Hôm nay,  

Diễn Biến Chiến Tranh Sinh Hóa Học Trên Thế Giới

24/11/200100:00:00(Xem: 6669)
Chiến tranh sinh hóa học ngày nay đột nhiên trở thành đề tài bàn cãi sôi nổi. Thực vậy, sau biến cố bệnh Than, mọi người đột nhiên thức tỉnh chiến tranh sinh hóa học, thứ chiến tranh đã có từ lâu, bây giờ lại bộc phát trở lại.

Vậy, chúng ta hãy thử sơ lược duyệt tiểu sử chiến tranh sinh hóa học.

Ngày xưa, người La Mã khởi sự chiến tranh sinh vật học bằng cách quẳng xác chết súc vật vào nước uống của quân thù. Lúc đó họ chỉ muốn làm địch quân hoang mang bỏ chạy và lợi dụng cơ hội để dễ chiến thắng khi lâm trận. Quân Tartars ném xác chết bệnh dịch hạch khi tấn công thành Kaffa, nhưng họ đã vô tình gây bệnh dịch hạch lan tràn khắp Âu Châu giết hại 25 triệu người (History of Biological Warfare, www.Library.thinkquest.org, 2001). Trong cuộc nội chiến Hiệp Chủng Quốc, người Anh phân phát chăn mùng chứa siêu vi trùng đậu mùa cho thổ dân Bắc Mỹ châu đã tiêu diệt 56 triệu người Mễ và dân da đỏ ( Smallpox diseases associated with biological warfare, www.nursingceu.com, 2001).

Năm 1918, người Nhật thành lâp đội quân đầu tiên tác chiến dùng sinh hóa học làm vũ khí. Năm 1941, máy bay Nhật thả vi trùng dịch hạch vào lục địa Trung Hoa bằng cách rục hàng ngàn xác chuột chết vì dịch hạch. Sau đó, năm 1942, người Nhật lại rội bom chứa vi trùng vào lục địa Trung Hoa nhưng đã không thành công.

Sau đại chiến thế giới thứ 2, Hoa Kỳ mới khởi sự chương trình chiến tranh sinh hóa học. Trong dịp này, người Mỹ đã học được khá nhiều kinh nghiệm của người Nhật về chiến tranh vi trùng và cũng kể từ đó chiến tranh lạnh sinh hóa học trên thế giới ra đời. Cần nói thêm là sau vụ tiết lộ những bí mật chiến tranh vi trùng kể trên cho Mỹ, nước Nhât đã thoát khỏi tội phạm chiến tranh.

Tiếp theo, người Anh cũng phải lo bành trướng chương trình chiến tranh sinh học bởi vì họ sợ người Đức và Nhật tiến quá nhanh trong lãnh vực vũ khí mới này. Trước hết, người Anh chuyên chú bào tử bệnh Than và nước Anh đã thử bom vi trùng bệnh Than tại đảo Gruinard ngoài khơi cách xa Tô Cách Lan. Tuy nhiên, không may, sau vụ thử bom vi trùng năm 1943, bào tử Than bay lan sang bên kia bờ biển Tô Cách Lan và tàn phá hàng loạt cừu và súc vật chăn nuôi. Cũng vì vậy, người Anh đã hoảng sợ phải quyết định ngưng thả bom bào tử vi trùng bệnh Than. Người Anh tẩy trừ bào tử Than trên đảo Gruinard bằng cách đốt lửa tiêu hủy toàn diện đảo. Nhưng tiếc thay đã không thành công vì bào tử bệnh Than vẫn còn lẫn lộn trong lòng đất. Bào tử Than có thể tồn tại cả nửa thế kỷ.

Năm 1956, người Nga tố cáo Hoa kỳ dùng vũ khí sinh học trong chiến tranh Triều tiên. Khảo cứu sinh hóa học bí mật ở Mỹ đã phải chấm dứt tại Trung Tâm Ft. Setrick năm 1969. Người Mỹ còn thêm thử nghiêm khác như xịt Serratia marcescens tại San Francisco hoặc bơm khói đặc biêt ở Minneapolis. Năm 1966, Mỹ thử nghiệm rải vi trùng Baccilus subtilis trong một khu đường hầm xe lửa ở Nữu Ước. Năm 1984, cũng ở Hoa kỳ, nhóm Rajneeth khủng bố ở Oregon bỏ vi trùng Salmonella vào rau xà-lát trong tiệm ăn, nhưng rất may không ai bị tử vong.

