Đầu năm Dương lịch 2004 một số dấu hiệu mới cho thấy tình hình thế giới đang hướng về một xu thế khả quan cho hòa bình và ổn định. Những mầm mống của biến chuyển này có vẻ bắt đầu từ cuối năm ngoái. Ngày 13-12-03, quân đội Mỹ bắt được Saddam Hussein. Hiển nhiên đây là một thành công rực rỡ của tình báo Mỹ nhưng quan trọng hơn hết, đây là một Saddam sống chớ không phải một Saddam chết. Và khi hắn còn sống hắn biết nói. Vậy hắn đã khai ra những gì" Tin còn được bảo mật, nhưng chỉ vài ngày sau, một sự lạ đã xẩy ra. Ngày 19-12, Tổng Thống George W.Bush và Thủ tướng Anh Tony Blair loan báo lãnh tụ Libya Muammar el-Qaddafi đã dồng ý tháo gỡ các chương trình của ông ta về vũ khí tàn sát tập thể (WMD). Có thể những đường lối ngoại giao ngầm đã rỉ tai Qaddafi về những tin tình báo mới nhất làm cho ông ta bỗng thấy thấy ngán đến tận cổ mùi vị WMD và khủng bố.
Nhưng nếu Qaddafi mong Libya sẽ được Mỹ sớm bãi bỏ mọi trừng phạt kinh tế, ông ta đã lầm. Vì Mỹ nói cần phải chờ...Chờ cái gì" Hiển nhiên người ta thấy cần phải vắt quả chanh Qaddafi cho thật kỹ. Qua đến năm 2004, ngày 6-1 báo New York Times loan tin các giới chức Mỹ tiết lộ tin Pakistan (Hồi Quốc) đã giúp Libya làm bom nguyên tử. Trước đó mấy ngày đã có tin Ấn Độ và Hồi Quốc, hai nước láng giềng thù nghịch vẫn thường hầm hè đòi tử chiến, mở cuộc họp thượng đỉnh. Đặc biệt Tổng Thống Hồi Pervez Musharraf mời Thủ tướng Ấn Atal Vajpayee đến họp. Tuần này hai ông láng giềng Ấn-Hồi có bom nguyên tử đã đạt thỏa hiệp phá vỡ bế tắc để mở hòa đàm chính thức vào tháng tới. Cả hai đều tỏ ý tin tưởng có thể giải quyết được vấn đề Kashmir gai góc nằm ở biên giới hai nước.
Pakistan và Libya là hai nước Hồi giáo nên rất có thể ông Hồi này đã mách nước kỹ thuật làm bom cho ông Hồi kia, nhưng Mỹ không thể trừng phạt Pakistan hay buộc nước này phải giải giới. Ở đây nước cờ ngoại giao của Mỹ có điểm rất tế nhị. Musharraf đã bị ám sát hụt hai lần, tình thế rất nguy hiểm, nếu ông chết hay mất chức, các phe Hồi giáo cực đoan ủng hộ khủng bố sẽ lên nắm quyền, mọi hy vọng tìm bắt Osama bin Laden sẽ tiêu tan và tiến trình xây dựng một nước Afghanistan dân chủ sẽ lâm nguy. Nhưng nguy hiểm nhất là kho vũ khí nguyên tử của Pakistan sẽ lọt vào tay khủng bố. Trước hiểm họa này, Mỹ bắt buộc phải tìm mọi cách củng cố địa vị của Musharraf, đồng thời Ấn Độ cũng thấy bị hăm dọa hơn trước nên phải tìm thế hòa làm sao cho Musharraf tồn tại, vì với một chính quyền Hồi giáo quá khích ở Pakistan mọi hy vọng hòa đàm sẽ không thể có, mà chỉ có viễn tượng chiến tranh nguyên tử xẩy ra bất cứ lúc nào.
