Hôm nay,  

Bà Clinton Và Cuộc Bầu Cử Tổng Thống Hoa Kỳ Năm 2008

23/06/200600:00:00(Xem: 21920)

Còn quá sớm để bàn về cuộc tranh cử tổng thống 2008 tại Hoa Kỳ. Nhưng kỳ bầu cử này là một biệt lệ. Nếu hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau làm chủ tòa Bạch Ốc thì năm 2008 đảng Dân chủ có nhiều cơ hội nắm lại tòa Bạch Ốc đã ở trong tay đảng Cộng hòa 8 năm, và đang gặp khó khăn với cuộc chiến tại Iraq. Bên đảng Dân chủ Thượng nghị sĩ bang New York, bà  Hillary Clinton nổi bật như là ứng cử viên hàng đầu. Tháng 11 này bà tái tranh cử Thượng nghị sĩ New York, và cuộc vận động tranh cử của bà sẽ được truyền thông và dư luận theo dõi kỹ lưỡng để tìm hiểu lập trường và đường lối của bà.

Bà Hillary, từng là đệ nhất phu nhân, luật sư, từng phụ tránh những kế hoạch lớn như cải tổ hệ thống bảo hiểm sức khỏe quốc gia (1993), có một số vốn dự trữ lớn (20 triệu mỹ kim), một bộ máy tranh cử toàn quốc của ông Clinton để lại, một người có thành tích trong lĩnh vực giáo dục trẻ em, nên bà có nhiều lợi thế hơn các ứng cử viên khác.

Trong số các ứng cử viên ngắm nghé vận động sự đề cử của đảng Dân chủ có thể kể cựu Phó tổng thống Al Gore, Thượng nghị sị bang Massachusetts John Kerry, Thượng nghị sị bang Winsconsin Russ Feingold, cựu Thượng nghị sĩ bang North Carolina John Edwards, cựu thống đốc bang Virginia Mark Warner và thống đốc bang Iowa Tom Vilsack.

Cho đến lúc này người ta chưa thấy bà Hillary xác định một triết lý chính trị nào làm căn bản cho toàn bộ chương trình tranh cử của bà (như năm 1992 ông Clinton chủ trương lập trường Người Dân Chủ Mới -New Domocrat-, và năm 2000 ông George W. Bush chủ trương Bảo thủ Với Tình Thương - Compassionate Conservative-, mặc dù ý kiến của bà trước những vấn đề quan trọng của đất nước và xã hội như cuộc chiến tại Iraq, vấn đề phá thai rõ ràng không ai thể hiểu lầm được.

Với cuộc chiến tại Iraq, năm 2002 bà Hillary bỏ phiếu thuận dùng vũ lực, và bà vẫn giữ lập trường đó, không đòi hỏi rút quân như nhiều thành viên thuộc đảng Dân chủ. Trong một cuộc phỏng vấn bởi phóng viên Dan Balz của tờ tuần báo Washington Post ngày 26/5/2006 bà nói “Tôi từng nói rằng tôi rất tiếc tổng thống đã xử dụng quyền hành của mình như vậy. Nhưng tôi phải nhìn vào toàn bộ vấn đề một cách có tránh nhiệm. Tôi tin rằng chúng ta đang lâm vào một hoàn cảnh khó khăn để chúng ta có quyền hốt hoảng và vì vậy tôi không muốn a dua theo những người muốn ấn định một thời biểu rút quân cũng như những người ủng hộ tổng thống Bush và thủ tướng Tony Blair 100 phần trăm. Tôi biết cả hai phía sẽ chỉ trích tôi, nhưng tôi nghĩ chúng ta phải hành động một cách có trách nhiệm ” (1)

Bà Hillary đã lặp lại quan điểm này hôm 13/6/2006 khi nói chuyện trước cuộc hội thảo mang chủ đề “Take Back America” do cánh tả thuộc đảng Dân chủ tổ chức mặc dù bà biết cử tọa sẽ phản đối. Với vấn đề phá thai trong một phát biểu Tháng Giêng năm 2005 bà Hillary giữ lập trường cho phép phá thai như luật lệ hiện hành, tuy nhiên bà nói đối với phụ nữ đó là một quyết định khó khăn và đáng buồn.

