Hôm nay,  

Một Bài Viết Đặc Biệt Của Nguyên Hương N.c. Cho Biết: Bà Ngô Đình Nhu Viết Hồi Ký Đã Công Bố Từng Phần Từ 1984

21/11/200900:00:00(Xem: 11522)

Một Bài Viết Đặc Biệt Của Nguyên Hương N.C. Cho Biết: Bà Ngô Đình Nhu Viết Hồi Ký Đã Công Bố Từng Phần Từ 1984

LTS. Việt Báo trân trọng giới thiệu bài viết đặc biệt của tác giả Nguyên Hương N.C., một huynh trưởng chủ trương tập san “Tiếng Sông Hương”. Với tựa dề “Lịch Sử, Lô-Git và Định Mệnh”, bài viết của Nguyên Hương nhắc nhiều kỷ niệm của tác giả: Cả hai ông  Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu đều có thời làm chủ nhiệm báo; Tờ nhật báo Hoa Lư do ông Diệm sáng lập từng dùng chung một trụ sở với văn phòng của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Luật sư Thọ từng bị chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà cầm tù, trước khi trốn ra khu lập Mặt Trận Giải Phóng. Bài viết, thể hiện quan điểm riêng của tác giả,  cũng đề cập đến nội dung cuốn hồi ký 500 trang đánh máy của  bà Ngô Đình Nhu đã hoàn tất và cho công bố từng phần từ năm 1983,  với tựa đề Ý ngữ là “La logica del destino”, có nghĩa “Luận Lý và Định Mệnh”.
Hình bên: Bà Ngô Đình Nhu”, photo do Larry Burrows của báo Life, với ghi chú nguyên văn “Mrs. Ngo Dinh Nhu, Vietnams's First Lady. In this photo: Tran Le Xuan. Photo: Larry Burrows./Time & Life Pictures/Getty Images. Jul 01, 1962.
*
Đặc san Chính Nghĩa do thân hữu Đỗ La Lam chủ trương, số đặc biệt "Nhớ ngày quốc hận" 30-4-1984. Trang 74, có đăng lại hình bìa tạp chí Raggio (Tia Sáng) tháng 5-6, năm 1983.
Cộng tác với ông Ngô Đình Nhu - tạp chí Xã Hội từ số đầu tiên (8-12-1952), văn hữu Đỗ La Lam có lẽ là người còn giữ nhiều tư liệu về ông Ngô Đình Nhu, thời gian 1952-1955 tại Saigon.
Saigon, xa xưa hơn nửa thế kỷ trước đây, tờ báo Xã Hội mới ra đời còn nhiều chật vật khó khăn. Tòa soạn đặt tại đường Ypres, dãy nhà ngang bên hông trong khuôn viên Dưỡng đường Saint Pierre, trước mặt bên kia đường là Nhà In Sông Gianh - Rue Frères Louis, sau này đường Võ Tánh.
Một dấu tích nói được là kỳ lạ! Năm sáu năm trước, địa chỉ đường Ypres này cũng là nơi tạm trú và làm việc của người sáng lập Nhật báo Hoa Lư, ông Ngô Đình Diệm. Ngoài trụ sở nói trên, tòa soạn chính thức báo Hoa Lư đặt tại 152 đường Charles De Gaulle (đường Công Lý sau này), một biệt thự lầu. Phía dưới, văn phòng luật sư Nguyễn Hữu Thọ, rồi đến tầng một, tầng hai trên cùng dài và rộng chia hai, từ cầu thang đi lên, gia đình luật sư Thọ, tiếp đến tòa soạn báo Hoa Lư.
Nhớ ngày ấy lâu rồi, một hôm ghé tòa soạn, có vẽ thích thú vừa viết xong bài "Cô gái Huế qua ca dao - tục ngữ", định khoe với chủ nhiệm Ngô Đình Nhu; cứ tưởng rằng tờ báo nhà hơi "khô", có cô gái mộng mơ duyên tình, tờ báo sẽ tươi mát hơn! Tự mình chủ quan nghĩ như vậy, nhưng đăng thì đăng, chủ nhiệm không thích bằng những bài có nội dung chính trị - xã hội chiếm gần phân nửa số trang tờ báo.
