Hôm nay,  

Việt Nam: Nhân Dân Đã Đứng Lên Mà Đảng Vẫn Ngủ - Báo Chí Lạnh Cảm Đến Nhục Nhã Trước Xâm Lược

14/12/200700:00:00(Xem: 9045)

Hoa Thịnh Đốn.- Nếu Cuộc biểu tình tự phát của nhân dân chống Tầu xâm lược ngày 9-12 (2007) tại Hà Nội và Sài Gòn  đã nói lên quyết tâm bảo vệ giang sơn bất khuất của người dân nước Việt  thì sự lạnh cảm đến rùng mình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Báo chí trong nước trước hành động yêu nước này đã  làm đau lòng mọi người.

Trước tiên, sự bạc nhược của chính quyền đã được phơi trắng  qua  bản tin trơ trẽn của Lê Dũng, người phát ngôn của Bộ Ngọai giao Việt Nam  đăng trên các báo, đài trong nước ngày  10-12 (2007).

Dũng nói: “Về Biển Đông, chúng tôi đã nhiều lần khẳng định chủ trương của Việt Nam là thông qua đàm phán, giải quyết một cách hòa bình mọi tranh chấp trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002 (DOC), nhằm giữ gìn hòa bình, ổn định và tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài mà các bên đều có thể chấp nhận được.

Với tinh thần đó, vừa qua tại Hà Nội đã diễn ra cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ Việt Nam - Trung Quốc về biên giới lãnh thổ. Hai bên đã trao đổi ý kiến toàn diện, thẳng thắn, sâu rộng về vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước.

Về vấn đề trên biển, hai bên thống nhất tăng cường nhịp độ đàm phán, phối hợp giải quyết thỏa đáng các vấn đề nảy sinh trên tinh thần láng giềng hữu nghị, đồng chí anh em, không làm phức tạp thêm tình hình.

Quan điểm của Việt Nam về việc Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã được Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ ngày 3-12-2007.

Chúng tôi được biết sáng 9-12-2007, một số người dân đã tụ tập trước cửa Ðại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ bất bình đối với các hành động gần đây của Trung Quốc liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đây là việc làm tự phát chưa được phép của các cơ quan chức năng Việt Nam. Khi các vụ việc trên xảy ra, các lực lượng bảo vệ của Việt Nam đã kịp thời có mặt, giải thích và yêu cầu bà con chấm dứt việc làm này.”

Tại sao lại cần phải “ddược phép”, người dân  mới có quyền  phản đối Ngoại bang xâm chiếm đất đai, bờ cõi là tài sản xương máu của Cha ông để lại"

Đáng nhẽ  những kẻ cầm quyền phải “ddi trước, đón đầu,” cầm cờ xông pha lãnh đạo cuộc biểu tình chống ngoại xâm chứ không  ngồi  im, cúi mặt  tìm cách chống chế bằng nước bọt rẻ tiền như Hà Nội  đã làm trong nhiều năm qua.

Nhưng tại sao cho đến bây giờ, 19 năm sau ngày Tầu Bắc Kinh chiếm một số đảo ở quần đảo Trường Sa năm 1988,  và 33 năm sau ngày Tầu xua quân chiếm  Hoàng Sa năm 1974, người dân mới dám xông mình xuống đường chống chính sách bành trướng của Trung Quốc"

Thứ nhất, người dân hết kiên nhẫn chờ đảng và nhà nước làm chủ phát động cuộc đấu tranh, dù chỉ bằng đường lối ngoại giao và vận động quốc tế ủng hộ dành lại chủ quyền lãnh thổ.

Thứ nhì, với một đội ngũ lãnh đạo yếu kém, đã từng qụy lụy và sẵn sàng nhượng bộ như đảng CSVN đã chứng minh trong 2 Hiệp ước biên giới trên đất liền và lãnh hải với Trung Hoa (1999 và 2000), người dân tự thấy phải đứng lên bảo vệ tổ quốc, dù biết đó là việc đội đá vá trời.

Thứ ba, sau khi Bắc Kinh tuyên bố thành lập huyện hành chính Tam Sa  (Trung Sa, Hoàng Sa và Trường Sa) để quản lý vùng  đảo trên biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN, vào cuối tháng 11 (2007) thì chính quyền cũng chỉ biết phản ứng cho có lệ như đã chứng minh qua lời Lê Dũng ngày 3-12 (2007).

Dũng  nói với báo chí: “Hành động này đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của VN, không phù hợp với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên".

"VN có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

"Trước sau như một, VN chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 và tinh thần tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông năm 2002, nhằm giữ gìn hòa bình, ổn định trên biển Đông và khu vực".

Thứ tư, đứng trước hiểm họa bị Phương Bắc cưỡng bức, bao vây và thái độ co ro đến khiếp nhược không dám cửa quậy của nhà nước, đông đảo người dân tại Hà Nội và Sài Gòn đã mau mắn đáp lại lời kêu gọi đứng lên bảo vệ tổ quốc của Thanh niên, Sinh viên mà không sợ bị vu khống làm tay sai cho ngoại bang hay sợ bị đàn áp. BởI vì ai cũng biết đây là cuộc đấu tranh có chính nghĩa chống ngoại bang xâm lược như ông cha ta đã làm thuở trước.CHÍNH QUYỀN - BÁO CHÍ NGẬM MIỆNG 

Ngoài bản tin phổ biến của Lê Dũng được Nhà nước  ra lệnh cho đăng trên báo chí và hệ thống thông tin ngày 10-12 (2007), các viên chức đảng và nhà nước Việt Nam không dám nói thêm một câu nào nữa.

