Hôm nay,  

Thư Gửi Bạn Bên Nhà Số 10 Và 11: Quốc Tế Nhân Quyền Vàvăn Hóa Lãnh Đạo

14/12/200800:00:00(Xem: 6203)

Thư Gửi Bạn Bên Nhà Số 10 và 11: Quốc tế Nhân quyền vàVăn hóa Lãnh đạo

Bùi Tín
* Thư số 10: Quả bom Nhật Vụ PCI đã không thể "khoanh" lại để ỉm đi
Nhóm lãnh đạo 14 nhân vật trong bộ chính trị nghĩ rằng "khoanh" được vụ tày trời Tổng Cục 2 thì sẽ "khoanh" được mọi thứ. Họ đang "khoanh" vụ PMU18 lại gần 3 năm nay, còn lật án chuyển thành ra vụ đàn áp báo chí chống tham nhũng. Công và tội nhập nhằng, đảo lộn! Gần đây họ "khoanh" lại vụ bàn về Luật đất đai và Luật báo chí, sợ bùng nổ .
Vụ PCI nổ ra từ giữa tháng 7-2008, hơn 100 ngày rồi. 4 viên chức cấp cao Nhật đã bị bắt, khởi tố từ tháng 8, đưa ra xét xử giữa tháng 11 tại tòa án Tokyo, nhưng phía Việt nam vẫn lờ đờ, lần lữa, khoanh lại, bịt mồm báo chí, đến đầu tháng 11 mới đình chỉ chức vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ, để bắt đầu cuộc điều tra.
Cả xã hội ấm ức, băn khoăn. Lời hứa kiên quyết chống tham nhũng như chống giặc còn đó, Luật chống tham nhũng đã ban hành, Uỷ ban đặc trách chống tham nhũng được thành lập với thủ tướng làm chủ tịch, với bộ máy thường trực hùng hậu, đầy quyền uy. Thế nhưng cả bộ máy vẫn cứ lề mề không sinh khí. Vụ PCI nổ ra là một thách đố. Tại Quốc hội, bị đại biểu chất vấn, ông thủ tướng bị động, bối rối, không trả lời nổi là cuộc điều tra đã tiến hành đến đâu, đương sự trước những cáo buộc của phía Nhật đã trả lời ra sao " nhận hay không nhận tội, hay ấp úng thế nào. Ông chỉ  biết hứa mép : " sẽ phối hợp với phía Nhật, việc rõ đến đâu xử đến đấy ". Nhiều đại biểu quốc hội không hài lòng, thắc mắc thêm, nhưng đành chịu.
Nhưng phía Nhật không chịu. Chính phủ Nhật không chịu. Nhân dân Nhật, người đóng tiền cho viện trợ ODA - Viện trợ Quốc tế Chính thức cho Phát triển - không chịu. Và thế là ngài Đại sứ Nhật ở Hànội MITSUI SAKABA không chịu; ông nổi giận.
Tại cuộc họp hàng năm Nhóm Tư vấn các nước tài trợ năm 2008, với đề tài "Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tiềm năng tăng trưởng " , trước mặt những quan khách thượng thặng , các nhà đầu tư lớn nhất, các đại sứ, hơn một trăm nhà báo, phóng viên phát thanh, vô tuyến truyền hình, ông buồn rầu và cứng rắn tuyên bố - như cho nổ một "quả bom" : "Chính phủ chúng tôi quyết định đình chỉ các dự án ODA đang tiến hành ở Việt nam ".
