Hôm thứ Tư 28/1/04 Lord Brian Hutton, vị thẩm phán được kính nể của nước Anh công bố bản báo cáo dài 328 trang liên quan đến vụ tự sát của tiến sĩ David Kelly. Tiến sĩ Kelly công chức thuộc bộ quốc phòng Anh và từng là chuyên viên về vũ khí của Liên hiệp quốc. Ông cắt cổ tay tự sát ngày 17/7/2003 sau một thời gian tranh chấp nhì nhằng hai tháng giữa đài BBC và chính phủ Anh. Đài BBC là một cơ cấu thuộc chính phủ Anh thành lập từ năm 1922 và có quy chế hoàn toàn độc lập với chính quyền. Nhờ quy chế độc lập, BBC trở thành một cơ sở truyền thông có uy tín nhất thế giới. Tháng 5 năm 2003 (một tháng sau khi quân đội Mỹ tiến vào thủ đô Baghdad lật đổ chế độ Saddam Hussein) ký giả Andrew Gilligan, nhân viên BBC, qua làn sóng điện và tiếp theo là một bài báo, loan tin thủ tướng Blair ngụy tạo tin tức về khả năng vũ khí của Saddam Hussein. Bản tin đó có tầm vóc đe dọa chức vụ của thủ tướng Tony Blair. Để đỡ đòn, chính phủ Anh tiết lộ tiến sĩ Kelly là người đã tiếp xúc và cung cấp tin không chính xác đó cho nhà báo Gilligan. Sau khi bị Quốc hội lôi ra chất vấn, tiến sĩ David Kelly tự sát cho rằng ông đã là vật hy sinh trong cuộc tranh chấp giữa đài BBC và chính phủ. Trước dư luận nghi ngờ tiến sĩ Kelly bị giết để ém miệng, thủ tướng Tony Blair bổ nhiệm thẩm phán Lord Brian Hutton mở cuộc điều tra tìm sự thật.
Nhưng sự thật về cái chết của tiến sĩ David Kelly không quan trọng bằng câu hỏi "chính phủ Tony Balir có phóng đại tin tức để có cớ hỗ trợ Hoa Kỳ đánh Iraq không"" mà Lord Brian Hutton phải trả lời. Quan trọng vì nó liên quan đến vấn nạn thế giới là cuộc chiến tranh tại Iraq mà Hoa Kỳ và Anh đang dính líu vào.
Chính vì sự quan trọng của nó mà không những người Anh, người Mỹ mà cả thế giới chờ đợi bản báo cáo của Lord Hutton, cũng như năm 1964 dân chúng Mỹ và thế giới chờ đợi bản báo cáo của ông chủ tịch Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ Earl Warren về vụ ám sát tổng thống John F. Kennedy.
Bản báo cáo của Lord Brian Hutton kết luận rằng tiến sĩ David Kelly quả đã tự sát như một quyết định cá nhân, thủ tướng Blair không ngụy tạo tin tức, và đài BBC thiếu thận trọng trong việc loan tin. Một người sung sướng là thủ tướng Blair. Hai người nhận trách nhiệm và từ chức là ông Gavyn Davies Chủ tịch Hội đồng Quản trị BBC và ông Tổng giám đốc Greg Dyke. Trong khi đó Lord Richard Ryder, người tạm thời nhận chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị BBC chính thức lên tiếng nhìn nhận lỗi lầm, xin lỗi bất cứ ai thanh danh bị tổn thương và cho biết đài BBC đang thực hiện những cải tổ cần thiết kể cả việc tuyển mộ và huấn luyện nhân viên.
Nhưng bản báo cáo của Lord Hutton có trung thực không" Đó là một câu hỏi lớn. Ngược dòng thời gian, cách đây 40 năm, vào tháng 9 năm 1964 khi bản điều tra của Ủy ban Warren (Earl Warren, Chủ tịch Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, chủ tịch Ủy ban điều tra về các chết của tổng thống Kennedy do tổng thống Johnson bổ nhiệm, gọi là Warren Commission) phổ biến kết luận rằng chỉ có một người đơn độc là Lee Harvey Oswald muốn giết tổng thống Kennedy và tự mình thực hiện, không có ai, không có tổ chức nào, cơ quan nào hay thế lực quốc tế nào giúp đỡ tiếp tay thì dư luận Âu châu với kinh nghiệm về các vụ ám sát chính trị đã nghi ngờ tính chính xác của bản báo cáo. Cho đến nay vẫn không có gì chính thức nói khác kết luận của bản báo cáo của ông Warren nhưng hình như có một sự đồng thuận rằng đã có một thế lực nào đó, tình báo Liên bang Xô viết ("), Cuba (") kết hợp với thành phần cực hữu Hoa Kỳ (") ... liên kết với nhau giết tổng thống Kennedy. Và rằng Ủy ban Warren biết rõ điều này nhưng không thể nói ra. Nói ra có thể gây ra thế giới chiến tranh, một cuộc chiến tranh nguyên tử toàn diệt thế giới, hay tạo ra một khủng hoảng Hiến pháp tại Hoa Kỳ. Cho nên mọi chuyện cứ đổ lên đầu của Lee H. Oswald lúc đó đã chết là êm chuyện.
