Hôm nay,  

Csvn: Đừng Rước Voi Về Dày Mả Tổ!

4/14/200900:00:00(View: 10386)

CSVN: Đừng rước voi về dày mả tổ!

Lâm Thế Nguyên (ĐVDVN)  —
Sau mấy mươi năm chiến tranh và đối kháng, cuối cùng thì người Việt đã bắt đầu có được sự đồng thuận lớn qua vấn đề Hoàng sa - Trường Sa và Bô-xít. Sự đe doạ nghiêm trọng về chủ quyền quốc gia ở biển Đông và dự án khai thác bô-xít ở vùng Tây Nguyên đã đưa mọi thành phần dân tộc đến gần với nhau. Vấn đề đang được đặt ra là nhà nước Việt Nam (NNVN), qua sự lãnh đạo của đảng CSVN, sẽ đặt quyền lợi đất nước lên trên sự khác biệt chính kiến hay không"
Sự tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa không phải là vấn đề riêng của các đoàn thể đối lập với NNVN. Vô số người trí thức, đảng viên đảng CSVN và người dân ở trong nước đã mạnh dạn lên tiếng cảnh báo NNVN về tình trạng chủ quyền bị xâm phạm. Vấn đề này không còn là một nguy cơ, mà đang hiện thực hoá từng phần một cách chính thức bởi nhà cầm quyền Trung Cộng. Trong vị trí cầm quyền, đảng CSVN có quyền chọn thái độ và đối sách thích hợp cho vấn đề này, nhưng thái độ và đối sách đó không thể đi ngược lại ý kiến và nguyện vọng chung của nhân dân.
NNVN có quyền chọn chính sách đối ngoại mềm dẻo với Trung Cộng qua con đường thương thảo, nhưng mềm dẻo không có nghĩa là chấp nhận tình trạng chủ quyền đất nước bị xâm phạm. Là một nuớc nhỏ đứng cạnh Trung Hoa, tổ tiên chúng ta đã luôn khiêm nhường trong việc đối ngoại, chấp nhận cả việc triều cống ngay sau khi đánh thắng một cuộc xâm lăng. Nhưng khi đụng đến lãnh thổ nước nhà, ông cha ta đã quyết tâm bảo vệ bằng mọi giá, ngay cả tuyên chiến đối đầu với đế quốc phong kiến. Dân tộc ta thẳng thắn lên án các triều đại phong kiến đã xâm lăng nước Việt nhưng người Việt ta không giữ lòng thù hằn với người Trung Hoa. Người Việt chúng ta luôn hiếu hoà và trọng tình hữu nghị, nhưng tinh thần đó cần phải đi song song với ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Chúng ta đủ khôn ngoan để không tự đặt nước Việt trở thành kẻ thù của Trung Hoa, nhưng vì danh dự dân tộc và tiền đồ Tổ Quốc, chúng ta nhất định không chấp nhận thái độ của nhà cầm quyền Trung Cộng là coi thường nước Việt và người Việt. Chúng ta muốn duy trì tình hữu nghị với nhân dân Trung Hoa nhưng chúng ta phải giữ gìn lãnh thổ, lãnh hãi và chủ quyền quốc gia bằng mọi giá  khi cần thiết – ngay cả phải chứng tỏ bằng thái độ mạnh nhất.