Tình hình Ấn-Hồi cũng như việc Qadaffi phải chấp nhận hủy bỏ chương trình vũ khí hạt nhân có thể đã làm rúng động lãnh tụ Kim Chánh Nhật nên hôm thứ ba vừa qua Bắc Hàn nói sẽ ngưng mọi cuộc thí nghiệm và sản xuất vũ khí nguyên tử vì mục tiêu hòa bình, coi như bước đầu cho một giải pháp bao quát về vũ khí nguyên tử. Bắc Hàn vẫn đòi phải đổi lấy viện trợ và muốn Mỹ xóa tên Bắc Hàn trong danh sách những nước ủng hộ khủng bố. Vấn đề vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn có hy vọng được giải quyết vì một phái đoàn không chính thức của Mỹ đã đến Bắc Hàn ngay sau đó để đi quan sát mhà máy nguyên tử ở Yongbyon.
Tại Trung Đông vẫn còn một điểm nóng gay go là cuộc xung đột Israel-Palestine. Hôm thứ tư 7-1, trước áp lực gia tăng của Mỹ về lộ trình hòa bình, Thủ tướng Ariel Sharon của Israel đưa đề nghị sẽ tháo gỡ 28 tiền đồn Do Thái đặt trái phép ở Tây Ngạn kể từ tháng 3 năm 2001. Tuy nhiên ngay sau đó, quân Israel đã bắn chết 3 người Palestine ở Tây ngạn. Chủ tịch Yasser Arafat đã gạt bỏ đề nghị của Sharon, coi như không có ý nghĩa gì. Theo một số nhà quan sát, Israel từ mấy năm qua đã xây dựng thêm đến 60 tiền đồn trên phần đất của Palestine. Các giới chức của Arafat tố cáo các tiền đồn đó mọc ra là nhằm phân tán lãnh thổ Tây ngạn thành từng mảnh nhỏ, làm trở ngại việc thành lập một quốc gia Palestine độc lập. Tuần trước Sharon quyết định mở rộng thêm khu định cư Do Thái ở Cao nguyên Golan do Israel chiếm được của Syria. Việc này làm Syria nổi giận và công khai đòi hỏi Syria cũng phải có bom nguyên tử. Yêu sách này là một tiếng đàn lỗi nhịp trong lúc chương trình giải trừ vũ khí nguyên tử của TT Bush đang có hy vọng tiến mạnh. Sự thật Syria chỉ muốn làm nổi bật vấn đề để tố cáo Israel đang cản trở tiến trình hòa bình ở Trung Đông. Nếu cuộc xung đột Israel-Palestine không được giải quyết ổn thỏa, việc thành lập một chính quyền dân chủ hậu Saddam ở Iraq sẽ gập nhiều khó khăn.
Cố nhiên những diễn biến mới của đầu năm 2004 chỉ là những dấu hiệu tiên khởi một xu thế mới, tất cả còn tùy thuộc tài lãnh đạo của những người cầm đầu các nước liên hệ cũng như sự thúc đẩy của dư luận thế giới. Về điểm này có một sự bất ngờ xẩy ra, một tai ương do Trời định. Đó là một cuộc động đất rất dữ dội ở Iran khiến có tới 40,000 người chết. Iran là một nước Hồi giáo theo chế độ cai trị thần quyền chớ không phải thế quyền. Vậy mà Tổng Thống nước này đã phải kêu gọi thế giới giúp đỡ. Ngay lập tức đã có đến 40 nước gửi viện trợ và các phái đoàn cấp cứu đến, và một trong những nước đầu tiên tích cực giúp đỡ là Mỹ. Sự kiện này rất có ý nghĩa. Nó cho thấy trên thế giới ngày nay, bất cứ nước nào dù độc quyền tôn giáo cai trị hay độc tài do phe đảng cai trị cũng không thể sống cô lập như một hoang đảo giữa biển, bất chấp thế giới bên ngoài. Nó cũng là một bài học cho tất cả những chế độ cai trị đang được thành hình sau nạn độc tài, để cho thấy chỉ có một chế độ dân chủ mới có thể sống giữa cộng đồng thế giới.