Thẩm phán Brian Hutton có thể đã đứng trước một vấn nạn tương tự. Nói sự thật chăng" Tony Blair mất uy tín hay từ chức không quan trọng. Quan trọng là làm mất căn bản của sự tham gia cuộc chiến của Anh quốc tại Iraq. Và nước Anh sẽ đi vào một ngõ cụt không lối thoát. Lord Brian Hutton đã hành động để cứu nước Anh như trước đây ông chủ tịch Earl Warren đã hành động để cứu nước Mỹ. Họ không nói sự thật họ biết, nhưng họ không phải là người xấu.
Người đầu tiên không tin sự trung thực của bản báo cáo Hutton là ông Gavyn Davies, chủ tịch Hội đồng Quản trị BBC, mặc dù ông từ chức chỉ vài giờ sau khi bản báo cáo của Lord Brian Hutton được công bố. Ông nói, có nhiều bằng chứng nếu dùng sẽ làm cho những kết luận của ông Hutton không đứng vững đã bị bỏ qua, và rằng ông "được dạy dỗ rằng mình không thể làm trọng tài cho chính mình, và quyết định của trọng tài là chung quyết, và theo truyền thống hành chánh của nước Anh người đứng đầu phải chịu trách nhiệm mọi chuyện." Có lẽ ông Chủ tịch Gavyn Davie, ông Tổng giám đốc Grey Dyke đã từ chức, và ông xử lý thường vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Lord Richard Ryder đã công khai nhận lỗi cho đài BBC là họ đã tự nguyện tham gia trò chơi chính trị vì quyền lợi của nước Anh.
Thế giới văn minh vận hành trên những nguyên tắc dân chủ, công khai, dựa vào lẽ phải. Nhưng quan hệ giữa các thế lực trên thế giới bước vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 trở nên càng lúc càng xoắn vào nhau thành một dây xoắn phức tạp đến độ khi cần gỡ phải dùng đến chính trị.
Khởi đầu như đã nói - là bản báo cáo của thẩm phán Warren về cái chết của tổng thống Kennedy. Rồi nhiều năm sau những điều rất tôn kính cũng bị méo mó bởi chính trị. Giải hòa bình Nobel là một. Năm 1973 Henry Kissinger và Lê Đức Thọ được giải, năm 1994 Yaser Arafat chia giải với thủ tướng Do Thái Yitzhak Rabin và bộ trưởng ngoại giao Shimon Perez, và năm 2000 tổng thống Nam Hàn Kim Đại Trọng một mình một chợ chiếm giải hòa bình. Trong những người đó may ra chỉ có thủ tướng Rabin là người chủ trương hòa bình, còn những người khác không ai xứng đáng nhận giải hòa bình Nobel. Kissinger chỉ muốn tỏ ra mình giỏi giúp Hoa Kỳ ra khỏi nước cờ bí của chiến tranh Việt Nam, Lê Đức Thọ chỉ muốn thôn tính miền nam Việt Nam, Yaser Arafat chỉ muốn phục hồi nước Palestine và tiêu diệt Do Thái và Kim Đại Trọng đã gián tiếp mua giải hòa bình Nobel với cái giá 500 triệu mỹ kim (ông Kim đã đút lót Bắc Hàn 500 triệu mỹ kim để được nhà độc tài Kim Chính Nhật đón tiếp tại Bình Nhưỡng tạo ra ảo tưởng lò thuốc súng trên bán đảo Triều Tiên đã được tháo ngòi). Không phải những người Na Uy trong ủy ban chọn lựa người được giải không biết những điều đó, nhưng họ muốn dùng uy tín của giải hòa bình Nobel để đẩy những nhân vật đó vào cái thế phải làm hòa bình. Thế giới đã đến độ bảo hòa vì những mâu thuẩn quốc tế nên phương thuốc nào dùng được đều tốt cả.
