Hôm nay,  

Đức Gyalwang Karmapa Đời Thứ 17: Orgyen Trinley Dorje

22/03/200800:00:00(Xem: 8714)

Ngài Gyalwang Karmapa gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma lần đầu tiên vào khi ngài đến  Dharamsala ngày 5 tháng 1 năm 2000.

Các vị Karmapa

Karmapa có nghĩa là “bậc hoằng hoá công hạnh của chư Phật” hay là "hiện thân của tất cả các họat động của chư Phật”. Theo truyền thống Tây Tạng, những bậc đạo sư giác ngộ vĩ đại được cho là có thể tự sắp đặt để tái sinh như một vị thầy, là người có thể tiếp tục việc truyền dạy của  vị tiền bối trong kiếp trước đó. Theo truyền thống này, các vị Karmapa đã tái sinh trong thân tướng của một hoá  thân, trải qua mười bảy đời, cũng như trong đời hiện tại, và tất cả các vị hoá thân đều đã đóng vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ và truyền bá Phật Pháp tại Tây Tạng.

Trước khi vị Karmapa đầu tiên được sinh ra đời – là một vị chân sư của Phật Giáo, là người sau này được  biết đến như là ngài Karmapa – thì việc này đã được tiên đoán bởi đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong lịch sử và bởi vị đạo sư Mật tông vĩ đại, đức Liên Hoa Sanh (Guru Padmasambhava) của xứ Ấn. Qua nhiều thế kỷ, các vị Karmapa đã từng là nhân vật trọng yếu trong việc tiếp nối truyền thống Kim Cang thừa nói chung và tiếp nối dòng truyền thừa Kagyu nói riêng.  Các ngài đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì các pháp  tu tập và hành trì của tất cả các dòng truyền thừa Phật giáo.

Sự ra đời và những năm tháng đầu đời của Ngài Karmapa thứ 17

Vào năm 1985, một bé trai được sinh ra trong một gia đình du mục tại vùng Lhatok phía đông Tây Tạng. Trong những tháng trước khi cậu bé chào đời, mẹ cậu có những giấc mơ kỳ lạ trong thời kỳ mang thai cậu. Vào ngày cậu bé ra đời, một con chim cu đến đậu trên chiếc lều nơi cậu được sinh ra, và rất nhiều người nghe thấy một âm thanh huyền bí giống như tiếng ốc biển vang vọng khắp nơi trong thung lũng nơi gia đình của đứa trẻ mới ra đời sinh sống.

Ở Tây Tạng, những sự kiện như vậy được xem là những điềm báo tốt đẹp về sự ra đời của một bậc thầy giác ngộ.

Cậu bé du mục được gọi là  Apo Gaga. Trong khi những năm tháng đầu đời của cậu, theo gia đình cậu cho biết, có vẻ tràn đầy phúc lành  thì trong gian đoạn  đầu đời này, Apo Gaga không hề nói về bất cứ sự liên hệ nào với các  ngài Karmapa cả. Tuy nhiên, vào năm1992, cậu yêu cầu gia đình mình chuyển vị trí du cư của gia đình tới một thung lũng khác, và cậu bảo họ hãy chờ một chuyến viếng thăm của các nhà sư du hành. Không lâu sau khi dựng xong ngôi nhà của họ ở địa điểm mới, các môn đệ của Karmapa thứ 16 tìm đến thung lũng đó theo hướng dẫn bí truyền của Karmapa thứ 16, trong lá thư tiên tri của ngài. Sự ra đời và các chi tiết khác về cuộc sống của Apo Gaga đều phù hợp với lời tiên tri trong lá thư. Apo Gaga đã được thừa nhận là vị Karmapa đời thứ 17, Ogyen Drodul Trinley Dorje.  

Bên cạnh lá thư tiên tri [về vị tái sinh] của mình, ngài Karmapa đời thứ 16 đã viết rất nhiều các bài thơ, hay các bài đạo ca, tiên đoán rằng mặc dù ngài phải rời bỏ ngôi tổ đình của mình ở Tsurphu, Tây tạng, thì ngài sẽ nhanh chóng trở lại Tsurphu, và [còn tiên đoán] rằng vị thầy gốc hay bổn sư (root guru) của ngài sẽ là Ngài Situ Rinpoche, và [vị tái sinh của] ngài sẽ tu tập ở Ấn độ. Sau cái chết của ngài Karmapa thứ 16, mọi chuyện trở nên rõ ràng là những lời tiên tri của ngài [Karmapa 16] được   dành cho người sẽ kế vị ngài.

