Lộ là đường, đồ là bản đồ. Đường chưa đi được nửa bước, nhưng bản đồ chỉ đường đã vấy máu. Lộ đồ do chính phủ Bush vẽ ra để hai kẻ thù muôn kiếp Israel và Palestine cùng đi, khởi điểm là ngừng bắn tạm. Nhưng chỉ vài ngày sau súng đã nổ và nguời chết la liệt. Tuần trước, sau mấy quả bom tự sát của Hamas và các vụ tấn công trả đũa của Israel, Thủ tướng Palestine Mahmoud Abbas, người được Mỹ hết lòng ủng hộ, đã phải từ chức khiến người ta thấy "lộ đồ" chẳng những chảy máu mà còn có vẻ rách nát không còn ra cái giống gì nữa. Abbas đã ở vào thế kẹt giữa hai gọng kìm. Một bên Abbas được TT Bush và Thủ tướng Sharon của Israel hoan hô tiếp đón nồng hậu để thúc ông ra tay giải giới nhóm Thánh chiến Hamas và các nhóm quá khích khác, nhưng một bên ông lại bị Yasser Arafat xiết chặt quyền kiểm soát cơ quan an ninh Palestine nên bị bó tay hành động. Abbas không dám đương đầu với Arafat vì sợ gây nội chiến Palestine.
Thứ ba tuần này, sau khi Arafat chỉ định ông Ahmed Qureia, Chủ tịch Hội đồng lập pháp Palestine lên làm Thủ tướng thay thế Abbas, Hamas đánh liên tiếp hai quả bom tự sát ở Tel Aviv và Jerusalem cách nhau vài giờ, khiến ít nhất có 13 Do thái chết và hàng chục người khác bị thương. Vụ đánh bom này diễn ra 3 ngày sau khi Israel dùng bom do laser điều khiển đánh vào tòa nhà ở Gaza, trong đó các lãnh tụ của Hamas đang họp. Không ai chết trong vụ tấn công này, nhưng nhóm Hamas thề sẽ trả thù. Hôm thứ tư, chiến đấu cơ Israel ném bom phá sập căn nhà của một lãnh tụ cao cấp Hamas là Mahmoud Zahar. Ông này bị thương, nhưng một người con và một vệ sĩ chết. Israel nói đòn oanh tạc này là để trả đũa hai quả bom tự sát hôm thứ ba. Cùng lúc đó Qureia chính thức nhận lời ra làm Thủ tướng.
Các biến cố đang dồn dập xẩy ra ở Trung Đông và cái lộ đồ vấy máu có lẽ đã che mất luôn hào quang ở cuối đường hầm vẽ ra một nước Palestine độc lập của người Ả rập sống hòa bình bên cạnh nước Israel của người Do thái. Vì sao giấc mộng không thành" Trưốc hết hãy nhìn qua vài điểm chiến lược chiến thuật trong cái lộ đồ của Mỹ. TT Bush với sự đồng ý của Thủ tướng Sharon cam kết sẽ cho Palestine độc lập vào năm 2005 và hứa viện trợ cho người Ả rập xây dựng quốc gia. Miếng bánh thật hấp dẫn, nhưng mục tiêu ngầm của Mỹ là loại trừ lãnh tụ Yasser Arafat, vì các chiến lược gia của chính phủ Bush vẫn coi Arafat như mầm mống gây rối bạo động. TT Bush đã nhiều lần miệt thị Arafat, coi như "vô tích sự" trong việc diệt trừ khủng bố, và không chịu tiếp kiến Arafat, trong khi lại mời Thủ tướng Abbas đến Bạch Cung. Đó là chuyện bỉ mặt quá rõ. Nếu chia rẽ được nội bộ Palestine để họ giết lẫn nhau thì quá hay. Tiếc thay mộng lại không thành, vì tháng trước Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell đã phải đến gặp Arafat để năn nỉ ông này ra tay giúp vào việc giải giới nhóm Hamas. Nay Qureia thân với Arafat lên làm Thủ tướng, địa vị Arafat lại củng cố hơn. Mỹ phải chấp nhận nói chuyện với Qureira, chớ không lẽ nói chuyện với đầu gối"
Vậy cái lộ đồ nếu rửa sạch được máu cũ liệu có thể còn dùng lại được không" Có hai yếu tố cần được ghi rõ. Một là Mỹ chỉ nên đóng vai trò trung gian hòa giải trong vấn đề Palestine và không nên dính nó vào một vấn đề nào khác. Nếu Mỹ dấn thân lại nghiêng về một bên, mọi đồ hay lộ đều vô ích mà còn làm bạo động nổ lớn. Thứ hai quan trọng hơn, hào quang ở cuối đường hầm tiến đến "nước Palestine độc lập, dân chủ, hòa bình" rất hấp dẫn, chỉ khổ nỗi còn nhiều trở ngại trên đường đi trong hầm tối om, không thấy bản đồ vạch ra cho rõ. Những người dân Ả rập gốc gác sống ở trên phần đất của Israel hiện nay, nhưng đã bị di tản xua đuổi sau khi Do thái lập quốc Israel, nếu có hòa bình họ có được trở về sinh sống ở quê hương cũ của họ không" Sau cuộc chiến 1967, Israel chiếm đóng Gaza và Tây ngạn, dân Do thái đã tràn qua phần đất này để lập các khu định cư, vậy khi Gaza và Tây ngạn thành quốc gia Palestine, liệu có đuổi được những di dân đó về Israel hay không". Và mấu chốt nhất, tư thế thành Jerusalem sẽ như thế nào, thuộc về ai" Vẽ ra mục tiêu Palestine độc lập năm 2005 mà không giải quyết dứt khoát những vấn đề đó khác nào đặt cái cày trước con bò.
