷ Mỹ kim  đến năm 2005 TSL của TQ là: $2.2257 trillion Mỹ kim, tầm cỡ thứ 3  của thế giới (sau Mỹ và Nhật). TQ ngày nay đang thâu nhận mổi năm nhiều trăm tỷ dollars của các quốc gia đầu tư từ ngoại quốc, doanh nhân trong nước và chính phủ số đầu tư hơn cả trillion đô la! Vào năm 2005, TQ có tới 300 triệu người dùng Mobil phone và từ năm 2004 TQ đã có cả trăm triệu người dùng Internet! Tuy nhiên hiện tại ( 2005) TSL của TQ chỉ bằng 1/7 của Mỹ và 1/3 của Nhật. Thâu nhập mỗi đầu người vẫn còn thấp vào khoảng tròn trèm thứ 100 trên tòan thế giới!
      Những thử thách lớn nhất của TQ trong tương lai là làm sao đưa TQ ra khỏi tình trạng nghèo khó! TQ xưa nay vẫn bị ám ảnh bởi 3 cái nghèo:
    1/ Nghèo về Tài nguyên (scarcity of natural resources)
    2/ Nghèo về Năng lượng
    3/ Nghèo về nước!
Mặc dầu đối mặt với những thiếu hụt vừa kể trên, TQ quyết tâm theo đuổi Toàn Cầu Hóa (globalization) cũng như đã hội nhập Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế! (World Trade Organization, WTO). TQ không ngừng nhập cảng những sản phẩm của nước ngòai và luôn luôn học hỏi phẩm chất và cơ năng sản xuất những sản phẩm đó trong chiều hướng bảo vệ sự độc lập (self reliance) của nền kỹ nghệ TQ trong tương lai! 
     
CON ĐƯỜNG TRƯỚC MẶT
Theo sự nhận định chung và cũng theo báo cáo của Zheng Beijang, TQ cần 45 năm nữa, tức là vào năm 2050, TQ mới có thể gọi là nước phát triễn tầm cỡ trung bình (Modernized Medium Level Developed Country). Trên con đường trước mặt TQ có nhiều rào cản:
     1/ Nghèo về tài nguyên, năng luợng, nước
     2/ Phế thải và phục hồi phế thải (recycle) không được tốt gây ra ô nhiễm môi sinh
     3/ Tiến bộ về xã hội chính trị và tiến bộ kinh tế không đồng đều.
Có nhiều sự chênh lệch trên nhiều cán cân cần phải ổn định:
     1/ TSL quốc gia lên cao và tiến bô xã hội còn thấp   
     2/ Tăng trưởng về chuyên môn và kỹ thuật cao mà công ăn việc làm (Job opportunities) vẫn còn thấp
     3/ Các thành phố các tiểu bang ở ven biển (costal areas) phía đông và đông bắc, phát triển nhanh hơn và cao hơn cũng như giàu có hơn các vùng thôn quê, các tỉnh nằm sâu trung lục địa hoặc các vùng phía tây của TQ.
      4/ Hiện tại TQ có hai hạng dân: Giàu và Nghèo.
      5/ Đổi mới càng nhiều thì sự vững chải của xã hội càng bị lung lay
      6/ TQ muốn nhập cảng hàng hóa nước ngoài nhiều, nhưng đồng thời TQ cũng không muốn lệ thuộc nước ngoài về hàng tiêu dùng.
      7/ TQ đẩy mạnh nền kinh tế thị trường định hướng nhưng đồng thời cũng phải quan tâm đến thành phần quần chúng không có cơ hội gia nhập trào lưu mới về kinh tế!
     Để khắc phục những chênh lệch trên đòi hỏi một chính sách khéo léo để có thể đẩy mạnh cả
nước tiến lên trên con đường kinh tế thị trường! Chính phủ TQ đề xuất 3 đột phá lớn :
      1/ Canh tân (biến cải) nền kỹ nghệ xưa (vì nó tiêu thụ nhiều năng lượng và vì vậy gây ra ô nhiễm)
      2/ TQ sẽ hóa giải ý thức hệ cỗ truyền mà TQ bấy lâu nay theo đuổi, để phù hợp với nền an ninh, sự tăng trưởng và tinh thần hợp tác của thế giới hiện tại!
      3/ Một bước đột phá mạnh mẻ hơn: TQ sẻ phá bỏ mô hình xã hội lỗi thời của mình. Chính phủ TQ sẽ tạo dựng một mô hình xã hội mới.
    Trong những năm gần đây họ đã làm được những gì với ba bước đột phá ấy:
      1/ Các nhóm tư bản ở bờ biển phía Nam hay phía Đông Bắc TQ đem vốn vào xây dựng những cơ sở sản xuất ở các tỉnh sâu trong lục địa TQ hay các tỉnh ở cả phía Tây TQ để họ có thể tiêu thụ nhân công thặng dư từ các tỉnh nông nghiệp đó! Do đó dân chúng của các vùng đó có cơ hội nâng cao thu nhập của mình, đời sống tốt hơn.
      2/ Hàng năm chính phủ TQ cho 10 triệu người nông dân ở trong vùng sâu ra thành phố làm việc trong các cơ xưỡng kỹ nghệ.