Bản báo cáo của Lord Brian Hutton có thể cũng chỉ là một phương thuốc cần thiết để làm cho thế giới dù còn bất công, còn mạnh hiếp yếu cũng không đến nổi phải nổ tung.
Tuy nhiên bản báo cáo của Lord Hutton cùng một lúc bắn được hai con chim. Con chim ổn định và con chim BBC. BBC có thể không đáng nhận hết mọi trách cứ như nguyên văn trách cứ nặng nề trong bản báo cáo của Lord Hutton (xã luận thiếu kiểm soát và có thái độ thiếu nghiêm chỉnh khi bị phê bình) nhưng cũng đã đến lúc BBC cần được chỉnh đốn lại. Với quy chế rộng rãi, độc lập với chính quyền có thể BBC đã đi quá xa, nghiêng về phía tả như một cái "mốt" trong các bản tin, bình luận và phỏng vấn, và cái thái độ nhẹ nhàng thiên tả này đã biến thành một thứ "văn hóa" của đài BBC, lây lan qua thế giới vụ. Gần đây không phải vô cớ mà cộng đồng người Việt tại hải ngoại vốn yêu chuộng và thích nghe chương trình Việt ngữ của đài BBC than phiền về tính cách khá một chiều của chương trình này. Đã đến lúc những người trách nhiệm BBC để mắt đến sự tuyển mộ nhân sự của các chương trình trong thế giới vụ. Nếu những người yêu chuộng tự do ngôn luận đồng ý với tờ Guardian (trung tả) rằng BBC cần duy trì tính cách độc lập, những người này cũng đồng ý với tờ Daily Telegraph (trung hữu) rằng nếu BBC muốn duy trì qui chế độc lập cần thiết của mình BBC cần thoát ra khỏi cái khuynh hướng "nhẹ nhàng thiên tả", cái mà tờ Daily Telegraph gọi là "an inbuilt soft-left bias".
Bà Margaret Thacher, người thầy của nhiều thế hệ tổng thống Hoa Kỳ có nói rằng, "tình báo chỉ có giá trị chừng nào chúng được giữ mật và giúp nhà chính trị lấy quyết định cho đúng, không bao giờ nên dùng tin tức tình báo cho mục tiêu chính trị". Không ai có thể tranh luận với bà Thatcher về phát biểu có tính chân lý đó. Nhưng vấn nạn là những mâu thuẩn của thế giới đã đến độ bảo hòa mà không dùng chính trị thì không giải quyết được gì cả.
Jan. 30, 2004
Trần Bình Nam
binhnam@earthlink.net
http://www.vnet.org/tbn
Tài liệu tham khảo:
1. "Inquiry Clears Blair of Charge on Iraq" by John Daniszewski Los Angeles Times Jan. 29, 2004
2. "Second BBC Official Resigns" by John Daniszewski Los Angeles Times Jan. 30, 2004
3. "Blair Survives an Ordeal" from The Economist Global Agenda Jan 29, 2004
Nhưng sự thật về cái chết của tiến sĩ David Kelly không quan trọng bằng câu hỏi "chính phủ Tony Balir có phóng đại tin tức để có cớ hỗ trợ Hoa Kỳ đánh Iraq không"" mà Lord Brian Hutton phải trả lời. Quan trọng vì nó liên quan đến vấn nạn thế giới là cuộc chiến tranh tại Iraq mà Hoa Kỳ và Anh đang dính líu vào.
Chính vì sự quan trọng của nó mà không những người Anh, người Mỹ mà cả thế giới chờ đợi bản báo cáo của Lord Hutton, cũng như năm 1964 dân chúng Mỹ và thế giới chờ đợi bản báo cáo của ông chủ tịch Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ Earl Warren về vụ ám sát tổng thống John F. Kennedy.
Bản báo cáo của Lord Brian Hutton kết luận rằng tiến sĩ David Kelly quả đã tự sát như một quyết định cá nhân, thủ tướng Blair không ngụy tạo tin tức, và đài BBC thiếu thận trọng trong việc loan tin. Một người sung sướng là thủ tướng Blair. Hai người nhận trách nhiệm và từ chức là ông Gavyn Davies Chủ tịch Hội đồng Quản trị BBC và ông Tổng giám đốc Greg Dyke. Trong khi đó Lord Richard Ryder, người tạm thời nhận chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị BBC chính thức lên tiếng nhìn nhận lỗi lầm, xin lỗi bất cứ ai thanh danh bị tổn thương và cho biết đài BBC đang thực hiện những cải tổ cần thiết kể cả việc tuyển mộ và huấn luyện nhân viên.
