Chỉ còn vài ngày nữa là Tết. Vậy là thêm một năm trôi qua. Thêm một ít tóc bạc trên đầu, thêm vài nét nhăn trên trán. Tình hình Phật Giáo trong nước lại thêm một năm đầy trắc trở. Trong khi có thêm nhiều vị thầy bị công an ký lệnh quản chế, thì lại có thêm một số vị thầy được nhà nước khen ngợi công trạng, trong đó có thầy còn được trao tặng huân chương. Trong khi tăng ni nhiều nước được tự do đi lại, tự do sử dụng các phương tiện TV, radio, Internet, in sách báo... để tìm phương tiện tu học và hoằng pháp, thì hầu hết tăng ni Việt Nam còn loay hoay kẹt giữa các cửa ải khó hiểu như hộ khẩu, giấy tạm trú, trình diện công an phường... Câu chuyện thực sự có gì không ổn và rất là bệnh hoạn.
Nơi đây chúng ta không trách gì công an phường hay công an thành. Họ cũng là những chúng sinh tội nghiệp thôi. Kiếp này họ có nhân duyên là oan gia trái chủ của mình, thì mới gặp nhau như thế. Tâm lượng bồ tát thì luôn luôn nhìn chúng sinh như cha mẹ mình, bất kể họ là công an hay đao phủ.
Tuy nhiên, giữa các thầy với nhau sao lại có những cách ngăn như dường không thể san bằng" Chuyện của giaó hội bây giờ hoàn toàn không giống với những gì chúng ta từng đọc trong kinh, nơi các dòng chữ được nhiều đời tụng đọc trang nghiêm.
Nơi đây chúng ta thử trích một đoạn kinh điển, khi Đức Phật dạy: "Này các Tỷ kheo! Những người đồng hạnh với các ông bị đau ốm, các ông không săn sóc cho nhau thì ai săn sóc" Các ông mỗi người đều khác họ, khác nhà, vì niềm tin mà bỏ nhà xuất gia, sống không nhà, đều cùng một họ Sa môn Thích tử, đồng tu phạm hạnh, nếu không săn sóc lẫn nhau thì ai săn sóc" Này các Tỷ kheo! Ví như các con sông Hằng, sông Diêu Phù Na, sông Tát La, sông Mê Hê chảy vào biển cả, liền mất tên cũ mà hòa chung thành một hợp thể, gọi là đại dương. Các ông cũng như vậy, ai nấy đều bỏ họ cũ mà cùng chung một họ mới là Sa môn Thích tử. Các ông không săn sóc cho nhau thì ai sẽ săn sóc"" (Trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 22, trang 455b, bản Đức Phật Thăm Bệnh do Thầy Thích Phước Sơn dịch, trên trang web http://www.khuongviet.com)
Tuy nhiên chuyện giaó hội bất hòa càng phân tích nhiều, càng biện luận nhiều thì hiển nhiên là chẳng vui gì, dễ gây thêm rạn vỡ khó hàn gắn, mà còn gây nghiệp dữ nữa. Nơi đây chúng ta thử suy nghĩ xem có thể tìm ra một điều gì khả dĩ gây nghiệp lành ngày xuân hay không"
Chúng ta cứ thử hình dung rằng vào ngày Tết, một vị Đại Lão Hòa Thượng, thí dụ như Hòa Thượng Trí Tịnh, người vừa lãnh huân chương cao nhất của nhà nước, vân du từ Sài Gòn tới Bình Định, chống gậy tới Tu Viện Nguyên Thiều thăm Đại Lão Hòa Thượng Huyền Quang, vị đang giữ chức Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất, người hiện đang gặp những cơn bệnh ngặt thường xuyên mà gần nhất là phải ra tận Hà Nội để giải phẫu.
Điều này trên nguyên tắc không có gì cần thắc mắc. Trước tiên là vì hai vị là pháp hữu từ nhiều thập niên trước, và có thể từng là bạn đồng môn từ nhiều kiếp, sau nữa cũng là phép lịch sự vì ngay khi HT Huyền Quang được cho vào Sài Gòn năm ngoái là tới thăm HT Trí Tịnh liền. Thêm nữa, không lẽ nhà nước cấm một vị sư già có huân chương cao nhất nước đi thăm bệnh một vị sư già bạn đạo -- mà có thể sẽ là lần cuối gặp nhau trong kiếp này giữa hai người.
Chúng ta cũng thử hình dung rằng cuộc nói chuyện giữa hai Hòa Thượng diễn ra như sau. Phải mở ngoặc nhỏ, nếu ông Trưởng Ban Tôn Giáo Trung Ương Ngô Yên Thi đòi ngồi giữa hai thầy, và thậm chí có đòi thu băng hay thu hình thì cũng cứ để cho nhà nước tự do làm gì thì làm. Bởi vì dưới mắt người tu hành, thì công an, dù cấp nhỏ cho chí tới cấp tướng, cũng vẫn là một chúng sinh đầy các khổ đau phiền não, và kiếp này mình không có nhân duyên độ họ thì kiếp sau mình cũng tìm cơ duyên cho họ giải thoát. Bởi vì Bồ Tát không bỏ một chúng sinh nào hết. Cho nên, nếu Ngô Yên Thi hay Nông Đức Mạnh có đòi ngồi nghe hai vị sư già thuộc hai giaó hội nói chuyện thì cứ để thế, vì do nhân duyên này chúng sinh đó kiếp sau vẫn sẽ ghi các lời từ hòa giữa quý thầy vào tạng thức, và đó sẽ là chủng tử lành cho nhiều kiếp sau vậy.
Hãy hình dung tiếp. Hòa Thượng Trí Tịnh thăm bệnh Hòa Thượng Huyền Quang.
- Bạch tôn giả! Bệnh tình của tôn giả như thế nào" Cơn đau tăng hay giảm"
Hòa Thượng Huyền Quang đáp:
- Bạch tôn giả! Cơn đau chỉ có tăng chứ không giảm.
- Hôm nay tôn giả có ăn được không"
- Thưa không được, bạch tôn giả!
- Hôm qua tôn giả ăn có được không"
- Thưa không được, bạch tôn giả!
- Hôm kia tôn giả ăn có được không"
- Cũng không được, bạch tôn giả! Tôi không được ăn nay đã 7 ngày. Nhưng tôn giả đường xa tới đây có trắc trở gì không"
- Thưa tôn giả, đườøng xa nhưng không trắc trở gì, tôi vẫn quán các pháp vô thường, vô ngã... nên lòng không ngại gì chuyện trắc trở nếu có, nên khi ngồi xe Mercedes có máy lạnh tốt lắm, nhưng nghĩ tới tôn giả và đồng bào đau khổ thì lòng tôi đau như cắt, vẫn nhìn thấy sắc trần như cõi địa ngục hàn băng...
- Thưa tôn giả Trí Tịnh, tôi cảm ơn tôn giả chịu nhiều năm thị hiện nhẫn nhục để tìm phương tiện thuận duyên hoằng pháp...
- Thưa tôn giả Huyền Quang, tôi cảm ơn tôn giả đã nhiều năm đấu tranh, chịu thị hiện hy sinh làm nghịch hạnh, quán sát nhà tù như cõi trời Đâu Suất, vì chúng sinh cõi này mà đòi quyền tự do tôn giáo... và nhờ đó mà các chúng sinh hung dữ kia mới chịu cho tôi làm Phật sự chút ít.
Thế rồi Hòa Thượng Trí Tịnh đem y của HT Huyền Quang ra giặt, xong đem đi phơi nắng, rồi thầy quét dọn sạch sẽ, dùng khăn lau lau sàn nhà, giặt giũ giường nệm, vá lại ghế dây, tắm rửa cho vị hòa thượng bệnh sạch sẽ, rồi bồng thầy đặt nằm lại trên giường....
Những hình ảnh trên là một phần mô phỏng, phóng tác theo bản kinh Phật đã dẫn trên.
Nhiều phần trong đời thực sẽ không có chuyện công an cho các thầy hai giaó hội thăm nhau thoải mái như thế. Đó là giả thuyết rằng các hòa thượng bên giáo hội nhà nước có đủ can đảm đón nhận các áp lực về mọi mặt.
Nhưng tại sao không làm thế" Nếu công an không cho vào thăm thì cứ ngồi ngoài vách mà tụng kinh cầu an cho nhau đi. Có ai cấm ngồi ngoài vách đâu. Nếu công an cấm ngồi ngoài vách, cấm bước vào cổng Tu Viện Nguyên Thiều thì các hòa thượng thăm bệnh cứ việc ngồi ngoaì cổng tam quan, lấy chuông mõ ra mà tụng kinh cho mây trời kéo về chúc lành. Không lẽ công an cũng cấm ngồi ngoài cổng chùa"
Chỉ còn một câu hỏi cuối, nếu như không làm theo lời Phật thì sẽ làm theo lời ai" Không lẽ hết một kiếp này cứ làm theo lệnh của Ban Tôn Giáo Trung Ương" Quý thầy thử đi thăm bệnh một ngày xem sao... Đã phát nguyện Bồ Tát không bỏ chúng sinh, mà sao bạn đạo lại nỡ bỏ nhau trong khi bệnh ngặt...
Nơi đây chúng ta không trách gì công an phường hay công an thành. Họ cũng là những chúng sinh tội nghiệp thôi. Kiếp này họ có nhân duyên là oan gia trái chủ của mình, thì mới gặp nhau như thế. Tâm lượng bồ tát thì luôn luôn nhìn chúng sinh như cha mẹ mình, bất kể họ là công an hay đao phủ.
Tuy nhiên, giữa các thầy với nhau sao lại có những cách ngăn như dường không thể san bằng" Chuyện của giaó hội bây giờ hoàn toàn không giống với những gì chúng ta từng đọc trong kinh, nơi các dòng chữ được nhiều đời tụng đọc trang nghiêm.
Nơi đây chúng ta thử trích một đoạn kinh điển, khi Đức Phật dạy: "Này các Tỷ kheo! Những người đồng hạnh với các ông bị đau ốm, các ông không săn sóc cho nhau thì ai săn sóc" Các ông mỗi người đều khác họ, khác nhà, vì niềm tin mà bỏ nhà xuất gia, sống không nhà, đều cùng một họ Sa môn Thích tử, đồng tu phạm hạnh, nếu không săn sóc lẫn nhau thì ai săn sóc" Này các Tỷ kheo! Ví như các con sông Hằng, sông Diêu Phù Na, sông Tát La, sông Mê Hê chảy vào biển cả, liền mất tên cũ mà hòa chung thành một hợp thể, gọi là đại dương. Các ông cũng như vậy, ai nấy đều bỏ họ cũ mà cùng chung một họ mới là Sa môn Thích tử. Các ông không săn sóc cho nhau thì ai sẽ săn sóc"" (Trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 22, trang 455b, bản Đức Phật Thăm Bệnh do Thầy Thích Phước Sơn dịch, trên trang web http://www.khuongviet.com)
Tuy nhiên chuyện giaó hội bất hòa càng phân tích nhiều, càng biện luận nhiều thì hiển nhiên là chẳng vui gì, dễ gây thêm rạn vỡ khó hàn gắn, mà còn gây nghiệp dữ nữa. Nơi đây chúng ta thử suy nghĩ xem có thể tìm ra một điều gì khả dĩ gây nghiệp lành ngày xuân hay không"
Chúng ta cứ thử hình dung rằng vào ngày Tết, một vị Đại Lão Hòa Thượng, thí dụ như Hòa Thượng Trí Tịnh, người vừa lãnh huân chương cao nhất của nhà nước, vân du từ Sài Gòn tới Bình Định, chống gậy tới Tu Viện Nguyên Thiều thăm Đại Lão Hòa Thượng Huyền Quang, vị đang giữ chức Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất, người hiện đang gặp những cơn bệnh ngặt thường xuyên mà gần nhất là phải ra tận Hà Nội để giải phẫu.
Điều này trên nguyên tắc không có gì cần thắc mắc. Trước tiên là vì hai vị là pháp hữu từ nhiều thập niên trước, và có thể từng là bạn đồng môn từ nhiều kiếp, sau nữa cũng là phép lịch sự vì ngay khi HT Huyền Quang được cho vào Sài Gòn năm ngoái là tới thăm HT Trí Tịnh liền. Thêm nữa, không lẽ nhà nước cấm một vị sư già có huân chương cao nhất nước đi thăm bệnh một vị sư già bạn đạo -- mà có thể sẽ là lần cuối gặp nhau trong kiếp này giữa hai người.
