Hôm nay,  

Về Làm Ăn Tại VN Phải Trả Một Cái Giá Rất Đắt

18/08/200700:00:00(Xem: 14790)

(How Vietnam Venture Proved a Costly Move - By James Hookway. The Wall Street Journal - 14/8/07 )

Khi doanh nhân người Mỹ tên Hoan Nguyễn đến Việt Nam cách đây 1 thập niên với những dự án xây dựng một ngôi trường quốc tế, thì ông ta nói rằng ông ta rất phấn khởi với niềm hy vọng cho nơi chôn nhau cắt rốn của ông.

Nhưng hồi năm ngóai ông đã phải nằm trên một cái chõng ẩm ướt trong nhà tù B14 tại Hà Nội sau một vụ tranh chấp trong việc làm ăn với các đối tác của nhà nước Việt Nam, và vụ đó trở thành một cuộc điều tra của công an với ông Nguyễn là nghi can chính.

Những nỗi tức tưởi của ông Nguyễn là một điển hình của những mối hiểm nguy lớn dành cho các nhà đầu tư ngoại quốc đang đổ dồn vào Việt Nam, nơi mà nền kinh tế tăng trưởng ở mức hơn 8 phần trăm một năm và được đánh giá rộng rãi là một thị trường mới xuất hiện, nóng bỏng nhất trong thế giới thứ ba, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Niềm đau của ông Nguyễn cũng cho thấy các cơ quan hoặc cán bộ viên chức của nhà nước Việt Nam đôi khi họ có thể dùng những mánh lới cứng rắn để đạt được điều họ muốn khi chuyện làm ăn bị đổ bể.

Nằm tù 14 tháng trong khi chờ công an điều tra sự việc, ông Nguyễn phải nghe đài của nhà nước Việt Nam oang oang mỗi buổi sáng trong sân nhà tù với các xướng ngôn viên thúc giục người Việt hải ngoại trở về để bồi đắp vào nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng của đất nước.

Ông Nguyễn nói rằng "Thật là ngẫu nhiên. Tôi làm chính xác như điều nhà nước Viêt Nam muốn và cuối cùng thì vào tù." Ông Nguyễn năm nay 58 tuổi, được thả ra hồi tháng 6 vừa qua và bây giờ đang ở Hà Nội để chờ phán quyết cuối cùng về trường hợp của ông ta.

Trong khi ở tù, ông Nguyễn nói ông chỉ được gặp luật sư có 2 lần trong thời gian đó và tố cáo rằng ông ta đã bị một nhân viên công an đánh đập. Đồ ăn trong tù thì được rất ít. Ông Nguyễn cho biết, trong dịp Tết, ông chỉ được cho ăn có một miếng thịt gà nhỏ xíu và một khẩu phần cơm mỗi ngày như thường lệ. Các viên chức công an thì không muốn nói gì về việc giam giữ ông Nguyễn.

Rồi thì sau khi ông Nguyễn đã ngồi tù được 14 tháng mà không bị buộc vào tội danh nào, gia đình của ông ta phải trả 85 ngàn Mỹ kim mà nhà nước Việt Nam bảo là tiền thế chân, công an Việt Nam kết luận trong bản báo cáo sơ khởi là không có bằng chứng rõ rệt nào để đưa ông Nguyễn ra tòa và thả ông ra. Tiền thế chân chưa được hoàn trả. Và ông Nguyễn vẫn đang chờ đợi xem các công tố viên Việt Nam có quyết định chính thức để buộc ông vào bất cứ tội danh nào hay không.

Sau hàng thập niên dưới sự cai trị của Cộng sản, hệ thống luật pháp của Việt Nam vẫn còn quá yếu kém để có thể áp dụng vào việc giải quyết các vụ tranh chấp làm ăn tư nhân, trong khi thường ở các quốc gia với nền kinh tế thị trường đã được ổn định thì các vụ tranh chấp này được giải quyết bởi các cơ quan độc lập.

Vậy thì khi không có sự bảo chứng từ các toà án dân sự, những người khiếu kiện có thể mang những khiếu nại của họ đến thẳng cho công an, và công an có thể giam giữ các nghi can đến hàng tháng trời mà không cần phải đưa ra một cáo trạng nào đối với các nghi can này. Trong những trường hợp điển hình khác, nhà nước Việt Nam đã dùng quyền hành của họ để tước đoạt các cơ sở kinh doanh tư nhân, không cho các chủ nhân một chút hy vọng nào để tìm lại công lý nơi các toà án.

