Hôm nay,  

Paris Có Gì Lạ Đâu Em?

27/01/200700:00:00(Xem: 3276)

Paris Có Gì Lạ Đâu Em"

Hãy để giữa lòng bạn một khoảng trống,

Cho Gió Trời có thể nhảy múa thênh thang.

(Kahlil Gibran, The Prophet)

Vào năm 1998, Đức Gioan Phaolô II đã rời Roma để sang thăm Cuba, nước Cộng Sản cuối cùng của tây bán cầu. Đây quả là một chuyến thăm lịch sử, và cũng kéo sự chú ý nhiều của người Bắc Mỹ, vì Cuba nằm sát nách nước Mỹ, đã từng gây nhức nhối cho Mỹ nhất là vào thời tổng thống Kennedy với cuộc đột kích ở Vịnh Con Heo.

 Báo chí Mỹ bàn tán cả tháng trời trước về chuyến viếng thăm lịch sử này. Nào là hai địch thủ không đội trời chung sẽ đối đầu với nhau, nào là "thiên thần" sẽ gặp "quỉ dữ", thủ lãnh của niềm tin đạo Chúa giáp mặt với lãnh tụ vô thần chống đạo v.v. , nào là diễn lại câu chuyện dài từ ngày vị giáo chủ đến từ một nước Cộng Sản Ba Lan, rồi bị đường dây Cộng Sản bắn tại công trường thánh Phêrô vào năm 1981 mà vẫn không chết, rồi những cuộc công du về Ba Lan, qua Nam Mỹ thách thức với trào lưu duy vật, rồi thành trì xã hội chủ nghĩa Xô Viết vĩ đại và Đông Âu sụp đổ, Nam Mỹ hoàn hồn. Lần này báo chí và dư luận cũng tha hồ mà suy đoán, thậm chí đặt cả câu hỏi rất ư thế tục: ai thắng ai thua"!

 THỜI ĐIỂM HỎI GIỜ FIDEL CASTRO

 Vừa bước xuống phi trường Havana, Đức Gioan Phaolô II hỏi ngay chủ tịch Fidel Castro: "Ở địa phương đây là mấy giờ rồi"". Cảnh Fidel Castro giơ đồng hồ lên xem giờ được giới truyền thông ghi lại thật kỹ.

 Quả là một câu hỏi hơi lạ thường. Chẳng mấy khi hai nhân vật lớn gặp nhau lại hỏi nhau câu đó, ra như chẳng có gì để nói chuyện với nhau cả sao, giống như kiểu hỏi trời mưa trời nắng vậy. Nhưng đây có thể là điềm thời đại. Một việc tình cờ nhưng cũng là một dun dủi từ bên trong. Nhìn cảnh này, có người buột miệng chú giải ngay rằng Đức Gioan Phaolô II có ý hỏi Fidel Castro: "Giờ hồn đấy nhé, đến giờ đến tuổi biết mệnh Trời chưa" Liệu ông còn sống được mấy năm nữa" Bằng ấy năm phá đạo đã đủ chưa""

Mà đúng vậy, cao điểm sau năm ngày thăm viếng nhiều nơi,ngày Chúa Nhật 25 tháng 1, Đức Gioan Phaolô II đã trở lại Havana cử hành thánh lễ tại quảng trường Cách Mạng, ngay trước tượng anh hùng Cộng Sản là Che Guevara. Nhưng bức hình Chúa Giêsu được vẽ lớn như vượt lên tất cả. Fidel Castro lần đầu tiên sau 39 năm chống đạo ngồi dự lễ nghiêm trang nghe Đức Gioan Phaolô "giảng bảo" trong một bài nói dài 40 phút, nhiều lúc cũng vỗ tay theo đám đông hoan hô ủng hộ. Nhiều lúc Đức Gioan Phaolô phải ngưng nói vì những tràng vỗ tay dài, Ngài lại dí dỏm khôi hài khiến bầu khí trở nên thân tình: "Tôi cũng thích được vỗ tay lắm, vì mỗi lần như vậy là tôi được nghỉ xả hơi một chút.". Nơi quảng trường này từ 39 năm qua, chỉ một mình Fidel Castro mặc sức tung hoành, và mọi người chỉ có một bổn phận là hoan hô lãnh tụ. Vậy mà giờ đây dân Cuba thấy được một chân trời mới. Đức Gioan Phaolô II kêu gọi dân Cuba "hãy tìm con đường mới đáp ứng thời điểm đổi mới", "một cuộc giải phóng thật không thể chỉ co vào khía cạnh xã hội và chính trị, nhưng còn phải bao gồm việc thể hiện tự do lương tâm, là căn bản và là nền tảng của mọi thứ nhân quyền khác", " trong thời đại này, không một nước nào có thể sống đóng kín." Ngài nhắc tới lời của nhà anh hùng Marti mà phi trường của Cuba mang tên, đó là "mọi người đều cần tôn giáo."

