Vua Tuyên Vương nước Tề, một hôm đi săn. Lúc rảo chân qua hồ Họa Thủy, bất chợt gặp một trung niên đang ngồi ca tân nhạc, bèn dừng lại. Hỏi:
- Âm nhạc, là thứ thường đi thẳng vào tâm hồn của con người, mà ngươi hát giữa hồ ao hiu quạnh, là cớ làm sao"
Người trung niên từ tốn đáp:
- Nghe nhạc, thì ai cũng có thể nghe được, nhưng hiểu được hồn nhạc. Thấm vào dòng suy nghĩ của người viết, thì thật là không dễ. Ta! Vì chưa tìm được người tri kỷ, để có thể san sẻ những rung động của mình - nên tìm đến thiên nhiên - là vì duyên cớ đó.
Tuyên vương lại hỏi:
- Nay có người lãnh được tâm ý của ngươi, mà lại muốn ngươi đem bình sinh sở học ra mà chia sớt, thì ngươi nghĩ thế nào"
Người trung niên hào hứng đáp:
- Thiệt là quá đã!
Lúc ấy, Tuyên Vương mới chậm rãi nói rằng:
- Ta là vua Tề. Có lập ra một ban văn nghệ. Lấy thổi sáo làm chính. Nay ta muốn ngươi về làm quan lo về âm nhạc, để giúp ta đôi phút thảnh thơi mà lo chuyện triều chính. Có đặng hay không"
Người ấy vội dập đầu binh binh mấy cái. Hoảng hốt đáp:
- Hạ thần không biết bệ hạ giá lâm. Xin miễn cho tội chết!
Tuyên Vương cười tươi, đáp:
- Không biết thì không có tội. Có điều, ngươi nhận lời ra làm quan, mà chưa hỏi qua ý vợ, thì không biết lành dữ thế nào. Thiệt là khó đoán!
Người ấy vội vã đáp:
- Hột xoàn đi trước, thì chuyện to hóa nhỏ. Chuyện nhỏ hóa không. Xin bệ hạ cứ bình tâm yên trí.
Tuyên Vương gật gật mấy cái, rồi khoan thai nói:
- Ngươi hãy nói rõ tên họ, để khi về triều. Ta sẽ xuống chiếu liền ngay hôm đó.
Người ấy mừng rơn đáp:
- Hạ thần họ Đông, tên Quách, mà thảo dân hay thêm chữ tiên sinh để tỏ lòng kính trọng. Hạ thần nhiều đêm chợt nghĩ: Ở cõi ô trọc này. Chỉ cần kính… vợ chớ hà gì phải kính trọng ai, thì thêm chữ tiên sinh mần chi cho lòng thêm vướng mắc.
Tuyên Vương nghe Đông Quách giải bày là vậy, bèn rúng động tâm can, mà bảo dạ rằng:
- Âm nhạc đã giỏi, mà đối với vợ lại càng giỏi hơn, thì so với đám… bá tử nam đã hơn nhiều lắm lắm.
Tối ấy, Đông Quách về nhà. Chợt vợ là Hàn thị chạy ra. Âu yếm nói:
- Mùa thu, mặt trời đi ngủ sớm, mà chàng mới trở về. Thật khiến cho thiếp phải ngàn… giây lo lắng!
Đông Quách bình tâm đáp:
- Trời có khi mưa gió bất ngờ, cũng như người có họa phúc khó mà lường trước được, nên hôm nay ta về, là mang đến chữ phúc cho nàng ngàn hôm sung sướng. Thoát được cảnh đông sang, phải nứt nẻ chân tay vì khổ cực đêm ngày không… hơi đốt.
Hàn thị nghe chồng nói vậy, mặt bỗng nghệch ra, mà thì thào bảo dạ:
- Chồng mình. Từ nào tới giờ chỉ thích đàn ca hát xướng. Không quen chuyện cấy gieo, không thể ra thương trường mà quyết đấu, lại không có đất hương hỏa của tổ tiên, lại càng không nắm được tờ di chúc - mà nay thốt lời hung hăng như vậy - E… mát mẹ đi chăng"
Bèn cố nén điều ưu tư lại. Lo âu nói:
- Chàng hót vậy nghĩa là làm sao"
Đông Quách ngẩng mặt nhìn trời. Cao hứng đáp:
- Sáng nay ta gặp vua Tề. Sau vài câu trò chuyện, Tuyên Vương mời ta ra làm quan, lo về âm nhạc, để đầu óc được thảnh thơi mà vỗ về bá tánh. Ta nghĩ: Mọi việc ở đời đều do duyên nghiệp mà nên. Cần phải thuận theo tự nhiên chứ đừng có miễn cưỡng, nên gật đầu ưng chịu. Vậy nàng hãy chuẩn bị hành trang, đặng khi chiếu chỉ đến nơi thì lên đường cho sớm.
