Sau đây là phần trích đoạn hồi ký của Bác sĩ Jean Liêu, một vị y sĩ người Mỹ gốc Việt ở miền Nam California vừa mới thực hiện xong chuyến đi cứu trợ các nạn nhân sóng thần tại Ấn Độ (từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 1 năm 2005). Chuyến đi của Bác sĩ Jean Liêu là một nỗ lực hợp tác của nhiều cá nhân và hội đoàn từ thiện người Mỹ gốc Việt như ICAN, Lửa Việt, Pacific Links Foundation, SAP-VN v.v... cùng nhau quyên góp ngân quỹ, thuốc men và vật liệu để Bác sĩ Jean Liêu mang qua Ấn Độ.
Trích Đoạn
Hồi Ký Cứu Trợ Các Nạn Nhân Sóng Thần Tại Ấn Độ
By Dr. Jean Lieu
Chuyển ngữ: Quyên Vương(ICAN)
Tôi đã bắt đầu thấy đuối. Trí nhớ của tôi đã bắt đầu lu mờ và tôi không còn nhớ mình đã làm gì hoặc đã đi những nơi nào trong những ngày gần đây. Trong thời gian qua cơ thể của tôi đã hoạt động như một người máy không biết mệt mà cũng không cần ăn ngủ, nhưng nỗi mệt nhọc cuối cùng đã bắt kịp tôi. Tôi thấy mệt mõi và uể oải. Tôi thấy mình cần ngủ nhiều hơn bình thường, và năng lực của tôi không còn như lúc mới đến. Những người khác trong nhóm của tôi cũng đã bắt đầu thấy dấu hiệu của sự mệt mõi. Họ than với tôi là bị nhức mình, bị sốt, ho, và những dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu nước. Chúng tôi đã không uống đủ lượng nước phải uống. Một phái đoàn mới sẽ đến đây ngày mai; còn hành trình của tôi thì sắp kết thúc. Một nỗi buồn ảm đạm trùm phủ không gian. Ai cũng hiểu là thời gian làm việc chung với nhau không còn bao lâu nữa. Mỗi giờ trôi qua là một giờ đưa chúng tôi đến gần buổi chia tay. Đường đời vạn nẻo, rồi đây biết có còn gặp nhau nữa không"
Hôm qua đến một làng đánh cá nhỏ. Chiếc xe van của chúng tôi bị dân làng tấn công. Vì họ ở cách Nagapattinam quá xa, cho nên sự tiếp tế cứu trợ bị chậm trễ. Họ đã bị thiếu thức ăn và nước uống đã 3 ngày rồi. Lần đầu tiên tôi cảm thấy lo sợ cho sự an nguy của đoàn. Dân làng muốn tìm thức ăn, và họ không tin khi chúng tôi nói là chỉ có thuốc thôi. Phải một lúc sau chúng tôi mới thuyết phục được họ rằng chúng tôi chỉ có thể giúp về mặt y tế thôi. Trong lúc tôi sắp xếp dựng trạm khám bệnh thì Trish và những thiện nguyện viên khác chơi với các em. Về sau Trish cho tôi biết rằng các em rất sợ và không dám đến gần biển, mặc dù các em rất thích trái banh mà Trish dứ dứ trước mắt các em. Nhưng sau vài giờ đồng hồ vẽ vời và vui chơi, thì các em đã chịu theo Trish xuống chơi banh trên bãi biển, đi theo Trish một cách bất đắc dĩ, chẳng đặng đừng. Chúng tôi đã ở đó đến tối mịt rồi mới dọn dẹp về lại quán trọ để chăm chút cho những tứ chi rã rời của mình.
Theo lịch trình thì đêm nay là tôi lên xe bus đi về. Tôi đã chọn đi chuyến xe bus chót để có thể ở lại với nhóm của tôi càng lâu càng tốt. Sau một ngày dài khám bệnh và thăm viếng các trẻ em, chúng tôi trở về khách sạn sớm hơn thường lệ để cùng chụp hình kỷ niệm và ăn chung với nhau bửa cơm chót. Sau bữa ăn tối, Baarti nhốt mình trong phòng. Cô ấy chịu không nổi cảnh chia tay. Baarti không muốn tôi thấy cô ấy khóc. Tôi đã khuyến khích Baarti phải nên can đảm. Cô ấy không muốn làm tôi thất vọng.
Tôi vừa kéo valise ra khỏi phòng thì Trish đã bắt đầu khóc. Tôi ôm Trish vào lòng và hôn lên đôi má đẫm nước mắt của cô, dỗ dành rằng tôi sẽ luôn nhớ đến Trish, và sẽ luôn nhớ nghĩ và cầu nguyện cho tất cả mọi người trong đoàn. Anand, Siva, Suresh và tôi chạy xuống bến xe bus. Đã 11 giờ đêm. Tôi cảm thấy không khỏe. Tôi cảm thấy buồn nôn và bao tử tôi đau như cắt. Tôi tự nguyền rủa đã không giữ lại chút thuốc nào cho mình. Tôi đã để lại tất cả cho đoàn của tôi, với lời dặn dò kỹ lưỡng về cách dùng thuốc khi cần thiết. Tôi ngồi yên không dám nhúc nhích trong khi các anh bạn của tôi bàn thảo về những sự kiện xảy ra trong những ngày qua, và tán nhau một cách đắc chí về những lần chúng tôi lướt phớt qua mặt tử thần. Và như có ai ra hiệu, tiếng ồn ào náo loạn và tiếng người khóc gào trên đường lại trổi lên. Một người vợ đang cuống quit gọi chồng hãy bỏ tất cả và mau trèo lên mái nhà. Lại một trận hoang mang lo sợ về sóng thần. Tôi vẫn không nhúc nhích nỗi. Tôi quá đuối sức và quá đau. Tôi bảo các anh bạn tìm hiểu tình hình. Lại báo động hụt. Một lúc sau thì xe bus đến. Sự mõi mệt hoàn toàn xâm chiếm tôi, lấn át cảm giác buồn nôn và nỗi đau đớn. Tôi thiếp đi và xe bus tiếp tục đi về hướng Chennai.
Ngày 10 tháng 1 năm 2005
Tôi đang ngồi trong văn phòng của hội Suyam, kiệt sức và cuộn tròn trong chiếc áo lạnh để tìm hơi ấm. Bên ngoài nhiệt độ là 80 độ F, mà tôi thì sốt và run. Con đường còn rất dài trước khi tôi được ngủ, và còn nhiều chuyện phải làm trước khi tôi về Mỹ. Ripu nhận thấy tôi không được khỏe và khuyên tôi nên ở lại văn phòng dưỡng bệnh. Tôi từ chối và bắt anh dẫn tôi đi lo mọi việc cần thiết. Khi chúng tôi đi vòng vòng tìm nơi để chuyển những mẫu video quay được sang DVD, tôi cố gắng hết sức để không té quỵ trên đường. Tôi đã về gần đến nhà rồi. Tôi cần phải cố gắng thêm. Nếu tôi phải nhập viện, tôi muốn được nhập viện ở Mỹ, gần gia đình và bạn bè tôi, chứ không phải trong một khung cảnh xa lạ như thế này. Tôi ao ước được về lại với những tiện nghi của xứ Mỹ. Ước gì tôi có thể được tắm nước nóng, và được nằm trong chiếc giường thoải mái của mình. Tôi có thể ngủ suốt cả tháng! Thức ăn ở Ấn Độ đã bắt đầu làm phiền bao tử của tôi, khiến tôi buồn nôn và khó chịu. Ở đây cái gì cũng nhiều dầu mỡ và thứ gì cũng chiên hết! Phải chi có được một tô phở hay một bửa cơm ngon với canh chua và cá kho tộ thì hay biết mấy!
