Hôm Thứ Sáu 9-1-2004, bản tường trình của Sở Thống Kê Lao Động Hoa Kỳ đã cho thấy một chủ đề lớn hiện ra cho cuộc tranh cử Tổng Thống 2004, và đây cũng là điều nhiều chuyên gia tiên đoán lâu nay: tạo việc làm cho dân Mỹ.
Bản tin phân tích của BBC hôm thứ sáu gọi đây là “political fallout,” nghĩa tiếng Việt mình là ảnh hưởng phụ, hay ảnh hưởng dây chuyền, hay ảnh hưởng trật chìa. Bài phân tích này nói rằng tin về thị trường việc làm hiển nhiên là tai hại cho TT Bush, vì các đối thủ chính trị của ông đã “chỉ trích rằng TT Bush đã làm mất việc làm nhiều nhất kể từ thập niên 1930s. Nhưng các tháng gần đây, kinh tế như dường tới một điểm ngã rẽ, với mức tăng kinh tế mạnh mẽ tạo ra việc làm mới. Tuy nhiên, các dữ kiện mới cho thấy rằng cái gọi là ‘hồi phục trong khi vẫn thất nghiệp’ có thể trở thành đề tài chính trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2004 lần nữa.”
Mặt khác, bản tin CNN hôm thứ sáu ghi nhận khía cạnh phản ứng của thị trường, rằng tình hình hãng Mỹ chỉ tạo ra chút xíu việc làm thì quá thấp so với tiên đoán của Wall Street.
Việc làm bên ngoài khu vực nông nghiệp trong tháng 12 tăng chỉ có 1,000 việc làm, trong khi tháng 11 tăng 43,000 việc làm. Như thế là tháng thứ 5 liên tục tăng việc. Tuy nhiên, tai hại là không đúng như mong đợi. Theo trang web kinh tế Briefing.com, các kinh tế gia trước đó hy vọng [tháng 12] sẽ tạo ra 148,000 việc làm mới. Bill Cheney, kinh tế trưởng của công ty John Hancock Financial Services, nhận xét, “Chúng ta trước đó mong đợi ăn mừng vui vẻ Năm Mới, nhưng rồi lại bị một cú tát vào mặt bởi tấm giấy hồng [thất nghiệp].”
Trở lại bản tường trình BBC, chúng ta thấy rằng “khu vực bán lẻ Hoa Kỳ đã không thuê thêm nhân viên cho mùa lễ Giáng Sinh; thay vào đó, lại sa thải bớt 26,000 nhân viên.”
Thế cho nên, Sung Won Sohn, kinh tế trưởng của Wells Fargo Bank, gọi các con số hôm thứ sáu là “thất vọng.”
Chúng ta nơi đây lại nhìn về một bản tường trình khác của CNN/Money, để xem bản thăm dò khác. Trong các tháng gần đây, bản thăm dò hộ gia cư (household survey) lại mạnh mẽ hơn so với kết quả thăm dò doanh nghiệp (business survey) -- một dấu hiệu mà vài kinh tế gia nói là các tiểu doanh nghiệp và các doanh nghiệp tân lập đang thuê nhân viên -- nhưng các con số này lại không phản ánh trong bản thống kê sổ lương. Nhưng bản thăm dò hộ gia cư cho thấy đã có mất 54,000 việc làm hồi tháng trước (tức là tháng 12-2003). Thêm nữa, đã có 309,000 người rời bỏ lực lượng lao động, trong đó có những người ngưng tìm việc trong một thị trường lao động yếu kém -- một yếu tố cho thấy con số thất nghiệp giảm cũng vì nhiều người tin là không tìm việc nổi nữa.
Tính chung, Hoa Kỳ đã mất 2.4 triệu việc làm kể từ tháng 2-2001, thời điểm vừa trước khi đợt suy thoái gần nhất bắt đầu, đây cũng là thời kỳ đau đớn lâu nhất [về việc làm] kể từ Thế Chiến II. Gần 800,000 việc trong số việc làm đó đã biến mất kể từ khi cuộc suy thoái kết thúc trong tháng 11-2001.
Thế thì thấy rõ, Tổng Thống Bush sẽ phải giải quyết khẩn cấp tình hình việc làm, vì thời kỳ tranh cử bắt đầu sôi nổi rồi. Khi thúc đẩy cắt giảm thuế (hồi đầu năm 2003), TT Bush hứa là kế hoạch cắt thuế này sẽ tạo ra 300,000 việc làm mỗi tháng. Thế là sẽ bị chỉ trích là hứa lèo.
Rồi gần đây nữa, Bộ Trưởng Ngân Khố John Snow nói là kinh tế có thể bắt đầu tạo ra 200,000 việc làm mỗi tháng kể từ đầu tháng 10-2003. Thế là Snow cũng thành hứa lèo.
