Hôm nay,  

Hóa Học Dendro: Ứng Dụng Trong Môi Trường

10/31/200800:00:00(View: 7493)
Hóa học Dendro: Ứng Dụng Trong Môi Trường

Mưa acid ảnh hưởng thân cây, phân tích ở quang phổ kế.
Mai Thanh Truyết
Hoá học dendro, hay dendrochemistry là một ngành hoá học ngay từ khi thành lập có mục đích khảo sát tuổi thọ của cây bằng cách phân tích các vòng tăng trưởng hàng năm.
Nhưng trong vòng 20 năm trở lại đây, các nhà hoá học đã tiến thêm một bước mới nữa là áp dụng nguyên tắc và kỹ thuật nầy để áp dụng vào việc nghiên cứu mội trường trong lòng đất và nước ở từng địa phương. Qua sự phân tích các thành tố có trong mỗi vòng "tuổi" của cây, chúng ta có thể hình dung được mức độ ô nhiễm nếu có, thời gian bị ô nhiễm, hay xa hơn nữa có thể truy tìm đến nguyên nhân gây ra ô nhiễm v.v…
Những vấn nạn ô nhiễm trong môi trường nước  ngầm và đất trong hiện tại vẫn được khảo sát qua việc lấy mẫu nước ngầm hay mẫu đất, việc nầy khó cho chúng ta truy tìm nguyên nhân đích xác của nguồn ô nhiễm và thời gian bị ô nhiễm.
Đây là một ngành hoá học đang thành hình và có khuynh hướng tăng trưởng nhanh chóng và có khả năng thay thế một số kỹ thuật hiện tại ứng dụng trong việc nghiên cứu môi trường và chẩn định ô nhiễm chính xác hơn.
Chứng nhân của sự ô nhiễm
Có thể nói cây là một chứng nhân hùng hồn nhất của sự ô nhiễm. Sau khi phân tích từng vòng tăng trưởng của cây, những kim loại tìm thấy trong từng vòng có nhiều nồng đọ khác nhau từ đó chúng ta có thể hình dung được thời điểm bị nhiễm độc, sự chuyển dịch của ô nhiễm tiến về hướng nào, và nguyên nhân của ô nhiễm là do nguồn nước hoặc phân bón, hoặc từ trong đất v.v…
Cũng từ những kết luận trên, những dự phóng về tương lai ảnh hưởng đến mức độ ô nhiễm của một vùng đất hoặc nước có thể được tiên liệu qua kết quả của việc phân tích các vòng tăng trưởng của cây qua thời gian.
Tóm lại, việc áp dụng ngành hoá học dendro nhằm các mục tiêu sau đây để nghiên cứu về tác động ô nhiễm môi trường: 1- yếu tố địa lý của vùng thực vật, 2- yếu tố tạo vòng tăng trưởng (wood ray hay xylem), 3- quan trọng hơn cả là các thành phần hoá học và nồng độ của chúng hiện dịện trong mỗi vòng tăng trưởng.
Trong cùng một hệ sinh thái, loại cây được chọn lựa để nghiên cứu là loại cây chiếm lĩnh một vùng rộng lớn để dễ bề theo dõi ảnh hưởng của các hoá chất trong đất, nước và nồng độ thay đổi trong trong từng vòng cây và trong một diện tích rộng lớn có cùng một chủng loại cây giống nhau để so sánh.
Các yếu tố tạo vòng được quan sát kỹ lưỡng qua độ ẩm, độ thẩm thấu, và đặc biệt  là giai đoạn chuyển tiếp của lớp vòng mềm (sapwood) vào vòng lõi trong  (heartwood); vì trong cùng một cây, mức độ thẩm thấu và di chuyển của các thánh phần hoá học khác nhau cũng như sự hiện diện trong các vòng cũng không theo một định luật nào cả. Sự phát hiện một hoá chất ở vòng ngoài sẽ không có nghĩa là theo thời gian hoá chất đó sẽ hiện diện ở vòng trong.
Do đó, sự chọn lựa cây để thí nghiệm và nghiên cứu là những loại cây có đời sống lâu năm, mọc trong một vùng sinh thái lớn, có vòng lõi trong lớn, rõ ràng và độ ẩm thấp.
Thuận lợi và hiệu quả trong việc khào sát môi trường

