Hôm nay,  

Truyền Thông Đổi Ý?

28/09/201000:00:00(Xem: 10266)

Truyền Thông Đổi Ý"

Vũ Linh

...tuy Obama cấp tiến thật, nhưng còn nhát tay, chưa thỏa mãn họ...
Trong thời gian qua, một số báo “dòng chính” đã có nhiều bài bình luận không mấy thuận lợi cho TT Obama. Đây là một sự chuyển hướng quan trọng và đáng lưu ý.
Sau khi Nghị sĩ Barack Obama đắc cử tổng thống tháng Mười Một 2008, nhiều báo Mỹ nhận định rằng ông thực ra đã được giới truyền thông cấp tiến bầu làm tổng thống từ trước khi chính thức tuyên bố ra tranh cử tổng thống. Rồi sau đó, ông đắc cử thiệt thọ nhờ sự cổ võ của truyền thông “dòng chính” đó.
Nhà bình luận Chris Matthews của MSNBC (thuộc đảng Dân Chủ, trước đây là chuyên viên viết diễn văn cho TT Carter) nổi tiếng nhờ câu tán dương vượt xa kỹ thuật của các quan thái giám nịnh thần ngày xưa bên Tầu: “Obama là hiện tượng một đời người mới đến với ta một lần, mỗi lần tôi nghe tên ông ta là tôi rùng mình từ chân lên đầu, và tất cả chúng ta phải cảm thấy thật may mắn được sống cùng thời với Obama”.
Chủ bút của Newsweek còn đi xa hơn nữa, so sánh Obama không phải với Đấng Tiên Tri (Prophet) mà là với… Thượng Đế (God)! Rất tiếc Thượng Đế Obama vẫn không cứu được Newsweek khiến báo bị bán cho tài phiệt Dân Chủ Harmann tại California với giá 1 (một) đô!
Hiển nhiên là  sự phủ phục tôn thờ này có tác dụng cực lớn trên khối quần chúng ngây ngô dễ tin, cho dù Obama là một chính khách với quá trình nếu viết ra sẽ chỉ được ba dòng. Chúng ta đều biết ở cái xứ này, đi xin bất cứ việc gì cũng phải chứng minh lý lịch, kinh nghiệm và bị khảo sát quá trình đủ kiểu, bất kể việc làm khó dễ, lương nhiều hay ít. Một trong những câu hỏi lớn nhất trong lịch sử Mỹ là làm sao một người tuyệt đối chẳng có chút kinh nghiệm chính trị đáng kể nào lại có thể được bầu làm tổng thống nước Mỹ, một cái “job” hiển nhiên là khó nhất thế giới. Chẳng khác gì một thu ngân viên với vài ba năm kinh nghiệm đếm tiền được bổ làm tổng giám đốc ngân hàng lớn nhất thế giới.
Một trong những “lợi thế” lớn nhất của ông Obama, oái ăm thay, lại là khoảng trống quá trình đó. Một lợi điểm cực kỳ lớn lao trước một Hillary đầy “hành trang” đáng nghi ngờ, và một McCain với hơn ba chục năm dấu ấn, biết bao phát biểu và luật lệ đã biểu quyết. Vì không có quá trình, chẳng ai biết ông ta lập trường thế nào, tính tình ra sao, hành xử thế nào, có tỳ vết gì. Tất cả chỉ có thể dựa vào hai cuốn sách tự đề cao, trên khẩu khí và hứa hẹn của ông ta. “Ngày hôm nay là ngày thủy triều bắt đầu hạ”, đó là câu tuyên bố sau khi đắc thắng tại Đại Hội Đảng Dân Chủ, làm mê hoặc các tín đồ mặc dù chẳng ai hiểu nghĩa là gì. Thế là ông được bầu làm lãnh đạo cả nước.
Rồi tất cả ngồi chờ kết quả xem đã bầu đúng hay sai. Dân chủ kiểu Mỹ! Đi bầu lãnh đạo cũng chẳng khác gì đi mua vé số. Được hứa hẹn sẽ trúng vài triệu, thế là nhắm mắt đi mua, rồi về nhà khấn vái Trời Phật, Ông Bà, cho được trúng.
