Sau cơn bão số 2, thành phố Sài Gòn vẫn còn mưa lai rai, tôi nhận được điện của anh Văn Quang báo cho biết Phan Nghị, nhà báo bạn chúng tôi, bệnh nặng phải vào bệnh viện Trưng Vương nằm điều trị . Buổi chiều ngày 17 tháng 6 năm 2004. Anh Văn Quang và tôi vào bệnh viện tìm phòng Phan Nghị nằm điều trị thật khó khăn, chúng tôi cũng tuổi cao nên rất chóng mệt, leo lên leo xuống cầu thang lầu 1 lầu 3 đến mấy lần, anh Văn Quang thì ốm yếu , tôi cũng chẳng khoẻ khoắn gì, cũng mới ở bệnh viện ra không lâu, vềâ nhà thuốc thang vì không chịu đựng được viện phí quá cao. Phan Nghị bệnh trở nặng quá nên chuyển phòng, cuối cùng chúng tôi cũng tìm thấy. Anh nằm trong phòng cấp cứu đặc biệt, thân xác cằn cỗi của anh như dán xuống giường, phải thở oxy nên dây nhợ tùm lum. Khi chúng tôi gặp anh, anh còn tỉnh táo, mở mắt nhìn chúng tôi, anh nhận ra hai anh em chúng tôi, cái nhìn có vẻ mãn nguyện. Nghe thằng con anh nói lại buổi sáng anh hỏi nó :
-Không thấy thằng nào vào thăm tao hả "
Thằng nào đó, chính là chúng tôi, chiều hôm nay bằng mọi giá chúng tôi phải có mặt. Chúng tôi, những nhà báo nhà văn thuộc chế độ cũ chỉ còn mấy tên với nhau, vừa hết thời vừa già yếu, chúng tôi chơi với nhau cho trọn tình nghĩa. Không năm nào chúng tôi không đưa đám nhau, không người này thì cũng người kia lìa đời. Cách đây bốn tháng chúng tôi đi đưa đám nhà văn Lê Xuyên, trong đám tang đi đưa có Phan Nghị, chúng tôi chụp hình chung ba người với nhau, Phan Nghị nói với tôi :
-Không biết ba thằng mình , thằng nào đi trước.
Sau đó đám ma anh Le Xuyên tôi đi bệnh viện, hôm nay thì tới anh Phan Nghị lại đau.
Phan Nghị trước đây vẫn khoẻ và viết hăng, chỉ sau lần đi Hà Nội trở về hồi tết Gíap Thân vừa qua anh mới yếu, và từ đó sức khoẻ sa sút dần, đi bộ phải chống gậy, anh đã vào tuổi tám mươi (80). Tết vừa qua Hà Nội lạnh kinh khủng, cái lạnh ở miền Bắc Việt Nam khác nhiều nơi trên thế giới, dù không có tuyết đóng băng, vì cái lạnh đó từ trong xương lạnh ra, anh Phan Nghị tản bộ quanh hồ Gươm một vòng và trở về chảy cả máu mũi. Mồng Hai Tết anh trở về Sài Gòn. Tôi gặp anh trên nhà anh Văn Quang, anh kể lại với tôi như vậy. Tôi nghĩ Phan Nghị sẽ khoẻ trở lại vì anh còn rủ tôi đi chơi Nha Trang "dối già"ø, thấy nói ở đó là nơi nghỉ mát tốt có đủ thứ để giải trí và có cả hát Karaoké, mắt anh sáng lên:
-Thế hả, vui nhỉ.