Về chi phí: Trước hết việc lấy mẫu của các vòng tăng trưởng của cây để phân tích tương đối dễ dàng hơn việc lấy mẫu của đất hay mẫu các giếng nước ngầm. Do đó chi phí sẽ rẽ hơn và dụng cụ cần thiết trong việc nầy đơn giản hơn.
Hiện tại nhiều nhà thuỷ học đã sử dụng phương pháp phân tích vòng tăng trưởng của cây để thay thế phương pháp lấy nước ngầm trong việc nghiên cứu ô nhiễm hoá chất trong nguồn nước.
Về kỹ thuật: Các vòng tăng trưởng cho phép chúng ta xác định một cách chính xác thời điểm bị ô nhiễm qua sự hiện diện và sự di chuyển của hoá chất ở các vòng tăng trưởng.  Thêm nữa, nhờ những phương pháp và dụng cụ phân tích tối tân, các dữ liệu cung cấp có thể cho chúng ta hiểu thêm vể cơ cấu sinh học của cây và có thể so sánh mức độ hấp thụ ô nhiễm của từng loại cây.
Đại đa số cây phát triển thêm một vòng tăng trưởng mỗi năm. Chúng hấp thụ nước và hoá chất trong nước  qua rễ. Các hoá chất hay kim loại hấp thụ hiện diện trên bề mặt của các tế bào gỗ; từ đó khoa học gia có thể đánh dấu được thời điểm và mức độ ô nhiễm trong cây.
Việc lấy mẫu được thực hiện trong một diện tích nhỏ hơn 1 cm, do đó không ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự tăng trưởng của cây
TS Don Vroblesky, thuộc Cơ quan nghiên cứu địa chất Hoa Kỳ ở South Carolina đã dùng phương pháp nầy để nghiên cứu mức độ xâm nhập các hoá chất hữu cơ có chlor trong nước ngầm. Từ đó, truy tìm căn nguyên của việc ô nhiễm nguồn nước qua việc khảo sát sự hiện diện và nồng độ của hoá chất đó trong các mẫu của cùng một loại cây mọc trong vùng.
Trong lúc đó, TS Kevin Smith, nghiên cứu về phát triển cây rừng ở New Hampshire, đã dùng phương pháp trên để tìm hiễu rõ hơn về ảnh hưởng của mưa acid lên đất và cây rừng.  Cây hấp thụ Calcium từ trong đất. Khi mưa acid kết tụ sulfate và nitrate vào đất, các anion acid được trung hoà bằng các cation Calcium; do đó khi có mưa acid thì cây không hấp thụ được Calcium. Sự thiếu vắng hay giảm nồng độ Calcium trong cây cho chúng ta có thể ước tính được cường độ của mưa acid trong vùng. Phương pháp được dùng áp dụng kỹ thuật Energy-dispersive X-ray Fluorescene (EDXRF) phân tích bằng quang phổ kế (spectroscopy) (xin xem hình trên đầu bài viết).
Trong lãnh vực truy tìm nguồn phạm tội gây ra ô nhiễm như mức độ ô nhiễm do sự rạn nứt của những hầm chứa nguyên liệu xăng dầu  dự trử chằng hạn, nguồn phế thải do dịch vụ tẩy rửa bằng hoá chất có chlor…phương pháp trên rất hữu dụng trong các cuộc tranh cãi ngoài toà án, mỗi khi có kiện tụng.
Tóm lại, dendro hóa học đem lại nhiều kết quả thiết thực cho việc phân tích các vòng tăng trưởng của cây để truy tìm ảnh hưởng và nguyên nhân của việc ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, hiện nay mức độ chính xác của sự hấp thụ kim loại hay một số hoá chất khác của cây chưa được giải thích thoải đáng qua việc phân tích các vòng tăng trưởng. Các yếu tô tham dự vào sự chuyển dịch của hoá chất từ các vòng tăng trưởng chưa được tính toán có tính cách khoa học do nhiều ẩn số trong quá trình tăng trưởng của cây do thiên nhiên xếp đặt.
Do đó, Con người cần phải tìm hiểu nhiều hơn nữa những hiện tượng và sự sống của tất cả chúng sinh trên trái đất nầy.
Và, Con người sẽ không bao giờ thực hiện và thành công trong việc khống chế thiên nhiên.
Mai Thanh Truyết
West Covina, 11/2008