Thêm vào đó, một vị thầy của thế kỷ 19, Chogyur Lingpa đã đưa ra một loạt tiên đoán về các đời Karmapa, cũng như lời tiên tri về đời thứ 17, và lời tiên đoán của Chogyur Lingpa phù hợp với các chi tiết về sự ra đời của Ngài [Karmapa đời thứ 17]. Vì tất cả những lời tiên tri này tự chúng đã hoàn toàn đầy đủ mà không cần sự chứng nhận của bất cứ vị thầy nào khác, nên theo truyền thống [về việc thừa nhận tái sinh] thì ngài  Karmapa được xem như là  "tự thừa nhận" (self-recognized).

Ngài Karmapa trở về Tsurphu - tổ đình lịch sử của các vị Karmapa - tại Tây Tạng.

Ngài Karmapa thực sự đã trở về tu viện Tolung Tsurphu ở trung tâm Tây tạng vào năm 1992, nơi ngài được phong vị vào ngày 27 tháng 9 năm 1992, với sự chấp thuận của chính phủ Trung quốc. Đây là lần đầu tiên người Trung quốc chấp thuận một việc như thế này.

Tại Tsurphu, hơn 20,000 người đã cầu nguyện và vân tập để chứng kiến sự trở về của Ngài Karmapa. Sáng ngày hôm sau, khoảng 25,000 người xếp hàng trước Ngài để được ngài gia hộ.

Tại Tsurphu, ngài Karmapa nghiên cứu môn khoa học Phật giáo về tâm, học [cách cử hành] các nghi lễ, và [thực tập] các môn nghệ thuật mang tính tâm linh như các điệu nhảy múa [lama dance] chẳng hạn. Mỗi ngày, có hàng trăm vị khách từ khắp nơi trên Tây Tạng cũng như trên thế giới đến thăm ngài. Ngài cuối cùng bắt đầu ban phát các lễ gia lực và tham dự vào một số các nghi lễ khác nhau tại tu viện. Vào khooảng lên 10 tuổi, Ngài đã có thể nhận ra được tái sinh của các bậc thầy hoá thân, trong đó có cả những vị thầy xuất chúng như Pawo Rinpoche, Jamgon Kongtrul Rinpoche và Dabzang Rinpoche.

Trong khi Ngài ở Tsurphu, tu viện trải qua giai đoạn tái thiết trên một phạm vi rộng lớn để phục hồi lại các ngôi chùa, đền điện, các ngôi bảo tháp chứa nhục thân của các vị thầy, một Phật học viện (shedra), và nhiều căn nhà đã bị phá huỷ trong nhiều năm.  [Việc tái thiết] đã được hoàn thành  như là một trong các bổn phận chính  yếu của ngài Karmapa. Tuy nhiên, cùng với năm tháng trôi qua, Ngài chịu sức ép ngày càng tăng từ phía chính quyền Tây tạng và Trung quốc trong các hoạt động đi ngược lại với bổn phận của một vị  Karmapa như Ngài. Ngài đã từ chối công khai việc lên án Đức Đạt lai Lạt Ma và việc thừa nhận Ban Thiền Lạt Ma, và tham gia vào một loạt các hoạt động trái ngược với mong muốn của nhà cầm quyền. Mặc dù Ngài liên tục chịu sự giám sát của chính phủ Trung quốc, những người đã từ chối việc cấp phép cho Ngài rời khỏi đất nước mặc dù chỉ cho một thời gian ngắn,[ nhưng cuối cùng] Ngài và đoàn tuỳ tùng  cũng đã dàn dựng một kế hoạch táo bạo để trốn khỏi Tây Tạng đến Ấn độ.  Cuối cùng, vào năm 1999, có lẽ nhận ra sự hữu ích của mình ở Tây tạng đang bị huỷ hoại, Ngài quyết định [bỏ nước] ra đi.