Đây là một "quả bom", bởi nhiều lẽ :
1-/  Nhật bản là nước cung cấp viện trợ phát triển ODA lớn nhất cho Việt nam;
2-/  Các dự án đang được xây dựng và chuẩn bị xây dựng có ý nghĩa lớn cho nền kinh tế và đời sống xã hội ở Việt nam, đã bị treo lại, đặc biệt là : dự án xây dựng hành lang Đông  - Tây của Sài gòn; dự án vệ sinh môi trường đô thị của Sài gòn; công trình thoát nước của thành phố Hànội (giai đoạn 2); công trình vệ sinh thành phố Hải phòng; đường tàu điện Métro của thủ đô Hànội. Các công trình trên đây ước tính trị giá hơn 900triệu $ - US đôla; xin nhớ số tiền này càng lớn giữa cơn khủng hoảng tài chính hiện tại;
3-/  Sau các cơn lụt, lũ, úng ngập ở Hànội và Sàigòn vừa qua, các công trình trên càng trở nên cấp bách, nay bị đình lại, treo giò chưa biết đến bao giờ, sẽ tai hại cho cuộc sống hàng ngày vốn đang cơ cực của đồng bào lao động ta;
4-/  Chính phủ và Toà đại sứ Nhật phải bực mình, giận dữ lắm mới xử sự quyết liệt cả về nội dung và cung cách như vậy: đột nhiên tuyên bố giữa cuộc họp chính thức lớn nhất hàng năm, kết thúc một năm và mở đầu một năm mới, không hé ra thông báo trước , cũng không tiết lộ trước cho báo chí Nhật về quyết định hệ trọng này;
5-/ Ngay sau đó, đại sứ Nhật ra về, trước khi tuyên bố và trả lời các nhà báo quốc tế và Việt nam, rằng:  "đúng, nhân dân Nhật không hài lòng về vấn đề vốn ODA không được xử dụng tốt ở Việt nam;  đúng, nhân dân Nhật rất thất vọng về vụ PCI không được giải quyết nhanh chóng và minh bạch ..." .
Lẽ ra phía Việt nam phải giật mình, tỉnh hẳn ra trước "quả bom cảnh cáo" nghiêm khắc và rất thoả đáng này. Nhưng không phải vậy.
Khuyết điểm phản ứng chậm chạp, lờ đờ, thiếu trách nhiệm của chính quyền Việt nam các cấp rõ rệt như vậy, nhưng ông thủ tướng Dũng không có một lời xin lỗi phía Nhật bản. Hình như danh từ "xin lỗi" không có trong từ điển của nhóm lãnh đạo cộng sản.
Đã vậy, bộ trưởng kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc lẽ ra phải nhận ra nhiều sai lầm của mình trước quá nhiều ca thán của các nhà đầu tư trong cuộc họp này, trong đó có vụ PCI, thì không, ông ta vẫn nhâng nháo một cách vô duyên trước các nhà báo quốc tế rằng : "Tôi hy vọng rằng chuyện này chỉ là chuyện tạm thời thôi, chúng tôi - tôi và ngài đại sứ (Nhật bản) -  rồi sẽ sớm ký công hàm ODA 2009" (!).  Lẽ ra đúng theo ngôn ngữ lịch sự, ngọai giao thì phải nói  "chúng tôi - ngài đại sứ và tôi ..." , chứ không phải  "...tôi và ngài đại sứ ...". Trước công luận, ông bộ trưởng - thật đáng tiếc - tỏ ra hơi bị coi là mất dạy.
Cũng đúng vào ngày hôm nay 5-12, đại sứ Nguyễn Phú Bình ở Tokyo phát biểu đại thể :
Nhật bản là nước giàu nhất ở châu Á, có nghĩa vụ (!) giúp đỡ các nước chậm phát triển như Việt nam. Cũng là một kiểu nhâng nháo vô duyên, không đúng lúc. Lẽ ra phải khiêm tốn, giữ im lặng , nếu không có gan tỏ lời công khai "đáng tiếc". Yêu cầu được trợ giúp lớn, xử dụng trợ giúp mờ ám, khuất tất, lại còn vỗ ngực :  anh có nghĩa vụ giúp tôi đấy nhé. Vừa vô duyên, lại vô lễ với người dân mình mắc ơn.
