Hôm nay,  

Cải Tổ Y Tế - Phần 2: “hội Đồng Tử Hình”

8/25/200900:00:00(View: 10659)

Cải Tổ Y Tế - Phần 2: “Hội Đồng Tử Hình”
Vũ Linh

...cần phải tiên liệu việc dự luật này sẽ chết trong trứng nước...

Kế hoạch quy mô nhằm cải tổ chế độ bảo hiểm y tế của TT Obama còn đang trong vòng tranh cãi cho nên chưa có gì chắc chắn. Tuy nhiên, trên tổng quát, người ta thấy TT Obama đề nghị hai biện pháp chính để cung cấp bảo hiểm y tế toàn diện cho tất cả dân Mỹ và cũng để cắt giảm chi phí y tế. Đó là không kể các biện pháp khác, như trợ cấp dân nghèo và tăng thuế nhà giàu.
Đề nghị thứ nhất là thành lập một hình thức bảo hiểm công do Nhà Nước quản lý để cung cấp bảo hiểm cho những người hiện không có bảo hiểm, và cũng để trực tiếp cạnh tranh với các hãng bảo hiểm tư, ngõ hầu ép các hãng này giảm phí bảo hiểm và tăng các dịch vụ bảo hiểm. Đề nghị này đang bị chống đối mạnh vì nhiều người coi đây như là bước đầu để “xã hội hoá” - socialize - ngành bảo hiểm y tế. Một lo ngại không phải không chính đáng sau khi Nhà Nước nhẩy vào khu vực ngân hàng và xe hơi. TT Obama đã đánh tiếng có thể cứu xét lại, nhưng rồi lại xác nhận không bỏ ý này khi bị cánh tả chỉ trích. Cho đến nay chưa biết giải pháp cuối cùng sẽ như thế nào.
Đề nghị thứ hai quan trọng hơn vì có tác động trực tiếp đến tất cả mọi người, do đó gây tranh luận sôi nổi hơn. Đó là thành lập một hội đồng y tế liên bang. Bài này sẽ xét về câu chuyện hội đồng y tế đó.
Ý kiến này trước đây đã được phổ biến trong giới cấp tiến mà không mấy được ủng hộ. Cựu Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ, cũng là cựu Chủ Tịch Thượng Viện, Tom Daschle là một trong những người đi tiên phong, đã viết một cuốn sách (Critical - What We Can Do About The Health Care Crisis, 2008) cổ võ cho một Hội Đồng Y Tế Liên Bang  (Federal Health Board). Việc TT Obama lựa ông làm Bộ Trưởng Y Tế - không thành vì ông mắc tội trốn thuế nên phải rút lui - đã nói lên quan điểm của TT Obama. Đại cương, đây là phương thức nhằm kềm chế chi phí quá cao của các dịch vụ y tế của các nhà thương và các bác sĩ, và thứ nhì gạn lọc việc phân phối dịch vụ y tế.
Chi phí quá cao nói chung là vì ngành y khoa của Mỹ tiến bộ nhất thế giới, với các bác sĩ giỏi nhất, các nhà thương trang bị máy móc dụng cụ y khoa tối tân nhất, và các phương cách chữa trị hữu hiệu nhất, và thuốc tốt và nhiều nhất.
Nhưng một nguyên do quan trọng khác là chi phí thưa kiện vì tai nạn nghề nghiệp. Mỗi lần có một bệnh nhân là nạn nhân của việc chẩn bệnh sai, hay chữa bệnh gặp tai nạn khiến trở bệnh nặng hơn, thậm chí gây tử vong, thì chắc chắn sẽ có thưa kiện. Thông thường các quan tòa có cảm tình với nạn nhân hơn là với nhà thương và bác sĩ, và đòi tiền bồi thường rất cao.
Do đó, các nhà thương và bác sĩ phải mua bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp (malpractice insurance) rất cao, và phải gửi nạn nhân đi làm đủ kiểu thử nghiệm để phòng thân - cho bác sĩ và nhà thương - với bằng chứng là đã thử nghiệm đầy đủ và chẩn bệnh đúng. Và cũng phải dùng những phương thức trị liệu tối tân nhất và hữu hiệu nhất, cũng là đắt tiền nhất.