Về lập trường chung, trong cuộc phỏng vấn của Dan Balz nói trên bà xác định: “Triết lý lãnh đạo quốc gia của tôi không thu gọn trong một vài danh từ đơn giản. Mỗi vấn đề sẽ được giải quyết tùy theo bối cảnh của nó và dựa vào những lý tưởng đẹp tôi hằng ôm ấp để tìm ra một giải pháp thực tế. Nó có thể không được giải quyết theo tiền lệ vì thật ra các vấn nạn của quốc gia chúng ta không có cái nào giống cái nào” (2)

Bà Hillary khéo léo may cho mình một chiếc áo rộng để dễ bề xoay xở và đó  cũng là trọng điểm của sự ủng hộ cũng như chỉ trích từ phía đối lập. Những người ủng hộ cho thái độ của bà là một lập trường trung dung mới (a modern centrist - Roger Altman, cựu viên chức Bộ Tài chánh Hoa Kỳ), hoặc là  một lập trường tiến bộ không vướng bởi ảo ảnh (a progressive without illusions - William Galston, thuộc Viện nghiên cứu Brookings Institution). Những người đối lập, trái lại, cho lời lẽ của bà Hillary phản ánh tính ba phải và là một tính toán chính trị (triangulation, calculation and equivocation - nhà bình luận Molly Ivens). Mục sư Jerry Falwell phản ánh cái nhìn của đảng Cộng hòa cho bà Hillary là một người chủ trương thuyết phóng khoáng tả  khuynh (liberal ideologue) và là một người giáo điều hơn cả cựu tổng thống Clinton.

Liên quan đến vấn đề nội bộ, theo nhận định của Dan Balz thuộc ban biên tập tuần báo Washington Post bà Hillary tin rằng chính quyền là phương tiện tốt để giải quyết một số vấn đề xã hội nhưng qua kinh nghiệm thất bại trong vụ tái cấu trúc chương trình bảo hiểm y tế toàn quốc năm 1993-94 bà biết sự giới hạn của chính quyền trước các khối quyền lợi khác. Bà nhận ra rằng chính quyền chỉ là một trong ba cạnh của một tam giác làm cái khung trong đó trật tự quốc gia vận hành. Hai cạnh kia là kinh tế thị trường và xã hội dân sự thuộc các khối tôn giáo và các tổ chức bất vụ lợi. Bà Hillary cho rằng Hoa Kỳ thành công nhất trên thế giới vì Hoa Kỳ biết duy trì sự cân bằng giữa ba yếu tố nói trên và tinh thần trách nhiệm cá nhân.

Bà Hillary là người biết trân trọng giá trị của một gia đình bền vững hơn là nói đến gia đình như một chiêu bài đễ giữ gìn sinh mệnh chính trị của bà. Người ta có thể đồng ý với nhận định của Dan Balz nếu nhìn cung cách bà Hillary giải quyết chuyện tình cảm lăng nhăng của tổng thống Clinton với cô Monica Lewinsky.

Là một người vợ bà có thể đã nặng lời với tổng thống Clinton trong phòng the nhưng bà đã làm những gì cần thiết để cứu vãn gia đình sau khi tổng thống Clinton thoát khỏi sự truất phế. Cũng trong cuộc phỏng vấn ngày 26/5/2006 khi được hỏi về vấn đề nội bộ quốc gia và quan hệ giữa nguời và người bà Hillary trả lời rằng: “Cái động lực chính hướng dẫn tôi khi tôi là một Thượng nghị sị cũng như những năm trước đó (ở nhiệm vụ vợ một thống đốc, và đệ nhất phu nhân) là sự tin tưởng rằng điều quan trọng nhất của mỗi chúng ta là săn sóc con cái đàng hoàng và  làm bất cứ gì để duy trì Hoa Kỳ như một quốc gia tượng trưng cho tự do và hy vọng trên thế giới” (3)

Tuy có kẻ thương người ghét nhưng không ai có thể chối cãi bà Hillary là một nhân vật lịch sử đặc biệt. Trong cuốn hồi ký “Living History” của bà  (nhà xuất bản Simon & Schuter – New York) phát hành giữa năm 2003, ba năm sau khi bà đắc cử Thượng nghị sĩ bang New York, một cuốn sách trình bày con người và lập trường xuyên qua tiểu sử của bà, bà đã dùng một văn phong nhẹ nhàng nhưng chứa đựng một sức sống mãnh liệt.

Qua đó  người ta thấy một phụ nữ cương quyết nhưng không kém dịu dàng của một người đàn bà khi giải quyết sự việc, bà tranh đấu cho nữ quyền và nhân quyền nhưng không quá khích, biết thông cảm và tha thứ cho chồng, và quan trọng hơn cả bà chứng tỏ nắm vững công việc quốc gia và các vấn đề lớn của thế giới. Bà tin vào thuyết con người sinh ra vốn vô nhiễm mọi thứ trên đời và “tính bổn thiện”.

Bà viết trong phần mở đầu của cuốn sách như lời trần tình với cử tri toàn quốc: “Tôi sinh ra không phải đã là một đệ nhất phu nhân, không phải là một người Dân chủ, không phải là một Thượng nghị sị, cũng không phải là một luật sư, không phải là một người tranh đấu cho nữ quyền và nhân quyền, tôi sinh ra chưa phải là một bà mẹ, một người vợ. Tôi sinh ra như một người Mỹ giữa thế kỷ 20, tại một địa điểm và vào  một thời điểm đặc biệt. Tôi  được tự do lựa chọn cuộc sống không như những người phụ nữ Hoa Kỳ của những thế hệ trước tôi, và đa số những người phụ nữ thuộc thế hệ này ở những nước khác. Tôi sinh ra trong trào lưu thay đổi trên thế giới, và tôi đã được dự phần vào những cuộc đấu tranh chính trị xác lập thế nào là nước Mỹ và nhiệm vụ của Hoa kỳ trên thế giới (4)

Cuốn “Living History” được xem như một bản văn bày tỏ lập trường của một Thượng nghị sị và suy rộng ra hơn là lời trần tình với quốc dân chuẩn bị cho cuộc tranh cử tổng thống của bà Hillary năm 2008.

Không ai chối cãi rằng bà Hillary là một nhân vật chính trị đặc biệt: thông minh, không bày tỏ quan điểm gì quá khích, biết dung hòa quan điểm với đối lập và có khả năng giải quyết những vấn đề trước mắt.

Nhưng đảng Dân chủ ngại với những năm đóng vai đệ nhất phu nhân dính líu một số chuyện lằng nhằng trong tòa Bạch Ốc (filegate, travelgate, giftgate …) bà sẽ là một gánh nặng cho đảng, và có thể làm cho đảng Dân chủ mất một cơ hội lấy lại tòa Bạch Ốc. Trong khi đó đảng Cộng Hòa sợ rằng với cá tính mạnh và bản chất tả khuynh bà Hillary nếu đắc cử không biết sẽ đưa Hoa Kỳ về đâu. Đó là những khó khăn của bà Hillary và là những điểm những người thuộc đảng Dân chủ có dự tính ra ứng cử tổng thống năm 2008 sẽ dùng để tấn công bà Hillary trước ngày đại hội đảng.

Hiện nay còn quá sớm để có một danh sách đầy đủ những người sẽ ra vận động để được đảng Dân chủ bổ nhiệm. Nhưng ít nhất trong những người ngắm nghé người ta thấy John Kerry lúng túng với lập trường ba hồi ủng hộ việc đánh Iraq, ba hồi chống; John Edwards được xem quá tả; Mark Warner không có gì đặc biệt; Russ Feingold cũng như Tom Vilsack quá mới mẻ tên tuổi chưa được ai biết đến.

Chỉ có Al Gore, ứng cử viên của đảng Dân chủ năm 2000 là đặc sắc với lập trường tranh đấu cho môi sinh của ông đang được thiên nhiên đồng tình với bão lụt càng ngày càng đe dọa đời sống con người do độ nóng của bầu khí quyển. Nhưng bất lợi của Al Gore (cũng như của John Kerry) là đã ra tranh cử và thất cử.

Người Mỹ thường không thích nhìn những bộ mặt thất bại xuất hiện. Trong khi đó bà Hillary có tất cả cái mới mẻ của một ứng cử viên. Cái gánh nặng của tòa Bạch ốc bà gánh trong tám năm làm đệ nhất phu nhân về một vài mặt nào đó thật sự là một gánh nặng, nhưng cũng có thể là một tích sản khi người dân nghĩ đến sự can đảm của bà trong nỗ lực cải tổ chế độ bảo hiểm sức khỏe quốc gia dù thất bại, và nghĩ đến những năm tháng ổn định và thăng tiến kinh tế trong thời bà cùng chồng gánh vác việc nước trong tòa Bạch ốc.

Bà Hillary còn hơn hai năm trước mắt để xác lập đường lối. Lập trường lúc ẩn lúc hiện của bà hiện nay tránh được sự đánh phá của đối phương. Bước vào năm 2008 bà xác định lập trường cũng không phải là chuyện quá khó khăn, và chưa phải là muộn.

Cái khó (hay thuận lợi") là nếu bà được đảng Dân chủ chọn thì đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ có một ứng cử viên nữ và nếu đắc cử bà mở một kỷ nguyên mới cho lịch sử Hoa Kỳ. Câu hỏi là quần chúng Hoa Kỳ đã sẵn sàng đón nhận một phụ nữ làm tổng thống chưa" Và một câu hỏi khó khăn hơn là bà Hillary có được cử tri phái nữ ủng hộ không" Câu hỏi thứ hai có thể khó trả lời hơn câu hỏi thứ nhất vì có thể dân chúng Hoa Kỳ chấp nhận một nữ tổng thống trong khi người phụ nữ Hoa Kỳ chưa sẵn sàng chấp nhận. Người phụ nữ thường khó với người cùng phái hơn là đối với phái nam.

Nhưng lịch sử của quốc gia nào cũng có lúc phải sang trang.

Trần Bình Nam

June 23, 2006

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

(1) I have said many times I regret how the president has used his authority. But I think I have a responsibility to look at this as carefully as I can and say what I believe, and what I believe is we’re in a very dangerous situation and it doesn’t lend itself to sound bites, and therefore I have resisted going along with either my colleagues who feel passionately they need to call for a date certain or colleagues who are 100 percent behind the policy and with the president and Prime Minister Blair … (“Does She Have a Platform To Stand On"”, The Washington Post National Weekly Edition June 5 -11, 2006)

(2) I don’t think like that. I approach each issue and problem from a perspective of combining my beliefs and ideals with a search for practical solutions. It doesn’t perhaps fit a preexisting box, but many of the problems we face as a nation don’t either. (“Does She Have a Platform To Stand On"”, The Washington Post Natinonal Weekly Edition June 5 -11, 2006)

(3) What’s framed all the work I have done in the Senate and all the years before that is my belief that our most important obligation is to take care of our children … and that as a nation, America should remain as a symbol of freedom and hope around the world. (“Does She Have a Platform To Stand On"”, The Washington Post Natinonal Weekly Edition June 5 -11, 2006)

(4) I was’t born a first lady or a senator, I wasn’t born a Democrat, I wasn’t born a laywer or an advocate for women’s rights and human rights. I wasn’t born a wife or mother. I was born an American in the middle of the twentieth century, a fortunate time and place. I was free to make choices unavailable to past generations of women in my own country and inconceivable to many women in the world today. I came of age on the crest of tumultuous social change and took part in the political battles fought over the meaning of America and its role in the world (Living History, trang 1).

Tài liệu tham khảo:

1. “Does She Have a Platform to Stand On"” (The Washington Post, National Weekly Edition June 5th-11th , 2006)

2. “Living History”, by Hillary Rodham Clinton, Simon & Schuster, New York

3. “Democrats get boos, cheers at 2008 audition”, Reuters June 14, 2006, The San Diego Union-Tribune June 15, 2006

4. “Doubting Hillary” by Lexington, The Economist June 17th-23rd, 2006

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.