Mặc dù đang rất khó chịu trong người, tôi cảm thấy vui vì mình đã làm được một vài điều tốt – tuy không được nhiều như tôi mong muốn. Có thể tôi đã không thay đổi được nhiều tình trạng ở Ấn Độ, nhưng Ấn Độ đã mang đến nhiều đổi thay trong tôi. Tôi đến Ấn Độ để tìm quên. Ngược lại tôi khám phá ra được sức mạnh và niềm tin, tình bằng hữu và lòng từ ái. Tôi khám phá ra cả một thế giới mới, một chân trời mà tôi sẽ không bao giờ tìm thấy trong cuộc đời này nếu tôi không đi Ấn Độ. Nhưng buổi chia tay nào mà chẳng buồn. Dù chỉ mới đến với nhau trong một thời gian ngắn, nhưng chúng tôi đã tạo được những quan hệ gắn bó thân thiết cả đời. Tâm chúng tôi cùng chung một ước nguyện. Tim chúng tôi cùng chung một nhịp đập. Mỗi người một phong cách, chúng tôi đều cùng chung tâm ý muốn làm ích lợi cho cuộc đời, cho con người. Tôi thấy rõ nếu muốn đổi mới và xây dựng một thế giới tươi đẹp hơn cho con cháu mình, chúng ta cần phải hành động. Và chúng tôi đã hành động với tất cả tâm trí của mình, không phân biệt màu da chủng tộc.
Tôi nghĩ chúng tôi đã thành công, ở một phương diện nào đó. Cuộc đời này như một đại dương bao la. Một người không thể mang đến những thay đổi, nhưng nếu nhiều bàn tay góp lại thì chúng ta có thể làm mặt nước gợn sóng, và những đợt sóng nhỏ này họp lại thì có thể chuyển cả đại dương. Chỉ khi nào chúng ta không còn muốn mang đến những đổi thay nữa thì chúng ta mới thật sự không còn khả năng thay đổi cuộc đời này. Có thể trong kiếp này chúng tôi sẽ không bao giờ thấy kết quả của việc mình làm, nhưng tôi tin chắc chúng tôi đã làm được một cái gì đó…
Những đóng góp của chúng tôi đã hòa vào nhịp tim chung của nhân loại. Chưa bao giờ tôi thấy con người làm việc nhiệt tình và đầy tình thương như thế. Và tôi cảm thấy rất may mắn đã được góp phần vào trang sử tử tế này.
*
Chuyến đi của bác sĩ Jean Liêu là một nỗ lực hợp tác của nhiều cá nhân và hội đoàn từ thiện người Mỹ gốc Việt như ICAN, Lửa Việt, Pacific Links Foundation, SAP-VN. Từ năm 2004, nhiều hội đoàn từ thiện của người Mỹ gốc Việt (Vietnamese American non-governmental non-profit organizations, viết tắt là VA NGOs) từ các tiểu bang đã ngồi lại với nhau, cùng nhau làm việc và chia sẻ kinh nghiệm hầu nâng cao hiệu quả của các hoạt động từ thiện tại Việt Nam. Nhiều chương trình đã được thực hiện qua sự hợp tác giữa các hội đoàn VA NGOs, như chương trình cung cấp máy trợ thở cho các em sinh thiếu tháng (máy CPAP), bảo trợ trẻ đi học, tập huấn về giáo dục mầm non cho các thầy cô mẫu giáo, giúp vốn làm ăn cho phụ nữ v.v... Để biết thêm chi tiết về những hợp tác hoạt động của các hội VA NGOs, xin xem website www.va-ngo.org