Tuy nhiên, nhìn chung, hầu hết kinh tế gia vẫn tin là tình hình thuê nhân viên mạnh mẽ sẽ xảy ra trong năm 2004, đơn giản chỉ vì kinh tế không thể cứ xuống dốc mãi và thị trường lao động không thể cứ co cụm hoài, và nhiều chỉ số đã cho thấy có chỗ nhích lên. Và National Federation of Independent Business (NFIB) nói hôm thứ sáu rằng bản thăm dò tháng 12 đối với doanh nghiệp nhỏ cho thấy các kế hoạch thuê nhân viên tới mức mạnh mẽ nhất của họ kể từ tháng 8-2000.
Nhưng còn một tai hại nữa cho kinh tế Mỹ. Đó là vấn đề lương bổng. Lương giờ trung bình đã tăng tới 15.50$, từ con số 15.47$ trong tháng 11. Và thu nhập hàng tuần trung bình thực sự đã giảm 2.08$, để chỉ còn có 522.35$. Mức tăng lương là cốt tủy cho dân chúng tiêu thụ, điều chiếm tới 2/3 nền kinh tế Mỹ.
Chưa hết, tuần lễ lao động trung bình đã giảm còn 33.7 giờ, từ con số 33.9 giờ trong tháng 11, cho thấy các doanh nghiệp đang giảm sản xuất.
Chưa hết, bản nghiên cứu khác của Forester Research cho thấy là vào năm 2015, có khoảng 3.3 triệu việc làm trong khu vực dịch vụ sẽ đưa ra ngoài đất Mỹ, hay là sẽ bị xóa bỏ vì kỹ thuật tiến bộ. John McCarthy, phân tích gia của Forester, nói là trong các việc làm bị xóa sổ đó có cả các việc kỹ sư thiết kế nhu liệu và thảo chương điện toán, hiện nhiều việc đã rời đất Mỹ. Và vào năm 2015, sẽ có 26% trong số việc làm đó sẽ biến mất vĩnh viễn, theo lời McCarthy.
Những điều đó không xa xôi gì, vì cứ xem Thung Lũng Điện Tử (Silicon Valley) thì thấy mức độ thê thảm liền.
Nếu các hiểm họa khủng bố không có diễn biến mới, thấy rõ là các chiến lược gia Dân Chủ đang bóp đầu nặn óc để chĩa mũi dùi vào lĩnh vực việc làm rồi. TT Bush có thể hình dung bây giờ ra ván cờ thế cho cuộc tuyển cử năm nay rồi vậy. Việc làm đúng là chìa khóa để vào Bạch Ốc lần này.
Bản tin phân tích của BBC hôm thứ sáu gọi đây là “political fallout,” nghĩa tiếng Việt mình là ảnh hưởng phụ, hay ảnh hưởng dây chuyền, hay ảnh hưởng trật chìa. Bài phân tích này nói rằng tin về thị trường việc làm hiển nhiên là tai hại cho TT Bush, vì các đối thủ chính trị của ông đã “chỉ trích rằng TT Bush đã làm mất việc làm nhiều nhất kể từ thập niên 1930s. Nhưng các tháng gần đây, kinh tế như dường tới một điểm ngã rẽ, với mức tăng kinh tế mạnh mẽ tạo ra việc làm mới. Tuy nhiên, các dữ kiện mới cho thấy rằng cái gọi là ‘hồi phục trong khi vẫn thất nghiệp’ có thể trở thành đề tài chính trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2004 lần nữa.”
Mặt khác, bản tin CNN hôm thứ sáu ghi nhận khía cạnh phản ứng của thị trường, rằng tình hình hãng Mỹ chỉ tạo ra chút xíu việc làm thì quá thấp so với tiên đoán của Wall Street.
Việc làm bên ngoài khu vực nông nghiệp trong tháng 12 tăng chỉ có 1,000 việc làm, trong khi tháng 11 tăng 43,000 việc làm. Như thế là tháng thứ 5 liên tục tăng việc. Tuy nhiên, tai hại là không đúng như mong đợi. Theo trang web kinh tế Briefing.com, các kinh tế gia trước đó hy vọng [tháng 12] sẽ tạo ra 148,000 việc làm mới. Bill Cheney, kinh tế trưởng của công ty John Hancock Financial Services, nhận xét, “Chúng ta trước đó mong đợi ăn mừng vui vẻ Năm Mới, nhưng rồi lại bị một cú tát vào mặt bởi tấm giấy hồng [thất nghiệp].”
Trở lại bản tường trình BBC, chúng ta thấy rằng “khu vực bán lẻ Hoa Kỳ đã không thuê thêm nhân viên cho mùa lễ Giáng Sinh; thay vào đó, lại sa thải bớt 26,000 nhân viên.”
Thế cho nên, Sung Won Sohn, kinh tế trưởng của Wells Fargo Bank, gọi các con số hôm thứ sáu là “thất vọng.”
