Hôm nay,  

Tạp Chí Da Màu Vượt Biên Giới: Chuyên Đề Về Giới Tính...

22/10/200800:00:00(Xem: 10226)

Hình ảnh chuyên đề chụp từ trang http://damau.org.
Tạp chí Da Màu  lại vừa thêm một bước phóng qua các biên giới mới, trứơc giờ vẫn cấm kỵ, trong tuần này: chuyên đề về giới tính, đồng tính, lưỡng tính, xuyên tính đang bắt đầu lên mạng damau.org trong một dự án văn chương mới.

Như thế, trứơc giờ lúc nào cũng đi đầu trong các khám phá văn học, Tạp chí Da Màu đã bước thêm qua một rào cản cấm kỵ của nền văn  hóa Phương Đông để lắng nghe các ngõ ẩn kín khác của tâm hồn. Sau đây là thư ngỏ của ban biên tập Da Màu.

Giới thiệu Da Màu bộ mới và chuyên đề Giới Tính (LGBT – Lesbian, Gay, Bisexual, and Transgender)

Trong nỗ lực nhằm phát triển và hoàn thiện khả năng phục vụ tác giả và bạn đọc Tạp chí Da màu, một vài thay đổi quan trọng về thiết kế, vận hành, và sinh hoạt của Da Màu vừa được thực hiện hôm thứ Hai 20.10.2008.

Da Màu hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc “giao diện” mới của tạp chí Văn Chương Không Biên Giới với những chức năng mới để tạo thuận tiện hơn nữa cho việc đọc và truy cập bài vở của quý bạn.

Để biết thêm chi tiết về thay đổi này cũng như các chương trình/dự án của damau.org, xin theo dõi cuộc đối thoại giữa Lưu Diệu Vân và Phùng Nguyễn  trong bài “Ảo thuật mới nhất trong kho tàng biến hóa của Da Màu”.

Chuyên đề “Giới Tính” do Đỗ Lê Anhdao và Lưu Diệu Vân thực hiện sẽ làm nhiệm vụ “khai trương” Da Màu bộ mới. Xin đọc phần giới thiệu chuyên đề Giới Tính dưới đây:

Chuyên đề Giới Tính (LGBT – Lesbian, Gay, Bisexual, and Transgender)

Tình yêu là sự chiến thắng của tưởng tượng trên tri thức," H. L. Mencken đã từng bảo.  Câu nói này cũng có thể áp dụng vào văn chương đồng tính, lưỡng tính, và chuyển tính (LGBT – Lesbian, Gay, Bisexual, and Transgender).  Khả năng tưởng tượng và thông cảm của độc giả được mở rộng khi nhìn vào thế giới của những người viết LGBT, với những xuất phát sáng tác thường luôn linh hoạt và biến chuyển, hoặc "mập mờ" vì các thế lực lịch sử đương thời đã đẩy họ ra ngoài lề.  Nhà thơ đồng tính Timothy Liu đã phát biểu như sau: "Nếu Wallace Stevens đã có lý khi tuyên bố rằng người thi sĩ phải gặp gỡ \'thực tế\' với một sức mạnh ngang bằng óc tưởng tưởng của họ, từ đó tôi suy ra rằng trí tưởng tượng của người đồng tính cần phải vun bồi bằng những sức mạnh riêng biệt đặc thù để bảo về sự tồn tại của chính nó." Đã đến lúc người đọc văn chương LGBT cần phải có "sức mạnh riêng biệt đặc thù" này. Việc đọc văn chương đồng tính/lưỡng tính/chuyển tính không chỉ là khả năng đón nhận văn chương mới, mà còn là chuyện khai phá thêm những mới mẻ trong những tài liệu văn chương đã có.

