Hôm nay,  

Nhà Dân Chủ Trong, Ngoài VN: Phải Quý Trọng SV Biểu Tình

12/27/200700:00:00(View: 7444)

(Sài Gòn - VNN) Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra ở Hà Nội và Sài Gòn trong vài tuần qua bắt nguồn từ tin chính quyền Bắc Kinh đã quyết định thiết lập một thành phố cấp huyện trực thuộc tỉnh Hải Nam, đặt tên là thành phố Tam Sa, bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Trong lúc tỏ ý thán phục tinh thần yêu nước cao độ của dân chúng, đặc biệt là những người thuộc tầng lớp sinh viên học sinh, một số nhà tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ Việt Nam cho rằng những vụ xuống đường này còn có nhiều ý nghĩa quan trọng bên cạnh việc bộc lộ sự bất bình đối với những hành động của chính phủ Trung Quốc. Phát biểu qua đài VOA, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng đang bị nhà nước CSVN giam lỏng ở Sài Gòn, cho biết ý kiến như sau:

"Ta có thể thấy đây là lần đầu tiên toàn dân tộc vượt lên trên mọi bất đồng để có tiếng nói chung trước nạn ngoại xâm. Tuy vậy, Bộ Chính trị Đảng CSVN chỉ muốn mọi người đừng lôi ra những sai lầm của họ trong quá khứ, chấp nhận chuyện đâm lao phải theo lao để có phản ứng vừa phải thôi. Trong khi đó, dân tộc ta muốn hiểu rõ mọi sự tình đầu đuôi từ xưa đến nay để có phản ứng chính xác và hiệu quả trước sự việc Trung Cộng ngang nhiên chiếm Hoàng Sa và Trường Sa."

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, người đứng đầu một phong trào dân chủ có tên là Cao Trào Nhân Bản Việt Nam cho biết rằng, hồi tháng giêng năm 2002, ông đã viết thư cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và Chủ tịch nước Trung Quốc để phản đối hiệp định biên giới trên bộ và trên biển mà Hà Nội và Bắc Kinh đã ký kết trước đó.

Qua đài VOA, Ông đã giải thích thêm như sau: "Lập trường đúng đắn của dân tộc ta là đất nước Việt Nam là của chung của mọi người dân Việt Nam - tất cả công dân trong cũng như ngoài nước đều có bổn phận bảo vệ lãnh thổ tài nguyên do tiền nhân dày công để lại, không ai được độc quyền yêu nước, và cũng không một ai, một đoàn thể, hay đảng phái nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, có thể nhân danh dân tộc Việt Nam ký kết những văn bản bán nước cho ngoại bang. Trên căn bản đó, nhân dân Việt Nam không bị ràng buộc bởi Hiệp định phân định ranh giới trên bộ ký ngày 31 tháng 12 năm 1999 và trên biển ngày 25 tháng 12 năm 2000 mà chỉ coi rằng đây chỉ là một bước sai lầm của Việt Cộng, đâm lao phải theo lao, đặt quyền lợi của Đảng lên trên quyền lợi tổ quốc -- dâng đất để được Trung Cộng ủng hộ với hy vọng được tiếp tục ngồi lại thống trị nhân dân ta. Nhân dân Việt Nam không coi hai hiệp ước trên là có giá trị."

Theo Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, toàn bộ vấn đề phải được trở lại với bản đồ do Pháp vẽ năm 1895 dựa theo các hiệp ước được ký kết giữa Pháp và triều đình Mãn Thanh. Riêng về vấn đề liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam đang có tranh chấp với Trung Quốc, Đài Loan, Mã Lai, Phi Luật Tân và Brunei, Bác sĩ Quế cho biết ý kiến như sau về cách giải quyết.

Trong khi đó tại hải ngoại, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, cựu Phó Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh, là một nhà hoạt động dân chủ lâu năm và đang định cư ở tiểu bang Virginia của Mỹ. Ông cho rằng thay vì chỉ phản ứng chiếu lệ và ngăn chận những cuộc biểu tình của người dân Việt Nam theo đòi hỏi của Trung Quốc, chính phủ ở Hà Nội cần có những hành động cụ thể và quyết liệt hơn.

Giáo sư Hoạt nói: "Thứ nhất là không phải chỉ lên tiếng mà cần phải đưa vấn đề này ra trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Bởi vì rõ ràng đây là một sự xâm lăng. Thứ hai là trong thực tế phải có những hoạt động rất cụ thể. Thí dụ như tẩy chay Olympic Bắc Kinh 2008 của Trung Quốc, không tham gia cho đến khi nào giải quyết được vấn đề Trường Sa. Thứ ba là chính thức công nhận với quốc dân những điều đã ký kết, đã cam kết với Trung Quốc trước đây, và kêu gọi toàn bộ quốc dân ủng hộ những chương trình đòi hỏi của Hà Nội đối với Bắc Kinh."