Câu hỏi đặt ra là tại sao giới truyền thông lại hậu thuẫn ông Obama trong tình trạng đó"
Thứ nhất là trên thực tế, truyền thông biết về nhân vật Barack Obama nhiều hơn ta tưởng. Họ có nghiên cứu thời ấu thơ của Obama sống trong môi trường Kenya, Indonesia, Pakistan, Hawaii… với hình ảnh Mỹ là “đế quốc”, với cả hai ông bố người Kenya và Indonesia và bà mẹ đều ghét “tư bản” Mỹ. Họ xét kỹ quá trình hoạt động cộng đồng tại Chicago, cũng như vài năm làm nghị sĩ tiểu bang, nhìn vào liên hệ với các nhân vật cấp tiến cực tả (nhà thơ cộng sản Frank Marshall Davis, giáo sư cựu khủng bố William Ayers, mục sư kỳ thị Jeremiah Wright, v.v....), và họ đã nhìn thấy một chính khách có quan điểm cấp tiến thiên tả rất gần với lập trường chung của giới truyền thông “dòng chính”. Đúng là “phe ta” rồi. Lại da đen nữa, ai mà đụng tới thì rõ là phản động, kỳ thị màu da, có khi là thành viên Klu Klux Klan!
Thứ hai, giới truyền thông cấp tiến đó dĩ nhiên không thể hậu thuẫn một McCain của Cộng Hoà được, nhưng cũng không muốn ủng hộ bà Hillary Clinton, một người bà đáng sợ hơn là đáng tin vì quá nhiều tham vọng cá nhân, lại là vợ của TT Clinton, là người bị coi như đã “phản bội” cánh tả cấp tiến của đảng Dân Chủ khi ông thi hành sách lược “tam đầu chế”, tự tách ra khỏi đảng Dân Chủ, tạo nên thế chân vạc Clinton-Dân Chủ-Cộng Hòa.
Truyền thông khi đó đi theo chủ trương “ai cũng được trừ bà Clinton”, gọi là chủ trương ABC  - Anybody But Clinton.
Thứ ba là Obama chẳng những là hiện tượng lịch sử có sức thu hút lạ lùng, mà cũng là một câu hỏi vĩ đại, ai cũng muốn tìm hiểu, nên cứ việc đưa tên và hình ảnh của Obama lên mặt báo hay các bản tin, bài bình luận, truyền thanh, truyền hình, là bảo đảm có người đọc và nghe. Tức là có tiền vào. Đưa hình Obama lên trang bìa là báo bán chạy gấp mấy lần đưa hình của Hillary hay McCain. Trong hai năm tranh cử tổng thống, Newsweek đưa hình Obama lên trang bìa đâu đó 13 lần, trung bình cứ hai tháng một lần, chuyện chưa từng có trong lịch sử báo chí Mỹ, nhưng giúp cho Newsweek kéo dài thời gian hấp hối được vài năm.
Đó là chuyện quá khứ. Bây giờ hình như đã có thay đổi.
Tiêu biểu là cây viết chính của Newsweek, Howard Fineman, vừa viết hai bài liền “Đã Sai Chuyện Gì” (What Went Wrong) và “Tea Party Thắng Cho Thấy Cử Tri Muốn Trả Thù” (Tea Party Win Shows Voters in Mood For Vengeance). Trên tờ New York Times, Thomas Friedmann nêu câu hỏi “Lãnh Đạo Đâu Rồi"” (Where Is The Leadership"). Và Los Angeles Times thì đã có bài về “Liên Minh Cử Tri Của Obama Đang Xụp Đổ” (Obama’s Electoral Coalition Is Crumbling). Chưa kể hàng loạt bài của các cây viết ít tên tuổi hơn, trước đây vẫn tôn thờ Obama.
Đại khái những bài viết phân tách sự rớt đài mau chóng của TT Obama trong dư luận quần chúng Mỹ, cùng với ảnh hưởng bất lợi cho đảng Dân Chủ trong kỳ bầu cử tới. Quan điểm chung là chỉ trích TT Obama dưới nhiều khía cạnh.