Từ Bộ Ngoại giao sang Quốc hội, từ Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Đảng  xuống  cấp Chi bộ đảng cũng không ai dám hé răng.

Nhưng trước đó, vào ngày 7/12 (2007), Hội Đồng Nhân Dân Đà Nẵng khoá VII đã thông qua Nghị quyết xác nhận  Hoàng Sa thuộc quyền quản lý hành chính của Thành phố Đà Nẵng, căn cứ vào quyết định của kỳ họp thứ 10 (ngày 6/11/1996) của Quốc hội khóa IX.

Đại biểu Thái Thanh Hùng nói trước hội nghị: “Trong mấy ngày qua, đông đảo cử tri TP, nhất là cử tri cựu chiến binh đã có ý kiến đề nghị tại kỳ họp lần này, HDDND TP chúng ta cần tỏ thái độ trước việc phía Trung Quốc ngang nhiên đưa huyện đảo Hoàng Sa của Đà Nẵng vào lãnh thổ của họ như vậy!” (VNNET)

VNNET viết tiếp: “Chủ tịch HDDND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh cũng bày tỏ sự đồng tình với ý kiến trên. Ông đề nghị đưa vào Nghị quyết của kỳ họp phần nói rõ sự khẳng định của HDDND TP Đà Nẵng về việc huyện Hoàng Sa là một đơn vị hành chính trực thuộc TP Đà Nẵng. HDDND TP Đà Nẵng kiên quyết phản đối việc nhà nước Trung Quốc đưa quần đảo Hoàng Sa vào đơn vị hành chính Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam.”

Ông Thanh nói trước phiên họp: “Chúng ta phải bày tỏ thái độ rõ ràng như thế để không chỉ đối với hiện tại mà mai sau, con cháu nhớ lại kỳ họp thứ 10 cuối năm 2007 HDDND TP Đà Nẵng đã nêu vấn đề, và đến lúc đó còn tiếp tục đấu tranh. Không nên để sau này có suy nghĩ, Hoàng Sa là đơn vị hành chính của Đà Nẵng mà không thấy TP nói gì thì chắc hình như không phải. Do vậy, cần phải nói rõ ràng, sòng phẳng về chuyện Hoàng Sa", Chủ tịch HDDND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh và Hội đồng Nhân dân Thành phố đã làm được việc mà Nông Đức Mạnh và cả Ban Chấp hành Trung ương  đảng không dám làm trước sự bành trướng xâm lược trắng trợn của Trung Hoa.

Phản ứng về hai cuộc biểu tình ở Hà Nội và Saigòn, phát ngôn nhân của Trung Hoa, Tần Cương cho rằng các cuộc phản đối là “vô căn cứ”.

Tần Cương nói với báo chí ở Bắc Kinh ngày 11/12 (2007): "Cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ở các đảo Tây Sa là hoạt động bình thường trong vùng lãnh hải của Trung Quốc. Trung Quốc có chủ quyền không ai có thể chối cãi được với các đảo Tây Sa và vùng nước kế cận.”

Sự lật lọng của Tầu Bắc Kinh xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung Hoa khẳng định với Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN tại Tân Gia Ba ngày 19-11 (2007) rằng: “Quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước thời gian qua có nhiều tiến triển mới và đang phát triển rất tốt đẹp theo phương châm 16 chữ (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) và tinh thần 4 tốt (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.”

Bây giờ thì “16 chữ vàng” của Trung Hoa đã biến thành “vàng mã” mà đảng và nhà nước CSVN cứ  tưởng chúng vẫn là “vàng y”.

Thái độ này còn phản ảnh qua cách thông tin của làng báo, đài trong nước về biến cố biểu tình ngày 9-12 (2007).

Trái với hàng loạt các mạng thông tin điện tử tự lập của nhiều nhóm Thanh niên, Sinh viên và của một số cá nhân tranh đấu đưa tin cuộc biểu tình và hình ảnh ra nước ngoài, tuyệt nhiên không có báo nào hay đài nào trong nước thông tin về hai cuộc xuống đường chống Tầu bành trướng.

Báo chí cũng im như thóc ngâm trước lời tuyên bố ngỗ nghịch của Tần Cương.

Đây là bằng chứng rõ ràng nhất của nền báo chí không có tự do ở Việt Nam. Cả làng báo như câm, như điếc, có mắt cũng như không trước sự việc chưa từng xẩy ra ở  hai Thành phố đứng đầu cả nước về chính trị và kinh tế.

Những người làm báo và Ban Tuyên giáo Trung ương của đảng CSVN đã vi phạm thô bạo các Điều 1, 2 và 4 của Luật Báo chí .

Điều 1 viết: “Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ chức); là diễn đàn của nhân dân.”

Điều 2 viết: “Bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.”

Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.

Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng.”

Điều 4 viết: “Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân Công dân có quyền:

1- Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới….”

Tất cả những điều căn bản này đều không được người làm báo thực thi trong cuộc biểu tình của người dân ngày 9-12 (2007). Người đứng đầu Ban Tuyên giáo Trung ương là Tô Huy Rứa cũng đã chà đạp lên quyền được thông tin của người dân khi ra lệnh cấm Báo chí không tường thuật và đăng bài về cuộc biểu tình.

Nhiều người ở Việt Nam chỉ được đọc các bài báo có tính lịch sử xác nhận chủ quyền của VN trên hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa qua  ý kiến hay khảo luận của Tiến sỹ sử học Nguyễn Nhã; Dân biểu, Nhà sử học Dương Trung Quốc; Giáo sư Tương Lai và Nhà báo Bùi Thanh.

Như vậy thì đảng CSVN có còn xứng đáng cầm quyền không và báo chí có tư cách gì để vận động quần chúng đi theo đảng"

Phạm Trần

(12/07)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.