Hôm nay,  

Pháo Bông

06/07/201000:00:00(Xem: 6190)

Pháo Bông

(Chân-Quê: sưu tầm và biên-soạn)
Nhiều người trong chúng ta lầm tưởng rằng Pháo-Bông chỉ có trong ngày lễ Độc-Lập Hoa-Kỳ (July 4th).  Thực ra, nguồn gốc pháo bông đã có từ 2000 năm trước ở Trung-Hoa.
Huyền-Sử ghi lại rằng có một đầu bếp Trung-Hoa thời ấy, trong lúc nấu ăn khi nêm chất muối-đá (saltpeter)-không phải là muối-biển- vào thức ăn bị tràn lên bếp hồng khiến phát ra những tia lửa rất đẹp.  Sau đó họ cũng khám phá thêm là những thuốc súng nếu được đốt trong ống tre khi cháy sẽ nổ to và đẹp hơn nhiều.
Pháo Viên (Pháo Thẻ) được sản xuất sau đó trong thời đại “Song Dynasty” (960-1279) bởi một nhà Sư tên “Li Tian”, sống gần thành-phố “Liu Yang” trong tỉnh “Human”; những viên pháo này làm từ thuốc súng trong các cây măng . Pháo được dùng trong những ngày Tết của người Á-Châu nhằm mục-đích xua đuổi ma-quỷ với tiếng nổ lớn và màu sắc rực rỡ sáng chói.  (Ánh sáng tượng trưng cho Thần-Linh diệt trừ bóng tối của âm-khí, tà ma).
Đến thế-kỷ thứ 15, Pháo là hình-thức mừng cổ-truyền trong những ngày lễ mừng chiến-thắng của quân-đội và từng tràng pháo nổ bắt đầu được dùng để khai-mạc trong các tiệc Cưới.
Một giả-thuyết khác cho rằng pháo bông cũng đã được phát-minh từ nước Ấn-Độ và Ả-Rập (Arabia).
Trong khi đó thì “Marco Polo” là người được ghi công đã mang thuốc súng vào Âu-Châu ở thế-kỷ thứ 13.
Năm 1400, trung-tâm nhà máy làm pháo bông đầu tiên được thành-lập ở thành-phố Florence, nước Ý.
Đến năm 1553, pháo bông được biểu diễn lần đầu trong buổi diễn hành dành cho bà Anne Boleyn, Hoàng-Hậu thứ nhì của vua Henry thứ 8  (VIII); cũng là Thân-Mẫu của Nữ-Hoàng Elizabeth I (đệ Nhất) nước Anh.
Trong một quãng thời gian dài của năm 1700, Pháo-Bông dần dà được phổ-biến trong giới Hoàng-Tộc ở Âu-Châu, vua nước Pháp Louis XV (thứ 15) – (1715-1774) đã truyền lệnh cho triển lãm về pháo bông ở Versailles.
Một ông Hoàng, tên Peter I, còn có tên gọi là Peter the Great (1672-1725) người có công phát-triển Hoàng-Tộc nước Nga, đã cho bắn pháo bông suốt 5 tiếng đồng-hồ để mừng sinh-nhật con trai cưng của ông thời bấy giờ.
Cùng thời gian đó, ở thuộc-điạ Hoa-Kỳ (American Colonies) pháo bông bắt đầu được dùng để đánh dấu niềm vui của những lễ-hội.
Năm 1800, Trung-Hoa giao-thiệp mở đầu cho Pháo-Bông được nhập cảng vào Hoa-Kỳ qua người Hong-Kong làm trung-gian.  Vài năm sau 1990, Pháo-Bông được phép nhập cảng trực tiếp vào Hoa-Kỳ từ Trung-Hoa không qua bất cứ trung-gian nào.
Năm 2004, lần đầu tiên Disneyland dùng pháo bông bằng sức ép của không khí thay vì thuốc súng.  Để giảm bớt khói mù và Disneyland cũng tăng cường thêm tiếng nhạc vui phát ra từ các loa phóng thanh trong các buổi bắn Pháo-Bông cho thêm phần linh-động và hấp-dẫn.  ( Disneyland được xây cất đầu tiên ở thành-phố Anaheim, California. USA trong vòng 1 năm bắt đầu từ ngày 21, tháng 7 năm 1954 với kinh-phí khoảng 17 Triệu 500 ngàn đô-la).