Ông Fineman của Newsweek cho là TT Obama hiểu sai lầm ý nghĩa lá phiếu của dân Mỹ khi họ bầu ông làm tổng thống (Obama misread mandate). Ông tưởng dân Mỹ tháo khoán cho Obama quyền thay đổi xã hội Mỹ, thay đổi thể chế chính trị Mỹ, bành trướng guồng máy chính quyền, đưa đến kết quả là ông mang nước Mỹ đi quá xa về phía tả, qua khỏi mức dân Mỹ có thể chấp nhận được. Thật ra, Fineman nói sai.
Không phải Obama hiểu lầm dân Mỹ, mà trái lại, dân Mỹ đã chẳng biết gì về Obama khi họ bỏ phiếu cho ông ta. Tuần kế tiếp, Fineman lại viết “TT Obama giống như một người luống cuống không biết chạy đâu trong khi căn nhà xụp đổ quanh mình”. An Nam ta gọi là như gà mắc đẻ.
New York Times qua ông Friedmann thì chỉ trích TT Obama không có can đảm làm những chuyện ông muốn làm, mà cứ lằng nhằng xàng xê qua lại, trốn tránh. Điển hình là vụ xây đền Hồi Giáo tại Nữu Ước, ủng hộ, rồi de lui, rồi lại ủng hộ. Hay là trong cuộc cải tổ y tế. Lúc đầu thì có bảo hiểm y tế công, sau đó thì bỏ. Hay vụ di dân ở lậu, khi tranh cử hứa sẽ giải quyết trong vòng một năm, bây giờ gần hai năm vẫn chưa dám đề cập đến. Rồi trong cuộc chiến tại Afghanistan: thay vì mau mắn rút quân thì lại bắt chước Bush tại Iraq là đôn quân thêm.
Đại khái hành động theo kiểu nước đôi vì không muốn mất lòng quá nhiều người. Đây không còn là hành động của một nhà lãnh đạo nữa. Quan điểm của ông Friedman phản ánh cái nhìn chung của phe cấp tiến cực đoan, họ chưa thỏa mãn với chính sách của TT Obama.
Los Angeles Times phân tích khối cử tri của Obama gồm có thành phần da đen, Mỹ La-tinh, phụ nữ, giới trẻ và trí thức cấp tiến, đã tan rã (LAT cố tình quên khối truyền thông dòng chính cũng đang tháo chạy). Chỉ có khối da đen là còn trung thành tuyệt đối với TT Obama trong khi hậu thuẫn của ông rớt đài trong tất cả các khối còn lại. Đối với dân gốc La-tinh, TT Obama không giữ lời hứa giải quyết vấn đề di dân ở lậu. Giới cấp tiến bất mãn ông vẫn trốn tránh vấn đề hôn nhân đồng tính trái với lời hứa, cũng như vẫn lằng nhằng với hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan. Giới trí thức trẻ khám phá là có bằng cấp không có nghĩa là có việc làm trong nền kinh tế Obama. Giới phụ nữ nghi ngờ cải tổ y tế, lo lắng nhìn chồng con vẫn thất nghiệp, vẫn phải năn nỉ ngân hàng đừng kéo nhà, và chẳng thấy ông tổng thống làm gì cho phụ nữ ngoại trừ việc có tính tượng trưng là bổ nhiệm hai bà vào Tối Cao Pháp Viện.
Báo LA Times trích dẫn một thăm dò của cơ quan Pew: khi được hỏi về một danh từ nào thích hợp nhất để mô tả TT Obama, thì đa số câu trả lời là “thất vọng” (disappointing). Báo này cũng trích dẫn nhận định của một người cho rằng TT Obama là một người thật xuất sắc trong nghệ thuật tranh cử, nhưng hoàn toàn không có khả năng huy động quần chúng sát cánh cùng nhau làm chuyện gì tích cực và cụ thể. Một người khác nhận định TT Obama hứa hẹn đại đoàn kết nhưng lại mau mắn bác bỏ mọi ý kiến khác biệt của đối lập mà không có thiện chí hòa giải gì hết.