Trong tinh thần đó, chúng ta muốn NNVN phải thể hiện ý chí bảo toàn chủ quyền đất nước một cách rõ ràng, mạnh mẽ và dứt khoát.  Chúng ta hoan nghênh sự lên tiếng của NNVN mỗi khi chủ quyền quốc gia có vấn đề đe doạ, nhưng chỉ lên tiếng suông rồi âm thầm chấp nhận quyền lợi đất nước bị thua thiệt là một thái độ không thể chấp nhận được. Nếu đảng CSVN không thể có thái độ cứng rắn về chủ quyền đất nước, giải pháp tốt nhất là tạo điều kiện để nhân dân ở trong nước và cộng đồng kiều bào ở ngoài nước đồng thanh phản ứng. Thái độ chung của người Việt sẽ giúp cho những người lãnh đạo nhà nước Việt Nam có sức mạnh để có phản ứng kịp thời và hợp lý, nếu như họ nhận thức được nguy cơ vong quốc.
Đối với kế hoạch khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, vấn đề không phải là tiến hành như thế nào, mà là phải huỷ bỏ ngay toàn bộ kế hoạch đang có. Cho đến nay, bên cạnh sự nghiên cứu và ý kiến của tập thể người Việt ở ngoài nước, giới trí thức có uy tín trong nước đã có những sự báo động rõ ràng. Sự lên tiếng của một số chuyên gia trong bộ máy nhà nước Việt Nam và nhiều cán bộ, sĩ quan cao cấp tương ứng với tiếng nói của giới trí thức ở trong và ngoài nước càng cho thấy tính chất đe doạ xác thực của vấn đề.
Nói chung, kế hoạch khai thác bô-xít ở Tây Nguyên không thể tiếp tục dù là có được điều chỉnh khoa học hay được bổ sung bởi các kế hoạch bảo vệ môi trường hay cải thiện dân sinh cho người dân địa phương. Nhu cầu bảo vệ an ninh quốc phòng và bảo đảm an toàn môi trường sinh thái cho các tỉnh liên hệ cần được đặt ưu tiên hơn bất cứ lý do gì khác.
Chấp nhận cho Trung Cộng khai thác bô-xít ở Tây Nguyên là một quyết định sai lầm chiến lược trong việc phòng thủ quốc gia và bảo vệ môi sinh. Nhà nước Việt Nam cần lắng nghe ý kiến của những người trí thức ở trong và ngoài nước để không đặt quốc gia vào cảnh lâm nguy rất khó để tháo gỡ. Nhà nước Việt Nam hãy mở một cuộc hội thảo sâu rộng, dân chủ và tự do về ảnh hưởng của việc khai thác bô-xít để lượng định lại vấn đề trước khi quá muộn. Nhà nước Việt Nam cũng cần tổ chức trưng cầu dân ý để thấy được ý kiến cụ thể của nhân dân toàn quốc, và của cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Trước sự đe doạ về chủ quyền và an ninh quốc gia, Nhà nước Việt Nam, nói đúng hơn là Bộ Chính Trị đảng CSVN, đang đứng trước một sự chọn lựa lớn là vì quyền lợi riêng tư của đảng, hay vì dân, vì nước. Sai lầm trong các quyết định chiến lược này, đảng CSVN sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử cho hành động mang tính “rước voi về dày mả tổ”.
Đảng CSVN hãy lắng nghe tiếng báo động và nguyện vọng của nhân dân trước khi quá muộn./.
Lâm Thế Nguyên (ĐVDVN)
(Trích Tập san Hoa-Mai #36 -- Phát hành tháng 04/2009)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
✱ Cuộc họp của Nhóm Siêu Quyền Lực năm nay 2022 bao gồm Henry Kissinger, Thủ tướng Hà Lan,Thủ tướng Phần Lan, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, Tổng thư ký khối NATO, Giám đốc Hội Đồng An Ninh Tòa Bạch Ốc, Giám Đốc Cơ quan CIA, Bộ trưởng Thương mại Mỹ ✱ Global Research: Thông điệp chung của Nhóm Siêu Quyền Lực dự báo thế giới sẽ không sớm trở lại bình thường ✱ Điều thực sự quan trọng ở đây là Ngoại trưởng Mỹ Blinken đang ám chỉ rằng Bắc Kinh muốn gây mất ổn định tại vùng châu Á - Thái Bình Dương ✱ Trung quốc bác bỏ nỗ lực của đế quốc nhằm thiết lập một “NATO phiên bản châu Á” ✱ TQ: Hệ thống tài chính toàn cầu và đồng đô la Mỹ đã được vũ khí hóa để trở thành các công cụ địa chính trị. ✱ TQ: Nếu xảy ra xung đột địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc, thì các tài sản ở nước ngoài của Trung Quốc sẽ bị đe dọa nghiêm trọng - Do đó, Trung Quốc cần phải được điều chỉnh khẩn cấp...