Trước những cuộc biểu tình chống Trung Quốc của thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước, nhiều nhà hoạt động dân chủ đã tìm cách nối kết diễn tiến này với việc cổ xúy cho dân chủ và nhân quyền. Một số người nói rằng để chống ngoại xâm một cách có hiệu quả, người dân Việt Nam cần phải tiến hành "chống nội xâm" - nghĩa là dành lại quyền làm chủ đất nước từ tay những nhà cai trị độc tài. Tuy tán thành nhận định vừa kể, giáo sư Đoàn Viết Hoạt cũng cho rằng, mọi người nên quí trọng sự trong sáng của lòng yêu nước của những người trẻ hiện nay và không nên lèo lái họ vào những ý đồ chính trị hạn hẹp. Ông giải thích như sau: "Vì làm như vậy thì một mặt, về mặt chiến thuật, nó sẽ tạo lý cớ để cho đám an ninh công an đàn áp những người thanh niên này. Và thứ hai nữa là chúng ta cũng không nên hạ thấp tinh thần yêu nước và cái lòng trong sáng của thanh niên. Họ hết sức trong sáng và họ hết sức quyết liệt trong vấn đề này. Và chúng ta nên trân trọng và tiếp tay với họ theo cái tinh thần đó."

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ bị cạnh tranh và hiệu năng kém lẫn tham nhũng cao của khu vực nhà nước khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, nhân viên bị sa thải... Việt Nam đang nuôi cả hy vọng lẫn mối lo trong viễn ảnh gia nhập tổ chức WTO. Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ đề cập tới những vấn đề trên qua phần trao đổi với
Vào ngày 12 tháng 7 năm 2006 vừa qua, Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, thường được gọi là Ban chỉ đạo 33, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã tổ chức một cuộc tọa đàm tại Hà Nội để bàn về phương hướng và giải pháp khắc phục hậu quả mà chánh phủ
Mục tiêu chính của phái đoàn thương mại Hoa kỳ ngồi thương thuyết với phái đoàn cộng sản Việt nam là làm sao đạt được những đòi hỏi có lợi cho tư bản Hoa kỳ với những đặc quyền, đặc lợi ở thị trường Việt Nam. Đó là cái gía mà cộng sản Việt Nam phải trả để
Nghệ thuật mượn sức đôi khi là nghệ thuật mệt sức. Trong mọi cuộc thương thảo, người ta chỉ đạt kết quả khi đôi bên cùng nhượng bộ… một phần. Khi cần nhượng bộ, nhà thương thuyết phải nói với đối phương: "đây là cố gắng tột cùng của chúng tôi, chúng tôi mà lùi thêm một bước nữa thì… chúng ta cùng chết." Sau đấy, khi trở về trình bày với đồng chí,
Thế giới đang e ngại nguy cơ suy trầm kinh tế thì đúng một tuần sau khi Bắc Hàn phóng hỏa tiễn tại Đông Bắc Á, quân khủng bố lại đánh bom tại Mumbai của Ấn Độ; thế rồi xung đột vừa bùng nổ tại Trung Đông và có thể suy đồi thành chiến tranh lan rộng. Diễn đàn Kinh tế Đài RFA sẽ tìm hiểu về hậu quả của cuộc chiến đối với kinh tế
Việc Bắc Hàn gây rối sẽ còn kéo dài, với hậu quả bất lợi cho kinh tế Đông Á. Trước mắt thì xăng dầu và lạm phát sẽ càng khiến kinh tế của khu vực dễ bị suy trầm. Việc Bắc Hàn phóng hỏa tiễn vào tuần qua sẽ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Đông Á trong viễn ảnh kinh tế Á châu có thể bị suy trầm vào năm tới" Diễn đàn Kinh tế đài RFA nêu
Có thể thấy một mối liên hệ dù gián tiếp nhưng vẫn đáng kể giữa thành quả trong giải World Cup với thành tích kinh tế của một xứ mở cửa... Trong suốt một tháng, thế giới lên cơn sốt với giải vô địch bóng đá thế giới World Cup. Với không khí nhộn nhịp tưng bừng ấy, Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm hiểu khiá cạnh kinh tế của hiện tượng
Vì sao Hồ Cẩm Đào trở lại bài bản Mao Trạch Đông" Ngày xưa, hơn hai mươi năm trước, Đặng Tiểu Bình đánh giá Mao Trạch Đông theo tỷ lệ "tứ-lục". Bốn phần tiêu cực, sáu phần tích cực. Ngày nay, Hồ Cẩm Đào lại có cái nhìn khác. Chưa khi nào Hồ Cẩm Đào công khai phê phán Mao Trạch Đông. Năm 2003, nhân lễ kỷ niệm 110 
Những việc cải cách về chính trị, cơ chế và luật pháp lẫn sách lược kinh tế vẫn là đòi hỏi khách quan...Phải trả lại đất nước cho người dân, trả lại quyền định đoạt về đời sống cho người dân
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.