Sự chuyển hướng của truyền thông dòng chính có thể được giải thích phần nào bằng chính những lý do khiến họ đã hậu thuẫn Obama ngay từ đầu.
Họ khám phá ra là tuy Obama cấp tiến thật, nhưng còn nhát tay, chưa thỏa mãn họ. Bài viết trên New York Times là tiêu biểu nhất. Sau đó, họ cũng nhìn thấy thành quả không có gì đáng tung hô của TT Obama. Đối ngoại, khoe thành tích hão huyền ở Iraq để tháo chạy, Afghanistan càng ngày càng rối tung. Cải tổ y tế chưa áp dụng đến vài năm nữa, cải tổ tài chánh hình như đang diễn ra trên cung trăng, kinh tế lủng củng (ba phụ tá kinh tế cao cấp nhất, ông Giám Đốc Ngân Sách Peter Orszag, bà Chủ Tịch Hội Đồng Kinh Tế Christina Romer, và Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn Kinh Tế Larry Summers đã tháo chạy), thất nghiệp cao, kích cầu stimulus chỉ là vứt tiền qua cửa sổ.
Ở đây phải mở ngoặc nói về một chuyện liên quan đến tiền thuế chúng ta đóng để TT Obama kích thích kinh tế, không biết nên cười hay khóc. Báo chí khám phá ra trường đại học UCLA nhận được hơn 800.000 đô tiền kích cầu để nghiên cứu làm sao chỉ dạy mấy ông Phi Châu cách rửa… “của quý” sau khi giao hợp để tránh bệnh AIDS. Mang tiền mồ hôi nước mắt chúng ta đóng đi làm chuyện vớ vẩn mà chỉ có mấy ông giáo sư đầu óc mơ hồ mới nghĩ ra được! Chuyện rửa ráy này ăn thua gì đến kinh tế Mỹ" Kích cầu kiểu ấy chỉ kích thích mấy ông Phi Châu gia tăng sản xuất tí nhau chứ không thể giúp mấy doanh gia Mỹ gia tăng sản xuất việc làm cho dân Mỹ.
Chưa kể chuyện thành phố Los Angeles cho biết đã tạo được 55 việc làm với 111 tỷ stimulus, xấp xỉ tốn hai triệu để tạo một việc làm với mức lương vài ba chục ngàn! Cũng nên thông cảm vì TT Obama phụ giảng về luật chứ không tốt nghiệp kinh tế hay toán học và chưa bao giờ phải tính toán chuyện kinh doanh để kiếm tiền trả lương cho nhân viên.
Rồi trên phương diện vật chất thực tế, truyền thông dòng chính cũng nhận ra là việc họ tiếp tục nhắm mắt ủng hộ TT Obama khi hậu thuẫn của ông rớt đài mau chóng trên khắp nước trong cơn bão bảo thủ có lẽ là hành động không thông minh lắm. Vì… không bán được báo như trước nữa.
Chẳng những dân chúng quá nhàm với những ca tụng vô điều kiện, mà lại cảm thấy những ca tụng đó hiển nhiên xa vời thực tế. Như Fineman viết, tất cả đang xụp đổ chung quanh, có gì để ca tụng" Truyền thông cấp tiến cũng nhìn thấy những thống kê về đài truyền hình Fox, là đài bị mang tiếng chống Obama, lại có số lượng người xem cao hơn tổng số người xem của tất cả các đài truyền hình lớn khác hợp lại. Số lượng người coi nôm na ra có nghĩa là tiền quảng cáo mỗi phút trên đài. 
Xét cho cùng, sự chuyển hướng của truyền thông Mỹ có lợi cho truyền thông vì có thể bán báo hay thu quảng cáo nhiều hơn, mà cũng có lợi cho chúng ta, người dân thường, vì có dịp có cái nhìn đa dạng hơn là một chiều, dưới lăng kính mầu hồng từ “lề phải”. (26-9-10)
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.