- Toi, gắng viết như trước đây trên báo Tinh Thần anh em thích ... Mình làm chính trị ... văn chương thơ thẩn để anh em khác mần  . Lời chủ nhiệm Ngô Đình Nhu sau khi liếc qua mấy trang đầu, trước khi hỏi (nói) qua việc khác.
Gặp giờ cơm trưa, người làm bưng vô mấy mâm cơm, loại mâm "Nhà Thương", bằng gỗ nhẹ, cơm và thức ăn cùng sắp chung. Chủ nhiệm và quản lý Đỗ La Lam, có thêm người khách không mời tình cờ đến, cả ba cùng chung bữa cơm thanh đạm nhà báo, vừa ăn vừa nói chuyện khá lâu, khá dài.
Cũng vui, ngày ấy qua rồi! Nhưng còn đây kỷ niệm Đỗ La Lam, tập san Chính Nghĩa và tạp chí Raggio. Hình bìa tạp chí Raggio có huy hiệu Cây Tre và hai chữ Việt Nam gợi tính tò mò chút-chút nghề nghiệp người viết muốn tìm cho ra xuất xứ!
Mấy lần đi Âu châu, cuối cùng có được số báo Raggio 1983, 34 trang nguyên vẹn. Hơn hai thập kỷ qua, Raggio nằm yên trong tủ sách T.S.H., lần này vừa đúng lúc, đúng thì đem ra giới thiệu bạn đọc.
Tạp chí Raggio, Le Rayon, chuyển ngữ theo tiếng Pháp, viết bằng tiếng Ý không đọc được, phải nhờ người bạn trẻ ở Roma, bác sĩ Nguyễn Dương Liên, thứ nam thầy Nguyễn Dương Đôn "đọc dùm". Từ tiếng Ý sang tiếng Pháp, diễn dịch Việt văn thêm lần nữa, rất có thể không còn đúng ý nguyên văn.
Không thể dịch luôn một lèo 34 trang báo, người bạn trẻ Roma chỉ lược dịch đại ý mỗi bài.
Hai độc giả, một trẻ một già, hai phương trời khác nhau, lại không giống nhau về cái nhìn lịch sử - chính trị - nhân văn gói ghém trong tờ báo. Nhiều đoạn, nhiều trang người bạn già Dallas muốn tìm hiểu - khai thác, người bạn trẻ Roma lại bỏ qua. Cũng hơi tiếc, nhưng biết rằng chừ; thôi thì được chừng mô hay chừng nấy, hôm nay phụ đề lai rai với bạn đọc.
Raggio 1983, có mấy bài viết, tác giả là bà Ngô Đình Nhu:
Promessa a "La logica del destino (Trang 4-7); La Logica del Destino (Trang 8-23), Sinossi de "La logica del Destino ... Lettera alla Radazione (Trang 26), Thơ Tòa soạn Raggio.
“La logica del destino,” tựa đề bài viết cũng là tựa đề tập hồi ký chưa xuất bản, 500 trang đánh máy, tác giả giới thiệu và giải thích tại sao có tập Hồi ký.
Nội dung tác phẩm chủ đích trong hai luận đề: Lô-gít (Logique) và Định mệnh (Destin).
Định mệnh con người, định mệnh đất nước - quê hương qua lịch sử, từ buổi lập quốc đến năm 1975, định mệnh dòng họ Ngô Đình thời cận đại từ Quảng Bình vô Huế đến Saigon 
*
Thuở thanh xuân, con nhà quyền quý cao sang, ngưới con gái ngây thơ lớn lên lập gia đình, cuộc đời tự nhiên đẩy đưa không chờ đợi.