Trong 50 năm tới kể từ năm 2000, chính phủ TQ chia ra làm 3 thời kỳ với những qui hoạch như sau:
       1/ Từ 2000-2010: TSL của Quốc gia sẽ tăng lên gấp đôi.
       2/ Từ 2011-2020: TSL của Quốc gia lại tăng gắp đôi một lần nữa! Thâu thâp mỗi đầu người sẽ là 3000 USD mỗi năm.
       3/ Từ 2021-2050:  Xã hội Trung Quốc tiếp tục phát triển ở cao độ về mọi mặt: kinh tế, xã hội! Sự canh tân Khoa học, Kỹ thuật và Văn hóa của TQ vào thời kỳ nầy, một lần nữa sẽ đưa TQ tiến lên như một quốc gia phồn vinh, dân chủ và tiến bộ xã hội xã hội chủ nghĩa!
     Đó là con đường vương lên trong hòa bình của TQ trong 50 năm tới kể từ năm 2000. Năm 2004 TQ đã tăng số nhập từ các quốc gia ASEAN 33.1%, Nhật bản 27.3% Ân Đô 80%, EU 28% và USA 31.9% so với năm trước đó. TQ đang hội nhập tích cực vào những khối kinh tế! Dĩ nhiên TQ luôn luôn mong muốn hợp tác với Hoa Kỳ. TQ muốn Hoa Kỳ đóng vai trò tích cực hơn trong an ninh cũng như trong kinh tế.
NỀN NGOẠI GIAO TRƠN TRƯỢT NHIỀU BẤT TRẮC CỦA DẦU HỎA 
Trên con đường thực hiện giấc mơ của mình “Vương lên thành một cường quốc bằng con đường hòa bình” TQ đương nhiên đối mặt với những khó khăn với các thế đối nghịch quốc tế, nhất là Mỹ. Liệu TQ có đủ kiên trì chịu đựng sự va siết nhiều khi có thể gây nên những tệ hại cho đất nước TQ"
      Hai mươi (20) năm trước, Trung Quốc là quốc gia Đông Á, xuất cảng nhiều dầu hỏa nhất! Năm 2000, TQ là quốc gia nhập cảng dầu hỏa đứng hàng thứ hai của thế giới sau Hoa Kỳ! Hiện tại TQ là cái lò sáng chế (Workshop of the world) mọi thứ hàng trên thế giới! Nhu cầu nhiên liệu, dầu hỏa tăng lên theo một tỷ lệ khủng khiếp ví dụ như năm 2004 tăng lên 31% so với năm 2003! Nhu cầu khóang sản: Nhôm, Đồng, Sắt, và Nickel cũng tăng lên vùn vụt: những năm 90 nhu cầu khoáng sản tăng lên 7%, năm 2000 là 15% và bây giờ, năm 2005, là 20%, cuối thập niên có thể lên đến 40%! Thủ Tướng Ôn Gia Bảo kêu gọi tiết kiệm năng lượng, và Viên Đại Học Bắc Kinh đang cố gắng kiềm chế mức tăng trưởng kinh tế từ đây (2005) đến năm 2020 là 9% mỗi năm!
    Nhu cầu năng lượng trở thành một vấn đề cấp bách của TQ! Nó cũng là vấn đề sống chết của  quốc gia này! Cho nên việc tìm kiếm, mua bán trao đổi nghĩa là tiếp cận với nguốn năng lượng các nước ngoài trên cùng khắp thế giới đã tạo ra những hậu quả khó khăn làm thay đối chính sách và đường lối ngaọi giao của TQ. Có người bảo đó là nền Ngoại-Giao-Trơn-Trượt-Của-Dầu -Hỏa (Oil-slick Diplomacy)
     Hiện tại TQ tiếp cận với các nguồn năng luợng trên thế giới theo đường lối Mậu Dịch Song Phương (Bilateral Trade)! Nghĩa là TQ giúp các quốc gia nào đó mở mang đường xá, xây dựng cầu đường, vận động trường, hải cảng và có thể được xóa nợ hàng tỷ dôla! Đáp lại các quốc gia ấy  cho TQ được quyền ưu tiên khai khác tài nguyên của họ như Sudan, Ecuador,Venezuella với dầu hỏa, Phi luật tân với than đá, Bolivia với mõ vàng, Australia với  khí đốt….Mới đây, chính phủ TQ vừa ki kết với Cộng Hòa Congo xây cất cầu đường cho Congo tăng cường xuất khẩu, với Ethiopia xây cất một hồ chứa nước bao la, sẽ giúp chính phủ Nigeria thiết lập một vệ tinh Communication satellite vào năm 2007, và giúp đỡ Uganda diệt trừ sốt rét rừng bằng cách viện trợ thuốc chống sốt rét rừng loại mới (tối tân). Để đáp lại các quốc gia này cho TQ đặc quyền khai thác những quặng mõ: dầu hỏa, Đồng ,Cobalt .v..v
     Sự tiếp cận vô cùng tế nhị như vậy nhiều lúc vẫn bị hiểu lầm. Nhất là Chính phủ và lưỡng viện quốc hội Mỹ coi việc làm của TQ trong lề lối tiếp cận các các nguồn năng lượng trên tòan thế giới như một kế hoạch cô lập và phong tỏa Hoa Kỳ trên cả hai bình diện Kinh Tế và Quân sự! Trong khi đó chính phủ Bắc kinh kêu gọi: “Kinh doanh là kinh doanh. Xin đưa chính trị ra ngoài kinh doanh” (business is business; we try to separate politics from business) Trong khi đó trong thực tế hôm nay Kinh doanh và Chính trị hỗ tương với nhau, dựa vào nhau mà tồn tại và phát triển và một cụm từ:‘Chính-Trị Kinh-doanh’ đã được hoàn thành!