Vẫn chưa hết. Cũng đúng chiều hôm nay, ở Sàigòn, ông phó chủ tịch thành phố Lê Thành Tài, người được giao trách nhiệm trực tiếp xử lý vụ PCI tuyên bố : "chúng tôi vẫn còn chờ bằng chứng (!),  phía Nhật bản đến hôm nay vẫn chưa thông báo cho chúng tôi một bằng chứng nào cả! ".
Trời đất ơi! Lời khai có tuyên thệ trước cơ quan điều tra, lời thú nhận trước Toà án Tokyo, trước cả Hội đồng xử án, về đưa tiền cho Huỳnh Ngọc Sỹ bao nhiêu lần, ở chỗ nào, ngày giờ nào, mỗi lần bao nhiêu, với mục đích gì, đối cung của 4 bị cáo khớp với nhau, mọi lời khai đều sớm chuyển cho phía Việt nam, đó không là bằng chứngbất động, rồi ăn nói dại dột, ngu ngơ như thế ư! Ông Tài  đã hỏi Huỳnh Ngọc Sỹ về chuyện này ra sao rồi" ông Sỹ khai sơ bộ ra sao" Bác bỏ hay thú nhận, hay không nói gì" các tài liệu, kế toán, thu chi về các dự án này đã được thu giữ chưa" những nhân viên kế toán, kế hoạch, ngân hàng liên quan đã được khai thác đến đâu rồi" Sao ông lại
May mà vụ án lớn này không thể "khoanh" lại và ỉm đi vì dính đến Chính phủ Nhật, đến luật pháp và nền văn minh - văn hoá quốc tế. Thế nhưng nó vẫn chưa thức tỉnh nổi những quan chức cầm quyền, từ bộ chính trị, chính phủ, đến những viên chức then chốt ở bộ ngoại giao, bộ kế hoạch đầu tư, ủy ban phòng chống tham nhũng, ban thanh tra chính phủ, ban kiểm tra trung ương, viện kiểm sát và toà án nhân dân tối cao.
Vụ PCI do đó sẽ còn kéo dài dai dẳng, gây nên những hậu quả tệ hại khôn lường. Nhiều nước khác, nhiều nhà đầu tư sẽ giảm chi viện, rút đầu tư, chờ đợi, chăm chú xem xét hành động của phía chính quyền Việt nam đã tỏ ra biết điều đến đâu, trưởng thành đến mức nào, hoà nhập thế giới văn minh đến mức nào. Họ chỉ đánh giá qua việc làm, không phải qua những lời hứa hão. Thái độ ù lỳ, kênh kiêu ngỗ ngược chỉ phơi bày sự kém cỏi, lạc hậu của một chế độ chính trị độc đoán khó chơi trước thế giới. Họ chỉ làm khổ dân, tự chuốc lấy sự oán hận, ghét bỏ và khinh thị của nhân dân khắp nơi.
Paris  5-12-2008
Bùi Tín
* Thư số 11:  Quốc tế Nhân quyền  và Văn hóa Lãnh đạo
Đúng vào dịp kỷ niệm lần thứ 60 Bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền 10-12-1948, nhiều sự kiện liên quan đến nhân quyền xảy ra liên tiếp.
Tòa án thành phố Sàigòn vừa xử phúc thẩm thông qua bản án 30 tháng tù giam đối với nhà báo Điếu cầy - Nguyễn Văn Hải về tội "trốn thuế"; chính quyền thủ đô Hànội cũng mở phiên toà xử 8 gíao dân Thái Hà - 4 nữ, 4 nam - về tội phá rối trật tự xã hội; về viện trợ quốc tế, Nhật bản quyết định đình chỉ  việc cấp ODA trị giá 900 triệu đôla, một loạt 6 công trình xây dựng quan trọng bị treo lại chờ vụ án tham nhũng PCI được giải quyết.
Trong một xã hội dân chủ, khi chính quyền thật sự được nhân dân, được đông đảo công dân lựa chọn qua lá phiếu tự do của mình,  thì chính quyền ấy sẽ đứng ra bảo vệ nhân dân, bênh vực mọi quyền lợi hợp pháp của mọi công dân, trừng trị kịp thời mọi sự vi phạm luật pháp, dù cho những vi phạm ấy là do viên chức của chính quyền, là đảng viên của chính đảng cầm quyền gây ra.