Nhưng bản báo cáo của Lord Hutton có trung thực không" Đó là một câu hỏi lớn. Ngược dòng thời gian, cách đây 40 năm, vào tháng 9 năm 1964 khi bản điều tra của Ủy ban Warren (Earl Warren, Chủ tịch Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, chủ tịch Ủy ban điều tra về các chết của tổng thống Kennedy do tổng thống Johnson bổ nhiệm, gọi là Warren Commission) phổ biến kết luận rằng chỉ có một người đơn độc là Lee Harvey Oswald muốn giết tổng thống Kennedy và tự mình thực hiện, không có ai, không có tổ chức nào, cơ quan nào hay thế lực quốc tế nào giúp đỡ tiếp tay thì dư luận Âu châu với kinh nghiệm về các vụ ám sát chính trị đã nghi ngờ tính chính xác của bản báo cáo. Cho đến nay vẫn không có gì chính thức nói khác kết luận của bản báo cáo của ông Warren nhưng hình như có một sự đồng thuận rằng đã có một thế lực nào đó, tình báo Liên bang Xô viết ("), Cuba (") kết hợp với thành phần cực hữu Hoa Kỳ (") ... liên kết với nhau giết tổng thống Kennedy. Và rằng Ủy ban Warren biết rõ điều này nhưng không thể nói ra. Nói ra có thể gây ra thế giới chiến tranh, một cuộc chiến tranh nguyên tử toàn diệt thế giới, hay tạo ra một khủng hoảng Hiến pháp tại Hoa Kỳ. Cho nên mọi chuyện cứ đổ lên đầu của Lee H. Oswald lúc đó đã chết là êm chuyện.
Thẩm phán Brian Hutton có thể đã đứng trước một vấn nạn tương tự. Nói sự thật chăng" Tony Blair mất uy tín hay từ chức không quan trọng. Quan trọng là làm mất căn bản của sự tham gia cuộc chiến của Anh quốc tại Iraq. Và nước Anh sẽ đi vào một ngõ cụt không lối thoát. Lord Brian Hutton đã hành động để cứu nước Anh như trước đây ông chủ tịch Earl Warren đã hành động để cứu nước Mỹ. Họ không nói sự thật họ biết, nhưng họ không phải là người xấu.
Người đầu tiên không tin sự trung thực của bản báo cáo Hutton là ông Gavyn Davies, chủ tịch Hội đồng Quản trị BBC, mặc dù ông từ chức chỉ vài giờ sau khi bản báo cáo của Lord Brian Hutton được công bố. Ông nói, có nhiều bằng chứng nếu dùng sẽ làm cho những kết luận của ông Hutton không đứng vững đã bị bỏ qua, và rằng ông "được dạy dỗ rằng mình không thể làm trọng tài cho chính mình, và quyết định của trọng tài là chung quyết, và theo truyền thống hành chánh của nước Anh người đứng đầu phải chịu trách nhiệm mọi chuyện." Có lẽ ông Chủ tịch Gavyn Davie, ông Tổng giám đốc Grey Dyke đã từ chức, và ông xử lý thường vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Lord Richard Ryder đã công khai nhận lỗi cho đài BBC là họ đã tự nguyện tham gia trò chơi chính trị vì quyền lợi của nước Anh.
Thế giới văn minh vận hành trên những nguyên tắc dân chủ, công khai, dựa vào lẽ phải. Nhưng quan hệ giữa các thế lực trên thế giới bước vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 trở nên càng lúc càng xoắn vào nhau thành một dây xoắn phức tạp đến độ khi cần gỡ phải dùng đến chính trị.