Chúng ta cũng thử hình dung rằng cuộc nói chuyện giữa hai Hòa Thượng diễn ra như sau. Phải mở ngoặc nhỏ, nếu ông Trưởng Ban Tôn Giáo Trung Ương Ngô Yên Thi đòi ngồi giữa hai thầy, và thậm chí có đòi thu băng hay thu hình thì cũng cứ để cho nhà nước tự do làm gì thì làm. Bởi vì dưới mắt người tu hành, thì công an, dù cấp nhỏ cho chí tới cấp tướng, cũng vẫn là một chúng sinh đầy các khổ đau phiền não, và kiếp này mình không có nhân duyên độ họ thì kiếp sau mình cũng tìm cơ duyên cho họ giải thoát. Bởi vì Bồ Tát không bỏ một chúng sinh nào hết. Cho nên, nếu Ngô Yên Thi hay Nông Đức Mạnh có đòi ngồi nghe hai vị sư già thuộc hai giaó hội nói chuyện thì cứ để thế, vì do nhân duyên này chúng sinh đó kiếp sau vẫn sẽ ghi các lời từ hòa giữa quý thầy vào tạng thức, và đó sẽ là chủng tử lành cho nhiều kiếp sau vậy.
Hãy hình dung tiếp. Hòa Thượng Trí Tịnh thăm bệnh Hòa Thượng Huyền Quang.
- Bạch tôn giả! Bệnh tình của tôn giả như thế nào" Cơn đau tăng hay giảm"
Hòa Thượng Huyền Quang đáp:
- Bạch tôn giả! Cơn đau chỉ có tăng chứ không giảm.
- Hôm nay tôn giả có ăn được không"
- Thưa không được, bạch tôn giả!
- Hôm qua tôn giả ăn có được không"
- Thưa không được, bạch tôn giả!
- Hôm kia tôn giả ăn có được không"
- Cũng không được, bạch tôn giả! Tôi không được ăn nay đã 7 ngày. Nhưng tôn giả đường xa tới đây có trắc trở gì không"
- Thưa tôn giả, đườøng xa nhưng không trắc trở gì, tôi vẫn quán các pháp vô thường, vô ngã... nên lòng không ngại gì chuyện trắc trở nếu có, nên khi ngồi xe Mercedes có máy lạnh tốt lắm, nhưng nghĩ tới tôn giả và đồng bào đau khổ thì lòng tôi đau như cắt, vẫn nhìn thấy sắc trần như cõi địa ngục hàn băng...
- Thưa tôn giả Trí Tịnh, tôi cảm ơn tôn giả chịu nhiều năm thị hiện nhẫn nhục để tìm phương tiện thuận duyên hoằng pháp...
- Thưa tôn giả Huyền Quang, tôi cảm ơn tôn giả đã nhiều năm đấu tranh, chịu thị hiện hy sinh làm nghịch hạnh, quán sát nhà tù như cõi trời Đâu Suất, vì chúng sinh cõi này mà đòi quyền tự do tôn giáo... và nhờ đó mà các chúng sinh hung dữ kia mới chịu cho tôi làm Phật sự chút ít.
Thế rồi Hòa Thượng Trí Tịnh đem y của HT Huyền Quang ra giặt, xong đem đi phơi nắng, rồi thầy quét dọn sạch sẽ, dùng khăn lau lau sàn nhà, giặt giũ giường nệm, vá lại ghế dây, tắm rửa cho vị hòa thượng bệnh sạch sẽ, rồi bồng thầy đặt nằm lại trên giường....
Những hình ảnh trên là một phần mô phỏng, phóng tác theo bản kinh Phật đã dẫn trên.
Nhiều phần trong đời thực sẽ không có chuyện công an cho các thầy hai giaó hội thăm nhau thoải mái như thế. Đó là giả thuyết rằng các hòa thượng bên giáo hội nhà nước có đủ can đảm đón nhận các áp lực về mọi mặt.
Nhưng tại sao không làm thế" Nếu công an không cho vào thăm thì cứ ngồi ngoài vách mà tụng kinh cầu an cho nhau đi. Có ai cấm ngồi ngoài vách đâu. Nếu công an cấm ngồi ngoài vách, cấm bước vào cổng Tu Viện Nguyên Thiều thì các hòa thượng thăm bệnh cứ việc ngồi ngoaì cổng tam quan, lấy chuông mõ ra mà tụng kinh cho mây trời kéo về chúc lành. Không lẽ công an cũng cấm ngồi ngoài cổng chùa"
Chỉ còn một câu hỏi cuối, nếu như không làm theo lời Phật thì sẽ làm theo lời ai" Không lẽ hết một kiếp này cứ làm theo lệnh của Ban Tôn Giáo Trung Ương" Quý thầy thử đi thăm bệnh một ngày xem sao... Đã phát nguyện Bồ Tát không bỏ chúng sinh, mà sao bạn đạo lại nỡ bỏ nhau trong khi bệnh ngặt...
Gửi ý kiến của bạn