Trong một chế độ độc đoán độc đảng, bộ máy cầm quyền và lãnh đạo do nhóm lãnh đạo tự mình lựa chọn từ trên xuống dưới thì bất công, đau khổ gây nên cho người dân không phải chỉ đến từ những phần tử tha hóa, luu manh, tham tàn, vô đạo trong xã hội, mà lại đến chủ yếu là từ chính bộ máy lãnh đạo và cầm quyền từ trên cao nhất cho đến cơ sở.


Chính do ở đặc điểm ấy mà nỗi đau khổ, bất công, thiệt hại của người thường dân ở những xã hội như Việt nam ta chồng chất và nghiêm trọng gấp trăm ngàn lần các xã hội dân chủ.
Ở các nước dân chủ, Nhân quyền - quyền của Con Người, quyền của Người Dân - được nhà nước thực thi cụ thể, đầy đủ, khắp nơi, còn giáo dục chu đáo cho toàn xã hội hiểu rõ tất cả những quyền lợi mà người dân được hưởng  - kể ra có đến 30 quyền , từ khi sinh ra đến khi chết. Đó là quyền được chăm sóc từ trong bụng mẹ, khi chào đời, được học hành khi khôn lớn, được chọn nghề, học nghề và có việc làm, được có lương khi nghỉ ốm, về hưu, được khám và chữa bệnh, được phụ cấp khi thất nghiệp, được đi lại khắp nước và ra nước ngoài, được tự do suy nghĩ, phát biểu, viết báo, tín ngưỡng, được bất khả xâm phạm về nhân thân, danh dự, thư tín, nhà ở, mọi tài sản sở hữu, được bảo hiểm khi gặp thiên tai hay tai nạn, được tham gia lập hội chính trị, đảng phái, nghiệp đoàn, văn hoá, văn nghệ, thể thao, du lịch, giải trí, được coi là vô tội cả khi bị khởi tố, cho đến khi bị toà án tuyên án sau khi xét xử có luật sư bào chữa, có đối chất và luận tội với bằng chứng...
Quan sát kỹ tình hình thực hiện Nhân quyền ở nước ta, rất cần mở một đợt tuyên truyền giáo dục về Nhân Quyền cho toàn xã hội, kể từ 14 vị trong bộ chính trị đang nắm toàn quyền tối cao cai trị đất nước đến các cấp đảng ủy và chính quyền các cấp, mở rộng cho đến mỗi người công dân.
Lãnh đạo là dẫn đường, là đi trước, là cầm lái, là cầm cân nảy mực, là gương mẫu. Lãnh đạo là tài và đức ở mức cao nhất, hơn hẳn người dân thường về trí tuệ, hiểu biết, về đạo đức và nhân cách. Lãnh đạo mà ở mức trung bình của xã hội, đã là nguy cơ trì trệ và hỗn loạn. Người lãnh đạo mà tham quyền, tham nhũng, bất công, vô trách nhiệm trước đau khổ, bất công của người dân, thua kém người dân thường thì xã hội lầm than, tan rã.