Khởi đầu như đã nói - là bản báo cáo của thẩm phán Warren về cái chết của tổng thống Kennedy. Rồi nhiều năm sau những điều rất tôn kính cũng bị méo mó bởi chính trị. Giải hòa bình Nobel là một. Năm 1973 Henry Kissinger và Lê Đức Thọ được giải, năm 1994 Yaser Arafat chia giải với thủ tướng Do Thái Yitzhak Rabin và bộ trưởng ngoại giao Shimon Perez, và năm 2000 tổng thống Nam Hàn Kim Đại Trọng một mình một chợ chiếm giải hòa bình. Trong những người đó may ra chỉ có thủ tướng Rabin là người chủ trương hòa bình, còn những người khác không ai xứng đáng nhận giải hòa bình Nobel. Kissinger chỉ muốn tỏ ra mình giỏi giúp Hoa Kỳ ra khỏi nước cờ bí của chiến tranh Việt Nam, Lê Đức Thọ chỉ muốn thôn tính miền nam Việt Nam, Yaser Arafat chỉ muốn phục hồi nước Palestine và tiêu diệt Do Thái và Kim Đại Trọng đã gián tiếp mua giải hòa bình Nobel với cái giá 500 triệu mỹ kim (ông Kim đã đút lót Bắc Hàn 500 triệu mỹ kim để được nhà độc tài Kim Chính Nhật đón tiếp tại Bình Nhưỡng tạo ra ảo tưởng lò thuốc súng trên bán đảo Triều Tiên đã được tháo ngòi). Không phải những người Na Uy trong ủy ban chọn lựa người được giải không biết những điều đó, nhưng họ muốn dùng uy tín của giải hòa bình Nobel để đẩy những nhân vật đó vào cái thế phải làm hòa bình. Thế giới đã đến độ bảo hòa vì những mâu thuẩn quốc tế nên phương thuốc nào dùng được đều tốt cả.
Bản báo cáo của Lord Brian Hutton có thể cũng chỉ là một phương thuốc cần thiết để làm cho thế giới dù còn bất công, còn mạnh hiếp yếu cũng không đến nổi phải nổ tung.
Tuy nhiên bản báo cáo của Lord Hutton cùng một lúc bắn được hai con chim. Con chim ổn định và con chim BBC. BBC có thể không đáng nhận hết mọi trách cứ như nguyên văn trách cứ nặng nề trong bản báo cáo của Lord Hutton (xã luận thiếu kiểm soát và có thái độ thiếu nghiêm chỉnh khi bị phê bình) nhưng cũng đã đến lúc BBC cần được chỉnh đốn lại. Với quy chế rộng rãi, độc lập với chính quyền có thể BBC đã đi quá xa, nghiêng về phía tả như một cái "mốt" trong các bản tin, bình luận và phỏng vấn, và cái thái độ nhẹ nhàng thiên tả này đã biến thành một thứ "văn hóa" của đài BBC, lây lan qua thế giới vụ. Gần đây không phải vô cớ mà cộng đồng người Việt tại hải ngoại vốn yêu chuộng và thích nghe chương trình Việt ngữ của đài BBC than phiền về tính cách khá một chiều của chương trình này. Đã đến lúc những người trách nhiệm BBC để mắt đến sự tuyển mộ nhân sự của các chương trình trong thế giới vụ. Nếu những người yêu chuộng tự do ngôn luận đồng ý với tờ Guardian (trung tả) rằng BBC cần duy trì tính cách độc lập, những người này cũng đồng ý với tờ Daily Telegraph (trung hữu) rằng nếu BBC muốn duy trì qui chế độc lập cần thiết của mình BBC cần thoát ra khỏi cái khuynh hướng "nhẹ nhàng thiên tả", cái mà tờ Daily Telegraph gọi là "an inbuilt soft-left bias".
Bà Margaret Thacher, người thầy của nhiều thế hệ tổng thống Hoa Kỳ có nói rằng, "tình báo chỉ có giá trị chừng nào chúng được giữ mật và giúp nhà chính trị lấy quyết định cho đúng, không bao giờ nên dùng tin tức tình báo cho mục tiêu chính trị". Không ai có thể tranh luận với bà Thatcher về phát biểu có tính chân lý đó. Nhưng vấn nạn là những mâu thuẩn của thế giới đã đến độ bảo hòa mà không dùng chính trị thì không giải quyết được gì cả.
Jan. 30, 2004
Trần Bình Nam
binhnam@earthlink.net
http://www.vnet.org/tbn
Tài liệu tham khảo:
1. "Inquiry Clears Blair of Charge on Iraq" by John Daniszewski Los Angeles Times Jan. 29, 2004
2. "Second BBC Official Resigns" by John Daniszewski Los Angeles Times Jan. 30, 2004
3. "Blair Survives an Ordeal" from The Economist Global Agenda Jan 29, 2004
Gửi ý kiến của bạn