 PARIS CÓ GÌ LẠ KHÔNG AI"

Bài hát văng vẳng đâu đây lời thơ mộng: Paris có gì lạ không em" Mai anh về bên bến sông Seine... Rồi bài khác của Phạm Duy với lời của Cung Trầm Tưởng: Lên xe tiễn em đi, chưa bao giờ buồn thế. Trời mùa đông Paris suốt đời làm chia ly...

Paris có gì lạ không mà người ta chịu khó làm thơ làm nhạc ca tụng như làm vậy"! Riêng nhà văn Võ Đình thì xôn xao xúc động trong bài viết "Paris có gì lạ đâu em!" ở Xứ Sấm Sét. Võ Đình trong một lần trở lại Paris đã tả cái nỗi xúc động rồi tự phân tích cái xúc động này chẳng có gì là kỳ bí cả: "Ba mươi năm sau tôi trở lại Paris khi bộ râu tôi đã bạc quá một nửa, những con đường lót đá vuông... những giọt mưa phơi phới trên tàng cây maronnier. Tôi chợt nghĩ ra rằng Paris mà tôi yêu không phải là "kinh thành ánh sáng", không phải là "thủ đô văn hóa Tây phương"... mà chỉ vì "là thành phố duy nhất tôi đã sống qua trong đời ở đó thời gian diệu vợi, mông lung nhất... 

Ngày nay tôi đi trên đại lộ Émile Zola, một đại lộ tầm thường, "bourgeois hàng hai, mà lòng tôi bồi hồi thấy rằng chính Paris đẹp nhất ở những nét tầm thường, đúng hơn, bình thường, đó.

Bước vào một năm mới mình cũng ngâm nga thành câu hát: năm nay có gì lạ không ai" Và từ trong đáy lòng hình ảnh một dòng sông bỗng hiện lên, có tiếng vọng đâu đây về một tiễn biệt cái cũ và đón chào dòng nước mới, luôn mới mãi. Đó là tiếng trong Tống Biệt Hành của Thâm Tâm:

 Đưa người ta không đưa qua sông

Sao có tiếng sóng ở trong lòng.

 Tam Quốc Chí là bộ truyện lịch sử Tầu rất hấp dẫn với cả ngàn trận đánh, với những quân sư giỏi như Khổng Minh, với những tay gian hùng như Tào Tháo. Ai là người khôn ngoan, ai là kẻ xảo quyệt" Ai thắng ai thua" Nhưng đọc Tam Quốc Chí thực ra chẳng phải để xem những truyện như vậy, mà để thấy được cái nhìn về cuộc đời mà người viết đã tóm gọn trong một câu hát theo điệu Tây Giang Nguyệt ở ngay đầu sách:

 Sông dài cuồn cuộn về đông

Sóng vùi gió dập anh hùng còn đâu

Được thua phải quấy tranh nhau

Xôn xao mấy chốc ngoảnh đầu thành không.

TIN VUI GỬI NGƯỜI MẤT SỨC

Nếp văn hóa ngày nay thích điều mới lạ, trẻ trung. Những gì quen thuộc dễ trở thành nhàm chán, những gì già cũ dễ trở thành lỗi thời. Người Do Thái thấy Đức Giêsu xuất thân từ một làng quê Nagiarét thì bỉu môi như kiểu Natanaen lần đầu tiên được giới thiệu: Nagiarét thì có chi ra hồn! Và khi Ngài bắt đầu rao giảng thì người ta càng thấy chả có gì phải chú ý; Ngài cũng chỉ là một người bình thường như bất cứ ai! Kinh Thánh ghi rõ: "Người tìm về bản quán, vào hội đường mà thuyết giảng. Người ta ngạc nhiên nói: Ông ấy lấy từ đâu ra trí tuệ và tài lạ như thế này" Phải chăng ông là người con bác thợ mộc" Phải mẹ ông có tên là Maria, và anh em ông là Giacôbê, Giuse, Simon và Giuđa" Các chị ông chẳng ở cả với chúng ta hay sao" Vậy từ đâu người ấy được như thế này"" Và họ không tin phục Người. Đức Giêsu bảo họ:

 "Tiên tri được thiên hạ tôn quí ở nơi khác thì có, nhưng về quê hương về nhà riêng thì không". Và Người không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ thiếu lòng tin." (Mt 13:54-58)

 Nhưng người ta có ngờ đâu là Ngài đã bắt đầu với "đầy quyền năng của Thánh Thần", vì được xức dầu, được thánh hóa, được Thánh Thần ở cùng. Cũng thế một cụ già với 77 tuổi đời lại bị bệnh run tay là Đức Gioan Phaolô II lại đã thực sự thổi vào dân Cuba một luồng Sinh Khí mới hết sức trẻ trung, đã cho Fidel Castro những phút dừng chân điểm giờ cuộc đời mà cảm thấy "sao có tiếng sóng ở trong lòng".

 PHÚT TỊNH TÂM

 Sức sống Thánh Thần là đây.  Đúng là thời điểm cho cả năm với cảm nhận Sinh Khí Chúa trong mọi sự... Đức Gioan Phaolô có thể cũng đang hỏi giờ mỗi người: Năm nay có gì lạ không ai" Mọi sự xem ra rất bình thường, nhưng sẽ rất lạ: mỗi cử chỉ, mỗi hơi thở, mỗi cây cỏ đều lạ lùng quá phải không" Mỗi phút mỗi giây đều trân quí vì cảm nhận được phép lạ của sự hiện hữu: mình còn sống, đang có thể nhìn, đang có thể nghe, đang có thể thở, và đang có thể suy tư để cảm thấy như "sao có tiếng sóng ở trong lòng."

Con người cần được phút bừng mở này, cảm nghiệm được sức biến đổi kỳ lạ từ bên trong như Thánh Phaolô: "Tôi có thể làm được mọi sự trong Chúa là sức mạnh cho tôi." (Phil 4:13). Đó là phép lạ của Chúa Thánh Thần. Chuyển đạt được những phút giây xúc động, "sao có tiếng sóng ở trong lòng" như Đức Gioan Phaolô II, khiến cho con người náo động thấy được mệnh trời, là bởi cảm nhận được cái Tâm trong từng sự việc dù tầm thường, để Thánh Thần Chúa tác động.

Xin Chúa là sức mạnh nâng đỡ chở che trong năm mới với tâm tình cầu nguyện qua thánh vịnh 18:

 Lạy Chúa là sức mạnh của con;

Lạy Chúa là núi đá, là thành lũy,

Là Đấng giải thoát con;

 Chúa cho đôi chân này lanh lẹ tựa chân nai,

Người đặt tôi đứng vững trên đỉnh núi.

Chính Chúa đã làm cho tôi nên hùng dũng,

Và cho nẻo tôi đi được thiện toàn.

 Lm. Trần Cao Tường

(Từ tác phẩm Nhịp Múa Sông Thanh, Thời Điểm xuất bản) -- Mời thăm www.dunglac.net, Mạng Lưới Dũng Lạc, góp tư liệu xây nhà Văn Hóa & Niềm Tin.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.