Hôm nay,  

Huế Và Nguyễn Phúc Liên Kỳ

26/10/200900:00:00(Xem: 10586)

Huế và Nguyễn Phúc Liên Kỳ

Nhạc sĩ Nguyễn Phúc Liên Kỳ và bìa CD nhạc.


Letamanh


Tôi không phải là người Huế, nhưng mỗi khi nghe những ca sĩ hát giọng Huế là tôi lắng nghe say mê. Đúng là có máu Huế thì mê Huế - Tuy không sanh ở xứ Thần Kinh, nhưng giòng họ của tôi phát sanh từ Thuận An – Làng Thái Dương Hạ - Thế cho nên hồi còn thời “thái bình thịnh trị”, mỗi khi về Từ Đường họ Lê, nói không đúng giọng Huế là bị mấy “Mệ” cười ầm lên : - Ê Mấy Mụ xem dân Bình Định nói tiếng Huế ...tề!
Chính vì máu Huế còn một chút nào đó trong tôi, nên khi nhận được những CD toàn bài ca về Huế từ Nhạc Sĩ Nguyễn Phúc Liên Kỳ đích thân ký tặng là tôi cảm thấy mình rất...Huế! Khi còn là một học sinh Đệ Nhất Cấp ở một quận lỵ nhỏ - Bồng Sơn - Hầu như thầy dạy chúng tôi hồi đó, đại đa số toàn là người Huế. Có lần chúng tôi đến nhà trọ thăm Thầy, tình cờ nghe hai thầy, người đàn guita, người cầm bản nhạc mới nhất hát trong đêm dưới ngọn đèn dầu - Thời đó ở Bồng Sơn chưa có điện – Bài hát cất cao lên, khi trầm khi sắc theo nhịp ba bốn vừa sầu vừa tung tăng như con sông Hương hiền hòa mùa nắng, hung hản trong mùa Đông và những đợt mưa dầm thúi đất, những trận lụt kinh hồn:
“Mây vương khói chiều, xứ Huế đẹp yêu kiều
“Ru lòng người lữ khách những chiều mơ...
“Hương Giang lửng lờ, trăng nước vờn dôi bờ...”
“Ai về Bến Ngự, cho ta nhắn cùng, nhớ chăng non nước Hương Bình...
“Có những ngày xanh lưu luyến bao tinh... “ (DTT)
Thầy trò chúng tôi cùng hát cho đến khuya những bài liên quan đến đất thần kinh. Có thể lúc ấy những người thầy dạy chúng tôi nhớ Huế tha thiết trong lòng – theo tôi - rất xuất thần.:
“...Quê hương em nghèo lắm ai ơi, mùa Đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn - Trời rằng, trời hành cơn lụt mỗi năm....
“ ...Hò ơi hò! Ai là qua sông vắng, nghe sầu như mùa mưa ư nặng ( PĐC)
Nhưng mọi sự trong tôi, sau khi nghe những bản nhạc từ Nguyễn Phúc Liên kỳ, có cái gì đó rất lắng sâu và cảm xúc kéo dài. Hầu hết nhạc của Liên Kỳ đều hướng về Huế; chỉ trừ những bản nhạc phổ thơ từ các tác giả không phải Huế. Tôi chưa phỏng vấn được anh, nhưng nếu có dịp tôi sẽ chỉ hỏi người nhạc sĩ “tự học” tài ba Nguyễn Phúc Liên Kỳ mấy ý như sau:
- Thưa anh, có lẽ anh và Cựu Trưởng Ty Cảnh Sát Thừa Thiên - Huế có cùng một hệ phái Hoàng Gia" (Tôi rất khoái Liên Thành ở chổ rất ư là can trường và đảm lược.) “Mệ” như thế mới là Mệ!
- Thưa anh, ở xứ Huế thân yêu của anh – à quên - của cả tôi, ngoài những di tích thân quen ghi vào nhạc như: Cầu Tràng Tiền, thôn Vỹ Dạ, Núi Ngự Bình, giòng sông êm Hương Giang, Lăng mộ, Hoàng cung... Những ngôi trường đầy hãnh diện như Quốc Học, Đồng Khánh... mưa đêm trên cổ thành, bảo rớt sấm rền, mùa bảo lụt... là gì nữa, là chất keo nào đan kết anh với một cổ thành "