Phan Nghị là nhà báo, vừa là tay chơi, cái gì anh cũng biết, cũng thử chơi qua, nên sự hiểu biết của anh dồi dào. Dân Hà Nội chính hiệu, không ngón ăn chơi nào ở Hà Nội anh không biết, từ phố thịt chó đến nơi ăn chơi khác. Thượng vàng hạ cám anh biết tuốt luốt, sự hiểu biết của anh thâm căn cố đế trong suốt một thế kỷ qua, đọc những bài viết của anh, người ta phải thèm, phải phục về sự hiểu biết, cái sành sỏi của người từng được ăn uống của ngon vật lạ. Đấy là nói xa, còn nói gần hơn thì năm sáu chục năm trước, từ ngày Phan Nghị còn thanh niên, là trai Hà Thành, từng đứng lên nghe theo tiếng gọi của non sông đánh đuổi thực dân Pháp. Anh từng là chiến sĩ yêu nước trong Trung Đoàn Bảo Vệ Thủ Đô. Trấn giữ năm mươi mấy ngày đêm trong thủ đô Hà Nội, rồi ra khu kháng chiến. Thời của anh cùng với thời của các nhạc sĩ , thi sĩ tài năng thuở kháng chiến như Quang Dũng. Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ…em có bao giờ lệ chứa chan. Một cuộc chiến có thơ có nhạc, được coi như cuộc chiến thần thánh của những người yêu nước. Một cuộc chiến đẹp nếu không bị phản bội, không bị khoác lên một bí danh khác đó là lời nói của những người từng tham gia chiến đấu mà tôi nghe được. Ở nơi đó, trong máu lửa kháng chiến, Phan nghị nhắc đến những quán hàng cà phê của gái Hà Thành mang tính lãng mạng ở Chợ Đại, Cống Thần, những địa danh nổi tiếng không thể nào quên của những người đi kháng chiến, ở đó thấp thoáng dáng Kiều thơm, một chất gì đó của của bóng dáng Hà Nội hào hoa trong lòng cuộc sống kháng chiến, mà những chiến sĩ người Hà Nội không thể nào quên.
Năm 1950 ở Hà Nội, tôi đọc những bài phóng sự ký tên Phan Nghị. Những bài phóng sự hiện thực và mang nhiều tính cách dí dỏm của đời sống của dân theo kháng chiến bỏ về Hà Nội sống bằng đủ thứ nghề. Kể cả những kỷ niệm thời kháng chiến đến những chuyến buôn lậu đi đò dọc, qua những bến sông ấm ớ hội tề. Bao nhiêu là những chuyện ấm ớ hội tề, qua ngòi bút phóng sự của Phan Nghị thật là vui. Dẫn giắt độc giả vào nhiều lãnh vực, làm nổi bật một buổi giao thời. Khi đó ở Hà Nội Phan Nghị đã là một nhà báo viết phóng sự nổi tiếng. Tôi là một thanh niên mới lớn yêu văn nghệ rất ngưỡng mộ bút pháp của Phan Nghị. Nhưng chưa quen anh.
Năm 1954, ngày chia đôi đất nước, hai triệu người miền Bắc di cư vào miền Nam, trong đám người văn nghệ sĩ, nhà báo nhà văn di cư, có Phan Nghị. Anh luôn luôn là nhà báo phóng viên xuất sắc. Năm 1962, tôi gia nhập làng báo, tôi gặp Phan Nghị bằng xương bằng thịt, thời gian ấy là đỉnh cao nghiệp nhà báo của Phan Nghị, anh Phan Nghị có tay nghề cao qua từng loạt phóng sự. Từ phóng sự xã hội đến phóng sự chiến trường, khi anh là phóng viên chiến trường, chúng tôi vừa ăn chơi vừa làm phóng sự. Chiến tranh giữa Nam và Bắc cũng đang thời gian ác liệt. Tôi nhớ một phóng sự gì đó của anh viết về "đường mòn Hồ Chí Minh", những toán quân Bắc Việt theo con đường đó xâm nhập miền Nam, những bộ xương khô phơi trắng trên con đường đi gian khổ đó, đó là những tài liệu rất quí hiếm do anh thu thập được. Hình như tác phẩm này anh đã được giải thưởng. Con đường đó sau này người ta gọi là đường Trường Sơn. Những buổi chiều cánh báo chí chúng tôi ngồi ở quán Cái Chùa (La pagode) đường Tự Do đấu láo với nhau, hoặc trao đổi tin tức cho nhau sau một cuộc họp báo, hoặc sau một lần đi chiến trường về, Phan Nghị vẫn là người sôi nổi nhất.
Sau này thời tổng thống Nguyễn văn Thiệu của Việt Nam Cộng Hoà, vì tự do báo chí, vì phe phái nọ kia, nhiều nhà báo nhà văn bị ở tù, trong đó có Phan Nghị. Tôi chỉ biết chừng đó thôi, còn bị khép tội gì tôi không rõ.