Xin lấy ngay vài việc nóng hổi để phân tích.  Vụ PCI - Pacific Consultant Institute - nổ ra từ tháng 7 ở Nhật. Phía Nhật xử lý rất khẩn trương. Họ bắt giữ ngay 4 cán bộ cao cấp liên quan, thu thập khẩu cung, tài liệu giao dịch, sổ sách, chứng từ; họ chuyển dần cho Hànội các tài liệu phá án, còn cử người sang Hànội trình bày và yêu cầu phối hợp. Phía Việt nam lững lờ đủng đỉnh, gần như là thờ ơ. Tháng 8, sau hơn một tuần lễ gửi công văn qua con đường ngoại giao, phía Nhật hỏi thẳng bộ trưởng ngoại giao : quý ngài đã nhận được chưa " ông Phạm Gia Khiêm lúng túng rồi trả lời (rõ ràng là nói dối)  chưa nhận được gì. Nhà báo Nhật giận dữ vì nghĩ rằng không thể vô lý đến thế giữa thời đại thông tin điện tử, computơ, fax, điện thoại viễn liên, liền đập thẳng vào mặt ngài bộ trưởng : " không thể thế được; ông nói dối, ông không xứng đáng là bộ trưởng ngoại giao ". Đã có bao giờ một bộ trưởng ngoại giao bị một nhà báo nước ngoài nặng lời đến thế! ngài bộ trưởng  tự biết là mình nói dối nên đành im.
Nước Nhật là nước thực thi pháp luật nghiêm. Bắt giữ bị cáo sau 3 tháng là phải điều tra sơ bộ xong để xét xử. Mặc cho phía Việt nam chơi bài ỳ, toà án Tokyo vẫn mở phiên toà đầu tháng 11 để bắt đầu xử vụ án. Từ Paris tôi hỏi chuyện  2 bạn nhà báo Nhật quen biết lâu năm, được biết phía Nhật mong Việt nam cho biết đã hỏi ông Huỳnh Ngọc Sỹ ra sao, đã điều tra những người cùng làm việc với ông Sỹ như thế nào, đã thu giữ những tài liệu kế toán, thu chi, những hoá đơn, ngân khoản Ngân hàng ra sao về các dự án ấy " ông Sỹ chối hay nhận khuyết điểm, sai lầm ra sao, đến mức nào" Việc xảy ra ở Việt nam, các dự án đều trên đất Việt nam, tài liệu vết tích rất nhiều trên đất các ông. Vậy mà phía Việt nam cứ im, bất động. Còn đưa ra luận điểm phía Nhật nói những điều không có cơ sở (!). Lại còn yêu cầu phía Nhật " khoanh lại "(!), không thông báo gì cho báo chí nữa.
Chính do  không biết điều như thế, nói một đằng làm một nẻo như thế mà chính phủ Nhật trên cao nhất đã nổi giận, và quyết định, - qua đại sứ của mình - cho nổ "một quả bom" không hề báo trước, tại cuộc họp lớn nhất hằng năm các nhà tài trợ ODA : đình chỉ tức thì mọi dự án ODA của chính phủ Nhật. Ai cũng biết Nhật là nước cấp viện trợ ODA lớn nhất. Các báo quốc tế còn chú ý đại sứ Mitsui Sakaba báo tin xong là ra về luôn, không dự buổi bế mạc của cuộc họp, bỏ luôn cuộc chiêu đãi sau đó.
Trên đây là hậu quả của Văn hoá lãnh đạo, văn hoá của kẻ cầm quyền. Lãnh đạo chẳng những phải tỏ ra am hiểu cao hơn nhân dân mình, tôn trọng pháp luật hơn người dân thường, gương mẫu trong đạo đức cầm quyền, quý trọng nhân phẩm của người công dân, dù cho đó là người dân oan mất đất, bà gánh hàng rau, đồng thời phải biết tôn trọng pháp luật quốc tế, tôn trọng các nước viện trợ mình, khẩn trương và chân thành phối hợp với họ, không thể nhờ vả họ lại còn trịch thượng, làm cao, như đại sứ Nguyễn Phú Bình  nói ở Tokyo sau khi có tin bị cắt viện trợ: " Nhật bản có nghĩa vụ giúp Việt nam " (!).