- Thưa anh! Những bài hát mà anh đã sáng tác bao nhiêu năm qua có làm cho anh vơi bớt nổi uất hận Tết Mậu Thân, có làm cho anh thong dong, nghiền ngẫm những kỷ niệm đau thương của Huế" Hay càng sáng tác nhiều nhạc phẩm Huế thì lòng yêu Huế và hận thù kẻ gieo tội ác càng sâu nặng"
Chúng ta thử nghe nhạc phẩm “ Huế buồn chi”, viết theo cung đô trưởng, nhưng lại buồn mênh mông:                                                                
“Rồi mùa phượng thắm cũng tàn theo gió thu,
“Ngàn cánh hồng rơi mờ phai lối về
“Em qua phố thị mưa buông tóc rối
“Em qua bến đò sông dâng nước biếc
“Mây thu giăng tím khơi sầu mắt môi....
“...Mưa như thiếu nữ khóc chiều lãnh cung!...”
Dòng nhạc đã thoát mà lời thì như ru ta, ru em. Tuy người nhạc sĩ cố tạo cho Huế một nét nào đó vui lên, mạnh lên; cố biến cảnh Huế thành những nấc thang vút cao đến chân trời mới lạ, cố hy vọng rằng Huế thân yêu sẽ là những nụ cười. Nhưng người nhạc sĩ “rất Huế” nầy lại không “thoát” ra được định mệnh an bài cho Huế. Bởi bài hát nào không man mác buồn... mênh mang là không thể nào “Huế” được! Trong quá khứ đã có không ít nhạc sĩ cố gắng như Nguyễn Phúc Liên Kỳ, nhưng hầu hết Huế chưa có nhạc vui.
Ta thử nghe “Sông Hương Hiền Hòa” để thấy Liên Kỳ khéo léo trong diễn tả nhạc quyện với lời ca như thế nào:
“Bơ vơ con đường nhỏ, cơn buồn lạc loài đi
“bên lề cây cỏ đứng, ôm nổi buồn cô liêu...
“... Ta yêu em sông Hương, giòng sông nhỏ hiền hòa,
“Giòng sông thơm sửa mẹ,giòng sông gây thương nhớ
Nguyễn Phúc Liên Kỳ sinh ra và lớn lên ở Huế, theo ý tác giả, con sông thân yêu mang tên Hương Giang hiền hòa thơm mùi sửa mẹ đã làm anh, cho dầu xa tận chân trời Mỹ Quốc; vẫn canh cánh bên lòng nổi trằn trọc tha thiết nhớ thương và thề hẹn sẽ quay về ngắm con đường xưa lối củ.
Một nhạc phẩm khác mang tên “Nắng Hoàng Lan” mà người nghệ sĩ gởi trọn tâm tình, cố làm cho nét Huế vui lên, Chỉ có Huế mới có “cái gọi là” Nắng Hoàng Lan và cũng chỉ có người chính gốc Huế mới biết được tên Hoàng Lan là gì:
“Nắng Hoàng Lan trên tháng ngày em trở lại,
“Mang bao tin yêu cho anh thương đời.
“Nội thành chiều còn nắng hanh, em đi áo mới thơm nồng
“Lụa vàng đùa theo gió chướng,xua tan bao nổi ưu phiền....
“cho mộng đời thêm chút duyên, cho tình đời thôi gian dối
“...Nắng Hoàng Lan, áo lụa vàng, em như hoa tháng giêng,
“Mùa xuân chào thua nhan sắc! Nắng Hoàng Lan, áo lụa vàng...
Nếu gặp Nguyễn Phúc Liên Kỳ lần đầu tiên, ta sẽ nhận ra một anh chàng ít nói, giọng Huế nội thành, có nụ cười rất Huế - Ai cũng hiểu, chỉ mình ta không hiểu – Vì thế dễ bị hiểu lầm là dân “Mệ” làm cao! Nhưng khi đã quen thân ta sẽ có được một người bạn chân thành, một người nhã nhặn, lúc nào cũng sống “với”! Thứ Bảy nào cũng thế, Liên Kỳ làm tái xế chở nhà thơ gàn bác sách Trần Vấn Lệ từ Los Angles xuống Little Saigon để chỉ gặp bạn bè cho đở buồn nhớ lung tung.


