Hôm nay,  

Anh Lý Khôi Việt Ơi! Nhớ Anh, Xin Một Nụ Cười

18/08/200800:00:00(Xem: 8370)
Tôi bàng hoàng trước tin anh Lý Khôi Việt (1951-2008) đột ngột bỏ chị, hai con, bà con và bạn bè ra đi vĩnh viễn khỏi cõi tử sinh.

Anh là một trong số vài người từ Pháp qua Hoa Kỳ mà tôi có dịp gặp và quen trong những năm đầu thập niên 1980, lúc đó tôi còn là sinh viên ở Đại Học Berkeley, thích hoạt động và viết báo. Với anh Lý Khôi Việt, tôi biết anh không chỉ nghiên cứu, viết báo mà còn làm báo, để chuyên chở những suy nghĩ, tâm tình gửi đến giới trẻ và cho quê hương còn đầy những áp bức, bất công, nghèo đói và mong cho đất nước tiến bộ.

Thời gian sống ở Berkeley trong đầu thập niên 1980, anh đã làm tờ Thanh Niên Hành Động, nhưng không được bao lâu thì tờ báo chết. Lúc đó, sinh hoạt ở Mỹ của anh được chú ý vì có người phản đối việc anh đã gửi thư cho Thủ Tướng Phạm Văn Đồng với những đề nghị xây dựng quốc gia. Ở thời điểm một vài năm sau khi chiến tranh chấm dứt, việc làm công khai này của anh là một hành động can đảm, nhưng đã tạo ra những nghi ngờ của một số người trong cộng đồng về quan điểm của anh. Gặp anh, tôi có hỏi và anh xác nhận có kiến nghị lãnh đạo Việt Nam vì anh thực sự muốn đất nước có những cải cách, tiến bộ.

Sau một thời gian làm việc ở nước ngoài, khi tôi về lại Hoa Kỳ thỉnh thoảng gặp lại anh trong những sinh hoạt và biết chuyện anh cũng đã lên đường về Đông Nam Á với một trong nhiều nhóm kháng chiến thời đó. Nhưng mộng ước giải phóng quê hương không thành, anh trở lại Hoa Kỳ. Gặp lại sau nhiều năm, anh trao cho tôi tấm danh thiếp với một cái tên mới, tên Nhật hoàn toàn, mà bây giờ tôi không còn nhớ rõ, hình như anh đã trở thành người mang giòng họ Yamamoto thì phải. Tôi không thắc mắc hay ngạc nhiên vì trong nhiều tổ chức kháng chiến lúc bấy giờ, có nhiều đoàn viên, lãnh đạo cũng đã thay họ, đổi tên để dễ dàng công tác.

Rồi anh làm tờ Bông Sen, toà soạn đặt ở Milpitas mà tôi đã có dịp ghé chơi. Đọc Bông Sen tôi biết anh Lý Khôi Việt giờ trở lại con đường hoạt động văn hoá, nghiên cứu Phật học, truyền bá Phật pháp, phát huy văn hoá nước nhà. Những công trình nghiên cứu, những bài viết của anh, nhất là quan điểm cho rằng những giáo sĩ Pháp đến xâm lăng, đô hộ nước Việt và mang theo đạo Thiên Chúa Giáo là nguyên nhân cho sự đi xuống của Việt Nam so với thời kì hưng thịnh dưới triều đại các vua tôn sùng Phật học, đã gây nhiều tranh cãi. Nhưng đó cũng là những đóng góp cho nền Phật học, cho nền văn hoá Việt và sinh hoạt báo chí của người Việt hải ngoại.

Anh là người mà khi có dịp gặp tôi thường hỏi thăm về tình hình sinh hoạt Phật giáo quê nhà, vì tôi biết anh có hiểu biết sâu sắc. Có một lần đọc được thông tin bằng tiếng Anh về sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam, trong đó có tin Thượng Toạ Thich Tri Quang (không có dấu) tham gia nhiều sinh hoạt của Phật giáo. Tôi đinh ninh đây là Thầy Thích Trí Quang đã một thời sôi nổi tranh đấu dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, sau nhiều năm im tiếng nay ra sinh hoạt với giáo hội trở lại. Nhưng hỏi anh thì mới biết đó là Thượng Toạ Thích Trí Quảng, một nhà sư trẻ, chứ không phải người lãnh đạo phong trào Phật giáo đấu tranh trong thập niên 1960.

Gần đây đọc bài anh viết về Chùa Báo Thiên, nhân vụ tranh cãi về đất Toà Khâm Sứ ở Hà Nội, tôi đồng ý rằng anh đã đưa ra những chứng minh lịch sử thuyết phục. Qua tranh cãi này, anh đã có kết luận thật hùng hồn: “Những người Việt nào không dám nói lên công lí lịch sử của dân tộc Việt Nam thì chưa đủ tư cách công dân để bàn luận về tự do dân chủ của nhân dân Việt Nam, và lại càng không xứng đáng để lãnh đạo đất nước Việt Nam”. (talawas.org 28.2.2008)

Những việc anh làm trong đời, từ ngày còn trẻ cho đến cuối đời, tất cả đều mang hoài bão để Việt Nam được hưng thịnh, như thời Lý-Trần, như tên của trường Phật Học Lý Trần mà anh làm giám đốc. Như bút danh anh đã chọn là Lý Khôi Việt, mà đến nay tôi vẫn nghĩ là tên thật của anh. Cho đến khi đọc Việt Báo được tin anh ra đi, tôi mới biết Lê Hiếu Liêm mới chính là tên được bố mẹ đặt cho anh khi chào đời.

Anh Việt ơi! Trong những cái tết không có gia đình ở bên, tôi còn nhớ đã có lần được ăn Tết ở nhà anh cùng với các bạn trang lứa như anh Nguyễn Tâm, anh Nguyễn Hữu Liêm trong thời gian sống ở Berkeley. Đầm ấm, vui ca và chúng tôi cùng mơ ước một ngày được nhìn thấy quê hương trong tự do, ấm no.

Anh và tôi đều tin rằng ngày đó đang đến với quê hương. Nhưng sao anh lại bỏ đi sớm vậy.

Chúc anh tịnh yên nơi cõi Phật. Nhớ đến nhau xin nở một nụ cười tươi, như anh đã từng có với anh em nơi cõi trần này, anh nhé.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.