Cuộc bỏ trốn vĩ đại của Ngài Karmapa

Sau vài tháng lập kế hoạch một cách cẩn trọng, vào ngày 28 tháng 12, vị Karmapa mười bốn tuổi đã giả vờ nhập thất, và thay vào đó mặc quần áo thường dân rồi lẻn trốn qua ngã cửa sổ. Rời tu viện Tsurphu cùng nhóm tùy tùng, ngài bắt đầu một cuộc bỏ trốn táo bạo bằng xe hơi, bằng đôi chân, trên lưng ngựa, trên máy bay, trên tầu hoả và taxi; [đây  là] một chuyến đi quả cảm đã trở thành đầu đề cho nhiều bài báo trên khắp thế giới.  Vào ngày 5 tháng 1 năm 2000, ngài đến Dharamsala, Ấn độ, cùng với sự ngạc nhiên to lớn và  niềm vui tràn ngập của thế giới, nơi ngài được diện kiến đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Ngài được chính phủ Ấn độ cấp cho quy chế tỵ nạn.

Từ năm 2000 đến nay, Ngài tiếp tục sống gần Dharamsala. Ngài đã được nhà cầm quyền Ấn độ cấp phép cho ngài du hành tới các địa điểm Phật tích ở Ấn độ và hàng năm đi đến Bồ Đề Đạo Tràng và Vườn Lộc Uyển dự các pháp hội Kagyu quan trọng mà ngài chủ trì. Ngài cũng đã đến Ladakh, vùng định cư của người Tây Tạng ở Nam Ấn độ, Calcutta và các nới khác trong vùng Himachal. Ngài vẫn đang đợi sự cho phép của chính phủ Ấn độ để rời Dharamsala trở về Tu viện Rumtek, là ngôi tổ đình truyền thống của các vị Karmapa tại Ấn độ.

Thông tin về các hoạt động rộng khắp của Ngài từ ngày ngài đến [Ấn độ] và lịch trình hiện tại của ngài cũng có thể tìm thấy trên trang web này:  http://www.kagyuoffice.org

- Tài liệu trên  được dịch từ nguồn: http://www.kagyuoffice.org/karmapa.html 

Nguyễn Thanh Hà chuyển Việt ngữ

Hà Lan, tháng 3/2008

Ghi chú  bản Việt ngữ: Từ ngày 12 tháng 5  đến ngày 2 tháng 6 năm 2008, ngài Karmapa thứ 17 sẽ lần đầu tiên du hành qua Hoa Kỳ trong chuyến du hoá lịch sử. Ngài sẽ đăng đàn thuyết pháp tại các thành phố New York (New York), Boulder (Colorado) và Seattle (Washington). Chi tiết có thể được tìm thấy tại trang nhà: www.karmapavisit.org.

(Các thông tin có thể tìm ở www.vietnalanda.org.)

Nguyễn Thanh Hà dịch

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tu Chính án số 1 của Hiến Pháp Hoa kỳ xác địng rằng “Quốc Hội không được làm luật để  ngăn cấm hoặc giảm bớt 1) tự do ngôn luận
Muốn thấy thật phải buông bỏ, trút bỏ hết những ý muốn, vọng tưởng, mơ tưởng. Bỏ hết những gì mình muốn làm cho chính mình.
Đánh dấu sáu năm vụ khủng bố 9-11, hệ thống truyền thông As-Sahab của mạng lưới khủng bố al-Qaeda đã tung ra hai băng hình của trùm khủng bố Osama bin Laden.
Trong lịch sử Hoa Kỳ, Tổng thống George W. Bush đạt một thành tích hiếm có, là đụng đáy ở tỷ lệ ủng hộ 22%. Nay tỷ lệ này đã nhích lên một chút
Để vận động 192 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu bầu Cộng sản Việt Nam trở thành 1 trong 10 thành viên không thường trực
Vào giữa Tháng Tám vừa rồi nhà văn Bích Huyền có trao cho tôi cuốn sách với nhan đề ngồ ngộ "Viết Từ Hang Đá, nhỏ lệ cùng dân"
Bôi, xoá lịch sử hay bịa ra chuyện  để có lợi cho mình không phải là việc làm bất bình thường  của người Cộng sản Việt Nam,
Nhân dịp ông đến Hoa kỳ để họp Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, tôi viết thư này gởi đến ông với tất cả sự chân thành của một công dân Việt Nam
...Những nước không có tự do dân chủ, sự lạm dụng và sai lầm sẽ trầm trọng gấp trăm ngàn lần Mỹ, vì bưng bít và không có cơ hội tự điều chỉnh...
Biến cố quan trọng nhất là Khối 8406 đã được thành lập ngày 8/4/2006, liên kết các cá nhân tranh đấu riêng lẻ thành một lực lượng đông đảo đầy khí thế.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.