Từ khởi đầu đến chung cuộc, chừng như nhen nhúm thấp thoáng đâu đây những triệu chứng cùng hình tượng vô hình, thâm viễn vô hạn trong cái "Lý" huyền diệu người đời không biết. Điều lành, điều dữ tất cả được sắp đặt trước để rối lần lượt sẽ xảy ra, không đợi chờ cũng không ngăn đón được. Cái gọi là định mệnh "irréversible" ấy an bài sẵn trong cái lô-gít "nébuleux" mung lung vô hình hợp với nguyên lý tự nhiên.
Từ ấn tượng này đến ấn tượng khác trong chuỗi dài vô hạn với những cái khoen lịch sử nối tiếp không cùng, "lô-gít - định mệnh" , tác giả nghĩ đến chuyện tình Công nương Ngọc Tú; Đàng Trong   Đàng Ngoài trong thế phân tranh hai dòng họ cùng chung quê hương Thanh Hóa .
Từ Ngọc Tú, liên tưởng đến một chuyện tình khác thành Vérona xa xôi, nước Ý: Roméo   Juliette.
Phấn đấu với nghịch cảnh ràng buộc để vượt qua hàng rào hận thù truyền kiếp ngăn cách hai dòng họ, Les Capulets   Les Montaigus, Roméo và Juliette yêu nhau tha thiết rồi kín đáo làm lễ thành hôn tại Vérona, cùng chung ước nguyện trọn đời bên nhau.
Nhưng cái lô-gít cuối cùng cả hai cùng chịu chung là cái chết: từ đây vĩnh biệt quê hương, đất tổ Vérona. Đeo đẵng, vương vấn, sau cùng nhìn thấy rõ là cái bi đát của định mệnh vô hình   vô thanh đang réo gọi!
Cùng chung mẫu số tình yêu và định mệnh, chuyện tình Ngọc Tú - Trịnh Tráng bao quát tầm nhìn lịch sử to lớn hơn Roméo   Juliette. Không phải chỉ quanh quẫn giữa hai dòng họ danh giá thành Vérona, chuyện tình Ngọc Tú - Trịnh Tráng nẩy sinh từ cái lô-gít lịch sử Đàng Trong-Đàng Ngoài, hai miền đất nước bỗng nhiên trở thành đối thủ - thù nghịch. Phải chăng đây cũng là định mệnh lịch sử!


Mấy trăm năm sau, cái lô-gít dai dẵng hai dòng họ phân tranh lại đẩy đưa Đàng Ngoài sát nhập vào lảnh thổ Đàng Trong như lịch sử đã an bài: phân ly rồi hợp nhất!
Đàng Trong   Đàng Ngoài hợp nhất tái sinh nước Việt Nam mới, một nền văn hóa mới với cái nhìn phóng khoáng, tỏa rộng tương lai đất nước vận hội mới đang chờ đợi.
Nhưng định mệnh nghiệt ngã là cũng từ đây: đất nước Việt phải sống chung trực diện với thế giới bên ngoài đang chuyển động mãnh liệt, một thế giới trên đà lưỡng cực hóa (bipolarisé): Đông phương ngoại đạo (L Oriente pagano) và Tây phương Thiên Chúa Giáo. Tiếng định mệnh gọi mời sống chung, lần này vang vọng dồn dập tới tấp như báo hiệu một biến cố lớn sắp xẩy ra.