Câu chuyện cá nhân của kẻ viết bài này là thí dụ điển hình. Một buổi tối, tự nhiên cảm thấy tức ngực khó thở. Vào bệnh viện khẩn cấp nằm một đêm, không ngủ nghê gì được vì phải qua cả nửa tá thử nghiệm đủ kiểu. Sáng hôm sau được cho ra về vì không có gì quan trọng. Vài tuần sau, tôi nhận được bản sao biên lai nhà thương gửi cho hãng bảo hiểm: hai chục ngàn đô tiền nhà thương, thử nghiệm, và năm ngàn đô cho các bác sĩ. Chỉ có một đêm, và đó là cách đây mười mấy năm, bây giờ chắc không dưới năm chục ngàn.
Bây giờ, Hội đồng y tế sẽ định ra tiêu chuẩn và khuyến cáo phương thức chữa trị hợp lý nhất, bằng cách bỏ những thử nghiệm không cần thiết, dùng phương thức chữa trị ít tốn kém nhất và hợp lý nhất (mổ hay không mổ, nằm nhà thương hay không, bao lâu…), cho thuốc rẻ nhất, v.v... Nghe thì rất hợp lý nhưng lại không hợp tình cho lắm.
Mà còn đáng ngại.
Một ông bác sĩ, Ezekiel Emanuel, có viết trong tiểu luận “Nguyên Tắc Về Phân Phối Những Can Thiệp Y Tế Hiếm Hoi” (Principles for Allocation of Scarce Medical Interventions, báo The Lancet, 31/1/2009) rằng khi các phương tiện y tế không được dư giả thì nên dành ưu tiên cho giới thanh niên hơn là cho trẻ em hay người già. Lý do là giới thanh niên đã nhận được giáo dục đáng kể và sự chăm sóc của cha mẹ, là những khoản đầu tư sẽ bị phung phí nếu không sống được cuộc sống trọn vẹn (they have received substantial education and parental care, investments that will be wasted without a complete life). Trẻ em thì chưa nhận được những đầu tư đó trong khi người già thì đã qua thời kỳ năng suất cao rồi.
Tính toán theo kiểu này là lượng định giá trị mạng người qua công thức đầu tư và năng suất. Nghe không khác gì các lý thuyết nhân chủng của Hitler ngày xưa. Nhưng tuyệt nhiên không ai dám có sự so sánh ấy, vì bác sĩ Ezekiel Emanuel này chính là Cố Vấn Y tế của TT Obama, cũng là anh em ruột của Chánh Văn Phòng của Tổng thống, Rahm Emanuel.
Tất nhiên dự luật không có những điều ông Emanuel viết, nhưng lại cho hội đồng quyền cân nhắc và quyết định, khiến cho nhiều người lo ngại.
Một thí dụ điển hình được nhiều người bàn đến là trường hợp một bà cụ 80 tuổi bị tai nan. Thay xương chậu thì cần, nhưng có nên thay không vì chi phí có thể lên đến cả trăm ngàn đô" Chắc chắn là đối với thân nhân của bà cụ thì vấn đề không có gì phải thảo luận, cần thay là thay, có Nhà Nước trả tiền qua Medicare. Cho dù Nhà Nước không trả tiền thì con cháu cũng phải ráng trả. Thế nhưng qua cái hội đồng y tế thì câu chuyện sẽ khác hẳn. Vài ba công chức Bộ Y Tế (chứ không phải bác sĩ) sẽ cân nhắc để quyết định cho mổ hay không. Cân nhắc dựa trên cái gì" Trên lý luận của ông bác sĩ Emanuel" Dựa trên phí tổn, lợi nhuận và năng suất kinh tế của bà cụ, cân nhắc quyền lợi cá nhân của bà cụ so với quyền lợi chung của cộng đồng, so với ngân sách Medicare…"


Rõ ràng đây là một bài toán cộng trừ nhân chia, tính chuyện lời lỗ. Rất hợp lý trên phương diện kinh tế. Nhưng nhân tính bỏ đi đâu"
Việc tuyển chọn qua hội đồng y tế này là cần thiết để giảm chi phí, nhưng cũng cần thiết vì lý do số lượng: nếu như kế hoạch của TT Obama được phê chuẩn thì sẽ có 47 triệu người nữa có bảo hiểm và có thể đi bác sĩ, và vào nhà thương ngay. Dĩ nhiên là điều đúng, nên làm, nhưng chắc chắn sẽ không đủ bác sĩ và nhà thương cho sự tăng vọt bất thần ấy, do đó bắt buộc phải có giới hạn và gạn lọc trong việc cung cấp dịch vụ y tế. Nhưng rồi gạn lọc theo tiêu chuẩn nào" Tiêu chuẩn của bác sĩ Emanuel"
Ngân sách Medicare - được ước đoán sẽ phá sản năm 2017 - sẽ phải chia ra cho thêm rất nhiều bệnh nhân, tức là phần Medicare cho mỗi người hay mỗi dịch vụ y tế sẽ bắt buộc phải giảm.