Hiện tại TQ đang cố gắng tiếp cận các quốc gia sản xuất dầu hỏa trên khắp mọi nơi trên thế giới. Nguồn gốc và Tỷ lệ phần trăm mà TQ nhập cảng tăng lên vào năm 2004 so với năm 2003.
NGUỒN DẦU LỬA: 2003 :  2004
I-Trung Đông: 50.9% : 45.4%
 1-Saudi Arabia: 16.6% : 14%
 2-Oman : 10.2  : 13.3%
 3-Iran: 13.6% : 10.8%
II-Châu Phi
 1-Angola: 11.1% : 13.2%
 2-Sudan: 6.9% : 4.7%
 3-Congo: 3.7% : 3.9%
III-Châu Âu và Châu Mỹ Latin
 1-Russia: 5.8% : 8.8%
 2-Norway: 1%  : 1.6%
 3-Brazil: 0.1% : 1.3%
IV-Châ Á-TháiBinhDương
 1-ViệtNam: 3.8% : 4.4%
 2-Indonesia: 3.7% : 2.8%
 3-Malaysia: 2.2% : 1.4%
Để đẩy mạnh việc mua bán dầu hỏa dưới dạng Mậu Dịch Song Phương (MDSP), vào tháng Giêng năm 2004, ông Hồ Cẩm Đào gặp đại diện của 22 quốc gia Arab tai Cairo. Tháng 10, 2004 Sinopec, một trong ba Tập đòan khai thác dầu hỏa lớn nhất của TQ, đã ký hợp đồng với Tehran lên đến cả 100 tỷ Mỹ kim, khai thác giếng dầu khổng lồ Yadavaran của Iran! Đối với các quốc gia trong tổ chức OPEC, đó là hợp đồng lớn nhất từ trước đến nay!
   Ông Ôn Gia Bảo,Thủ Tướng TQ, năm 2003 đi một vòng viếng thăm các giếng dầu của Châu Phi: Algeria, Egypt và Gabon. Sau đó TQ cũng tiếp cận với các quốc gia Phi châu trong vùng Vịnh Guinea, từ Angola đến Nigeria cũng như các nước Cộng Hòa Trung Phi, Chad, Congo, Lybia, Niger và Sudan. Năm 2004 Tổ Chức Dầu Hỏa Trung Phi (China Africa Cooperation  Forum: CACF) đã tiếp cận tất cả 44 quốc gia Phi Châu và đã nâng tỉ số nhập cảng dầu hỏa của TQ từ các quốc gia Phi Châu lên đến 28.7% vào năm 2004! (năm trước đó, 2003, chỉ có 24.3% )
Năm 2003 và năm 2004 Bộ trưởng Phát triển của Brazil (nam Mỹ) lui tới thăm viếng Bắc kinh cả thảy 9 lần! Vào tháng Nov 2004, hàng chục nhà kinh doanh TQ tháp tùng với Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào đi thăm các quốc gia Nam Mỹ. Hợp đồng ký kết vế dầu hỏa và khi thiên nhiên trong chuyến viễn du này với các quốc gia Nam Mỹ đã lên đến 20 tỷ Mỹ kim!
      Phó Chủ Tịch Nhà Nước TQ, Zeng Qinghong, đã viếng thăm các nước Châu Mỹ Latin và các quốc gia vùng vịnh Caribbean hồi tháng Giêng năm 2005, đã ký kết hợp đồng buôn bán dầu hỏa
với các quốc gia này, nhất là với Venezuella, lên đến 40 tỷ Mỹ Kim nghĩa là tăng gắp 5 lần so với năm 1999!  Nhờ vào đường lối MDSP (giúp đỡ và xóa nợ) TQ đã tiếp cận được các quốc gia giàu có về dầu hỏa và năng lượng, nhất là tại Châu Mỹ Latin và Châu Phi. Thế cho nên uy tín của Mỹ trong công việc làm ăn về dầu hỏa bị giảm sút ở các quốc gia này.
     Có vấn đề phức tạp hơn, trong những năm gần đây TQ đã vói bàn tay mình tới mỏ dầu khí của Úc! Úc là một đồng minh trung kiên và tín nhiệm của Mỹ tại vùng Á châu! Năm 2004 xuất cảng của Úc sang TQ tăng lên 20%, tăng nhiều nhất là Sắt và Than đá! Úc cũng đã đồng thuận sẽ xuất cảng sang TQ kể từ năm 2006 khí thiên nhiên loảng vào khoảng 1 tỷ Mỹ kim mỗi năm, trong vòng 25 năm! Theo thống kê gần đây của Úc, 51% dân chúng Úc tin tưởng vào thỏa thuận tự do mậu dịch giữa TQ và Úc hơn là giữa Mỹ và Úc! Gần 72% dân Úc đồng ý với Bộ Trưởng Ngoại giao của họ, Alexander Downer, hồi năm ngoái ông này có nói với tòa Bạch Ốc biết rằng chớ nên nghĩ rằng là Úc sẽ đương nhiên ủng hộ Đài loan chống lại TQ trong trường hợp TQ tấn công đảo này! 