*
Sử sách ghi lại rằng: sau 8 năm trời bị cầm chân tại Đông đô (Hanoi), trong thế chẳng-đặng-đừng, Nguyễn Hoàng đem cả tướng sĩ binh thuyền bản bộ tìm cách trở lại Thuận Hóa   Đàng Trong. Mặc dù đã cho con trai (Nguyễn Hãn) và cháu nội (Nguyễn Hắc) ở lại làm con tin, nhưng linh cảm trước quan hệ Đàng Trong   Đàng Ngoài rồi đây sẽ thêm phần khó khăn vì sự ra đi đột ngột của mình, Nguyễn Hoàng thấy rằng phải có gì hơn nữa để "yên lòng" xứ Đàng Ngoài. Sự lắng dịu tình hình đối với Đàng Trong lúc này còn cần thiết hơn sau hơn một lần nhận được thơ "chiêu hồi" của Đàng Ngoài: cháu Trịnh Tùng gởi cho cậu Nguyễn Hoàng xứ Đàng Trong:
"... Trong việc quân cậu vẫn thường lưu ý đến kinh sử, xin hãy nghĩ kỹ, đừng để hối hận về sau." (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Kỷ nhà Lê. Trang 209-210)
Hoàn cảnh khó khăn, tế nhị, gặp tình thế "nên đành phải thế", Nguyễn Hoàng có quyết định quan trọng: giải tỏa được tình hình rất có thể trở nên sôi động Đàng Trong   Đàng Ngoài.
"Mùa đông tháng 10 năm Canh Tý  (1600), chúa Nguyễn Hoàng gả con gái là Ngọc Tú cho Trịnh Tráng (con Trịnh Tùng). Từ đó Chúa ở luôn Thuận Hóa không ra Đông Đô nữa (Đại Nam Thực Lục - Tập I. Trang 35).
Ba mươi năm (1600-1631) làm vợ Trịnh Tráng, Ngọc Tú được phong Tây Cung (Chánh Phi) sau ngày Trịnh Tráng nối nghiệp cha (Trịnh Tùng) lên ngôi chúa: Thanh Đô Vương.
Danh vọng gia đình còn đưa Ngọc Tú đến địa vị cao sang hơn: con gái là Ngọc Trúc  có 4 con với chồng là Cường quận công, Lê Trụ. Sau ngày Lê Trụ bị bắt, Trịnh Tráng đem Ngọc Trúc gả cho vua Thần Tông Lê Duy Kỳ; được phong làm hoàng hậu.
Vua Thần Tông mất, đến lượt hoàng hậu Ngọc Trúc được vua con là Lê Duy Hựu tôn phong làm Hoàng thái hậu.
Là chánh phi chúa Trịnh Tráng đang nắm trọn thực quyền cai trị Đàng Ngoài, địa vị danh vọng Ngọc Tú lẫy lừng nơi quê hương chồng, nhưng làm sao công nương không nhớ đến cha, anh dòng họ mình, quê hương mình ở Đàng Trong!
Khôi phục, trung hưng nhà Lê; công trình sự nghiệp chính trị - quân sự của Nguyễn Kim - Nguyễn Hoàng để lại miền Bắc, rồi đây có còn ai nhớ không! Là chứng tích, chứng nhân lịch sử, Tây Cung   chánh phi Ngọc Tú cho xây chùa Long Ân tại phường Quảng Bá, huyện Vĩnh Thuận và dựng bia kỷ niệm công trình Triệu Tổ (Nguyễn Kim) và Thế Tổ (Nguyễn Hoàng). Ngôi chùa này hai lần được đổi tên, lần đầu năm Minh Mạng thứ 2, chùa Sùng Ân; qua đầu năm Thiệu Trị thêm một lần đổi tên mới, chùa Hoằng Ân, từ đó cho đến sau này (Theo Đại Nam Nhất Thống Chí: Tỉnh Hanoi).
Năm 1623, Trịnh Tùng mất, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên sai Nguyễn Cữu Kiều ra Đông Đô điếu tang. Trở về Thuận Hóa, Nguyễn Cửu Kiều mang theo mật thư của Tây cung Ngọc Tú gởi cho anh là chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Nội dung bức mật thư không biết viết gì, nhưng bề ngoài nhìn thấy chúa Nguyễn Phúc Nguyên vui mừng sau khi nhận được thơ, và Nguyễn Cửu Kiều liền sau đó rất được nhà chúa khen thưởng trọng đãi.
                         
*
Cả một triều đình vua Lê áo mũ xênh xang, phủ chúa Trịnh quyền bính - quyền uy vang dội, hàng ngày tấp nập lao xao đông đảo kẻ hầu người hạ; Ngọc Tú tuy vậy cảm thấy cô đơn, lạc lõng nơi quê hương chồng.