Kinh phí mua sách vở cho các em tính ra vào khoảng $5 mỗi em. Rất mong sẽ nhận được sự đóng góp của quý vị mạnh thường quân gần xa. Mọi đóng góp xin liên lạc với một trong những nơi sau: Westminster: Bác Sĩ Nguyễn Phượng Châu (714-418-0190), Oakland: Pacific Links Foundation (510-435-3035, www.pacificlinks.org), San Jose: ICAN (408-509-8788, www.ican2.org), New Jersey: Lửa Việt (732-331-6722, www.luaviet.org). Ngân quỹ thu nhận sẽ được phối hợp chuyển về cho các hội từ thiện tại Ấn Độ đã làm việc với Bác Sĩ Jean Liêu. Xin ghi rõ trong phần memo của ngân phiếu: “Ấn Độ - Dr. Jean Lieu”
Trích Đoạn
Hồi Ký Cứu Trợ Các Nạn Nhân Sóng Thần Tại Ấn Độ
By Dr. Jean Lieu
Chuyển ngữ: Quyên Vương(ICAN)
Tôi đã bắt đầu thấy đuối. Trí nhớ của tôi đã bắt đầu lu mờ và tôi không còn nhớ mình đã làm gì hoặc đã đi những nơi nào trong những ngày gần đây. Trong thời gian qua cơ thể của tôi đã hoạt động như một người máy không biết mệt mà cũng không cần ăn ngủ, nhưng nỗi mệt nhọc cuối cùng đã bắt kịp tôi. Tôi thấy mệt mõi và uể oải. Tôi thấy mình cần ngủ nhiều hơn bình thường, và năng lực của tôi không còn như lúc mới đến. Những người khác trong nhóm của tôi cũng đã bắt đầu thấy dấu hiệu của sự mệt mõi. Họ than với tôi là bị nhức mình, bị sốt, ho, và những dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu nước. Chúng tôi đã không uống đủ lượng nước phải uống. Một phái đoàn mới sẽ đến đây ngày mai; còn hành trình của tôi thì sắp kết thúc. Một nỗi buồn ảm đạm trùm phủ không gian. Ai cũng hiểu là thời gian làm việc chung với nhau không còn bao lâu nữa. Mỗi giờ trôi qua là một giờ đưa chúng tôi đến gần buổi chia tay. Đường đời vạn nẻo, rồi đây biết có còn gặp nhau nữa không"
Hôm qua đến một làng đánh cá nhỏ. Chiếc xe van của chúng tôi bị dân làng tấn công. Vì họ ở cách Nagapattinam quá xa, cho nên sự tiếp tế cứu trợ bị chậm trễ. Họ đã bị thiếu thức ăn và nước uống đã 3 ngày rồi. Lần đầu tiên tôi cảm thấy lo sợ cho sự an nguy của đoàn. Dân làng muốn tìm thức ăn, và họ không tin khi chúng tôi nói là chỉ có thuốc thôi. Phải một lúc sau chúng tôi mới thuyết phục được họ rằng chúng tôi chỉ có thể giúp về mặt y tế thôi. Trong lúc tôi sắp xếp dựng trạm khám bệnh thì Trish và những thiện nguyện viên khác chơi với các em. Về sau Trish cho tôi biết rằng các em rất sợ và không dám đến gần biển, mặc dù các em rất thích trái banh mà Trish dứ dứ trước mắt các em. Nhưng sau vài giờ đồng hồ vẽ vời và vui chơi, thì các em đã chịu theo Trish xuống chơi banh trên bãi biển, đi theo Trish một cách bất đắc dĩ, chẳng đặng đừng. Chúng tôi đã ở đó đến tối mịt rồi mới dọn dẹp về lại quán trọ để chăm chút cho những tứ chi rã rời của mình.
Theo lịch trình thì đêm nay là tôi lên xe bus đi về. Tôi đã chọn đi chuyến xe bus chót để có thể ở lại với nhóm của tôi càng lâu càng tốt. Sau một ngày dài khám bệnh và thăm viếng các trẻ em, chúng tôi trở về khách sạn sớm hơn thường lệ để cùng chụp hình kỷ niệm và ăn chung với nhau bửa cơm chót. Sau bữa ăn tối, Baarti nhốt mình trong phòng. Cô ấy chịu không nổi cảnh chia tay. Baarti không muốn tôi thấy cô ấy khóc. Tôi đã khuyến khích Baarti phải nên can đảm. Cô ấy không muốn làm tôi thất vọng.