     Chúng ta cũng nên nhớ, Úc có mõ Đồng lớn bậc nhì của thế giới sau Chilê (Nam Mỹ). Đồng là môt ‘conductor’ quan trọng trong kỹ nghệ Điện,Vũ khí, Máy điện toán, Máy bay, kỹ nghệ xe hơi và những gì liên quan đến dẫn điện dẫn nhiệt! Trong hiện tại, đồng là conductor chưa có vật thể nào thay thế được! TQ, khi tiến đến Úc, không hiểu TQ có ‘bắt phải mùi Đồng’ của Úc chưa"
     Cũng vì nhu cầu ác tính về năng lượng và dầu hỏa mà TQ phải tìm đến ‘cát đen có nhiều hắc ín ở vùng Alberta của Canada! Năm 2004 chính phủ Canada đã kí kết cho TQ nhiều cơ hội khai thác mõ dầu hỏa bao la của họ và cả uranium nữa! Tháng Tư/2005, PetroChina của TQ vừa kí hợp đồng 2 tỉ đôla với hảng dầu hỏa to lớn của Canada, Enbridge, thiết lập ống dẫn dầu xuyên Thái Bình Dương, từ bờ biển phía tây Canada đến Á Châu. Trên thực tế, mặc dầu chưa có tiền bạc cụ thể, (no money is yet on the table), nhưng về phía Canada đã nhìn thấy đó là một thời cơ tốt đẹp! Theo một nhà phân tách của Tập đoàn Enbridge, nếu không được đầu tư từ nước ngoài như vậy, thì tất cả quặng mõ dầu khí của Canada, không biết đến bao giờ mới được khai thác đầy đủ!


     Chơi bạo hơn, và có lẽ cũng để “thử gân” Mỹ, năm 2005 TQ dám đề nghị mua lại Tổ Hợp Dầu Khí của HK, Unocal, một tổ hợp dầu khí lớn thứ nhì của HK, với giá 18 tỷ rưỡi! Thật là một đề nghị kinh khủng làm chấn động dư luận HK. Truyền thông và Chính giới Mỹ lập tức nhảy vào
với lời báo động “TQ đổ bộ vào nước Mỹ ”. Thật rõ ràng TQ dám có ý đồ mang mũi khoan dầu của họ vào nước Mỹ!
      Trong vấn đề dầu khí và năng lượng, có một một vấn đề hết sức tế nhị chúng ta cần phải biết để có cái nhìn chính xác hơn. Đối với Hoa Kỳ, từ xưa đến nay không có ai dám cạnh tranh với HK về việc đấu thầu khai thác những nguồn năng lượng trên khắp thế giới cả! Trên thực tế Hoa Kỳ coi mình như là chủ nhân ông của của các giếng dầu hỏa ở các quốc gia Trung Đông, Châu Mỹ La tinh, Châu Phi. Thậm chí có những nguồn nhiên liệu về năng lượng, khí đốt rất là bao la to lớn hơn nhiều so với những nguồn năng lượng đã đươc khai quật, như vùng mỏ dầu hỏa và cát đen hắc ín ở vùng Alberta của Canada, hay nguồn nhiên liệu loảng của Úc, người Mỹ biết hết, và cứ để dành đó coi như ‘cá của ao nhà mình’, không cần vội đấu thầu khai thác! Trong thực tế, đến mãi hôm nay nuớc Mỹ chưa bao giờ thiếu dầu hỏa, nguồn dầu hỏa ngoại quốc luôn luôn không ngừng áo ạt đổ vào nước Mỹ, mặc dầu nguồn dầu hỏa và năng lượng dành cho kỹ nghệ và đời sống của người Mỹ hơn 50% phụ thuộc nước ngòai! Có chăng, trong quá khứ Mỹ có chia chát một ít dầu hỏa cho Nhật Bản, nhưng hoàn toàn không có sự cạnh tranh!
    Vấn đề dầu khí trên cùng khắp thế giới xưa nay vẫn bị thao túng về phân phối và giá cả bởi những công ty thương mại dầu lửa Đa Quốc Gia, mà cổ phần lớn nhất những công ty này lại thuộc về những nhóm tư bản Mỹ, như: ExxonMobil, Royal Dutch Shell, ConocoPhililips, ChevronTexaco… Dầu hỏa, đối với Mỹ, chỉ là món hàng mà người Mỹ mua đi bán lại cùng khắp các quốc gia trên thế giới với một lợi nhuận khổng lồ! Theo số liệu của tạp chí Fortune, lãi cao nhất trong danh sách FORTUNẸ 500 trong năm 2005 là ExxonMobil với 36,1 tỷ đôla Mỹ.  Điều này có nghĩa là hảng ExxonMobil mỗi ngày kiếm được 99 triệu đôla Mỹ hay chừng 1.140 dollars mỗi giây! Đó là mới nói công ty ExxonMobil, một trong 20 công ty dầu khí lớn nhất của Mỹ! Như vậy việc Mỹ mua đi bán lại dầu hỏa đã đem đến nước Mỹ một lợi tức khổng lồ, làm sao Mỹ không nóng mặt được khi thấy có kẻ khác mua bán và khai thác dầu hỏa vượt khỏi sự trung gian của mình!