Bệnh chủ quan duy ý chí dai dẳng làm cho căn bệnh văn hoá lãnh đạo yếu kém thêm nặng. Bộ trưởng Kế hoạch-đầu tư không nhận ra sai lầm của mình trong quản lý vốn ODA, còn xoa dịu rằng hy vọng sẽ sớm ký công hàm nối lại ODA với đại sứ Nhật (!). Vụ trưởng của bộ này còn mong chỉ 2 tháng Nhật sẽ nối lại ODA(!). 4 tháng đã qua, phía Việt nam vẫn chưa bước vào cuộc; vụ PMU18 gần 3 năm còn lây bây, cứ cái kiểu lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, quan cách chây ỳ thế này thì còn là bị bất ngờ, bị vỡ mặt. Ai cũng biết quả bóng đang ở phía Việt nam, vụ PCI  sẽ kéo dài mấy năm " Ai vội thì vội, 14 vị trong bộ chính trị cấn gì vội, ông tổng bí thư càng không vội. Vì vụ PCI liên quan đến 2 nguyên chủ tịch thành phố Sàigòn Trương Tấn Sang và Lê Thanh Hải, đến nguyên bí thư thành ủy Nguyễn Minh Triết, lại liên quan đến nguyên bộ trưởng Giao thông Đào Đình Bình và nguyên thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến, đều là cận thần của ông tổng Mạnh. Sức ỳ là ở đó. Lỗ hổng văn hoá lãnh đạo lồ lộ ra ở đó.
Còn đối với dân trong nước, mới hôm qua, từ Sàigòn, bà Dương Thị Tân kể với đài phát thanh RFA rằng trung tá Hoàng Trọng Dũng từng "mày tao" với nhà báo Nguyễn Văn Hải, doạ rằng: " tao sẽ giam mày cùng bọn bị Sida cho mày chết, tao sẽ dùng chất gây tiêu chảy thật nặng cho mày kiệt sức đến chết, mà không có vết tích gì của tao...". Văn hóa lãnh đạo và cầm quyền văn minh như thế đó. Bộ trưởng công an dạy cho thuộc cấp của mình kiểu hành động và ăn nói như thế chăng"
Trong khi thủ tướng Dũng tuyên bố "cấm tư nhân làm báo ", tuyên chiến với hơn 10 nghìn nhà báo Việt nam, xúc phạm hơn 1 triệu nhà báo quốc tế thì nhà báo Điếu Cày tự cho phép mình ra báo mạng " Báo Dân ", còn tự mình lên tận vùng Ải Nam Quan và Bản
Dốc quan sát tại chỗ, trở về Sàigòn tổ chức biểu tình trước tòa lãnh sự Trung quốc. So sánh nhà báo dân gian Điếu Cày với ông thủ tướng cùng trung tá Công an Hoàng Trọng Dũng, ai yêu nước, ai tôn trọng nhân quyền, ai có nhân cách hơn ai"  Lẽ ra người lãnh đạo có văn hoá phải quý trọng những công dân thật lòng yêu nước, thương dân như thế; sao lại đi vùi dập hãm hại những công dân ngay thẳng, kiên cường. Văn hoá lãnh đạo kiểu gì vậy!
Cũng những ngày này, nhà dân chủ Nguyễn Thanh Giang bị công an quấy rối, vu cáo, đe doạ, như đối với ông Hoàng Minh Chính khi sinh thời. Cũng là do văn hóa lãnh đạo. Sao lại nương nhẹ với các vụ tham nhũng, thông cảm với bọn sâu bọ thối nát, lại hăng say vu cáo, hành hạ những con người yêu dân chủ, bênh vực nhân quyền. Cách mạng này là cách mạng kiểu gì vậy ! Xin nhớ nhà dân chủ Hoàng Minh Chính từng  bị 2 ngành Công an và tuyên giáo vu cáo là bất mãn, hám danh, lẩm cẩm; họ cho công an cùng bọn lưu manh đến chửi rủa, còn vứt phân vào nhà, vậy mà khi Cụ mất, Cụ Vũ Đình Hòe, nhà trí thức không cộng sản, từng là bộ trưởng tư pháp, năm nay 98 tuổi, đã từ Sàigòn gửi ra Hànội bức trướng  thêu 5 chữ vàng : " Nhân Trí Dũng Vẹn Toàn ". 