Sức mạnh đã có lý, siêu cường Mỹ có khả năng làm thay đổi thế giới. Nhưng nếu nói sức mạnh có lý, cũng cần phải nói thêm cho rõ "kẻ có lý là kẻ mạnh nhất" cho đúng câu châm ngôn tiềm ẩn vẻ mỉa mai của dân Pháp. Có sức mạnh nhất bao giờ cũng thắng, nhưng sức mạnh đó không phải chỉ để giết kẻ ác mà còn phải biết làm sao mua được trái tim con người.
Nhưng nếu Qaddafi mong Libya sẽ được Mỹ sớm bãi bỏ mọi trừng phạt kinh tế, ông ta đã lầm. Vì Mỹ nói cần phải chờ...Chờ cái gì" Hiển nhiên người ta thấy cần phải vắt quả chanh Qaddafi cho thật kỹ. Qua đến năm 2004, ngày 6-1 báo New York Times loan tin các giới chức Mỹ tiết lộ tin Pakistan (Hồi Quốc) đã giúp Libya làm bom nguyên tử. Trước đó mấy ngày đã có tin Ấn Độ và Hồi Quốc, hai nước láng giềng thù nghịch vẫn thường hầm hè đòi tử chiến, mở cuộc họp thượng đỉnh. Đặc biệt Tổng Thống Hồi Pervez Musharraf mời Thủ tướng Ấn Atal Vajpayee đến họp. Tuần này hai ông láng giềng Ấn-Hồi có bom nguyên tử đã đạt thỏa hiệp phá vỡ bế tắc để mở hòa đàm chính thức vào tháng tới. Cả hai đều tỏ ý tin tưởng có thể giải quyết được vấn đề Kashmir gai góc nằm ở biên giới hai nước.
Pakistan và Libya là hai nước Hồi giáo nên rất có thể ông Hồi này đã mách nước kỹ thuật làm bom cho ông Hồi kia, nhưng Mỹ không thể trừng phạt Pakistan hay buộc nước này phải giải giới. Ở đây nước cờ ngoại giao của Mỹ có điểm rất tế nhị. Musharraf đã bị ám sát hụt hai lần, tình thế rất nguy hiểm, nếu ông chết hay mất chức, các phe Hồi giáo cực đoan ủng hộ khủng bố sẽ lên nắm quyền, mọi hy vọng tìm bắt Osama bin Laden sẽ tiêu tan và tiến trình xây dựng một nước Afghanistan dân chủ sẽ lâm nguy. Nhưng nguy hiểm nhất là kho vũ khí nguyên tử của Pakistan sẽ lọt vào tay khủng bố. Trước hiểm họa này, Mỹ bắt buộc phải tìm mọi cách củng cố địa vị của Musharraf, đồng thời Ấn Độ cũng thấy bị hăm dọa hơn trước nên phải tìm thế hòa làm sao cho Musharraf tồn tại, vì với một chính quyền Hồi giáo quá khích ở Pakistan mọi hy vọng hòa đàm sẽ không thể có, mà chỉ có viễn tượng chiến tranh nguyên tử xẩy ra bất cứ lúc nào.
Tình hình Ấn-Hồi cũng như việc Qadaffi phải chấp nhận hủy bỏ chương trình vũ khí hạt nhân có thể đã làm rúng động lãnh tụ Kim Chánh Nhật nên hôm thứ ba vừa qua Bắc Hàn nói sẽ ngưng mọi cuộc thí nghiệm và sản xuất vũ khí nguyên tử vì mục tiêu hòa bình, coi như bước đầu cho một giải pháp bao quát về vũ khí nguyên tử. Bắc Hàn vẫn đòi phải đổi lấy viện trợ và muốn Mỹ xóa tên Bắc Hàn trong danh sách những nước ủng hộ khủng bố. Vấn đề vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn có hy vọng được giải quyết vì một phái đoàn không chính thức của Mỹ đã đến Bắc Hàn ngay sau đó để đi quan sát mhà máy nguyên tử ở Yongbyon.