    Đối với TQ thì vấn đề năng lượng dầu hỏa và nguyên liệu là vấn đề sống còn của quốc gia này! Do đó TQ đi lùng khắp thế giới tìm cho ra dược dầu hỏa và nguyên liệu để cho sự sống còn của gần 1 tỷ 300 triệu dân TQ! Cho nên sự săn tìm dầu hỏa trở nên vô cùng gay gắt và chắc chắn có những va chạm không thể tránh được! Nhưng việc hoá giải cường độ của va chạm ấy tùy thuộc vào thiện chí của cả hai HK và TQ! Ví dụ, có khi sự tích lũy dầu hỏa quá nhiều (ở trong nước và ở ngoại quốc) trở thành vấn đề thặng dư không cần thiết, cho nên người Mỹ mới đánh tiếng cùng thế giới vào đầu năm 2005 là muốn bán tổ hợp dầu khí lớn thứ 2 của Mỹ, UNOCAL, với giá gần 17 tỷ dollars! Chính phủ TQ nhảy vào mua ngay lập tức với giá cao hơn là 18 tỷ rưỡi! Sự va chạm tỏa nhiệt ngay! Như chúng ta thấy, Mỹ tố cáo là “TQ đổ bộ vào nước Mỹ”. TQ thấy phải hóa giải và phải giải nhiệt bằng cách bước lùi lại ngay: bỏ ý định mua Unocal.
     Nhưng cũng có nhiều yếu tố khách quan (ngoài ý muốn của TQ lẫn Hoa kỳ!!!) đã làm tăng thêm sự căng thẳng giữa Hoa kì và TQ trong việc tìm kiếm, tiếp cận nguồn năng lượng và dầu hỏa.! Hugo Chavez tổng thống của Venezuella trong phiên họp với các nhà kinh doanh của TQ hồi tháng Chạp năm 2004 tại Caracas, Chavez tuyên bố: “Venezuella sản xuất và xuất cảng dầu hỏa hơn cả trăm năm nay nhưng cũng cả trăm năm nay Venezuella dưới sự đô hộ của Mỹ. Nhưng bây giờ Venezuella được độc lập tự do, Venezuella xuất cảng phần lớn dầu hỏa sang TQ, để phát triển kinh tế”!
      Phản ứng lại những gì Hugo Chavez nói ở trên, vào ngày 22/8/05 Pat Robertson đưa ra lời kêu gọi Mỹ hãy ám sát Hugo Chavez, vì Hugo Chavez đã dung túng Cộng sản và Hồi giáo cực đoan! Việc này làm Chavez nổi giận tố cáo chính phủ Mỹ đang manh tâm ám sát và lật đổ ông ta! Thật là phiền toái cho chính phủ Mỹ!  Sau đó, Chính phủ Mỹ phải xin lỗi Hugo Chavez. Tuy nhiên chính phủ Mỹ cũng không một lời phàn nàn về ông Pat Robertson, một người Mỹ, Chủ tịch Hiệp Hội Truyền Thông Cơ Đốc Giáo của HK, một tu sĩ Tin lành, và cũng từng là ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ!
Biết bao là va chạm, nhiêu khê và uẩn khúc trong việc TQ tiếp cận nguồn dầu hỏa! Nhưng những khó khăn không phải chỉ dừng ở nơi đây, TQ còn phải đối mặt với những vấn đề khác nhiêu khê không kém: Đó việc vận tải và dẫn những nguồn dầu ở hải ngoại về đất nước TQ! Thật vậy, việc chuyên chở và và thiết lập đường ống dẫn dầu (pipperlines) từ hải ngoại về TQ cũng là một vấn đề! Trong quá khứ, năm 2003, TQ đã liên hệ với Yukos, tập đoàn dầu hỏa của Nga về vấn đề này để xây ông dẫn dầu từ Nga. Nhưng sau đó Tập đòan dầu hỏa Yukos gặp khó khăn với chính phủ Nga nên việc không thành, nên TQ đành chấp nhận ống dẫn dầu của Nhật với giá cao hơn! Việc chuyên chở dầu hỏa từ vùng biển Caspian và Kazakhstan cũng đang tiến hành chậm chạp! Trên thực tế về vấn đề chuyên chở và dẫn dầu từ ngoài vào TQ còn nhiều khó khăn nhất là còn lệ thuộc nhiều về những hải trình những eo biển như eo biển như Malacca, eo biển Đài Loan và vấn đề an toàn trên những hải trình từ thiên tai đến đạo tặc cứớp biển! Hiện tại chính phủ TQ đang giúp đở Pakistan xây dựng hải cảng Gwadar, đang điều đình với chính phủ Mayanmar và chinh phủ Bangladesh về những cơ sở hải cảng của họ trên biển Thái bình dương mà những xà lan hay tàu chở dầu của TQ có thể di chuyển qua lại! Tất cả mọi sự trao đổi, xây dựng, đàm phán trên cơ sỡ mậu dịch song phương! Cũng vì những nhu cầu trên, chính phủ TQ rầt là nhân nhượng trước sự lãnh đạo thiếu dân chủ, thiếu tự do của chính phủ Mayanmar và chính phủ quân phiệt hiện đại của Pakistan!
