Tin Được Hay Sao"
Từ Kế Trường, người huyện Lâm Truy, tỉnh Sơn Đông, đang học dở thì phá ngang đi làm thư ký. Mẹ là Liễu thị, thấy vậy, mới nhân hôm Trường đương ở nhà, bèn đem đến chén cơm rượu, rầu rầu nói:
- Cơm rượu. Sở dĩ được người người yêu thích, là bởi có thể làm cho tâm trí người dùng nó tự tại tiêu… pha. Chẳng phải lo lắng đến nợ áo cơm gì hết cả.
Rôi thở ra một hơi mấy cái, đoạn nén lòng nói tiếp:
- Cái học giống như men. Nó sẽ làm cho đời con được nhiều tốt đẹp, hậu vận hạnh thông, thậm chí có thể đưa con thoát ra ngoài thân phận. Quan trọng hết sức là như thế, mà con bỏ học đi làm, thì có khác gì để lòng để ý đến người ta, mà… theo hoài không dính. Chẳng uổng lắm ư"
Trường xoay người nhìn mẹ, bực bội đáp:
- Người ta không thể làm giàu được, nếu chung quanh có quá nhiều ý kiến. Cũng vậy, con không thể xây dựng hạnh phúc mai sau, nếu mẹ cứ lao xao nhảy ào vô trong đó!
Liễu thị nghe con nói vậy, cảm như có ai xách cục đá đập mạnh vào đầu, bèn nước mắt chảy quanh. Tức tưởi nói:
- Lòng mẹ bao la như biển Thái bình. Chân lý ấy. Lẽ nào con không hiểu mà trách đặng hay sao"
Kế Trường lớn tiếng gắt:
- Nước cần để uống. Thỉnh thoảng để tắm. Nay cả… cái biển bao phủ bên ngoài, thì trước là chẳng có cái ăn, sau cổ họng rát khô cũng đủ đưa con giã từ nơi dương thế!
Rồi nuốt nước bọt một cái, mạnh dạn nói:
- Có người thấy làm bác sĩ kỹ sư tốt, nhưng cũng có người bằng lòng làm đạo sĩ, hòa thượng. Dù cho là học trò của Thánh nhân. Kẻ trừ ma đuổi tà cũng có. Kẻ dùng thủy ngân luyện linh đơn cũng có. Kẻ ẩn dật trong núi sâu cũng có. Sao lại không có kẻ bỏ học để kiếm chác với đời…
Rồi nhìn thẳng vào đôi mắt nhòa lệ của mẹ. Quyết liệt nói:
- Văn nhân thường vô hạnh. Xã hội này chỉ có thể nói chuyện với nhau bằng tiền bạc. Không có tiền - thì mẹ chẳng thể dùng lẽ phải - để buộc họ đối xử tốt với con cái của mình, nên con bỏ học đi làm là vì duyên cớ đó.
Ngày nọ, Trường có việc đi qua Mạ Phong Trang, ở làng Châu Thành. Lúc đi có mang theo bầu rượu, những tưởng sẽ làm cho quảng đường bớt xa, nào dè chưa tới nơi chân đà muốn rục, liền nhướng mắt ngó quanh, thời thấy một căn nhà có ông già đang ngồi chơi ở cổng, bèn xiêu vẹo bước vô. Mệt nhọc nói:
- Cháu là người lỡ đường, lại khô héo cổ họng. Có thể vì tình người mà cho bát nước được chăng"
Ông lão gật gật mấy cái, rồi bình thản đáp:
- Trời đã nhá nhem. Cướp cạn hoành hành, lại thêm mấy ngày qua mưa rào như trút. Chẳng bước được đâu. Chi bằng tá túc tại đây, rồi mai sớm lên đường, thì trước là giữ được tấm thân, sau thoát khỏi hiểm nguy chực chờ trong đêm vắng.
Kế Trường nhìn ông lão với ánh mắt biết ơn. Mừng rỡ nói:
- Chọn mặt gởi… người. Thiệt là đúng lắm!
Đoạn, dẫn Trường vào nhà, rồi sai gia nhân bày yến tiệc đãi khách. Lúc Kế Trường đã bình yên giấc ngủ, Lão ông mới gọi Lão thị vào thư phòng. Khe khẽ nói:
- Ta xem thiên văn. Thấy sao Doanh hoặc ứng vào người này, lại nằm cạnh sao Tử vi, là điềm báo về phú quý công danh, không thể đo lường được. Ta nghĩ: Đây chính là ý trời gởi đến nhà ta, nên nhất nhất phải toàn tâm chơi láng.
Lão thị lo lắng đáp:
- Mình muốn là một chuyện. Người muốn lại là một chuyện khác. Nay chàng chưa dò hỏi ý người, mà vội vàng như vậy. Lỡ trục trặc không xuôi, thì duyên nợ của con mai này mần răng tính"
Lão ông nhìn qua cánh cửa, biết chắc là đã đóng lại, liền nhỏ giọng đáp:
- Đời thì ngắn, mà con người thường nóng ruột, nên dẫu chưa định được ăn thua, cũng chơi liền phang tới. Lại nữa, con gái của mình tuy không được liệt vào hạng quốc sắc thiên hương, nhưng cũng đáng kể vào hạng hoa khôi vùng gió núi. Đó là chưa nói người ta lỡ độ đường, mà mình ra tay cứu giúp - thì tự ở thâm tâm - đã nẩy sinh nhiều thiện cảm. Hoa đồng nội, cọng với tấm lòng thành, thì cho dẫu đã vợ một vợ hai, cũng khó lòng… trốn thoát! Rồi ghé miệng vào tai của lão thị, thầm thì nói:
- Cuộc đời vốn không dễ qua, nhưng dẫu không dễ qua, cũng phải cố mà qua. Không thể làm khác được.
Qua ngày mai, Trường giật mình thức giấc, thấy mình nằm trong một căn phòng, tuy đơn sơ nhưng vô cùng ngăn nắp, bèn lồm cồm ngồi dậy. Chợt một gia nhân bước vào, đưa khăn, nước, rửa mặt, rồi mời ra ăn sáng. Trường bức rứt nói:
- Ta là kẻ lỡ đường, mà được chủ nhân của ngươi thù tiếp như vậy, thì cho dẫu có… nhậu miết quanh năm, cũng khó lòng báo đáp.
Gia nhân cúi đầu đáp:
- Tiểu nhân chỉ là người ăn kẻ ở. Tuyệt không dám lạm bàn đến phong cách của chủ nhân. Xin khách quan niệm tình tha thứ.
Lúc Trường mở cửa bước ra, thấy lão ông tươi cười đón tiếp, rồi mời đến bàn ăn. Vừa mới an tọa. Chợt có một thiếu nữ từ trong bếp chạy ra, bưng hai chén trà, hương thơm ngào ngạt. Lễ phép nói: