Neo Về Bến Cũ
Liễu Tôn Nghiêm là người nước Tần, nổi tiếng thần y, nên được nhiều người ngưỡng mộ. Ngày nọ, Nghiêm đang đọc sách ở thư phòng, chợt có vợ là Hàn thị bước vô, đặt chén chè hạt sen lên bàn. Thỏ thẻ nói:
- Ban ngày thì đi làm, tối về lại đọc sách, có khi nghiền ngẫm đến tận đêm thâu, khiến thiếp dẫu cắn răng cũng không tài nào nhịn được. Thiếp nghĩ: Chỗ nào nhắm không chữa được thì đừng nhận. Chỗ nào dễ lượm thì gom ngay. Chỗ nào nửa thắng nửa thua thì xin Bà van Cậu. Chớ chàng cứ bang mình chơi tới. Lỡ có hôm nào… ôm búa tạ thì sao"
Nghiêm bình thản nhìn vợ, rồi từ tốn đáp:
- Là nam tử đại trượng phu. Có lý đâu lại từ chối trách nhiệm, để giữ cho mình được an ổn bình yên, buồn đau không có" Lại nữa, biển học mênh mông, mà sức người thì có hạn. Nếu ta không cố gắng tận dụng thời gian đang có được này - thay vì làm điều tốt đẹp - lại uổng phí đi, thì chẳng những có lỗi với liệt tổ liệt tông, mà đối với thân tâm cũng mang điều không phải…
Hàn thị nghe chồng giải bày là vậy, cảm như có ai đá đạp vào lòng, khiến gan ruột quặn đau, thắt từng khúc một, đến độ nước mắt bỗng tràn mi. Tức tối nói:
- Tám tiếng đi làm. Bốn tiếng đọc sách. Hai tiếng tập Thái cực quyền, rồi còn giờ ăn giờ ngủ. Phần thiếp ở đâu"
Nghiêm dù là thầy thuốc, nhưng khi thấy nước mắt của vợ mình tuôn chảy, thì gan bỗng mềm ra. Hoảng hốt đáp:
- Ngoài vòm trời này còn có vòm trời khác. Ngoài cõi người này còn có cõi người khác. Nếu ta không chuyên cần tu luyện, học hỏi thêm lên, thì sao có thể kiếm kim ngân cho nàng đi thẩm mỹ"
Hàn thị nghe chồng trả lời trớt quớt, khiến nỗi đau đè nặng trong lòng. Hu hu nói:
- Thiếp đi thẩm mỹ. Chắp vá đủ điều. Chỉ ước mong thời gian dẫu đi nhưng xuân sắc muôn ngày ở lại, để cho chàng vui vẻ. Khỏi vợ mọn vợ hai. Khỏi phải chộn rộn tới lui nơi này nơi nọ. Nay thiếp đã không quản ngại cái đau của thân xác mình - để sửa mũi lên cao - mà đã hai hôm chàng vẫn vô tình không thấy. Mặc cho thiếp đứng gần, mặc cho thiếp ở bên, mặc cho thiếp hàng giờ trước gương mong chàng phát hiện, mà sắc vẫn là… không, là cớ làm sao"
Nghiêm xanh mét cả mặt mày. Chưa biết tính sao. Thời may có thị vệ trong cung đến nhà. Gấp rút nói:
- Hoàng thượng triệu đại phu vào dưỡng tâm điện ngay bây giờ. Xin đại phu lên đường cho kíp.
Nghiêm hớt hãi đáp: "Vợ hỏi chưa trả lời. Đi được hay sao""
Thị vệ nghiêm mặt nói:
- Trời còn thua vợ, nhưng Trời không giết vợ của mình. Còn hoàng thương là con Trời. Chẳng những có thể dzớt vợ của mình, mà còn có thể lụi thêm cho mình vài nhát nữa. Chuyện sinh tử này. Lẽ nào đại phu hổng thấu đặng hay chăng"
Nghiêm từ nào tới giờ chuyên giữ mạng sống của người ta. Nay bỗng nghe lời… tử biệt, khiến hãi sợ dâng lên. Thảng thốt nói:
- Vợ giận mà sống, vẫn hơn vợ vui mà chết. Lý lẽ ấy mà còn lấn cấn. Thiệt bậy lắm thay!
Rồi chạy vào nhà vác cái tráp mà đi, tuyệt không dám nói thêm lời nào nữa cả. Lúc vào đến dưỡng tâm điện, gặp Huệ vương đang ngồi đánh cờ, bèn chạy tới vòng tay. Khom lưng nói: "Hạ thần nghe triệu, đã khẩn cấp đến hầu. Xin bệ hạ chỉ cho hạ thần biết phải làm chi, để đạo vua tôi được tràn như sông nước."
Huệ vương đẩy con tốt lên một nấc, rồi mĩm cười nói:
- Biếng ăn, mất ngủ, miệng đắng, môi khô. Châu thân uể oải như nước hồ ngưng đọng, là cớ làm sao"
Nghiêm lật đật thưa:
- Triệu chứng của tâm bệnh. Bệnh này muốn chữa, thì chỉ có bệ hạ chữa được cho bệ hạ thôi.
Huệ vương lại hỏi:
- Theo kinh nghiệm bao năm của ngươi. Tâm bệnh do đâu mà thành"
Nghiêm toát cả mồ hôi. Sợ hãi đáp:
- Lòng ao ước mà chưa thỏa mãn được. Đó là khởi đầu của tâm bệnh.
Huệ vương gật gật mấy cái, rồi cao hứng hỏi tiếp:
- Nếu thỏa mãn rồi, mà bệnh vẫn còn, là cớ làm sao"
Nghiêm cúi mặt xuống đất. Khổ sở đáp:
- Lòng dục thả ra thì khe ngòi không đủ lấp. Hễ lợi mình được, thì tấm áo manh giấy cũng không chừa. Hễ no lòng được, thì dù chậu vỡ hoa rơi cũng phang tới bờ tới bến. Hỳ hục đi tìm chai lọ. Hăm hở đi kiếm chác cơm, nên tâm bệnh kéo dài là vì duyên cớ đó.
Huệ vương nghe tới đâu mát bụng dài dài theo tới đó, rồi chỉ tay vào bàn cờ. Bất chợt hỏi:
- Muốn thắng người, thì phải làm sao"
Nghiêm liếc nhìn bàn cờ, biết mạng mình đã ổn, nên thư thới đáp:
- Đánh vào lòng tham của người ta, thì mình sẽ thắng.
Huệ vương ngẫm nghĩ một chút, rồi ôn tồn nói:
- Lòng tham thì mênh mông như trời biển. Vậy ta phải đánh vào chỗ nào, thì địch mới mau chết"
Nghiêm cẩn trọng đáp:
- Tiền tài và danh vọng, là thứ người ta khó mà từ chối được. Tuy nhiên, tiền tài đặt trước phải quan trọng hơn, nên theo ngu ý của hạ thần. Vàng là thượng sách.
Huệ vương gật gật mấy lần, ra chiều khoái trá, bèn truyền cho thái giám mở hộc tủ lấy ra một nén vàng, trao cho Nghiêm, rồi khoan khoái nói: