SAIGON (AP) - Trong khi 300,000 lính bộ đội CSVN vẫn còn mất tích, chính phủ nghèo túng này không có bao nhiêu phương tiện giảo nghiệm để tìm họ, nhưng lại đốt tiền cho loa kèn ầm ĩ ăn mừng 25 năm ngày Sài Gòn thất thủ.
Tại trung tâm Sài Gòn, các ống kính tập trung vào 25 cặp tân hôn khi họ tới đặt hoa trước một tượng ông Hồ. Đám cưới tập thể này là một phần của các buổi lễ chính thức, cùng một một cuộc diễn hành và các buổi hòa nhạc ngoài trời.
Huỳnh Văn Dũng nhìn từ bên lề, trong đôi giày tơi tả và chiếc áo T-shirt bẩn với hàng chữ “Một chút sáng tạo...” Ông vẫn còn mờ mịt về tương lai của ông.
Ông 4 tuổi khi cuộc chiến chấm dứt. Cha ông, trong quân đội VNCH khi thất trận, đã biến mất trong một trại cải tạo. Mẹ ông ra đi với một người đàn ông khác, bỏ rơi con mình.
“Bây giờ tôi có một vợ và 2 con, mà không có cách nào nuôi nổi,” ông nói. “Đôi khi tôi tìm ra việc này việc nọ, nhưng chỉ khi nào may mắn mới kiếm được hơn 15,000 đồng VN (1 đô la) một ngày.”
Cậu con 5 tuổi không đi học. Học phí mẫu giáo phải mất 200 đô la để ghi danh và sau đó là 6 đô la mỗi tháng.
Tướng Nguyễn Hữu Có sống còn sau trại cải tạo, nhưng chỉ mới ra tù 10 năm trước. Là một thiếu tướng, một thời là Bộ Trưởng Quốc Phòng của VNCH, ông bị giam 15 năm. Thay vì chủ nghĩa CS, ông khám phá ra Thượng Đế.
“Tôi là một người Tin Lành,” ông giải thích, nói dài dòng về những nỗi đau Miền Nam VN nhưng gạt bỏ các câu hỏi về chính trị sau 1975.
“Không, tôi không đi coi diễn hành chủ nhật,” ông nói, bày tỏ một thái độ phổ biến giữa người Miền Nam. “Hôm nay không phải lễ. Tôi chỉ đi nhà thờ thôi.”
Tại Dinh Thống Nhất, nơi từng là Dinh Tổng Thống bị một xe tăng CQ ủi sập cổng sắt ngày 30.4.1975, các lễ hội mở ra ầm ĩ với 20,000 khách tham dự, với xe hoa, với diễn hành và với công an chìm nổi.
Kiều Thị Hoa, mặc áo dài, đứng trong một nhóm với 109 người khác được chọn đại diện cho Bộ Lao Động.
Khi được hỏi ý kiến về các lễ hội trong ngày, cô trả lời ngay: “Ông phải hỏi thủ trưởng của tôi.” Với sự cho phép của người chỉ huy của cô, và với ông ta lắng nghe kỹ lưỡng, cô nói rằng cô thấy tự hào và hạnh phúc.
Một con rồng đa sắc nhảy múa trên 63 cặp chân tuổi trẻ.
Nhưng vẫn còn có nhiều người với những vết thương chưa hàn gắn.
Tại trung tâm Sài Gòn, các ống kính tập trung vào 25 cặp tân hôn khi họ tới đặt hoa trước một tượng ông Hồ. Đám cưới tập thể này là một phần của các buổi lễ chính thức, cùng một một cuộc diễn hành và các buổi hòa nhạc ngoài trời.
Huỳnh Văn Dũng nhìn từ bên lề, trong đôi giày tơi tả và chiếc áo T-shirt bẩn với hàng chữ “Một chút sáng tạo...” Ông vẫn còn mờ mịt về tương lai của ông.
Ông 4 tuổi khi cuộc chiến chấm dứt. Cha ông, trong quân đội VNCH khi thất trận, đã biến mất trong một trại cải tạo. Mẹ ông ra đi với một người đàn ông khác, bỏ rơi con mình.
“Bây giờ tôi có một vợ và 2 con, mà không có cách nào nuôi nổi,” ông nói. “Đôi khi tôi tìm ra việc này việc nọ, nhưng chỉ khi nào may mắn mới kiếm được hơn 15,000 đồng VN (1 đô la) một ngày.”
Cậu con 5 tuổi không đi học. Học phí mẫu giáo phải mất 200 đô la để ghi danh và sau đó là 6 đô la mỗi tháng.
Tướng Nguyễn Hữu Có sống còn sau trại cải tạo, nhưng chỉ mới ra tù 10 năm trước. Là một thiếu tướng, một thời là Bộ Trưởng Quốc Phòng của VNCH, ông bị giam 15 năm. Thay vì chủ nghĩa CS, ông khám phá ra Thượng Đế.
“Tôi là một người Tin Lành,” ông giải thích, nói dài dòng về những nỗi đau Miền Nam VN nhưng gạt bỏ các câu hỏi về chính trị sau 1975.
“Không, tôi không đi coi diễn hành chủ nhật,” ông nói, bày tỏ một thái độ phổ biến giữa người Miền Nam. “Hôm nay không phải lễ. Tôi chỉ đi nhà thờ thôi.”
Tại Dinh Thống Nhất, nơi từng là Dinh Tổng Thống bị một xe tăng CQ ủi sập cổng sắt ngày 30.4.1975, các lễ hội mở ra ầm ĩ với 20,000 khách tham dự, với xe hoa, với diễn hành và với công an chìm nổi.
Kiều Thị Hoa, mặc áo dài, đứng trong một nhóm với 109 người khác được chọn đại diện cho Bộ Lao Động.
Khi được hỏi ý kiến về các lễ hội trong ngày, cô trả lời ngay: “Ông phải hỏi thủ trưởng của tôi.” Với sự cho phép của người chỉ huy của cô, và với ông ta lắng nghe kỹ lưỡng, cô nói rằng cô thấy tự hào và hạnh phúc.
Một con rồng đa sắc nhảy múa trên 63 cặp chân tuổi trẻ.
Nhưng vẫn còn có nhiều người với những vết thương chưa hàn gắn.
Gửi ý kiến của bạn