Sinh năm 1945 tại Vĩ Dạ - Cồn Hến, nổi tiếng món cơm hến - thuộc ngoại thành Cố Đô. Bậc Trung học, mài đủng quần ghế nhà trường Quốc Học rồi leo lên muốn làm “thầy cải” tại Luật Khoa Huế. Đất nước điêu linh do gót giày “chũ nghĩa ngoại lai” nên phải gác bút nghiêng vào Khóa 5/68 trường Bộ Binh Thủ Đức. Sau 30 tháng tư năm 1975, Liên Kỳ vào tù ở Hiệp Đức, Quảng Nam. Năm 1985 vượt biên đến Galang, Indonesia. 1986 định cư  tại Cali, Hoa Kỳ - một vợ ba con.
Cứ theo “lý lịch trích ngang” trên thì anh chàng nhạc sĩ Huế  “đặc sệt” nầy – nói theo thầy rờ mu rùa – thì đang có một gia đình hạnh phúc, một tương lai con cái rạng rỡ... Nhưng riêng cá nhân người nghệ sĩ, từng bị dập vùi, từng tù  tội theo vận nước nổi trôi; từng đổi mạng sống, vượt biên tìm tự do; từ trong thầm kín tâm hồn, anh lúc nào cũng hướng về quê hương đất nước, đặc biệt là Huế, nơi giữ những kỷ niệm đầy ắp trong anh. Những nhớ nhung giằn vặc kéo dài qua bao cuộc thăng trầm của Huế.
Nhưng có một điều lạ, hầu hết những nghệ sĩ, sanh ra và lớn lên ở Huế, sáng tác nhạc ca ngợi nơi chôn nhau cắt rốn của mình; họ đều là những người đã rời xa Huế! Hình như khi xa cách một nơi giấu kín những kỷ niệm thời tuổi thơ ấy, người ta mới cảm nhận mất mác, cảm nhận những trăn trở về tình yêu, tình bạn, tình dân tộc nghĩa đồng bào!... Nên khi sáng tác bài ca cho Huế, thường họ có lời nhắn gởi “ai đó”, nếu có về đất Thần Kinh” xin hãy cho gởi gấm chút tình với nổi nhớ nhung ray rứt! Những tác phẩm như thế lại là những tuyệt khúc.
Với Dương Thiệu Tước nhớ Huế quay quắc trong “Đêm tàn Bến Ngự: “Ai về bến Ngự, cho ta nhắn cùng... Nhớ chăng non nước Hương Bình....!”
Với Nguyễn Phúc Liên Kỳ nhắn lời về chốn thần kinh thân yêu của những chuỗi năm tháng kỷ niệm đầy ắp tuổi thơ: “... Xa quê hương ra đi vẫn nhớ giòng sông củ, vẫn nhớ câu hẹn thề, để mơ ước trở về!
Trong “Thương Huế vô cùng”, tác giả đã mơ màng mộng mị ngày về thăm em và thăm kỷ dấu trên những con đường đất thần kinh:
“ Tôi trở về đây thăm Huế mơ xưa, nghe những câu ca với cung điệu buồn
“Lưu thủy xuôi dòngHương thơm ngát, Nam ai Nam bình ai thương nhớ ai...
“... Nhớ Huế muôn vàn, thương Huế vô cùng...”
Nguyễn Phúc Liên Kỳ không dừng lại ở bến Hương Giang, con đò năm củ đậu bến mê, dưới cầu Gia Hội, hay những tà áo ai bay trên cầu Trường Tiền khi tan học...Người nghệ sĩ đã thoát ra và viết lên những sáng tác quyện vào thơ của Hàn Mặc Tử, Trần Vấn Lệ, Hoàng Hương Trang... Lấy ý thơ của các nhà thơ, viết lên nét nhạc của mình mà không làm thay đổi ý hướng tác giả “thơ” là một điều khó làm. Ta đơn cử những bài được Liên Kỳ lấy ý thơ Hàn Mặc Tử, Trần Vấn lệ và Hoàng Hương Lan:
 - Với Hàn Mặc Tử: ... “ Tôi lạy muôn vì tinh tú nhé, Xin đừng luân chuyễn để thời gian. chậm đi cho kẻ tôi yêu dấu, Vẫn giữ màu tươi một mỹ nhân...! (thời gian)
 - Với Trần Vấn Lệ, trong bài “chiều Ban Mê” : ... “ Nếu bây giờ một tiếng chào, nhẹ như hơi thở hồi nào rất xưa, sáng Ban Mế Thuột trời mưa, mà ai ững đỏ như hoa tôi cầm...”