      Có thể tránh được chăng sự va chạm vì năng lượng và dầu hỏa giữa HK và TQ!  Sự va chạm này càng ngày càng có vẻ va siết hơn! Có người nghĩ, cũng như chính phủ TQ đã suy nghĩ: người Trung Hoa nên tìm đến và đầu tư những nguồn năng lượng và dầu hỏa ở các nơi nào mà người Mỹ ít chú ý hay không quan tâm mấy! Nhưng ngặt một điều, có những vùng mà người Mỹ trong quá khứ không mấy quan tâm hay chú ý đến, nhưng mỗi khi có ai hay TQ vào đầu tư khai thác thì những vùng đó tự nhiên trở thành điểm nóng của Mỹ. Ví dụ như vùng Alberta, cát đen có nhiều hắc ín của Canada. Khi biết TQ kí kết với Canada khai thác làm ăn vùng này, thì các chính khách Mỹ vội vàng hoảng hốt và bảo là “TQ đang thả câu trong ao nước nhà họ”! Dick Cheney, phó Tổng Thống Mỹ, rào cản bằng một câu nói bất hủ: Vùng mõ Alberta, bao la cát loãng hắc ín, là một kho dự trữ quan trong có quan hệ mật thiết với sinh mệnh tương lai của nguồn năng luợng Mỹ! Trong lúc đó các chuyên gia của tập đoàn dầu hỏa Enbridge của Canada tuyên bố nhờ vào sự đầu tư và khai thác của nước ngoài (ý nói TQ), nếu không thì các mõ dầu hoả của Canada biết đến bao giờ được khai thác đầy đủ!
     Sáng ngày 16/05/2006, khi tôi viết đến những dòng này thì được hay tin là Washington cấm vận vũ khí Venezuela, nghĩa là yêu cầu thế giới không được bán vũ khí cho Venezuela! Lý do là Venezuela là một quốc gia thiên tả, không chịu hơp tác với Washington trong việc chống khủng bố! Câu hỏi được đặt ra có phải thật như vậy không" Hay chỉ vì Venezuela đã chuyển hướng xuất cảng dầu hỏa sang TQ! Để trả đũa lệnh phong tỏa vũ khí của Washington, liền sau đó cùng ngày, từ Caracas có tin là chính phủ Hugo Chavez đang cân nhắc có thể bán cho Iran 21 phản lực cơ chiến đấu tối tân sản xuất tại Mỹ, F-16! Trong việc va chạm này, mặc dầu không thấy ai nhắc đến tên của Hồ Cẩm Đào dưới bất cứ lời lẻ như thế nào, nhưng ai cũng thấy bóng dáng Hồ Cẩm Đào đang phủ lên trên mọi vấn đề! Không hiểu còn bao nhiêu việc va chạm như thế này có thể xẫy ra nữa ở những điểm nóng khác như ở Canada, ở Úc, ở Sudan, (Khartoum). Tại Khartoum, theo Bi Jìanbai, hiện nay TQ đang đặt (stationned) 4000 quân đội mặc thường phục để bảo vệ quyến lợi khai thác dấu hỏa của TQ! (4,000 nonuniformed forces to protect its oil interest). Có điểm lạ, rất khó hiểu là Bi Jianmbai công khai bày tỏ ý đồ của TQ tại Khartown và Darfur như vậy, ấy mà vẫn chưa thấy các quốc gia Tây phương và Mỹ đưa ra lời cảnh cáo hay phản đối nào cả! Ai cũng biết từ 4000 quân nhân mặc thường phục đến cả trăm ngàn quân nhân với trang bị cơ giới, máy bay, thiết vận xa…không xa mấy! Dầu hỏa của Sudan đang thiêu đốt dân Sudan đến độ diệt chủng cũng chỉ vì tham vọng về năng lượng của các phe phái quốc tế, Mỹ và TQ!  Điểm nóng dầu hỏa bốc cháy tại Darfur và Khartown rất có cơ toả nhiệt làm điêu linh nhân loại!
 Có nhiều quốc gia lo ngại sự bùng nổ Kinh tế và Quân đội của TQ lôi theo sự trỗi dậy tư tưởng bá quyền của TQ" Ai dám bảo rằng không! Hơn nữa TQ đã giương sức chiếm đoạt và lấn át vùng biển mà TQ gọi là Đông Hải (chung hải phận với Nhật) và Biển Nam hải (chung hải phận với các nước Philipines, Indonesia, Viêt Nam, Malaysia…) những vùng biển có nhiều tiềm năng dầu hỏa, một vùng biển mà TQ coi như ao nhà mình, các nước khác bất khả xâm phạm! Để
hoạch định lại giềng mối của vùng biển này, Trung Quốc đã không ngần ngại chấp nhận xương máu vừa đánh vừa đàm với Việt Nam trong nhiều năm tháng, nhất là những năm 80! Xuyên qua
những chứng liệu lịch sử ta thấy khá rõ ràng là TQ muốn trở thành một bá quyền thống trị Á châu! Tư tưởng bá quyền của TQ đã bị Nhà nước Việt Nam tố cáo trước thế giới “Trung Quốc đang theo đuổi chủ nghĩa Bành Trướng Nước Lớn” hồi tháng 2/1979, khi TQ xua quân đánh tràn qua biên giới phía Bắc nước ta!