Ban biên tập Damau.org mong đem đến chuyên đề Giới Tính hầu đáp ứng đúng lúc nhu cầu này.  Đây là một tập hợp công phu và bao quát kết nối văn học Việt Nam với văn học quốc tế, và cũng là đề tài tranh luận sôi nổi ở Hoa Kỳ.  Những quan tâm tình cảm đồng tính/lưỡng tính/chuyển tính không chỉ còn là một tiểu văn hóa, hay một nhánh văn học nghệ thuật, mà đã trở thành những đề tài cần thiết và quan trọng ảnh hưởng đến khía cạnh tình yêu, đời sống, tôn giáo, văn hóa và xã hội của bất cứ một quốc gia nào trong thời hiện đại.  Ngày 11 tháng 10 năm 2008, Tòa Tối Cao Pháp Viện của tiểu bang Connecticut đã tuyên bố quyết nghị hợp thức hóa hôn nhân đồng tính, và xác định quyền được tự do kết hôn, như quyền công dân, là một nhân quyền căn bản của một xứ sở tự do và dân chủ. Vấn đề nhân quyền của nhóm người đồng tính, như những vấn đề liên hệ đến nữ quyền, màu da và tôn giáo, không chỉ là một vấn đề gây nhiều tranh cãi không những trong văn học Việt Nam và quốc tế, mà còn đang gây nhiều xung đột trong kỳ tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ mùa Thu năm nay.

Chuyên đề Giới Tính cũng giới thiệu với độc giả Damau.org một số góc nhìn phê bình nghệ thuật về lĩnh vực văn chương quan trọng này.  Một số bài có tính cách tổng quát và thời sự, như biên khảo của Trần Thiện Huy. Bài nhận định của Đinh Từ Bích Thúy phân tích và so sánh khái niệm hộn nhân qua lăng kính của luật pháp và văn học.  Phỏng vấn "Mười Cách Nhìn Về Văn Thơ Đồng Tính" trích từ Gay and Lesbian Review do Trần Viết Minh Thanh chuyển ngữ, cho người đọc một cửa sổ nhìn vào những xúc tác của các văn/thi sĩ đồng tính.  Hai bài biên khảo của Thường Quán và Hồ Trường An đề cập đến những biến chuyển trong lịch sử văn chương LGBT, đồng thời bài "Xuân Diệu và Tô Hoài, và \'Mối Tình Trai\' " của Trần Nghi Hoàng mời người đọc nhìn lại những tâm tình đồng tính trong thơ tiền chiến Việt Nam.  Cách nhìn lại quá khứ cần thiết này cũng hiện diện trong bài của Colm Toibin do Nguyễn Thị Hải Hà chuyển ngữ.

Ngoài những bài biên khảo, chuyên đề cũng được phong phú thêm với những truyện ngắn ấn tượng. Cổ Ngư hướng góc nhìn giới tính xoay quanh mối liên hệ gia đình. Hoàng Chính kết hợp lối nhìn đông phương thời xưa với ý niệm đồng tính thời hiện đại. Nguyễn Hiệp với tác phẩm siêu thực và tràn đầy hơi hướm phân vân của dục tình đồng tính. Trần Mộng Tú xuất hiện trầm mặc trong đề tài mới lạ về tình người trong khung cảnh dị biệt. Trần Doãn Nho phát họa một trải nghiệm đồng tính tiêu biểu ở xứ người. Ngô Nguyên Dũng bi thương trong cốt truyện tình tay ba. Tác phẩm mới nhất của Đặng Thơ Thơ khơi gợi nhiều cảm xúc sâu kín về đề tài. Những sáng tác văn xuôi đa dạng là phân tích và phiên dịch cá nhân của mỗi nhà văn Việt Nam về kinh nghiệm LGBT.

Đề tài đồng tính/lưỡng tính/chuyển tính lên đường với những chia sẻ đời sống tình cảm riêng tư liều lĩnh, như trích đoạn tiểu thuyết Rừng Trái Ngọc Đỏ (Rubyfruit Jungle) của nhà văn Hoa Kỳ Rita Mae Brown và truyện chớp "Está Bien" của Nona Caspers.  Bạn đọc của Damau sẽ tìm thấy nhiều cuồng nhiệt trong tình yêu LGBT qua những dòng thơ của Việt Lê, Sappho, Đỗ Lê Anhdao, Nguyễn Thị Thanh Bình, và Audre Lorde.  Những phát triển trong văn chương đồng tính luyến ái phái nữ cũng liên quan nhiều đến vấn đề nữ quyền, được đề cập trong tiểu luận của Gloria Steinem và thơ của Lưu Diệu Vân.  Những thử thách và chất vấn trong đời sống đồng tính/lưỡng tính cũng vang vọng trong nhiều sáng tác của chuyên đề, như sự đề cập đến kỳ thị sức khoẻ thể chất trong truyện chớp của Đỗ Lê Anhdao.

Chuyên đề Giới Tính dành phần đặc biệt giới thiệu những hội họa và nhiếp ảnh LGBT của Việt Lê, Nguyễn Việt Hùng, Li Quangxin, và Lý Trần Quỳnh Giang cùng với bài phỏng vấn lần đầu tiên về đề tài này với Hồ Trường An do Lưu Diệu Vân thực hiện.

Nếu văn chương đồng tính/lưỡng tính/chuyển tính cùng những người viết về đề tài này đã bị lịch sử và xã hội khước từ, thì họ đã xử dụng sự khước từ này và biến đổi nó thành lợi thế trong sáng tác, dùng tư thế phản kháng của mình để định nghĩa lại vấn đề của những gì đã được coi là mặc nhiên, như nhà thơ Raphael Campo đã diễn tả rất cảm động: "nét thẩm mỹ của văn chương đồng tính, nói cho cùng, là nét thẩm mỹ của hy vọng, trong đó nghệ thuật không phải đơn giản là một thứ tượng đài để dời đổi chân lý về sự hiện hữu của chúng tôi, mà đúng hơn là tiếng nói khẳng định rằng chúng tôi hiện hữu".

Đỗ Lê Anhdao, Lưu Diệu Vân, và BBT Damau.org kính mời.

bientap@damau.org

http://damau.org

http://cafe.damau.org

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bài báo của phóng viên Martin Wisckol ghi nhận là năm 2000 chỉ có một vị dân cử gốc Việt tại Quận Cam. Vậy mà bây giờ có tới 10 dân cử gó6c Việt, trong đó 4 người mới thắng cử
Ở Việt Nam, năm 2006 ghi nhận hai sự kiện quan trọng nổi bật. Một là, Việt Nam được gia nhập WTO. Hai là, tổng thống Hoa Kỳ George Bush sang thăm Việt Nam nhân Hội nghị APEC 14
Sáng nay tiết trời Hà nội lạnh, không khí bị phủ một lớp sương mờ, không có ánh mặt trời. Ngày đầu tiên của năm 2007
Nhưng nếu không có sự đụng chạm giữa các nền văn minh, thế giới chúng ta cũng đang đối đối đầu trước một sự đụng chạm khác. Học giả Dominique Moĩsi, một cố vấn thâm niên của
Thời gian thắm thoát trôi, mới đó mà đã 22 năm kể từ ngày các Anh vĩnh viễn ra đi. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại có rất nhiều đổi thay, nhưng các anh nào có biết! Hôm nay nhân ngày giỗ
tôi mong là từ năm nay, Hà Nội nên có chính sách văn minh hơn với người dân của mình. Đó là bình thường hóa quan hệ với người Việt Nam chứ đừng chỉ có sợ người ngoại quốc...
Gerald R. Ford, tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ, lên nắm quyền sau khi Tổng Thống Richard Nixon 
Tổng thống Ford là một người tử tế. Nhưng thiếu mưu mô... Trong một số báo đầu năm, chúng ta nên nói về chuyện tử tế. Không có gì tử tế hơn là nói về nhân vật đang được quốc táng
Căn cứ Khe Sanh nằm lọt giữa một thung lũng, các ngọn đồi bao bọc chung quanh, do đó đây không hẳn là một vị trí có thể quan sát bao quát hết các vị trí địch.
Vấn đề dự án xây Chùa Quan Âm tại Garden Grove đã trở thành một đề tài được đề cập đến
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.