Như một tập-quán tiền lệ, bây giờ Pháo-Bông được dùng trong ngày 4, tháng 7 hằng năm tại Hoa-Kỳ để mừng lễ Độc-Lập.  Pháo-Bông cũng được dùng ở Liên-Hiệp-Anh (United Kingdom) trong ngày lễ mang tên “Guy Fawkes Day” mùng 5, tháng 11.  Pháo-Bông còn được bắn lên mừng lễ Độc-Lập của Pháp “Bastille Day” vào ngày 14, tháng 7 (Dương-Lịch) hằng năm.  Hiện nay trong ngày đầu năm Tết Âm-Lịch của người Trung-Hoa và Việt-Nam tại các thành-phố lớn luôn có bắn Pháo-Bông.
Theo ký-giả Peter Cohan của trang báo điện-tử “Daily Finance”, bài báo đăng tải lúc 1giờ chiều ngày 3, tháng 7, 2010.  Sau khi phỏng-vấn các chuyên-gia nghiên cứu về kỹ nghệ Pháo-Bông tại Hoa-Kỳ.  Ông cho biết trung bình một tỉnh nhỏ tốn khoảng hơn 10 ngàn đô-la cho việc bắn pháo bông.  Số tiền tăng lên vài triệu rồi đến hàng trăm triệu cho các thành-phố lớn, bao gồm tiền trả cho những dịch vụ của thành-phố như Cảnh-Sát bảo vệ an-ninh và dọn dẹp đường phố sau lễ Độc-Lập Hoa-Kỳ.
Pháo mang niềm vui đến cho mọi người trong ngày 4, tháng 7 Dương-Lịch hằng năm tại Hoa-Kỳ.  Tuy nhiên, nó mang lại hậu-quả không lường cho những người xử dụng.  Theo thống-kê sơ khởi của Sở-Cứu-Hỏa Tiểu-Bang Hoa-Kỳ; có đến 45% trẻ em dưới 15 tuổi bị thương khi đốt pháo và chiếm đến 72% là Nam-giới của mọi lứa tuổi.
“The Consumer Product Safety Commission” (CPSC); tạm dịch là “Cơ-Quan Bảo-Vệ-An-Toàn Cho người Tiêu-Thụ” đã đưa ra những luật-lệ cho những nhà làm thương-mại bằng nghề bán pháo bông.  Đó là phong pháo phải có dán nhãn hợp-pháp của nơi sản-xuất và chỉ dẫn rõ ràng cách xử dụng an-toàn cho người tiêu-thụ.  Pháo chỉ được phép cháy trong vòng ít nhất 3 giây; không được quá 9 giây.
Một số thành-phố hiện nay CẤM tuyệt-đối người dân không được đốt pháo trong ngày lễ Độc-Lập vì sự an-toàn của cư-dân Hoa-Kỳ.
Ước mong rằng người Việt-Nam ly hương chúng ta sẽ có những ngày cuối tuần mừng lễ Độc-Lập Hoa-Kỳ thật bình-an và hạnh-phúc. “Chân-Quê” chúng tôi cũng sẽ mang âm-nhạc đến các trung-tâm điều-dưỡng tại quận Cam trong dịp lễ này.  Ước mong mọi người trong chúng ta có những giây phút tĩnh-lặng để cầu nguyện cho Vong-Linh Tiền-Nhân, những Anh-Hùng đã Vị-Quốc-Vong-Thân, xây dựng và bảo vệ cho nền Độc-Lập của Hiệp-Chủng-Quốc Hoa-Kỳ.  Xin Ơn-Trên đổ tràn Hồng-Ân, che chở cho các Chiến-Sĩ Hoa-Kỳ hiện ở ngoài trận-mạc được an-bình và sớm có ngày trở về đoàn-tụ cùng gia-đình vui hưởng lễ Độc-Lập 4, tháng 7.
Chân-Quê (California 3, tháng 7, 2010).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.