Ông Tony Foster là đồng giám đốc của một cơ sở tại Việt Nam thuộc công ty luật Anh quốc, Freshfields Bruckhaus Deringer, nói rằng một trong những điều hợm hĩnh của nền luật phápViệt Nam - một cái đống lôi thôi lộn xộn giữa luật lệ nội địa và luật lệ du nhập từ nước ngoài - là trong đó có cả một số các quy định rất chung chung về các tội hình sự, mà các quy định này có thể dùng để áp dụng cho một cơ sở kinh doanh.
Một trong những tội này là "quản lý kinh tế sai lạc" làm thất thoát tài sản nhà nước. Ông Foster cho biết rằng một cơ sở kinh doanh ngoại quốc có hợp đồng làm ăn chung với một cơ quan nhà nước có thể bị kết tội hình sự nếu họ vướng mắc vào một vấn đề quản trị đơn thuần, đưa đến trường hợp bị kết vào tội chính trị.

Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã nhận thức trong một cuộc phỏng vấn rằng đất nước của ông ta cần phải cải tổ hệ thống luật pháp cho thích hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng theo những người gần gũi với quyết tâm cải tổ hệ thống luật pháp của Việt Nam thì việc này sẽ phải mất một thời gian đáng kể. Sự thúc đẩy việc cải tổ đã được thực hiện trong nhiều năm qua, ngoài những vấn đề khác thì còn lại là chú tâm vào việc tạo một sân chơi công bằng cho giới kinh doanh trong lẫn ngoài nước.
Cùng lúc đó, thì các vụ tranh chấp kinh doanh và vi phạm luật lệ bị vốn coi như là các tội hình sự thì tiếp tục chồng chất.

Hồi năm ngoái, 4 nhà kinh doanh người địa phương của chi nhánh Việt Nam thuộc ngân hàng ABN Amro Holding NV của Hoà Lan đã bị bắt giữ sau khi công an Việt Nam buộc tội họ là đã thực hiện một số vụ mua bán ngoại tệ với một nhân viên không có thẩm quyền của ngân hàng nhà nước, làm nhà nướcViệt Nam bị thất thoát 5 triệu đô la. ABN Amro phải trả cho nhà nước Việt Nam 4,5 triệu đô la hồi tháng 11 để nhân viên của họ được thả, bây giờ thì 4 nhà kinh doanh dịch vụ ngân hàng này được tự do hành nghề và đi lại trong nước. Nhưng cuộc điều tra về các hành vi của nhân viên ngân hàng ABN Amro này vẫn chưa được huỷ bỏ. Trước đó, một nữ phát ngôn viên cuả ABN Amro đã bác bỏ bất cứ hành vi sai trái nào của nhân viên họ tại Việt Nam.
Các ngân hàng ngoại quốc khác đã viết thư cho nhà nước Việt Nam để phản đối các hành động của công an, than phiền rằng dưới luật pháp của Việt Nam thì việc buộc tội hình sự cho các tranh chấp dân sự quá ư là dễ dàng.

Một cuộc tra cứu của nhà nước vào năm nay đã kết luận rằng các ngân hàng Việt Nam không tiến hành đúng đắn quy trình mua bán ngoại tệ.

Những người Việt hải ngoại trở về tham gia vào hành trình của Việt Nam để tiến ra khỏi nền kinh tế tập trung, đã kém thành công hơn hầu hết các nhà đầu tư ngoại quốc khác. Nhiều người, trong đó có ông Nguyễn, than phiền rằng tư cách pháp luật của họ bị yếu thế vì nhà nước Việt Nam ngần ngại không coi họ như những người nước ngoài, mặc dù họ là những công dân hợp pháp của các quốc gia khác. Thí dụ như một trong những lý do mà công an giam giữ ông Nguyễn trong tù hơn một năm, theo những người đang theo dõi sâu sát vụ này cho biết, là để điều tra xem ông Nguyễn có nhận một cách bất hợp pháp bảo hiểm y tế dành riêng cho các nhân viên người nước ngoài làm việc cho Trường quốc tế Hà Nội mà ông ta đã giúp để tạo dựng hay không - mà không quan tâm đến việc ông Nguyễn là một công dân mang quốc tịch Hoa Kỳ.

Để cho ăn chắc, một số người Việt hải ngoại đã có vẻ coi thường luật pháp của Việt Nam trong quyết tâm làm giàu, gây hại đến uy tín của những người Việt hải ngoại khác - còn được gọi là Việt kiều - là những người trở về để làm ăn trong những doanh nghiệp đàng hoàng. Trong một vụ khá nổi tiếng, doanh nhân người Pháp Nguyễn Gia Thiều tạo dựng một cơ sở làm ăn với người em để buôn bán điện thoại di động hiệu Nokia và Samsung. Vào năm 2003, công an đã bắt giữ ông Thiều vì bị cáo buộc là đã buôn lậu điện thoại di động vào Việt Nam để tránh không phải đóng thuế nhập cảng. Sau đó ông ta đã bị kết tội và tuyên án 20 năm tù.

Trong khi đó thì ông Nguyễn vẫn đang cố gắng để minh oan cho mình.