 - Với Hoang Hương Lan trong “Em để lại mùa xuân ở Huế”: “.... Em để lại mùa xuân ở Huế, anh có về tìm hộ em không" Mùa xuân xưa áo trắng ngây thơ, Bên hàng phượng ai đứng say mơ....”
Thoát ra vòng tay tình tự với Huế, có những lúc Nguyễn Phúc Liên Kỳ hướng về những miền đất hứa khác để so sánh và từng bước nhớ về. Vì đâu đó trong lòng người viễn xứ, những trăn trở riêng tư cho vận nước và những tháng ngày lênh đênh trên con thuyền nhỏ giữa dại dương bao la tìm hướng tự do...Anh vẫn là người Việt Nam. Ngoài Huế ra anh còn những thành phố khác mang chút tình yêu trong cuộc sống đầy mưa sa sóng dữ. “Đà Lạt chiều mơ” có thể nói lên nổi lòng người nghệ sĩ xứ Huế: “...Đà Lạt chiều thu suối hồ mơ lạnh , Đà Lạt mùa đông  mưa trắng núi đồi, Đà Lạt trời xuân hoa thơm ngàn lối, Đà Lạt mùa hạ nắng hồng môi em....
Không những thế Liên Kỳ còn có những tác phẩm  vươn xa hơn núi Ngự Bình và Hương Giang lửng lờ chảy! Đó là “Nắng xuân hồng”, “Tình thu”.... Trong  những bản nhạc không nói về Huế nhưng mà rất Huế. Bởi dầu có quên nó đi , nó cũng là máu thịt đã kết hoa ươm trái từ tiền kiếp nào rồi!
- Bài “Tình thu” cố tình chọn cung đô trưởng cho vui tươi, nhưng vẫn là những khát khao:
“.... Mùa thu trước hoan nhiên trong muôn hương yêu, mùa thu nay đau thương trao câu chia lìa, người ra đi mang theo bao nhiêu sầu nhớ, tâm tư hoang mang buồn vương với nổi kêu thương khôn cùng....”  Ở đây là những ngậm ngùi tỏa ra một nổi u hoài khôn tả trong lòng người viễn xứ. ...
 - Trong nhạc phẩm “Nắng Hồng”, tác giả đã đặc biệt ca tụng mùa xuân bằng những nốt nhạc vui, ta thử xem vui ở chổ nào:  “.... Xanh như cây lá, trời xuân chuyễn mùa. Tươi như môi hồng, em ươm hương nồng, bao nhiêu xuân mộng, bao nhiêu xuân tình, trào dâng như sóng trăng....Mùa xuân ơi! mùa xuân tươi, hương xuân thanh bình, sắc xuân huy hoàng. Mùa xuân tươi, mùa xuân ơi! hoa xuân thơm lừng, nằng xuân tưng bừng...”
Đến đây thì ta có thể hỏi người nhạc sĩ xứ Huế rằng: - Anh đang ca tụng mùa xuân nào trong thời gian và không gian thế cuộc! Gió xuân tươi mát, ánh xuân vui đang chọn nơi nào trong trái tim anh và trong trái tim mọi người đang âm thầm khóc đời tị nạn và cũng một lòng hướng về nơi “chôn nhau cắt rốn”!!!
Nguyễn Phúc Liên Kỳ, với những nhạc phẩm đầy ắp Huế, đã làm cho người thưởng thức hòa chung niềm xúc động với anh; vì, nó cũng là dòng sông  Hương định mệnh, một trong ba dòng chảy cho ba miền đất nước. Không ai có thể phủ nhận rằng, xứ Huế, tuy gánh chịu muôn vàn phong ba bảo táp của chiến tranh và nghịch cảnh, nhưng Huế vẫn hiền hòa, cam chịu, vẫn là những ngôi chùa, tháp nhà thờ... với tiếng chuông chánh giác, và Hoàng thành rêu phủ buồn thương... Xin cảm ơn Nguyễn Phúc Liên Kỳ đã cho ra đời, để lại đời những nét rất đời trong Huế, một nhạc sĩ, mà những nhạc phẩm đã hòa vào quê hương bằng tâm huyết của kẻ lưu đày, hướng về tổ quốc cách xa ở bên kia bờ Thài Bình!
letamanh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.