Tôi vừa kéo valise ra khỏi phòng thì Trish đã bắt đầu khóc. Tôi ôm Trish vào lòng và hôn lên đôi má đẫm nước mắt của cô, dỗ dành rằng tôi sẽ luôn nhớ đến Trish, và sẽ luôn nhớ nghĩ và cầu nguyện cho tất cả mọi người trong đoàn. Anand, Siva, Suresh và tôi chạy xuống bến xe bus. Đã 11 giờ đêm. Tôi cảm thấy không khỏe. Tôi cảm thấy buồn nôn và bao tử tôi đau như cắt. Tôi tự nguyền rủa đã không giữ lại chút thuốc nào cho mình. Tôi đã để lại tất cả cho đoàn của tôi, với lời dặn dò kỹ lưỡng về cách dùng thuốc khi cần thiết. Tôi ngồi yên không dám nhúc nhích trong khi các anh bạn của tôi bàn thảo về những sự kiện xảy ra trong những ngày qua, và tán nhau một cách đắc chí về những lần chúng tôi lướt phớt qua mặt tử thần. Và như có ai ra hiệu, tiếng ồn ào náo loạn và tiếng người khóc gào trên đường lại trổi lên. Một người vợ đang cuống quit gọi chồng hãy bỏ tất cả và mau trèo lên mái nhà. Lại một trận hoang mang lo sợ về sóng thần. Tôi vẫn không nhúc nhích nỗi. Tôi quá đuối sức và quá đau. Tôi bảo các anh bạn tìm hiểu tình hình. Lại báo động hụt. Một lúc sau thì xe bus đến. Sự mõi mệt hoàn toàn xâm chiếm tôi, lấn át cảm giác buồn nôn và nỗi đau đớn. Tôi thiếp đi và xe bus tiếp tục đi về hướng Chennai.
Ngày 10 tháng 1 năm 2005
Tôi đang ngồi trong văn phòng của hội Suyam, kiệt sức và cuộn tròn trong chiếc áo lạnh để tìm hơi ấm. Bên ngoài nhiệt độ là 80 độ F, mà tôi thì sốt và run. Con đường còn rất dài trước khi tôi được ngủ, và còn nhiều chuyện phải làm trước khi tôi về Mỹ. Ripu nhận thấy tôi không được khỏe và khuyên tôi nên ở lại văn phòng dưỡng bệnh. Tôi từ chối và bắt anh dẫn tôi đi lo mọi việc cần thiết. Khi chúng tôi đi vòng vòng tìm nơi để chuyển những mẫu video quay được sang DVD, tôi cố gắng hết sức để không té quỵ trên đường. Tôi đã về gần đến nhà rồi. Tôi cần phải cố gắng thêm. Nếu tôi phải nhập viện, tôi muốn được nhập viện ở Mỹ, gần gia đình và bạn bè tôi, chứ không phải trong một khung cảnh xa lạ như thế này. Tôi ao ước được về lại với những tiện nghi của xứ Mỹ. Ước gì tôi có thể được tắm nước nóng, và được nằm trong chiếc giường thoải mái của mình. Tôi có thể ngủ suốt cả tháng! Thức ăn ở Ấn Độ đã bắt đầu làm phiền bao tử của tôi, khiến tôi buồn nôn và khó chịu. Ở đây cái gì cũng nhiều dầu mỡ và thứ gì cũng chiên hết! Phải chi có được một tô phở hay một bửa cơm ngon với canh chua và cá kho tộ thì hay biết mấy!