Hàn thị bỗng xây xẩm cả mặt mày. Thảng thốt nói:
- Chốn quan trường cũng nguy hiểm như ở chiến trường. Chàng không biết vậy hay sao"
Đông Quách chợt nắm đôi bàn tay lại. Tự tin đáp:
- Nên hư tự ở mình. Chớ chẳng ở nơi nào hết cả.
Hàn thị thấy chồng quyết liệt như vậy, cũng an tâm được phần nào, nhưng vẫn không tránh được nỗi phập phồng trong tâm khảm, bèn ngập ngừng nói:
- Muốn dọ thám trong rừng, phải làm tiều phu. Muốn dọ thám trên sông, phải làm ngư phủ. Chàng muốn hiểu chuyện quan trường để dễ bề đối phó. Sao không hỏi Dương Phu" Kẻ đã cáo lão hồi quan từ bao tháng trước!
Đông Quách gật đầu khen phải, rồi lẩm bẩm nói:
- Sinh ra ta là cha mẹ. Hiểu ta là vợ. Thiệt là đúng lắm!
Đoạn, xách cặp gà thiến qua nhà Dương Phu để học cách làm quan. Dương Phu nói:
- Đã là quan trong triều, thì ai cũng muốn kề cận vua để cầu ơn mưa móc. Nay ban thổi sáo của Tuyên Vương có ba trăm người. Ngươi chia ra hôm nay mười người này đứng đầu, mai lại đổi mười người khác. Cứ như thế trong một tháng, thì ai cũng một lần được diện kiến với Tuyên Vương, và như thế việc quan nha của ngươi sẽ trăm phần vui vẻ. Riêng ngươi thì phải đứng ở dưới. Không bao giờ lên được!
Đông Quách mặt mày cau lại. Hỏi:
- Tôi coi cái đám ấy, mà đứng ở dưới, là cớ làm sao"
Dương Phu nhỏ giọng đáp:
- Ngươi cầm cây sáo. Chưa biết xuôi ngược thế nào, mà đòi đứng ở trên, thì chỉ tổ cho thiên hạ đào bơi bưới móc. Sống được hay sao"
Đông Quách lặng người đi một chút, rồi ấp úng nói:
- Còn điều gì để căn dặn nữa không"
Dương Phu gật đầu, đáp:
- Phải biết lắng nghe. Dẫu trong bụng không vui thì ngoài mặt cũng vẫn tươi cười đón đợi. Ngươi mà quên điều này, thì chẳng những ôm họa diệt vong, mà con cháu mai sau cũng khó lòng tiến thoái.
Đông Quách trố mắt ra nhìn Dương Phu. Mãi một lúc sau, mới bực bội nói rằng:
- Mình cứ lắng nghe người ta, mà không để người ta nghe mình. Chẳng lỗ lắm ư"
Dương Phu lắc đầu một hơi mấy cái, rồi chậm rãi đáp:
- Bệnh từ ngoài miệng vào. Họa từ trong miệng ra. Ở chốn quan nha mà ngươi nói nhiều như vậy, thì e chưa kịp chuyện sui gia, đã về nơi gió cát.
Đông Quách lạy tạ ra về. Lúc đến nơi, Hàn thị đon đả chạy ra. Mau chóng nói:
- Chẳng hay… hai con gà, có làm nên đại sự gì chăng"
Đông Quách liền nắm tay vợ bước vào nhà, rồi đem hết mọi lời của Dương Phu ra mà kể. Lúc kể xong, mới bực tức nói:
- Ta ra làm quan, mà không dám đụng mặt vua, thì làm sao thăng tiến" Đã vậy còn khuyên ta đừng nói, thì sự giàu sang kia chừng mô mới… khoe được" Ta nghĩ: Dương Phu tuổi hạc đã cao, nên hùng khí không còn, thành thử mãi miết bàn ra. Chớ thực tế chẳng giúp ích gì hết cả.