Sau năm 1975, Việt Nam Cộng Hoà bại trận, anh lọt lại miền Nam, tôi gặp lại anh, anh trở thành người viết, vì không biết làm nghề gì khác, như nhiều nhà báo nhà văn ở chế độ cũ, anh trở thành cộng tác viên của vài ba tờ báo, viết những bài vô bổ "thường thường bậc chung" chẳng quảng cáo cho ai, cho chế độ nào, như một số nhà báo nhà văn cũ khác được chế độ"chiêu hiền nạp sĩ", viết để ca tụng đất nước theo đề cương, đơn đặt hàng, cật lực năng nổ chửi lại chế độ mình đã sống qua để lấy điểm. Những sáng tác của anh viết về ẩm thực hơi nhiều, từ cách ăn uống, ăn chơi ở Hà Nội, Sài Gòn từ ngày xưa đến bây giờ, hoặc những bài dịch qua báo nước ngoài về khoa học hoăïc vụ án hình sự. Viết để kiếm tiền sống, chứ chẳng chính chị chính em gì hết. Những tờ báo anh cộâng tác là nguyệt san hoặc bán nguyệt san. Thời gian sau này tôi thường xuyên gặp lại anh ở nhà anh Văn Quang vì nhà anh ở khu Bàn Cờ gần nhà anh Văn Quang , và những lần đi ăn đi uống với nhau, khi có anh em nào đó từ nước ngoài về thăm quê hương Việt Nam, mà chúng tôi là những người còn ở lại Việt Nam. Hoặc coi là kẹt lại cũng được.
Năm 2004 anh Phan Nghị yếu và sức khoẻ sa sút trông thấy, mới trước đây một năm tôi còn gặp anh lái xe Dream trên đường, có hôm cùng ghé đứng uống nước dừa ngoài đường tán gẫu, Nay anh không còn đi xe gắn máy được nữa, rồi đi xe đạp cũng không xong, lưng anh còng, rồi anh chống gậy đi, ăn gì cứng cũng chẳng ăn được, và anh thường nói đến cái chết với anh em chúng tôi, tớ tám mươi rồi, thế này là thọ... Thời gian sau này sức khoẻ anh kiệt quệ sa sút…
Chiều ngày 17 tháng Sáu tôi và anh Văn Quang vào thăm anh ở bệnh viện, những người bạn già cầm tay nhau, hỏi nhau những câu mà tôi không ngờ đó là câu cuối cùng, buổi sáng hôm sau Phan Nghị vĩnh viễn ra đi, trong sự thương tiếc của bạn bè. Mới hôm nào đây,vào ngày giỗ của anh Chu Tử, Phan Nghị còn cố gắng đến dự họp mặt với anh em coi như lần cuối cùng. Chúng tôi không quên nhau, dù người còn sống hay đã chết.
Tôi đến Vãng Sinh Đường chùa Vĩnh Nghiêm cắm nhang tiễn biệt anh, nơi này tôi từng đến cắm nhang cho nhiều bạn bè.
Sáng chủ nhật 20 tháng sáu, gia đình đưa linh cữu của anh lên lò thiêu Bình Hưng Hoà. Đưa đám anh có một số anh chị em văn nghệ sĩ, mới có và cũ có. Phan Nghị là người được hoả thiêu đầu tiên trong ngày, hưởng không khí trong lành nhất của một buổi sớm mai ở thành phố Sài Gòn ô nhiễm hiện nay.
Phan Nghị đã vĩnh viễn bỏ cuộc chơi.
-Không thấy thằng nào vào thăm tao hả "
Thằng nào đó, chính là chúng tôi, chiều hôm nay bằng mọi giá chúng tôi phải có mặt. Chúng tôi, những nhà báo nhà văn thuộc chế độ cũ chỉ còn mấy tên với nhau, vừa hết thời vừa già yếu, chúng tôi chơi với nhau cho trọn tình nghĩa. Không năm nào chúng tôi không đưa đám nhau, không người này thì cũng người kia lìa đời. Cách đây bốn tháng chúng tôi đi đưa đám nhà văn Lê Xuyên, trong đám tang đi đưa có Phan Nghị, chúng tôi chụp hình chung ba người với nhau, Phan Nghị nói với tôi :
-Không biết ba thằng mình , thằng nào đi trước.
Sau đó đám ma anh Le Xuyên tôi đi bệnh viện, hôm nay thì tới anh Phan Nghị lại đau.
Phan Nghị trước đây vẫn khoẻ và viết hăng, chỉ sau lần đi Hà Nội trở về hồi tết Gíap Thân vừa qua anh mới yếu, và từ đó sức khoẻ sa sút dần, đi bộ phải chống gậy, anh đã vào tuổi tám mươi (80). Tết vừa qua Hà Nội lạnh kinh khủng, cái lạnh ở miền Bắc Việt Nam khác nhiều nơi trên thế giới, dù không có tuyết đóng băng, vì cái lạnh đó từ trong xương lạnh ra, anh Phan Nghị tản bộ quanh hồ Gươm một vòng và trở về chảy cả máu mũi. Mồng Hai Tết anh trở về Sài Gòn. Tôi gặp anh trên nhà anh Văn Quang, anh kể lại với tôi như vậy. Tôi nghĩ Phan Nghị sẽ khoẻ trở lại vì anh còn rủ tôi đi chơi Nha Trang "dối già"ø, thấy nói ở đó là nơi nghỉ mát tốt có đủ thứ để giải trí và có cả hát Karaoké, mắt anh sáng lên:
-Thế hả, vui nhỉ.
Phan Nghị là nhà báo, vừa là tay chơi, cái gì anh cũng biết, cũng thử chơi qua, nên sự hiểu biết của anh dồi dào. Dân Hà Nội chính hiệu, không ngón ăn chơi nào ở Hà Nội anh không biết, từ phố thịt chó đến nơi ăn chơi khác. Thượng vàng hạ cám anh biết tuốt luốt, sự hiểu biết của anh thâm căn cố đế trong suốt một thế kỷ qua, đọc những bài viết của anh, người ta phải thèm, phải phục về sự hiểu biết, cái sành sỏi của người từng được ăn uống của ngon vật lạ. Đấy là nói xa, còn nói gần hơn thì năm sáu chục năm trước, từ ngày Phan Nghị còn thanh niên, là trai Hà Thành, từng đứng lên nghe theo tiếng gọi của non sông đánh đuổi thực dân Pháp. Anh từng là chiến sĩ yêu nước trong Trung Đoàn Bảo Vệ Thủ Đô. Trấn giữ năm mươi mấy ngày đêm trong thủ đô Hà Nội, rồi ra khu kháng chiến. Thời của anh cùng với thời của các nhạc sĩ , thi sĩ tài năng thuở kháng chiến như Quang Dũng. Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ…em có bao giờ lệ chứa chan. Một cuộc chiến có thơ có nhạc, được coi như cuộc chiến thần thánh của những người yêu nước. Một cuộc chiến đẹp nếu không bị phản bội, không bị khoác lên một bí danh khác đó là lời nói của những người từng tham gia chiến đấu mà tôi nghe được. Ở nơi đó, trong máu lửa kháng chiến, Phan nghị nhắc đến những quán hàng cà phê của gái Hà Thành mang tính lãng mạng ở Chợ Đại, Cống Thần, những địa danh nổi tiếng không thể nào quên của những người đi kháng chiến, ở đó thấp thoáng dáng Kiều thơm, một chất gì đó của của bóng dáng Hà Nội hào hoa trong lòng cuộc sống kháng chiến, mà những chiến sĩ người Hà Nội không thể nào quên.
Năm 1950 ở Hà Nội, tôi đọc những bài phóng sự ký tên Phan Nghị. Những bài phóng sự hiện thực và mang nhiều tính cách dí dỏm của đời sống của dân theo kháng chiến bỏ về Hà Nội sống bằng đủ thứ nghề. Kể cả những kỷ niệm thời kháng chiến đến những chuyến buôn lậu đi đò dọc, qua những bến sông ấm ớ hội tề. Bao nhiêu là những chuyện ấm ớ hội tề, qua ngòi bút phóng sự của Phan Nghị thật là vui. Dẫn giắt độc giả vào nhiều lãnh vực, làm nổi bật một buổi giao thời. Khi đó ở Hà Nội Phan Nghị đã là một nhà báo viết phóng sự nổi tiếng. Tôi là một thanh niên mới lớn yêu văn nghệ rất ngưỡng mộ bút pháp của Phan Nghị. Nhưng chưa quen anh.
Năm 1954, ngày chia đôi đất nước, hai triệu người miền Bắc di cư vào miền Nam, trong đám người văn nghệ sĩ, nhà báo nhà văn di cư, có Phan Nghị. Anh luôn luôn là nhà báo phóng viên xuất sắc. Năm 1962, tôi gia nhập làng báo, tôi gặp Phan Nghị bằng xương bằng thịt, thời gian ấy là đỉnh cao nghiệp nhà báo của Phan Nghị, anh Phan Nghị có tay nghề cao qua từng loạt phóng sự. Từ phóng sự xã hội đến phóng sự chiến trường, khi anh là phóng viên chiến trường, chúng tôi vừa ăn chơi vừa làm phóng sự. Chiến tranh giữa Nam và Bắc cũng đang thời gian ác liệt. Tôi nhớ một phóng sự gì đó của anh viết về "đường mòn Hồ Chí Minh", những toán quân Bắc Việt theo con đường đó xâm nhập miền Nam, những bộ xương khô phơi trắng trên con đường đi gian khổ đó, đó là những tài liệu rất quí hiếm do anh thu thập được. Hình như tác phẩm này anh đã được giải thưởng. Con đường đó sau này người ta gọi là đường Trường Sơn. Những buổi chiều cánh báo chí chúng tôi ngồi ở quán Cái Chùa (La pagode) đường Tự Do đấu láo với nhau, hoặc trao đổi tin tức cho nhau sau một cuộc họp báo, hoặc sau một lần đi chiến trường về, Phan Nghị vẫn là người sôi nổi nhất.
Sau này thời tổng thống Nguyễn văn Thiệu của Việt Nam Cộng Hoà, vì tự do báo chí, vì phe phái nọ kia, nhiều nhà báo nhà văn bị ở tù, trong đó có Phan Nghị. Tôi chỉ biết chừng đó thôi, còn bị khép tội gì tôi không rõ.
Sau năm 1975, Việt Nam Cộng Hoà bại trận, anh lọt lại miền Nam, tôi gặp lại anh, anh trở thành người viết, vì không biết làm nghề gì khác, như nhiều nhà báo nhà văn ở chế độ cũ, anh trở thành cộng tác viên của vài ba tờ báo, viết những bài vô bổ "thường thường bậc chung" chẳng quảng cáo cho ai, cho chế độ nào, như một số nhà báo nhà văn cũ khác được chế độ"chiêu hiền nạp sĩ", viết để ca tụng đất nước theo đề cương, đơn đặt hàng, cật lực năng nổ chửi lại chế độ mình đã sống qua để lấy điểm. Những sáng tác của anh viết về ẩm thực hơi nhiều, từ cách ăn uống, ăn chơi ở Hà Nội, Sài Gòn từ ngày xưa đến bây giờ, hoặc những bài dịch qua báo nước ngoài về khoa học hoăïc vụ án hình sự. Viết để kiếm tiền sống, chứ chẳng chính chị chính em gì hết. Những tờ báo anh cộâng tác là nguyệt san hoặc bán nguyệt san. Thời gian sau này tôi thường xuyên gặp lại anh ở nhà anh Văn Quang vì nhà anh ở khu Bàn Cờ gần nhà anh Văn Quang , và những lần đi ăn đi uống với nhau, khi có anh em nào đó từ nước ngoài về thăm quê hương Việt Nam, mà chúng tôi là những người còn ở lại Việt Nam. Hoặc coi là kẹt lại cũng được.
Năm 2004 anh Phan Nghị yếu và sức khoẻ sa sút trông thấy, mới trước đây một năm tôi còn gặp anh lái xe Dream trên đường, có hôm cùng ghé đứng uống nước dừa ngoài đường tán gẫu, Nay anh không còn đi xe gắn máy được nữa, rồi đi xe đạp cũng không xong, lưng anh còng, rồi anh chống gậy đi, ăn gì cứng cũng chẳng ăn được, và anh thường nói đến cái chết với anh em chúng tôi, tớ tám mươi rồi, thế này là thọ... Thời gian sau này sức khoẻ anh kiệt quệ sa sút…
Chiều ngày 17 tháng Sáu tôi và anh Văn Quang vào thăm anh ở bệnh viện, những người bạn già cầm tay nhau, hỏi nhau những câu mà tôi không ngờ đó là câu cuối cùng, buổi sáng hôm sau Phan Nghị vĩnh viễn ra đi, trong sự thương tiếc của bạn bè. Mới hôm nào đây,vào ngày giỗ của anh Chu Tử, Phan Nghị còn cố gắng đến dự họp mặt với anh em coi như lần cuối cùng. Chúng tôi không quên nhau, dù người còn sống hay đã chết.
Tôi đến Vãng Sinh Đường chùa Vĩnh Nghiêm cắm nhang tiễn biệt anh, nơi này tôi từng đến cắm nhang cho nhiều bạn bè.
Sáng chủ nhật 20 tháng sáu, gia đình đưa linh cữu của anh lên lò thiêu Bình Hưng Hoà. Đưa đám anh có một số anh chị em văn nghệ sĩ, mới có và cũ có. Phan Nghị là người được hoả thiêu đầu tiên trong ngày, hưởng không khí trong lành nhất của một buổi sớm mai ở thành phố Sài Gòn ô nhiễm hiện nay.
Phan Nghị đã vĩnh viễn bỏ cuộc chơi.
Gửi ý kiến của bạn