Mặc dù đang rất khó chịu trong người, tôi cảm thấy vui vì mình đã làm được một vài điều tốt – tuy không được nhiều như tôi mong muốn. Có thể tôi đã không thay đổi được nhiều tình trạng ở Ấn Độ, nhưng Ấn Độ đã mang đến nhiều đổi thay trong tôi. Tôi đến Ấn Độ để tìm quên. Ngược lại tôi khám phá ra được sức mạnh và niềm tin, tình bằng hữu và lòng từ ái. Tôi khám phá ra cả một thế giới mới, một chân trời mà tôi sẽ không bao giờ tìm thấy trong cuộc đời này nếu tôi không đi Ấn Độ. Nhưng buổi chia tay nào mà chẳng buồn. Dù chỉ mới đến với nhau trong một thời gian ngắn, nhưng chúng tôi đã tạo được những quan hệ gắn bó thân thiết cả đời. Tâm chúng tôi cùng chung một ước nguyện. Tim chúng tôi cùng chung một nhịp đập. Mỗi người một phong cách, chúng tôi đều cùng chung tâm ý muốn làm ích lợi cho cuộc đời, cho con người. Tôi thấy rõ nếu muốn đổi mới và xây dựng một thế giới tươi đẹp hơn cho con cháu mình, chúng ta cần phải hành động. Và chúng tôi đã hành động với tất cả tâm trí của mình, không phân biệt màu da chủng tộc.
Tôi nghĩ chúng tôi đã thành công, ở một phương diện nào đó. Cuộc đời này như một đại dương bao la. Một người không thể mang đến những thay đổi, nhưng nếu nhiều bàn tay góp lại thì chúng ta có thể làm mặt nước gợn sóng, và những đợt sóng nhỏ này họp lại thì có thể chuyển cả đại dương. Chỉ khi nào chúng ta không còn muốn mang đến những đổi thay nữa thì chúng ta mới thật sự không còn khả năng thay đổi cuộc đời này. Có thể trong kiếp này chúng tôi sẽ không bao giờ thấy kết quả của việc mình làm, nhưng tôi tin chắc chúng tôi đã làm được một cái gì đó…
Những đóng góp của chúng tôi đã hòa vào nhịp tim chung của nhân loại. Chưa bao giờ tôi thấy con người làm việc nhiệt tình và đầy tình thương như thế. Và tôi cảm thấy rất may mắn đã được góp phần vào trang sử tử tế này.
*
Chuyến đi của bác sĩ Jean Liêu là một nỗ lực hợp tác của nhiều cá nhân và hội đoàn từ thiện người Mỹ gốc Việt như ICAN, Lửa Việt, Pacific Links Foundation, SAP-VN. Từ năm 2004, nhiều hội đoàn từ thiện của người Mỹ gốc Việt (Vietnamese American non-governmental non-profit organizations, viết tắt là VA NGOs) từ các tiểu bang đã ngồi lại với nhau, cùng nhau làm việc và chia sẻ kinh nghiệm hầu nâng cao hiệu quả của các hoạt động từ thiện tại Việt Nam. Nhiều chương trình đã được thực hiện qua sự hợp tác giữa các hội đoàn VA NGOs, như chương trình cung cấp máy trợ thở cho các em sinh thiếu tháng (máy CPAP), bảo trợ trẻ đi học, tập huấn về giáo dục mầm non cho các thầy cô mẫu giáo, giúp vốn làm ăn cho phụ nữ v.v... Để biết thêm chi tiết về những hợp tác hoạt động của các hội VA NGOs, xin xem website www.va-ngo.org
Kinh phí mua sách vở cho các em tính ra vào khoảng $5 mỗi em. Rất mong sẽ nhận được sự đóng góp của quý vị mạnh thường quân gần xa. Mọi đóng góp xin liên lạc với một trong những nơi sau: Westminster: Bác Sĩ Nguyễn Phượng Châu (714-418-0190), Oakland: Pacific Links Foundation (510-435-3035, www.pacificlinks.org), San Jose: ICAN (408-509-8788, www.ican2.org), New Jersey: Lửa Việt (732-331-6722, www.luaviet.org). Ngân quỹ thu nhận sẽ được phối hợp chuyển về cho các hội từ thiện tại Ấn Độ đã làm việc với Bác Sĩ Jean Liêu. Xin ghi rõ trong phần memo của ngân phiếu: “Ấn Độ - Dr. Jean Lieu”
Gửi ý kiến của bạn