Hòa bình Palestine chỉ là giấc mộng nhỏ, nhưng dù nhỏ dù lớn khi quá đẹp đều xa rời thực tế để trở thành mộng ảo. Vấn đề Palestine vô hình chung lại dính vào cuộc chiến Iraq đang gây khó khăn cho Mỹ. Trước khi đánh Iraq, TT Bush đã nói đến ước mơ của ông là lật đổ Saddam Hussein, xây dựng Iraq thành một nước hòa bình tự do dân chủ để rồi từ cái nôi đó, dân chủ sẽ lan dần ra khắp các nước Ả rập Trung Đông, biến toàn bộ vùng dầu lửa này thành một tấm gương hòa bình và hợp tác quốc tế. Nếu vào năm 2005 Iraq thành một nước dân chủ hòa bình, thời điểm đó cũng là lúc theo lộ đồ, Palestine thành một quốc gia độc lập thì quá đẹp. Đa số dân Mỹ vẫn coi việc đánh Iraq là đúng, mặc dù cho đến nay chính phủ Bush không trưng ra được bằng chứng rõ rệt về vũ khí giết người hàng loạt hay sự liên hệ giữa Saddam và bin Laden. Nhưng sự ủng hộ của người dân đã giảm bớt, bởi vì những diễn biến mới trong tình hình Iraq cho thấy các chiến lược gia của TT Bush đã không đánh giá được đầy đủ và xác đáng những khó khăn trong tình hình hậu chiến. Vậy bây giờ Mỹ có một "lộ đồ" nào cho Iraq không"
Có lẽ không, vì TT Bush còn đang theo một sách lược đổi mới có thể tóm gọn trong mấy chữ: "đối ngoại cầu viện, đối nội cầu chi". Bush đang kêu gọi LHQ đem hàng chục ngàn quân đến giúp Mỹ gỡ thế kẹt ở Iraq, đồng thời ông kêu gọi Quốc hội chi cho ông 87 tỷ đô la trong tài khóa tới, cộng thêm với 79 tỷ đô la đã được chấp thuận trong tài khóa này để xây dựng lại Iraq và Afghanistan. Nhân lúc Mỹ gặp khó khăn, các phe Thánh chiến Palestine sẵn sàng thảo lại lộ đồ để dẫn tới địa ngục.
Thứ ba tuần này, sau khi Arafat chỉ định ông Ahmed Qureia, Chủ tịch Hội đồng lập pháp Palestine lên làm Thủ tướng thay thế Abbas, Hamas đánh liên tiếp hai quả bom tự sát ở Tel Aviv và Jerusalem cách nhau vài giờ, khiến ít nhất có 13 Do thái chết và hàng chục người khác bị thương. Vụ đánh bom này diễn ra 3 ngày sau khi Israel dùng bom do laser điều khiển đánh vào tòa nhà ở Gaza, trong đó các lãnh tụ của Hamas đang họp. Không ai chết trong vụ tấn công này, nhưng nhóm Hamas thề sẽ trả thù. Hôm thứ tư, chiến đấu cơ Israel ném bom phá sập căn nhà của một lãnh tụ cao cấp Hamas là Mahmoud Zahar. Ông này bị thương, nhưng một người con và một vệ sĩ chết. Israel nói đòn oanh tạc này là để trả đũa hai quả bom tự sát hôm thứ ba. Cùng lúc đó Qureia chính thức nhận lời ra làm Thủ tướng.
Các biến cố đang dồn dập xẩy ra ở Trung Đông và cái lộ đồ vấy máu có lẽ đã che mất luôn hào quang ở cuối đường hầm vẽ ra một nước Palestine độc lập của người Ả rập sống hòa bình bên cạnh nước Israel của người Do thái. Vì sao giấc mộng không thành" Trưốc hết hãy nhìn qua vài điểm chiến lược chiến thuật trong cái lộ đồ của Mỹ. TT Bush với sự đồng ý của Thủ tướng Sharon cam kết sẽ cho Palestine độc lập vào năm 2005 và hứa viện trợ cho người Ả rập xây dựng quốc gia. Miếng bánh thật hấp dẫn, nhưng mục tiêu ngầm của Mỹ là loại trừ lãnh tụ Yasser Arafat, vì các chiến lược gia của chính phủ Bush vẫn coi Arafat như mầm mống gây rối bạo động. TT Bush đã nhiều lần miệt thị Arafat, coi như "vô tích sự" trong việc diệt trừ khủng bố, và không chịu tiếp kiến Arafat, trong khi lại mời Thủ tướng Abbas đến Bạch Cung. Đó là chuyện bỉ mặt quá rõ. Nếu chia rẽ được nội bộ Palestine để họ giết lẫn nhau thì quá hay. Tiếc thay mộng lại không thành, vì tháng trước Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell đã phải đến gặp Arafat để năn nỉ ông này ra tay giúp vào việc giải giới nhóm Hamas. Nay Qureia thân với Arafat lên làm Thủ tướng, địa vị Arafat lại củng cố hơn. Mỹ phải chấp nhận nói chuyện với Qureira, chớ không lẽ nói chuyện với đầu gối"
Vậy cái lộ đồ nếu rửa sạch được máu cũ liệu có thể còn dùng lại được không" Có hai yếu tố cần được ghi rõ. Một là Mỹ chỉ nên đóng vai trò trung gian hòa giải trong vấn đề Palestine và không nên dính nó vào một vấn đề nào khác. Nếu Mỹ dấn thân lại nghiêng về một bên, mọi đồ hay lộ đều vô ích mà còn làm bạo động nổ lớn. Thứ hai quan trọng hơn, hào quang ở cuối đường hầm tiến đến "nước Palestine độc lập, dân chủ, hòa bình" rất hấp dẫn, chỉ khổ nỗi còn nhiều trở ngại trên đường đi trong hầm tối om, không thấy bản đồ vạch ra cho rõ. Những người dân Ả rập gốc gác sống ở trên phần đất của Israel hiện nay, nhưng đã bị di tản xua đuổi sau khi Do thái lập quốc Israel, nếu có hòa bình họ có được trở về sinh sống ở quê hương cũ của họ không" Sau cuộc chiến 1967, Israel chiếm đóng Gaza và Tây ngạn, dân Do thái đã tràn qua phần đất này để lập các khu định cư, vậy khi Gaza và Tây ngạn thành quốc gia Palestine, liệu có đuổi được những di dân đó về Israel hay không". Và mấu chốt nhất, tư thế thành Jerusalem sẽ như thế nào, thuộc về ai" Vẽ ra mục tiêu Palestine độc lập năm 2005 mà không giải quyết dứt khoát những vấn đề đó khác nào đặt cái cày trước con bò.
Hòa bình Palestine chỉ là giấc mộng nhỏ, nhưng dù nhỏ dù lớn khi quá đẹp đều xa rời thực tế để trở thành mộng ảo. Vấn đề Palestine vô hình chung lại dính vào cuộc chiến Iraq đang gây khó khăn cho Mỹ. Trước khi đánh Iraq, TT Bush đã nói đến ước mơ của ông là lật đổ Saddam Hussein, xây dựng Iraq thành một nước hòa bình tự do dân chủ để rồi từ cái nôi đó, dân chủ sẽ lan dần ra khắp các nước Ả rập Trung Đông, biến toàn bộ vùng dầu lửa này thành một tấm gương hòa bình và hợp tác quốc tế. Nếu vào năm 2005 Iraq thành một nước dân chủ hòa bình, thời điểm đó cũng là lúc theo lộ đồ, Palestine thành một quốc gia độc lập thì quá đẹp. Đa số dân Mỹ vẫn coi việc đánh Iraq là đúng, mặc dù cho đến nay chính phủ Bush không trưng ra được bằng chứng rõ rệt về vũ khí giết người hàng loạt hay sự liên hệ giữa Saddam và bin Laden. Nhưng sự ủng hộ của người dân đã giảm bớt, bởi vì những diễn biến mới trong tình hình Iraq cho thấy các chiến lược gia của TT Bush đã không đánh giá được đầy đủ và xác đáng những khó khăn trong tình hình hậu chiến. Vậy bây giờ Mỹ có một "lộ đồ" nào cho Iraq không"
Có lẽ không, vì TT Bush còn đang theo một sách lược đổi mới có thể tóm gọn trong mấy chữ: "đối ngoại cầu viện, đối nội cầu chi". Bush đang kêu gọi LHQ đem hàng chục ngàn quân đến giúp Mỹ gỡ thế kẹt ở Iraq, đồng thời ông kêu gọi Quốc hội chi cho ông 87 tỷ đô la trong tài khóa tới, cộng thêm với 79 tỷ đô la đã được chấp thuận trong tài khóa này để xây dựng lại Iraq và Afghanistan. Nhân lúc Mỹ gặp khó khăn, các phe Thánh chiến Palestine sẵn sàng thảo lại lộ đồ để dẫn tới địa ngục.
Gửi ý kiến của bạn