Chúng ta nơi đây lại nhìn về một bản tường trình khác của CNN/Money, để xem bản thăm dò khác. Trong các tháng gần đây, bản thăm dò hộ gia cư (household survey) lại mạnh mẽ hơn so với kết quả thăm dò doanh nghiệp (business survey) -- một dấu hiệu mà vài kinh tế gia nói là các tiểu doanh nghiệp và các doanh nghiệp tân lập đang thuê nhân viên -- nhưng các con số này lại không phản ánh trong bản thống kê sổ lương. Nhưng bản thăm dò hộ gia cư cho thấy đã có mất 54,000 việc làm hồi tháng trước (tức là tháng 12-2003). Thêm nữa, đã có 309,000 người rời bỏ lực lượng lao động, trong đó có những người ngưng tìm việc trong một thị trường lao động yếu kém -- một yếu tố cho thấy con số thất nghiệp giảm cũng vì nhiều người tin là không tìm việc nổi nữa.
Tính chung, Hoa Kỳ đã mất 2.4 triệu việc làm kể từ tháng 2-2001, thời điểm vừa trước khi đợt suy thoái gần nhất bắt đầu, đây cũng là thời kỳ đau đớn lâu nhất [về việc làm] kể từ Thế Chiến II. Gần 800,000 việc trong số việc làm đó đã biến mất kể từ khi cuộc suy thoái kết thúc trong tháng 11-2001.
Thế thì thấy rõ, Tổng Thống Bush sẽ phải giải quyết khẩn cấp tình hình việc làm, vì thời kỳ tranh cử bắt đầu sôi nổi rồi. Khi thúc đẩy cắt giảm thuế (hồi đầu năm 2003), TT Bush hứa là kế hoạch cắt thuế này sẽ tạo ra 300,000 việc làm mỗi tháng. Thế là sẽ bị chỉ trích là hứa lèo.
Rồi gần đây nữa, Bộ Trưởng Ngân Khố John Snow nói là kinh tế có thể bắt đầu tạo ra 200,000 việc làm mỗi tháng kể từ đầu tháng 10-2003. Thế là Snow cũng thành hứa lèo.
Tuy nhiên, nhìn chung, hầu hết kinh tế gia vẫn tin là tình hình thuê nhân viên mạnh mẽ sẽ xảy ra trong năm 2004, đơn giản chỉ vì kinh tế không thể cứ xuống dốc mãi và thị trường lao động không thể cứ co cụm hoài, và nhiều chỉ số đã cho thấy có chỗ nhích lên. Và National Federation of Independent Business (NFIB) nói hôm thứ sáu rằng bản thăm dò tháng 12 đối với doanh nghiệp nhỏ cho thấy các kế hoạch thuê nhân viên tới mức mạnh mẽ nhất của họ kể từ tháng 8-2000.
Nhưng còn một tai hại nữa cho kinh tế Mỹ. Đó là vấn đề lương bổng. Lương giờ trung bình đã tăng tới 15.50$, từ con số 15.47$ trong tháng 11. Và thu nhập hàng tuần trung bình thực sự đã giảm 2.08$, để chỉ còn có 522.35$. Mức tăng lương là cốt tủy cho dân chúng tiêu thụ, điều chiếm tới 2/3 nền kinh tế Mỹ.
Chưa hết, tuần lễ lao động trung bình đã giảm còn 33.7 giờ, từ con số 33.9 giờ trong tháng 11, cho thấy các doanh nghiệp đang giảm sản xuất.
Chưa hết, bản nghiên cứu khác của Forester Research cho thấy là vào năm 2015, có khoảng 3.3 triệu việc làm trong khu vực dịch vụ sẽ đưa ra ngoài đất Mỹ, hay là sẽ bị xóa bỏ vì kỹ thuật tiến bộ. John McCarthy, phân tích gia của Forester, nói là trong các việc làm bị xóa sổ đó có cả các việc kỹ sư thiết kế nhu liệu và thảo chương điện toán, hiện nhiều việc đã rời đất Mỹ. Và vào năm 2015, sẽ có 26% trong số việc làm đó sẽ biến mất vĩnh viễn, theo lời McCarthy.
Những điều đó không xa xôi gì, vì cứ xem Thung Lũng Điện Tử (Silicon Valley) thì thấy mức độ thê thảm liền.
Nếu các hiểm họa khủng bố không có diễn biến mới, thấy rõ là các chiến lược gia Dân Chủ đang bóp đầu nặn óc để chĩa mũi dùi vào lĩnh vực việc làm rồi. TT Bush có thể hình dung bây giờ ra ván cờ thế cho cuộc tuyển cử năm nay rồi vậy. Việc làm đúng là chìa khóa để vào Bạch Ốc lần này.
Gửi ý kiến của bạn