Hàn thi nghe vậy, liền thở ra một cái, rồi nhỏ nhẹ nói:
- Xưa nay chẳng thiếu gì kẻ khôn ngoan, thừa hiểu điều phải trái, nhưng lúc chưa có một quyền lợi địa vị nào, thì sáng suốt. Chừng đến lúc cầm trong tay một quyền lợi, địa vị, thì lập tức bị địa vị cùng quyền lợi ấy làm cho tối mắt. Thiếp nghĩ: Cẩn tắc vô ưu. Những điều Dương Phu san sẻ cùng chàng, không phải là vô ích. Xin chàng cẩn thận cho. Chớ lỡ có bề nào. Thiếp làm sao vui sống"
Mấy năm sau, Tuyên Vương băng hà. Mẫn Vương lên nối ngôi, cũng thích nghe sáo, nhưng chỉ muốn nghe riêng từng người. Đông Quách thấy tình hình như vậy, muốn trả áo từ quan. Hàn thị can ngăn, nói:
- Thiếp đang ăn sung mặc sướng. Người hầu kẻ hạ. Mùa hè thì tơ lụa Hàng châu. Mùa đông thì mền hoa Nhật bản. Đã vậy lại mỹ viện dài dài. Nay đành đoạn bỏ đi, thì chừng mô mới coi là khôn được"
Đông Quách khổ sở đáp:
- Mấy năm nay ta đã dày công tập luyện, nhưng thổi vẫn không hay. Nay riêng lẻ từng người, thì có khác chi đưa đầu vô chỗ chết. Sao chẳng chạy đi"
Hàn thị xua tay một hơi mấy cái. Mạnh dạn nói:
- Ngộ biến tùng quyền. Cỡ nào thì cũng phải chơi tới bờ tới bến. Không thể buông xuôi.
Đông Quách mặt mày bỗng dịu lại. Gấp rút nói:
- Vậy theo nàng. Ta phải làm sao"
Hàn thị đảo mắt một vòng. Khi chắc chắn là chẳng có ai, mới ghé miệng vào tai của Đông Quách, mà nói rằng:
- Chê, khen và làm. Cái nào dễ hơn"
Đông Quách lẹ làng đáp:
- Làm thì có đúng có sai. Tốt nhất là đừng làm.
Hàn thị lại nói:
- Khen và chê. Cái nào dễ hơn"
Đông Quách ngẩn người ra một chút, rồi mau chóng đáp:
- Chê dễ hơn. Bởi khi mình chê ai, thì mặc nhiên coi mình hơn hẳn người ta. Còn khi mình khen ai, thì có khác chi chấp nhận mình thua kém người ta, nên thiên hạ thích chê nhiều hơn khen là vậy.
Hàn thị lại nói:
- Bắt đầu từ ngày mai. Khi một người thổi sáo xong, chàng lấy quyền chỉ huy mà phê bình góp ý. Đứa nào cãi lại. Đuổi. Và như vậy, chỉ sau ít tháng, chàng trở thành một người thông thạo. Chẳng những tạo được sự tin tưởng của nhà vua, mà thuộc hạ trong tay cũng không còn hó hé. Chẳng đặng hơn ư"
Đông Quách lo âu đáp:
- Lỡ Mẫn Vương biết được, thì cái đầu này. Còn giữ được hay sao"
Hàn thị toan cười, nhưng khi nhìn thấy vẻ mặt trang nghiêm của chồng, bèn nhỏ giọng nói:
- Mẫn vương còn trẻ, mà nghe thổi sáo với ái phi, thì đầu óc ở đâu mà phân điều hay dở"
Đông Quách lặng người đi một chút, rồi yếu ớt nói:
- Chỉ vì chén cơm manh áo, mà đuổi người ta, thì hậu vận mai sau khó lòng mà khá được. Nàng không nghĩ đến hay sao"
Hàn thị đang hiền lành là vậy. Chợt mắt trợn ngược lên, rồi lấy ngón tay gõ vào đầu Đông Quách mấy cái, mà nói rằng:
- Không ai muốn hy sinh, vì hy sinh tức là tạo nên sự thành công cho người khác. Còn chàng. Tự bản thân đã không muốn hy sinh, thì phải ép buộc đứa khác nó hy sinh cho mình, mới là… Chân lý!
- Âm nhạc, là thứ thường đi thẳng vào tâm hồn của con người, mà ngươi hát giữa hồ ao hiu quạnh, là cớ làm sao"
Người trung niên từ tốn đáp:
- Nghe nhạc, thì ai cũng có thể nghe được, nhưng hiểu được hồn nhạc. Thấm vào dòng suy nghĩ của người viết, thì thật là không dễ. Ta! Vì chưa tìm được người tri kỷ, để có thể san sẻ những rung động của mình - nên tìm đến thiên nhiên - là vì duyên cớ đó.
Tuyên vương lại hỏi:
- Nay có người lãnh được tâm ý của ngươi, mà lại muốn ngươi đem bình sinh sở học ra mà chia sớt, thì ngươi nghĩ thế nào"
Người trung niên hào hứng đáp:
- Thiệt là quá đã!
Lúc ấy, Tuyên Vương mới chậm rãi nói rằng:
- Ta là vua Tề. Có lập ra một ban văn nghệ. Lấy thổi sáo làm chính. Nay ta muốn ngươi về làm quan lo về âm nhạc, để giúp ta đôi phút thảnh thơi mà lo chuyện triều chính. Có đặng hay không"
Người ấy vội dập đầu binh binh mấy cái. Hoảng hốt đáp:
- Hạ thần không biết bệ hạ giá lâm. Xin miễn cho tội chết!
Tuyên Vương cười tươi, đáp:
- Không biết thì không có tội. Có điều, ngươi nhận lời ra làm quan, mà chưa hỏi qua ý vợ, thì không biết lành dữ thế nào. Thiệt là khó đoán!
Người ấy vội vã đáp:
- Hột xoàn đi trước, thì chuyện to hóa nhỏ. Chuyện nhỏ hóa không. Xin bệ hạ cứ bình tâm yên trí.
Tuyên Vương gật gật mấy cái, rồi khoan thai nói:
- Ngươi hãy nói rõ tên họ, để khi về triều. Ta sẽ xuống chiếu liền ngay hôm đó.
Người ấy mừng rơn đáp:
- Hạ thần họ Đông, tên Quách, mà thảo dân hay thêm chữ tiên sinh để tỏ lòng kính trọng. Hạ thần nhiều đêm chợt nghĩ: Ở cõi ô trọc này. Chỉ cần kính… vợ chớ hà gì phải kính trọng ai, thì thêm chữ tiên sinh mần chi cho lòng thêm vướng mắc.
Tuyên Vương nghe Đông Quách giải bày là vậy, bèn rúng động tâm can, mà bảo dạ rằng:
- Âm nhạc đã giỏi, mà đối với vợ lại càng giỏi hơn, thì so với đám… bá tử nam đã hơn nhiều lắm lắm.
Tối ấy, Đông Quách về nhà. Chợt vợ là Hàn thị chạy ra. Âu yếm nói:
- Mùa thu, mặt trời đi ngủ sớm, mà chàng mới trở về. Thật khiến cho thiếp phải ngàn… giây lo lắng!
Đông Quách bình tâm đáp:
- Trời có khi mưa gió bất ngờ, cũng như người có họa phúc khó mà lường trước được, nên hôm nay ta về, là mang đến chữ phúc cho nàng ngàn hôm sung sướng. Thoát được cảnh đông sang, phải nứt nẻ chân tay vì khổ cực đêm ngày không… hơi đốt.
Hàn thị nghe chồng nói vậy, mặt bỗng nghệch ra, mà thì thào bảo dạ:
- Chồng mình. Từ nào tới giờ chỉ thích đàn ca hát xướng. Không quen chuyện cấy gieo, không thể ra thương trường mà quyết đấu, lại không có đất hương hỏa của tổ tiên, lại càng không nắm được tờ di chúc - mà nay thốt lời hung hăng như vậy - E… mát mẹ đi chăng"
Bèn cố nén điều ưu tư lại. Lo âu nói:
- Chàng hót vậy nghĩa là làm sao"
Đông Quách ngẩng mặt nhìn trời. Cao hứng đáp:
- Sáng nay ta gặp vua Tề. Sau vài câu trò chuyện, Tuyên Vương mời ta ra làm quan, lo về âm nhạc, để đầu óc được thảnh thơi mà vỗ về bá tánh. Ta nghĩ: Mọi việc ở đời đều do duyên nghiệp mà nên. Cần phải thuận theo tự nhiên chứ đừng có miễn cưỡng, nên gật đầu ưng chịu. Vậy nàng hãy chuẩn bị hành trang, đặng khi chiếu chỉ đến nơi thì lên đường cho sớm.
Hàn thị bỗng xây xẩm cả mặt mày. Thảng thốt nói:
- Chốn quan trường cũng nguy hiểm như ở chiến trường. Chàng không biết vậy hay sao"
Đông Quách chợt nắm đôi bàn tay lại. Tự tin đáp:
- Nên hư tự ở mình. Chớ chẳng ở nơi nào hết cả.
Hàn thị thấy chồng quyết liệt như vậy, cũng an tâm được phần nào, nhưng vẫn không tránh được nỗi phập phồng trong tâm khảm, bèn ngập ngừng nói:
- Muốn dọ thám trong rừng, phải làm tiều phu. Muốn dọ thám trên sông, phải làm ngư phủ. Chàng muốn hiểu chuyện quan trường để dễ bề đối phó. Sao không hỏi Dương Phu" Kẻ đã cáo lão hồi quan từ bao tháng trước!
Đông Quách gật đầu khen phải, rồi lẩm bẩm nói:
- Sinh ra ta là cha mẹ. Hiểu ta là vợ. Thiệt là đúng lắm!
Đoạn, xách cặp gà thiến qua nhà Dương Phu để học cách làm quan. Dương Phu nói:
- Đã là quan trong triều, thì ai cũng muốn kề cận vua để cầu ơn mưa móc. Nay ban thổi sáo của Tuyên Vương có ba trăm người. Ngươi chia ra hôm nay mười người này đứng đầu, mai lại đổi mười người khác. Cứ như thế trong một tháng, thì ai cũng một lần được diện kiến với Tuyên Vương, và như thế việc quan nha của ngươi sẽ trăm phần vui vẻ. Riêng ngươi thì phải đứng ở dưới. Không bao giờ lên được!
Đông Quách mặt mày cau lại. Hỏi:
- Tôi coi cái đám ấy, mà đứng ở dưới, là cớ làm sao"
Dương Phu nhỏ giọng đáp:
- Ngươi cầm cây sáo. Chưa biết xuôi ngược thế nào, mà đòi đứng ở trên, thì chỉ tổ cho thiên hạ đào bơi bưới móc. Sống được hay sao"
Đông Quách lặng người đi một chút, rồi ấp úng nói:
- Còn điều gì để căn dặn nữa không"
Dương Phu gật đầu, đáp:
- Phải biết lắng nghe. Dẫu trong bụng không vui thì ngoài mặt cũng vẫn tươi cười đón đợi. Ngươi mà quên điều này, thì chẳng những ôm họa diệt vong, mà con cháu mai sau cũng khó lòng tiến thoái.
Đông Quách trố mắt ra nhìn Dương Phu. Mãi một lúc sau, mới bực bội nói rằng:
- Mình cứ lắng nghe người ta, mà không để người ta nghe mình. Chẳng lỗ lắm ư"
Dương Phu lắc đầu một hơi mấy cái, rồi chậm rãi đáp:
- Bệnh từ ngoài miệng vào. Họa từ trong miệng ra. Ở chốn quan nha mà ngươi nói nhiều như vậy, thì e chưa kịp chuyện sui gia, đã về nơi gió cát.
Đông Quách lạy tạ ra về. Lúc đến nơi, Hàn thị đon đả chạy ra. Mau chóng nói:
- Chẳng hay… hai con gà, có làm nên đại sự gì chăng"
Đông Quách liền nắm tay vợ bước vào nhà, rồi đem hết mọi lời của Dương Phu ra mà kể. Lúc kể xong, mới bực tức nói:
- Ta ra làm quan, mà không dám đụng mặt vua, thì làm sao thăng tiến" Đã vậy còn khuyên ta đừng nói, thì sự giàu sang kia chừng mô mới… khoe được" Ta nghĩ: Dương Phu tuổi hạc đã cao, nên hùng khí không còn, thành thử mãi miết bàn ra. Chớ thực tế chẳng giúp ích gì hết cả.
Hàn thi nghe vậy, liền thở ra một cái, rồi nhỏ nhẹ nói:
- Xưa nay chẳng thiếu gì kẻ khôn ngoan, thừa hiểu điều phải trái, nhưng lúc chưa có một quyền lợi địa vị nào, thì sáng suốt. Chừng đến lúc cầm trong tay một quyền lợi, địa vị, thì lập tức bị địa vị cùng quyền lợi ấy làm cho tối mắt. Thiếp nghĩ: Cẩn tắc vô ưu. Những điều Dương Phu san sẻ cùng chàng, không phải là vô ích. Xin chàng cẩn thận cho. Chớ lỡ có bề nào. Thiếp làm sao vui sống"
Mấy năm sau, Tuyên Vương băng hà. Mẫn Vương lên nối ngôi, cũng thích nghe sáo, nhưng chỉ muốn nghe riêng từng người. Đông Quách thấy tình hình như vậy, muốn trả áo từ quan. Hàn thị can ngăn, nói:
- Thiếp đang ăn sung mặc sướng. Người hầu kẻ hạ. Mùa hè thì tơ lụa Hàng châu. Mùa đông thì mền hoa Nhật bản. Đã vậy lại mỹ viện dài dài. Nay đành đoạn bỏ đi, thì chừng mô mới coi là khôn được"
Đông Quách khổ sở đáp:
- Mấy năm nay ta đã dày công tập luyện, nhưng thổi vẫn không hay. Nay riêng lẻ từng người, thì có khác chi đưa đầu vô chỗ chết. Sao chẳng chạy đi"
Hàn thị xua tay một hơi mấy cái. Mạnh dạn nói:
- Ngộ biến tùng quyền. Cỡ nào thì cũng phải chơi tới bờ tới bến. Không thể buông xuôi.
Đông Quách mặt mày bỗng dịu lại. Gấp rút nói:
- Vậy theo nàng. Ta phải làm sao"
Hàn thị đảo mắt một vòng. Khi chắc chắn là chẳng có ai, mới ghé miệng vào tai của Đông Quách, mà nói rằng:
- Chê, khen và làm. Cái nào dễ hơn"
Đông Quách lẹ làng đáp:
- Làm thì có đúng có sai. Tốt nhất là đừng làm.
Hàn thị lại nói:
- Khen và chê. Cái nào dễ hơn"
Đông Quách ngẩn người ra một chút, rồi mau chóng đáp:
- Chê dễ hơn. Bởi khi mình chê ai, thì mặc nhiên coi mình hơn hẳn người ta. Còn khi mình khen ai, thì có khác chi chấp nhận mình thua kém người ta, nên thiên hạ thích chê nhiều hơn khen là vậy.
Hàn thị lại nói:
- Bắt đầu từ ngày mai. Khi một người thổi sáo xong, chàng lấy quyền chỉ huy mà phê bình góp ý. Đứa nào cãi lại. Đuổi. Và như vậy, chỉ sau ít tháng, chàng trở thành một người thông thạo. Chẳng những tạo được sự tin tưởng của nhà vua, mà thuộc hạ trong tay cũng không còn hó hé. Chẳng đặng hơn ư"
Đông Quách lo âu đáp:
- Lỡ Mẫn Vương biết được, thì cái đầu này. Còn giữ được hay sao"
Hàn thị toan cười, nhưng khi nhìn thấy vẻ mặt trang nghiêm của chồng, bèn nhỏ giọng nói:
- Mẫn vương còn trẻ, mà nghe thổi sáo với ái phi, thì đầu óc ở đâu mà phân điều hay dở"
Đông Quách lặng người đi một chút, rồi yếu ớt nói:
- Chỉ vì chén cơm manh áo, mà đuổi người ta, thì hậu vận mai sau khó lòng mà khá được. Nàng không nghĩ đến hay sao"
Hàn thị đang hiền lành là vậy. Chợt mắt trợn ngược lên, rồi lấy ngón tay gõ vào đầu Đông Quách mấy cái, mà nói rằng:
- Không ai muốn hy sinh, vì hy sinh tức là tạo nên sự thành công cho người khác. Còn chàng. Tự bản thân đã không muốn hy sinh, thì phải ép buộc đứa khác nó hy sinh cho mình, mới là… Chân lý!
Gửi ý kiến của bạn