Trong giải pháp ấy, có nhiều triển vọng các cụ càng già càng ít hy vọng được chữa trị. Và đó cũng là một trong những lý do các lão niên chống đối dự luật rất mạnh. Đặc biệt là dự luật chẳng những nói về những phương thức hữu hiệu nhất để chữa trị bệnh, mà còn đề cập thẳng đến việc gọi là “end-of-life consultation”, là tham khảo ý kiến về việc chấm dứt mạng sống, tức là quyết định nằm chờ tử thần trong loại bệnh viện đặc biệt (hospices) hay “ra đi” ngay (euthanasia); và “advanced care planning” tức là kế hoạch chăm sóc tối hậu, nghĩa là đặt kế hoạch trước cho trường hợp bệnh quá nặng, gần kề cái chết, như vào hospice hay không, chúc thư cho phép khi nào thì được rút ống hơi để bệnh nhân ra đi (living will), v.v…
Bệnh nhân có quyền tham khảo ý kiến bác sĩ về những vấn đề đó, và hội đồng y tế sẽ cho phép Medicare trả chi phí tham khảo, một hình thức khuyến khích bệnh nhân nên tham khảo.
Bà Sarah Palin, cựu Thống Đốc Alaska và cựu ứng viên phó tổng thống của ông John McCain, công khai chỉ trích việc đó và gọi các hội đồng y tế này là “death panel”, tạm dịch là “hội đồng tử hình”. Cách gọi này đã trở thành khẩu hiệu mạnh mẽ nhất chống lại ý kiến thành lập hội đồng y tế.
Phe Dân Chủ cực lực cải chính, tố cáo bà Palin xuyên tạc, và xác định hội đồng không có quyền quyết định để ai chết hết, cũng như không được thành lập để khuyến khích ai lựa cái chết hết.
Thật sự, gọi là “hội đồng tử hình” có quá đáng không" Nếu vì lý do phải tiết giảm chi phí, hay vì không đủ phương tiện, vì quyền lợi của đa số, hội đồng y tế khuyến cáo nên chấm dứt chữa trị cho những người bị bệnh đến thời kỳ quá nặng, hay quá già yếu, thì như vậy có phải là hội đồng đã khuyến cáo để cho những người này “ra đi” không" Như vậy cụm từ “hội đồng tử hình” có gì sai"
Dù sao, cụm từ “death panel” cũng gây chấn động đến độ Thượng Viện phải mau mắn quyết định loại bỏ hai điều “end-of-life” và “advanced care” nêu trong dự luật. Nếu là xuyên tạc lếu láo, sao Thượng Viện lại phản ứng mau lẹ như vậy"
Khi từ chức Thống Đốc Alaska, bà Palin đã tuyên bố có nhiều cách phục vụ đất nước và lý tưởng mà không cần chức vụ gì hết. Qua câu chuyện trên, bà chứng minh được lý luận của bà. Chỉ cần một cụm từ của bà là một dự luật then chốt của TT Obama đã bị sửa đổi ngay dù rằng ngày nay, bà chỉ là một công dân chẳng có chức vụ gì hết. Cái mũ “mụ nhà quê ngớ ngẩn” mà truyền thông cấp tiến cố chụp lên đầu bà hình như không phản ánh sự thực cho lắm. Hoặc giả TT Obama đã đưa ra một điều luật quá tệ đến độ một “mụ nhà quê ngớ ngẩn” cũng có thể bẻ cong được chỉ bằng một câu nói.
Công bằng mà nói, trước đây, vào năm 2003 dưới thời TT Bush, quốc hội Cộng Hoà cũng đã bàn về chuyện này, và cũng đã chấp nhận ý kiến một hội đồng y tế tương tự. Nhưng bây giờ chính mấy ông Cộng Hoà đó lại là những người chống đối mạnh nhất. Sự giả dối của các chính trị gia là hiện tượng chung trên cả thế giới.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận ý kiến một hội đồng quyết định chuyện sống chết của bệnh nhân, đến từ khối bảo thủ Cộng Hòa nghe ít đáng sợ hơn là đến từ khối cấp tiến Dân Chủ. So sánh hai bà, bà Palin của Cộng Hòa là người nhất định chấp nhận giữ cái thai một đứa con bệnh hoạn, và bà Nancy Pelosi, Chủ Tịch Hạ Viện của Dân Chủ, là người chủ trương cho phá thai tự do, thì ta sẽ có một khái niệm rõ ràng tại sao thiên hạ sợ một hội đồng do phe Dân Chủ chỉ định hơn là một hội đồng của phe Cộng Hòa.
Bà Palin nêu ra trường hợp đứa con bệnh hoạn của bà và cho rằng nếu trường hợp này được đưa ra hội đồng y tế cứu xét thì chắc bà sẽ được khuyến cáo phá thai để tiết kiệm ngân quỹ Nhà Nước mai mốt sẽ phải chăm sóc đứa con tật nguyền này. Và đó là lý do bà gọi hội đồng này là “hội đồng tử hình”.
Người ta cũng còn nhớ cách đây ít năm, đã có câu chuyện của bà Terri Schiavo bị hôn mê cả chục năm trong nhà thương. Ông chồng bà và phe Dân Chủ đòi rút ống dẫn hơi để cho bà “ra đi” (ông chồng đã có bồ mới, nhưng không lấy được vì chưa ly dị bà vợ được và bà này vẫn chưa chính thức chết), trong khi bố mẹ bà và phe Cộng Hòa chống lại. Các dân biểu Cộng Hòa khẩn cấp ra luật ngăn chận việc rút ống hơi, và đích thân TT Bush phải gián đoạn việc nghỉ hè, về Hoa Thịnh Đốn để ký luật này hầu giữ mạng sống cho bà, cho dù trên thực tế, bà Schiavo sống cũng không khác gì đã chết.
Dĩ nhiên đây là một câu chuyện cực kỳ phức tạp, mang nhiều ý nghĩa tôn giáo và đạo đức mà chúng ta có thể đồng ý hay không, nhưng nó nói lên được phần nào cái nhìn về sống chết giữa hai nhóm bảo thủ và cấp tiến. Và đó chính là lý do cụm từ "death panel" đã gây hoảng sợ trong dự luật cải tổ y tế do TT Obama và phe cấp tiến Dân Chủ đề xướng.
Cuộc tranh luận còn đang tiếp tục chưa biết ngã ngũ ra sao. Nhưng đã có nhiều triệu chứng cho thấy có lẽ kế hoạch cải tổ y tế của TT Obama đang đi vào giai đoạn cần “advanced care planning”, cần phải tiên liệu việc dự luật này sẽ chết trong trứng nước. Nếu muốn sống còn, sẽ cần phải có nhiều thay đổi quan trọng về đề nghị bảo hiểm công, về hội đồng y tế, và về chi phí của kế hoạch (23-8-09).

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo tài liệu Pháp, tháng 1/1910, Nguyễn Sinh Huy, Tri huyện Bình Khê, thân phụ của Hồ Chí Minh, bị ngưng chức vì tội sát nhân. Ngày 19/5, ông bị tống giam. Qua tháng 8/1910, ông được ân xá và chỉ bị cách chức. Lý do là ông luận tội một nghi phạm và đã đánh chết nghi phạm trong nhà giam vì bản tánh hung ác và đang cơn say rượu...
Ông Zelensky đã để mất Bakhmut, một thành phố chiến lược. Theo cựu sĩ quan Mỹ, số thương vong của Ukraine tại đây là khoảng 50,000 người. Còn lực lượng đánh thuê Wagner của Nga tổn thất khoảng 20,000 người. Ngay sau đó, Ukraine tuyên bố cuộc phản công chiếm lại tất cả lãnh thổ đã bắt đầu...
Thật khó mà biết sự thật của tình hình kinh tế Việt Nam ra sao trước tình trạng ông nói gà, bà nói vịt, nếu bạn là một nhà đâu tư. Đối với ông Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng thì tình hình chung vẫn sáng sủa, phấn khởi và đầy hy vọng.
Nếu chả may mà sự việc có xẩy ra bi thảm như vậy chăng nữa thì cái chết của ông cũng khiến cho đám thường dân đỡ phần tủi hổ. Chúng tôi cảm thấy vô cùng yên ủi khi biết rằng dù quê hương rơi vào hoàn cảnh bi đát đến thế nào chăng nữa thì đất nước này vẫn còn có những vị nhân sĩ đáng kính, hết lòng vì dân tộc, chứ không chỉ thuần là một lũ trí thức trùm chăn hay một đám cơ hội ăn theo...
✱The White House: Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với CHND Trung Hoa về các vấn đề gây quan ngại xuyên quốc gia - cả hai bên đều nhận ra tầm quan trọng của việc giao tiếp ở cấp lãnh đạo như một phương tiện để ổn định mối quan hệ và quản lý cạnh tranh. ✱Global Times: Cuộc họp tại Vienna kéo dài hơn 10 giờ đồng hồ với việc hai bên đã có những trao đổi "thẳng thắn, sâu sắc, thực chất và mang tính xây dựng" về các chủ đề lớn, trong đó có quan hệ song phương. ✱TT Biden: Chúng tôi sẽ gặp nhau - chúng tôi đang tìm cách làm giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc.
Tôi có dịp được đi nhiều nơi, được gặp gỡ nhiều người, và cũng được nghe lắm lời bình phẩm (không được tử tế hay tế nhị gì cho lắm) về quê hương và đất nước của mình. Tuy thế, tôi chưa bao giờ bị một “vố” nặng như Trần Đĩnh cả.
Các thủ thư giờ đây có thể phải đối mặt với nhiều năm tù giam và hàng chục nghìn đô tiền phạt vì cung cấp sách được cho là khiêu dâm, tục tĩu hoặc “có hại” cho trẻ em theo luật mới của tiểu bang cho phép truy tố hình sự đối với nhân viên trường học và thư viện. Theo phân tích của Washington Post, ít nhất bảy tiểu bang đã thông qua luật như vậy trong hai năm qua, sáu trong số đó được thông qua trong hai tháng qua — mặc dù các thống đốc của Idaho và North Dakota đã phủ quyết luật này. Một chục tiểu bang khác đã xem xét hơn 20 dự luật tương tự trong năm nay, một nửa trong số đó có khả năng sẽ xuất hiện trở lại vào năm 2024, tạp chí này nhận định.
Với thời gian, mọi ước vọng đều trở nên những niềm hoài vọng xa xăm trong khi cái mảnh đất quê hương khốn khổ (và bao người ở lại) thì vẫn ngóng trông… mỏi cổ!
Trong Diễn văn bế mạc Hội nghị bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ ngày 17/05/2023 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cố gắng vẽ ra hình ảnh lạc quan nhưng tình trạng Tham nhũng, Tiêu cực và Suy thoái Tư tưởng chính trị trong Đảng đã nhạt nhòa khả năng lãnh đạo của ông...
Trong thế kỷ qua, ở Việt Nam bỗng từ đâu xuất hiện một con người mà mặt thật được che giấu kỹ dưới nhiều lớp dày mỏng khác nhau, nhiều cách khác nhau. Từ đời sống bản thân, tên họ, tuổi tác. Đều bằng dối trá và bưng bít. Do bản chất của con người gian ác. Điều này, dĩ nhiên là một hiện tượng quái lạ đã khêu gợi sự tò mò của một số người nên đã làm tốn khá nhiều công sức và giấy mực nhưng vẫn chưa phơi bày được đầy đủ sự thật. Thật rùng rợn! Con người đó có tên là Hồ Chí Minh. Mà cái tên Hồ Chí Minh cũng do ông chôm của người khác, Cụ Hồ Học Lãm. Và cả cái tên Việt Minh của Cụ Lãm nữa!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.