 KẾT LUẬN
    Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy nghi hoặc lẫn nhau! Có những quốc gia có ý đồ xấu theo đuổi tư tưởng bá quyền và toàn trị từng vùng hay tòan thế giới. Kinh nghiệm của quá khứ và những tích liệu của lịch sử đã dạy con người phải biết dự phòng và ngăn chận! Nhưng cũng chính những tích liệu lịch sử đã chỉ rõ con người luôn luôn chạy sau những biến cố, như  thầy thuốc chỉ điều trị bịnh sau khi bịnh nhân đã mắc bịnh! Hai cuộc Đại Chiến Thế Giới của thế kỷ 20 là điển hình! Càng tệ hại hơn nữa, những quốc gia có công trong việc triệt hạ những thế lực bá quyền, tòan trị, như Liên Sô và Hoa Kỳ trong việc triệt hạ chủ nghĩa Fasciste Đức năm 1939-1945, liền sau đó Liên Sô và Hoa Kỳ trở thành hai thế lực bá quyền đối trọng với nhau, tạo ra Chiến Tranh Lạnh! Đến năm 1989-90, Moscova, hòan toàn sụp đổ! Không còn Thế Giới Lưỡng Cực!
      Năm 1990 Hoa Kỳ vương lên như như một Bá quyền toàn trị! Nước Mỹ Toàn Cầu Hóa thế giới, (không có những khác biệt, thế giới phải là một mặt phẳng dưới nhãn quan của người Mỹ!). Nước Mỹ giương cao ngọn cờ nhân quyền, nhưng nước Mỹ xây dựng nhà tù ở Guantanamo Bay ở đó những tù nhân bị hành hạ và chưa hề được ra tòa để biết mình bị tội gì! Nước Mỹ võ trang nguyên tử Israel, và ủng hộ Sharon, thủ tưóng của nước này, mà nước Mỹ đã từng gọi Sharon là tên đổ tể (Butcher) giết hại những người Hồi Giáo! Nước Mỹ đã giúp cho Ấn Độ và Pakistan chế tạo vũ khí nguyên tử và đưa hai quốc gia này vào thế đối trọng lẫn nhau! Nước Mỹ xâm lăn Iraq, chà đạp Liên Hiệp Quốc! Khi bắt được Tổng thống Iraq, Tổng Thống Mỹ, George W. Bush rêu rao với thế giới chúng ta bắt Saddam Hussein, như móc một con chuột từ đáy một lỗ cống! Sau năm 2000, nước Mỹ cho xuất cảng Thể Chế Dân Chủ Làm Sẳn Tại Mỹ và hy vọng áp đặt trên toàn thế giới! Người Mỹ quan niệm rõ ràng thể chế dân chủ có thể làm sẳn cho mọi người dùng! Nó cũng được ráp nối theo hệ thống Taylor như hảng Ford ráp nối chiếc Mustang, như McDonald’s làm sẳn cái Big Mac, như Burger King làm sẳn cái Whopper…Chắc chắn nó hợp với ý muốn của anh, với khẩu vị của mọi người! Nó là Mỹ mà! Sau vụ 9/11/01, Tổng thống Mỹ, George W. Bush, đứng trước cộng đồng Âu châu trên đất nước Âu châu đã lớn tiếng rao giảng: Quí vị hãy chọn lựa, theo Mỹ hay theo bọn khủng bố! Thật, hết biết!...Dám tự coi mình như Đấng Christ! Phải cần một tập sách dày như quyển Webster’s Dictionary cỡ lớn mới kể hết những chuyện “hoang tưởng” mà Tổng thống Mỹ, George W. Bush, ‘làm’cho cả thế giới “lên ruột” như hôm nay!