Mong rằng 14 người trong bộ chính trị suy nghĩ cho thật sâu sắc về những sự kiện trên đây, liên quan đến Nhân quyền mà lẽ ra họ phải là những người gương mẫu thực hiện. Nhân ngày Nhân quyền Quốc tế rất cần đến việc trau dồi nền văn hóa lãnh đạo cho tất cả những ai tự nhận lãnh đạo đất nước, còn ghi trong nghị quyết : xây dựng xã hội Việt nam Dân chủ (!) Công bằng (! )Bình đẳng (!) và Văn minh (!) .
Đổi mới lãnh đạo theo hướng có Văn hóa là yêu cầu đổi mới then chốt nhất, mở đường cho đổi mới về chính trị, kinh tế, tài chính, kinh doanh, đối ngoại.
Đây là việc làm thiết thực kỷ niệm lần thứ 60 bản Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền, được chính quyền Việt nam cam kết tôn trọng nhưng vẫn chưa thực hiện.
Bùi Tín .
Paris 9-12-2008.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
Đố ai chứng minh được ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” như đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền? Càng mơ hồ hơn khi nghe nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 10 năm 2023 đã làm một việc mà chưa từng làm bao giờ trước đây trong lịch sử của nước này: Truất phế chức Chủ Tịch Hạ Viện. Kevin McCarthy, đảng viên Cộng Hòa tại California, đã mất chức trong cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 216/210. Để nhìn sâu hơn vào vấn đề này, The Conversation U.S. có cuộc trò chuyện với giáo sư chính trị học Charles R. Hunt tại Đại Học Boise State University.
Nếu Mỹ duy trì các liên minh, đầu tư cho riêng mình và tránh các khiêu khích không cần thiết, Mỹ có thể giảm xác suất lâm vào một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng với Trung Quốc. Nhưng để xây dựng một chiến lược hũu hiệu, Mỹ sẽ phải tránh những phép loại suy luận quen thuộc trong lịch sử nhưng gây hiểu lầm.
Nếu vụ tấn công ngày 11 tháng 9 ở Hoa Kỳ đã thay đổi tình hình ở Trung Đông và toàn thế giới, thì "ngày 7 tháng 10" cũng có thể ảnh hưởng đến những gì sẽ xảy ra tiếp theo, bởi tuy hoàn toàn không có một chút liên hệ trực tiếp nào với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, nhưng trên thực tế, sự quan tâm đang xoay qua cuộc chiến Hamas-Israel lại có thể là một lợi thế cho Nga. Việc Hamas có thể tấn công bất ngờ vào Israel không chỉ là một thất bại đối với tình báo Israel, mà ngay cả Mỹ cũng đã hoàn toàn bị ru ngủ. Chỉ một tuần trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan tuyên bố rằng "khu vực Trung Đông ngày nay yên bình hơn so với nhiều thập kỷ trước".
Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng lớn nhất Đông Nam Á thì chắc chắn là một “kỳ quan” của thế giới rồi. Không được xem (qua) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, theo báo chí thì dù mới khánh thành nó đã bị bong gạch hết trơn rồi. Thôi thì đi chỗ khác chơi cho nó lành. Tôi quyết định sẽ đi thăm Địa Đạo Củ Chi. Trước khi tới nơi tưởng cũng nên ghé Wikipedia coi qua chút đỉnh:
Theo Hội Thư Viện Hoa Kỳ (American Library Association), nỗ lực cấm sách ở các trường công lập và thư viện công cộng trong năm 2022 đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, và có rất ít dấu hiệu sẽ giảm bớt vào năm 2023. Phong trào cấm sách trong thời gian qua có vẻ như là một chiến dịch phối hợp diễn ra ở cả cấp tiểu bang và địa phương; những cuốn sách bị nhắm mục tiêu thường là những cuốn có nội dung đề cập đến chủng tộc, giới tính hoặc cả hai. Thậm chí một số nỗ lực còn dẫn đến việc ban hành luật đe dọa tống tù các thủ thư.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.