Tại Trung Đông vẫn còn một điểm nóng gay go là cuộc xung đột Israel-Palestine. Hôm thứ tư 7-1, trước áp lực gia tăng của Mỹ về lộ trình hòa bình, Thủ tướng Ariel Sharon của Israel đưa đề nghị sẽ tháo gỡ 28 tiền đồn Do Thái đặt trái phép ở Tây Ngạn kể từ tháng 3 năm 2001. Tuy nhiên ngay sau đó, quân Israel đã bắn chết 3 người Palestine ở Tây ngạn. Chủ tịch Yasser Arafat đã gạt bỏ đề nghị của Sharon, coi như không có ý nghĩa gì. Theo một số nhà quan sát, Israel từ mấy năm qua đã xây dựng thêm đến 60 tiền đồn trên phần đất của Palestine. Các giới chức của Arafat tố cáo các tiền đồn đó mọc ra là nhằm phân tán lãnh thổ Tây ngạn thành từng mảnh nhỏ, làm trở ngại việc thành lập một quốc gia Palestine độc lập. Tuần trước Sharon quyết định mở rộng thêm khu định cư Do Thái ở Cao nguyên Golan do Israel chiếm được của Syria. Việc này làm Syria nổi giận và công khai đòi hỏi Syria cũng phải có bom nguyên tử. Yêu sách này là một tiếng đàn lỗi nhịp trong lúc chương trình giải trừ vũ khí nguyên tử của TT Bush đang có hy vọng tiến mạnh. Sự thật Syria chỉ muốn làm nổi bật vấn đề để tố cáo Israel đang cản trở tiến trình hòa bình ở Trung Đông. Nếu cuộc xung đột Israel-Palestine không được giải quyết ổn thỏa, việc thành lập một chính quyền dân chủ hậu Saddam ở Iraq sẽ gập nhiều khó khăn.
Cố nhiên những diễn biến mới của đầu năm 2004 chỉ là những dấu hiệu tiên khởi một xu thế mới, tất cả còn tùy thuộc tài lãnh đạo của những người cầm đầu các nước liên hệ cũng như sự thúc đẩy của dư luận thế giới. Về điểm này có một sự bất ngờ xẩy ra, một tai ương do Trời định. Đó là một cuộc động đất rất dữ dội ở Iran khiến có tới 40,000 người chết. Iran là một nước Hồi giáo theo chế độ cai trị thần quyền chớ không phải thế quyền. Vậy mà Tổng Thống nước này đã phải kêu gọi thế giới giúp đỡ. Ngay lập tức đã có đến 40 nước gửi viện trợ và các phái đoàn cấp cứu đến, và một trong những nước đầu tiên tích cực giúp đỡ là Mỹ. Sự kiện này rất có ý nghĩa. Nó cho thấy trên thế giới ngày nay, bất cứ nước nào dù độc quyền tôn giáo cai trị hay độc tài do phe đảng cai trị cũng không thể sống cô lập như một hoang đảo giữa biển, bất chấp thế giới bên ngoài. Nó cũng là một bài học cho tất cả những chế độ cai trị đang được thành hình sau nạn độc tài, để cho thấy chỉ có một chế độ dân chủ mới có thể sống giữa cộng đồng thế giới.
Sức mạnh đã có lý, siêu cường Mỹ có khả năng làm thay đổi thế giới. Nhưng nếu nói sức mạnh có lý, cũng cần phải nói thêm cho rõ "kẻ có lý là kẻ mạnh nhất" cho đúng câu châm ngôn tiềm ẩn vẻ mỉa mai của dân Pháp. Có sức mạnh nhất bao giờ cũng thắng, nhưng sức mạnh đó không phải chỉ để giết kẻ ác mà còn phải biết làm sao mua được trái tim con người.
Gửi ý kiến của bạn