      Hoa Kỳ, với tư cách một thế lực tòan trị như vậy, chắc chắn là rất nhạy cảm của sự trỗi dậy của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam và Viễn đông của Thái Bình Dương! Chúng ta nên nhớ nhập tâm: không có sự giúp đỡ của Mỹ, không có TQ hôm nay! Có phải chăng là vì quá tham lam hơn một tỷ công nhân rẽ mạt (Cheap Labor) mà người Mỹ đã vung tay quá trán, tháo gỡ tất cả chính sách phong tỏa! Người Mỹ quên mất TQ là một quốc gia có nhiều tiềm lực, chỉ cần có cơ hội là họ vương lên theo một gốc độ mà chính họ cũng cảm thấy là kỳ diệu! Nhưng xét cho cùng câu nói được xem như khuông vàng thước ngọc trong mọi đời sống ở Mỹ: ‘Nothing but American interest’. Câu ấy luôn luôn đúng! Trong lúc tháo gỡ mọi cấm vận vào TQ, “trừ cấm vận vũ khí”. Chính phủ Mỹ lớn tiếng kêu gọi các quốc gia Châu Âu và cả Mỹ không được bán vũ khí hay đồ trang bị quân đội cho TQ. Đùng một cái, ngày 28/6/05, tờ Chicago Tribune chạy một hàng tít lớn: “ ISRAEL ACQIESCES TO US PRESSURE ON ARM TO CHINA (Israel sẽ giảm số lượng vũ khí bán cho TQ theo yêu cầu của Mỹ)! Cũng trong dịp này thế giới mới vỡ lẽ ra từ năm 2000-2004, Israel làm môi giới bán vũ khí và đố trang bị quân đội hiện đại của Mỹ cho TQ lên đén 15 tỷ Mỹ kim! Có phải chăng chính phủ Mỹ chủ quan và tin rằng về Quân Đội và Vũ Khí, Chiến lược họ luôn luôn ở thế thượng phong với TQ" Chính phủ Mỹ vẫn còn tin vào Chiến Thuật Đánh Phủ Đầu nhờ sự thượng thặng của quân đội Mỹ (Army Supremacy)! Có phải chăng Mỹ là kẻ duy nhất nắm chắc‘Cấm Nang’về phát triển Kinh tế và Quân đội"...Chúng ta hy vọng chăng TQ và HK mỗi bên sẽ biết ‘lùi lại một bước’ trước hiểm họa, để tránh đổ vỡ gây tai ương cho nhân loại"
     Mặc dầu đang bị thâm thủng trên cán cân mậu dịch hơn 850 tỉ đô la, nhưng nước Mỹ vẩn còn nhiều ưu thế! Ngoại quốc vẫn ào ạt đổ tiền vào đầu tư tại Mỹ. Đồng Dollars vững như chân vại! Nước Mỹ vẫn tiếp tục dẫn đầu thế giới trong nhiều địa hạt! TSL của Mỹ vẫn tiếp tục tăng trưởng 4.8% năm 2005, dẫn đầu các quốc gia phát triển (Developed countries), cùng thời điểm ấy các quốc gia Âu châu và EU, tăng lên vào khoảng 2.8-3.2%! Nhưng đồng thời nước Mỹ cũng đang ý thức rằng TQ đang vương lên như một lực lượng đối trọng với Mỹ! Những thách đố trong 10 năm tới, đối với Mỹ, không phải là Iraq, Iran, hay Bom Nguyên Tử  của Bắc Triều tiên, mà là việc đối đầu với sự bùng nổ kinh tế của TQ! Dầu hỏa là chất liệu trải thảm cho mọi đàm phán, mọi vấn đề giữa Mỹ và TQ! Chiếc thảm dầu hỏa rất là trơn trượt, tàng ẩn nhiều bất trắc như ai cũng biết! Chúng ta thử chờ xem./.
Đào Như
Oak park, Ill. USA
Monday 29/5/06/ Veteran Day
Inserting ảnh APEC-14 vào Dec-2006
thetrongdao2000@yahoo.com
BS Đào Trọng Thể


BÁO CHÍ VÀ BÀI ĐỌC THÊM ĐỂ THAM KHẢO
1 – China’s “Peaceful Rise” To Great Power Status-  Zheng Bijiang
2 – China’s Global Hunt For Energy                       -  Davis Zweig & Bi Jianbai
3 - China’s  Search For Stability With America      - Wang Jisi
4 – Understanding China                                         - Kishore Mahuhhani

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta chưa biết là họ sẽ xoay theo hướng nào, nhưng chắc chắn là họ có cái thế rất mạnh và thế giới cần tự chuẩn bị cho việc đó...
Tôi hân hạnh được gặp LS Nguyễn Văn Đài 2 lần; lần thứ nhất tại tư gia BS Phạm Hồng Sơn vào chiều ngày 23 tháng 10
Họ kỷ niệm ngày nổi dậy của dân Tây Tạng tại thủ đô Lhasa - mùng 10 tháng Ba năm 1959 - khi Trung Quốc đưa quân từ các tỉnh miền Đông
Đâu phải tự nhiên mà người Cộng sản Việt Nam rộ lên “phong trào” bàn về “hòa hợp dân tộc” sau 3 năm thi hành Nghị quyết 36
Khoa học tân tiến nhất của loài người ngày nay đã tìm đến Nguyệt cầu, Hoả tinh, và đã có các phi hành gia bay bổng ra ngoài tầng khí quyển
Khóa giảng hàng năm của đức Đạt Lai Lạt Ma là ngày hội cho Dharamsala... Hàng năm, cứ sau Tết Âm lịch
Khi một xã hội chỉ tìm thấy mẫu mực để bắt chước hay học hỏi từ ở bên ngoài thì rất dễ đánh mất bản sắc của mình vì thần tượng của họ
Trong đoàn quân Pháp sang đô hộ VN có một số quân nhân gốc Phi Châu ưa phá làng phá xóm khiến dân chúng Việt Nam căm ghét
Tình hình ở trong nước các tuần gần đây trước cuộc bầu Quốc hội (QH) vào 20.5.07 đã cho thấy hai chiều hướng phát triển
Trở về Việt Nam sau ba mươi năm lià xa, tôi đã đi không ngừng, Saigon ra Trung, Hà Nôi vô Nam; và mong sẽ quên chuyện non nước mình
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.