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
“Đến hẹn lại lên” là chuyện thông lệ, không có gì đặc biệt, nhưng lãnh đạo mà cũng chỉ biết làm đến thế thì dân lo. Chuyện này xẩy ra ở Việt Nam vào mỗi dịp cuối năm khi các cơ quan đảng và chính phủ tổng kết tình hình năm cũ để đặt kế hoạch cho năm mới. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, người có quyền lực cao nhất nước, cũng đã làm như thế. Nhưng liệu những điều ông Trọng nói có phản ảnh tình hình thực tế của đất nước, hay ông đã nói tốt để đồng hóa mặt xấu?
Người ta có thể thông cảm và thông hiểu thái độ nhẫn nhục của những người phụ nữ bị đè nén xuống tận đáy xã hội. Họ có cha già, mẹ yếu, con thơ phải chăm lo nên làm to chuyện e cũng chả đi đến đâu mà nhỡ “vỡ nồi cơm” thì khốn khổ cả nhà. Còn cả một tập đoàn lãnh đạo chỉ vì quyền lợi của bản thân và gia đình mà bán rẻ danh dự của cả một dân tộc thì thực là chuyện hoàn toàn không dễ hiểu...
Hai năm đã trôi qua kể từ cuộc bạo loạn ở Washington ngày 6 tháng 1, 2021, Donald Trump ngày càng cô đơn, ngày càng bị cô lập - giống như vở kịch King Lear của Shakespeare trong lâu đài của ông ở Florida. Sự giống nhau giữa họ gây ấn tượng với bất kỳ ai đọc bức chân dung dài về lễ Giáng sinh của cựu tổng thống trên Tạp chí New York. Đúng là Donald Trump chưa mất trí hoàn toàn, giống như Lear. Nhưng những điểm tương tự giữa họ không thể không nhìn ra: hai người đàn ông lớn tuổi, trước đây được bao bọc trong quyền lực, giờ không thể hiểu nỗi họ không còn là mặt trời xoay quanh các sự kiện thế giới.
Bài viết này sẽ đối chiếu câu chuyện Niêm Hoa Vi Tiếu trong Thiền Tông với một số Kinh trong Tạng Pali, để thấy Thiền Tông là cô đọng của nhiều lời dạy cốt tủy của Đức Phật. Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa. Đại chúng ngơ ngác không hiểu, duy ngài Ma Ha Ca Diếp mỉm cười. Đức Phật nói: “Ta có Chánh pháp vô thượng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, bất lập văn tự, truyền ngoài giáo pháp, nay trao cho Ca Diếp.” Tích này không được ghi trong các Kinh
Việt Nam bước vào năm 2023 với những tín hiệu xấu về chính trị, dẫn đầu bằng cuộc cách chức hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam...
Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, hai mươi năm sau khi cuộc chiến chấm dứt, khép lại một trang sử thù nghịch kéo dài nhiều thập niên trên chiến trường và chính trường ngoại giao. Cơ hội để Việt Nam và Hoa Kỳ nối lại quan hệ đã có không lâu sau khi cuộc chiến kết thúc, nhưng Hà Nội để mất cơ hội bắt tay với Washington vào những năm cuối thập niên 1970...
Tù Tây cũng bị hành cho tới bến, chứ đừng có mà tưởng bở nhá. Xin trích dẫn một câu, chỉ một câu thôi, trong Hồi Ký Hoả Lò của Thuợng Nghị Sĩ John McCain: "Họ đánh tôi dập vùi, đánh tôi bất tỉnh. Họ liên tục hăm dọa:“Mày sẽ không nhận được bất kỳ chữa trị thuốc men gì cho đến khi mày mở miệng.” Tây/Ta gì thì cũng chết bà với chúng ông ráo trọi!
Nếu cảm giác của tôi thường âm u trong những ngày cuối năm âm lịch, thì cảm giác đó, ngược lại, bừng sáng, háo hức, tò mò, trong những ngày cuối năm dương lịch. Nhìn lại những gì đã xảy ra, vô số những sự kiện quan trọng, hoặc sẽ trở thành quan trọng, trong năm qua, thường xuyên đưa ra nhiều câu hỏi, khiến những câu trả lời trở thành nhiều nỗ lực tìm hiểu tài liệu, suy đoán hậu quả, thánh thức bản thân, và có lẽ, dẫn đầu là niềm vui lạc quan. Những năm gần đây, tôi hầu như quyết định, chỉ có lạc quan mới có thể đi qua một thế giới đương đại, phức tạp giữa đúng và sai, hỗn loạn giữa chính trị và cách sống hàng ngày. Có lẽ, lạc quan, không phải để chống đối thú tính vì chẳng bao giờ con người có thể thắng được, là cách dẫn đưa thú tính đến những nơi bớt dơ bẩn và man rợ
Từ năm 1999, từ lúc lên nắm quyền cai trị nước Nga cho đến nay, Putin đã đưa quốc gia này vào bốn cuộc chiến tranh. Sau Chechnya, Georgia, Syria, nay là Ukraine. Trước Ukraine, các cuộc chiến kia chỉ là những cuộc chiến nhỏ, đối thủ yếu, không có sự hỗ trợ của thế giới bên ngoài, và Putin chiến thắng dễ dàng. Khi xua đại quân sang xâm lăng Ukraine vào hôm 24/2/2022, Putin cũng tin tưởng là chỉ trong vài tuần, hoặc nhiều lắm là ba bốn tháng, Kyiv sẽ đầu hàng vô điều kiện. Nhưng sự thật ngày nay, trên chiến trường cũng như mặt trận chính trị, kinh tế, cho thấy Putin đang thua và thua đậm.
Tôi được nghe Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội (thơ Hoàng Anh Tuấn, nhạc Phạm Đình Chương) từ thuở ấu thơ: Mưa hoàng hôn/ Trên thành phố buồn gió heo may vào hồn/ Mưa ngày nay/ Như lệ khóc đất quê hương tù đày…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.