Trang Việt Nam Thời Báo vừa đăng tải một bài viết (“Tu Sĩ Giả, Linh Mục Dỏm”) tuy không nặng ký nhưng khá nặng lời, của tác giả Hoàng Lan Mộc Châu, về giới tăng lữ ở VN:
Làng báo CSVN lại rất ồn ào khoe thành tích 97 năm có mặt trên đất nước với danh xưng “báo chí cách mạng” nối gót báo Thanh Niên viết tay, do ông Hồ Chí Minh, lấy bút hiệu Nguyễn Ái Quốc, xuất bản ngày 21/6/1925 tại Quảng Châu, Trung Quốc...
Trong khi cuộc chiến xâm lăng của Nga tại Ukraine còn đang diễn ra cực kỳ ác liệt, thì chính giới quốc tế đã bắt đầu thảo luận về chương trình viện trợ tái thiết hậu chiến cho Ukraine...
✱ Tòa Bạch Ốc: Chúng tôi e rằng sức mạnh này của QLVNCH không những không đủ để hoàn thành sứ mệnh mà còn quá yếu đến mức có thể bị thất bại ✱ TBÔ: chúng tôi biết rằng Chính phủ Việt Nam hiện đang nghĩ đến việc rút khỏi Lào trong tháng 3 - Vì lý do này, tôi muốn bạn tìm hiểu quan điểm của Tổng thống liên quan đến thời gian hoạt động của Lamson 719 ✱ TBÔ: chúng tôi cho rằng Lam Sơn 719 sẽ hoạt động tốt vào tháng 4, và việc rút quân dự kiến vào khoảng thời gian trước khi kết thúc chiến dịch mùa khô này ✱ Tướng Haig: Tướng Abrams và Tướng Southerland đã thúc giục miền Nam Việt Nam tăng cường sư đoàn thứ hai của QLVNCH vào trận địa. Tướng Lãm và rõ ràng là Tổng thống Thiệu đã từ chối làm như vậy. ✱ TBÔ: Tôi hy vọng ông Thiệu hiểu rằng niềm tin của Tổng thống (Nixon) dành cho ông ta không nên bị coi nhẹ và đây có thể là vết nứt cuối cùng của ông ta trước sự ủng hộ của Hoa Kỳ.
Tình trạng “một số không nhỏ” cán bộ, đảng viên CSVN suy thoái tư tưởng chính trị và xuống cấp đạo đức lối sống đã được đặt ra từ Khóa đảng VII năm 1994, nhưng nay sau 35 năm, nguy cơ đe dọa sự sống còn của chế độ vẫn tồn tại là tại sao?
Tháng 11-1952 chiến tranh Cao Ly tiếp tục khốc liệt giữa Hoa Kỳ với quân Trung Cộng dưới quyền Bành Đức Hoài. Ngày 18 xảy ra đụng độ giữa một phi tuần Grumman F9F với một phi đội Sô-Viết bên trên không phận giữa Hội Ninh (Hoeryong) và căn cứ Hải Sâm Uy (Vladivostok) của Nga-Sô. Eisenhower vừa đắc cử Tổng thống, đích thân sang thị sát mặt trận và triệu tập viên phi công đã bắn rơi 4 chiếc MIG-15 của Nga. Một chiến tích chưa từng có và chưa hề tái lập. Kỳ lạ là chiến công bị ém nhẹm và Trung úy Royce Williams buộc phải im lặng trong suốt nửa thế kỷ...
Để thực hiện ý đồ bành trướng bá quyền Hán tộc dưới chiêu bài Giấc mơ Trung Hoa, Tập Cận Bình đã xây dựng hai vành đai về kinh tế và quân sự. Kinh tế là “Con đường tơ lụa thế kỷ 21”. Quân sự là “Chuỗi ngọc trai”. Hai vành đai nầy đi từ Châu Á qua Châu Phi và về Châu Âu. Hoa Kỳ chống lại bằng việc xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương. Về quân sự là vành đai Thái Bình Dương từ những căn cứ của đồng minh là Nhật Bản, Hàn Quốc, Okinawa, Australia và Singapore, Ấn Độ. Indonesia có thể là đồng minh tương lai...
Ngày 16/6/2022 (nhằm ngày 18/5 âm lịch năm Nhâm Dần), toàn thể tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo (PGHH), lại một lần nữa, hân hoan chào mừng lễ kỷ niệm 83 năm ngày khai đạo 18/5 năm Kỷ Mão (4/7/1939 dương lịch).
Vũ khí tối tân tiếp tục đổ vào Ukraina. Những khẳng định hùng hồn của Mỹ và NATO ủng hộ Ô. Lezensky vẫn không hề thay đổi. Thế nhưng trong hậu trường đã có những dấu hiệu thúc giục Ô. Lezensky tìm một giải pháp chấm dứt cuộc chiến. Những tin tức và hình ảnh về ông bà Lezensky và cuộc chiến Ukraina không còn hấp dẫn (hot) như những ngày đầu nữa....
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.