Một mình bơ vơ, nhìn tới nhìn lui, ngoài chồng con Ngọc Tú chẳng thấy ai. Hình như tất cả đều xa lạ! Cô đơn trống vắng trong tâm cảm, hoàn cảnh nhà chồng - phủ chúa Trịnh càng làm Ngọc Tú chợt thấy mình cô đơn trống trải hơn.
Từ sui gia đến oan gia; oan khiên chồng chất không những giữa hai họ Trịnh - Nguyễn mà còn lan rộng tang thương khổ ải đến hai miền đất nước, khi chiến tranh oan nghiệt oán thù Trịnh-Nguyễn càng thêm kéo dài. Hai lần Trịnh Tráng xua quân tấn công Đàng Trong, chiến trận không thành nên phải rút quân về.
Tìm về quê hương, dòng họ Đàng Trong, hay ở lại bơ vơ lạc lõng Đàng Ngoài!
Ở hay về, một mình vò võ tâm can, cả hai đều bi lụy như nhau.
Lấy chồng thì phải theo chồng
Để cho xứng đạo cha ông đẹp lòng.
Phân tranh Trịnh-Nguyễn kéo dài, thù hận càng thêm dai dẵng. Từ hai phần đất nước, chẳng-đặng-đừng phải chia hai, Nam Hà-Bắc Hà, không còn liên hệ giao tiếp với nhau khi Đàng Trong từ chối không nạp thuế cho Đàng Ngoài. Họ Trịnh - Họ Nguyễn, Bắc Hà   Nam Hà từ nay hai nước, hai quốc gia riêng biệt .
Lấy chồng năm 1600, Tây cung chúa Trịnh Tráng Ngọc Tú, mẹ vợ vua Lê Thần Tông, địa vị danh vọng công nương Ngọc Tú còn cao sang tôn quý hơn một "mẫu nghi thiên hạ " khi con gái mình Ngọc Trúc trở thành Hoàng Thái Hậu Bắc Hà.
Ba mươi năm một mình tại Đàng Ngoài, người con gái xứ Thuận Hóa-Huế qua đời năm 1631, để lại tâm sự buồn tê tái bao nhiêu năm trời nào ai biết được!
Làm sao dứt được lời nguyền
Ai phân ai cách tình duyên oán thù .
*
Duyên kiếp lỡ làng Roméo-Juliette thành Vérona: kịch thơ, nhạc, phim ảnh còn lưu dấu đến ngày nay!
Chuyện tình Ngọc Tú - Trịnh Tráng mấy ai còn nhớ tới!
Vérona, quê hương của Roméo Juliette ngày xưa và ngày nay tạp chí Raggio với bài giới thiệu tập Hồi ký "La Logica del Destino", tác giả bà Ngô Đình Nhu - Trần Thị Lệ Xuân, một Juliette Đông Phương (Julietta d Oriente).
Theo lời tác giả, sở dĩ bà còn sống đến ngày nay sau khi chồng qua đời là nhờ Đức Tin Công Giáo. Còn sống để nói thay chồng, ông Ngô Đình Nhu, hiện thân của những giá trị cao cả Đông Phương truyền thống; Ngô Đình Nhu mẫu người chiến sĩ vô địch Tây Phương công giáo.
Còn sống để nói lên, để thế giới biết rằng, có một thời Tây Phương đã bất công đối với Việt Nam. Ngày nay đã đến lúc Tây Phương nhìn lại quá khứ, để nhìn nhận-đền bù lỗi lầm của mình (réparation) đối với những vong linh tuẫn nạn.
Còn sống để nói thêm rằng, Tây Phương đã bất công-lầm lỗi đối với các quốc gia trong Thế giới Thứ Ba, đặc biệt hơn cả, một thời đối với quốc gia và dân tộc Việt Nam.

Nguyên Hương N.C

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.