Là một người đàn ông với một mái tóc bạc dầy và các bằng cấp từ hai trường đại học Vanderbilt và George Mason ở Hoa Kỳ, Nguyễn Đình Hoan rời Việt Nam từ thập niên 1960s và không trở về quê hương trong hàng chục năm vì chiến tranh và tình hình chính trị rối rắm. Giống như nhiều người Việt hải ngoại khác, ông ta đã thay đổi tên từ sau ra trước theo như cách của người Tây phương, và trở thành Hoan Nguyễn.

Cuối cùng thì vào năm 1995, ông ta đã trở về với các kế hoạch để thiết lập một ngôi trường quốc tế để phục vụ cho gia đình của những người ngoại quốc lúc bấy giờ đang bắt đầu ồ ạt đến Việt Nam. Ông Nguyễn lập ra Trường quốc tế Hà Nội với sự hợp tác của Trung tâm Giáo dục nhà nước Việt Nam vào năm 1996. Nhà nước cung cấp một hợp đồng 20 phần trăm thuê mướn trên một mảnh đất mà bây giờ rất có giá gần trung tâm Hà Nội, để lấy về 30 phần trăm lợi tức trong nghiệp vụ này.

Khi mà trị giá của miếng đất mà ngôi trường được xây trên đó gia tăng, thì căng thẳng giữa ông Nguyễn và các đối tác của ông ta cũng tăng theo. Theo báo cáo của công an điều tra thì vào tháng 4 năm 2006, công an đã bắt giữ ông để điều tra việc đối tác nhà nước tố cáo rằng ông đã nhận bảo hiểm y tế một cách bất hợp pháp, và việc ông bị cáo buộc là đã thuê mướn lậu một người trợ tá riêng để giúp ông trong một doanh nghiệp giảng dạy Anh ngữ riêng biệt.

Trong khi ông Nguyễn đang nằm tù, thì Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã khuyến cáo vợ ông Nguyễn là không nên đi về Việt Nam để cố tìm cách lấy lại tự do cho chồng bà, bởi vì họ không thể nào bảo đảm cho sự an toàn của bà tại đây, những người trong gia đình bà cho biết như vậy..

Hồ Ngọc Đài, cựu giám đốc Trung tâm Giáo dục của nhà nước Việt Nam, là đối tác của ngôi trường quốc tế này, và là con rể của một cựu Tổng bí thư đảng, đã gọi ông Nguyễn là "một tên ăn cắp" nhưng từ chối không chịu giải thích lý do tại sao hắn ta chắc chắn ông Nguyễn là một tội phạm, và không muốn nói nhiều thêm về vấn đề này.

Ông Nguyễn luôn khẳng định rằng ông ta không hề làm điều gì sai cả - và tiền lương trả cho người trợ tá riêng của ông được chia đôi giữa nhà trường và cá nhân ông ta.
Vào tháng 6, sau khi ông Nguyễn được thả ra, thì trường hợp của ông được đưa lên bàn làm việc của thủ tướng Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng, nguyên là một cựu thống đốc ngân hàng trung ương với một uy tín về tính thẳng thắn. Theo báo Công an Nhân dân thì Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo cho các thành viên người Việt trong ban giám đốc nhà trường phải giải quyết ngay những tranh chấp giữa nhà trường với ông Nguyễn, nếu không xong thì nhà nước sẽ ra tay với những quyết định riêng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 17/3/2003 tổng thống Bush ra lệnh tấn công lật đổ Saddam Hussein. Chiến trường Iraq chưa êm tiếng súng các nhà quan sát Tây phương
Mỗi khi ta nghĩ sai, ta sẽ nói sai và làm sai. Cái sai đây không phải là phải quấy theo lý lẽ, mà cái sai đây là sai người, sai chỗ, sai thời gian và không gian.
Trong tuần qua, chúng ta đã gặp một chuỗi nghịch lý liên quan đến vấn đề nóng bỏng nhất của Hoa Kỳ ngày nay, là hồ sơ Iraq.
Đông Tiến là con đường tiến về phía Đông, hướng về phía Mặt Trời của đất nước Việt Nam thân yêu từ hải ngoại
Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện công tác thông tin, tuyên truyền, giúp cho người Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng tình hình đất nước
Tin tức không làm ai ngạc nhiên là mấy ngày qua bà con dân oan các tỉnh thành phía Nam lại rủ nhau về Sài gòn tiếp tục "khiếu kiện đông người"
Những nước khác thì sao không biết, riêng Việt-Nam, sự hưởng-ứng nầy không phải là một thiện-chí của bạo-quyền Cộng-sản mà là một thủ-đoạn
Dù cho khẩu hiệu đề cao lòng yêu nước của đảng cộng sản Trung Quốc từ lâu đã bị người đời bác bỏ không thương tiếc
Luật Sư Nguyễn Quang Trung thay mặt các dân cử gốc Việt, phát biểu tại phiên họp Hội Đồng Thành Phố về dự án mở sòng bài
Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về vấn đề trên qua cuộc trao đổi sau đây do Nguyễn Khanh thực hiện hầu quý thính giả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.