Mặt khác, người Nga cũng lặng lẽ thử nghiệm chiến tranh sinh hóa học. Năm 1979, nước Nga thử bom vi trùng bệnh Than tại Sverdlock, nhưng đã chối và tuyên bố là có dịch bệnh Than tự nhiên phát hiện lúc đó. Cho mãi tới năm 1992, Boris Yeltsin đã xác nhận họ vẫn khảo cứu vi trùng Than tại Sverdlock và tuyên bố muốn chấm dứt nghiên cứu chiến tranh vi trùng. Tuy nhiên, một số người Nga đầu thú sau này tiết lộ sản xuất vũ khí sinh hóa học hiện vẫn còn tiếp diễn ở Nga. Ngoài ra, người Nga còn nghiên cứu thêm một loại siêu vi trùng đặc biệt khác, nhưng chưa được tiết lộ.

Theo định nghĩa, vũ khí chiến tranh sinh hóa học bao gồm những gì"

Đó là những vi trùng, siêu vi trùng, nấm mốc hay những sinh vật nhỏ li-ti có khả năng gây bệnh hay làm địch quân mềm yếu không thể chiến đấu được. Tuy nhiên, nguy hại nhất của cuộc chiến sinh học là sau chiến tranh, vi trùng vẫn tiếp tục phát triển và gây bệnh tật cho loài người (L.A. Cole: Biological and Chemical Warfare, Encarta Online Encyclopedia, 2001).

Có những vũ khí vi trùng chỉ làm nạn nhân đau yếu mà không nhất thiết cần phải giết kẻ thù. Thí dụ vi trùng gây bệnh tularemia, bệnh nóng Q hay bệnh nóng vàng da. Sau cơn bệnh, phần lớn bệnh nhân sẽ thuyên giảm.

Nhưng cũng có những vũ khí khác nguy hiểm chết người như vi trùng dịch hạch hay siêu vi trùng đậu mùa.

Còn như bệnh Than, như chúng ta đã rõ, chỉ cần hít vài ngàn bào tử là có thể tử vong.

Độc tố botulinum rất độc bào chế từ vi trùng Clostridium botulism. Nếu hít phải độc tố hay ăn uống có độc tố botulinum, sẽ tử vong. Chỉ cần một bình độc tố botulinum nhỏ đổ vào nước uống là có thể giết hại dân chúng cả một thành phố nhỏ. Nhưng may thay, hệ thống lọc nước ngày nay có thể khử tan độc tố botulinum.

Chiến tranh sinh hóa học phân tán vũ khí như thế nào"

Nguy hiểm nhất là khi vũ khí sinh hóa học bị rải trong không khí. Vi trùng hay hóa chất chứa trong bom đạn dược nổ trong không trung reo rắc vi trùng. Trong thập niên 1980, Hoa kỳ triển khai vũ khí hóa học, lưu trữ bom hóa học. Nhưng sợ nhất là nếu để bom lâu năm, loại hóa chất làm tê liệt thần kinh tích trữ trong bom có thể bị lọt ra khỏi vỏ bom, gây tử vong cho dân chúng sống xung quanh.

Ngày nay, người ta phát minh thứ vũ khí bom hóa chất khác tương đối an toàn hơn, nghĩa là chỉ khi nào bom nổ, những hóa chất mới phản ứng với nhau để biến thành độc tố.

Trong vụ khủng bố ở Nhật trước đây, nhóm Aum Shinrikyo không cần dùng bom phân tán hóa chất làm tê liệt thần kinh nạn nhân. Họ chỉ dùng mũi dù đâm thủng bình plastic chứa hơi độc Sarin trong đường hầm xe lửa là đủ gây thương tích và tử vong cho cả hàng ngàn người.

Làm thế nào để bảo vệ khỏi bị nhiễm sinh hóa học"

Đây là vấn đề thật khó khăn. Nhưng cũng có vài phương thức giúp giảm nguy hiểm. Bốn cách chính là 1. Biết sớm sinh hóa chất, 2. Bảo vệ sinh hóa chất khỏi lọt ra ngoài, 3. Khử đồ đạc và quần áo, và 4. Phải điều trị mau lẹ (Encarta Online Encyclopedia, 2001).

Nhưng trong thực tế, truy tầm vũ khí sinh hóa học không dễ gì, bởi vì chúng ta không thể nhìn, ngửi và nếm hóa chất, độc tố hay vi trùng. Khi bị tấn công vì vũ khí sinh hóa học, chúng ta không hề biết mình hiện đang bị tấn công. Mặc dầu ngày nay quân đội Mỹ đã sáng chế vài thứ máy truy tầm hóa chất và độc tố.

Quân đội Mỹ đã có máy truy tầm vi trùng Than và dịch hạch. Họ dùng mặt nạ để ngừa sinh hóa chất vào phổi. Họ mặc quần áo đặc biệt để phòng ngừa sinh hóa chất khỏi chạm vào da.

Nếu lỡ trúng độc vào da, chúng ta có thể dùng thuốc tẩy (Bleach) hay dùng nhiều xà-bông rửa với nước để khử độc.

Thuốc men khử độc và trụ sinh có thể dùng để chữa nhiều thứ bệnh nếu lỡ bị nhiễm sinh hoá chất. Atropine và vài dược phẩm giải độc có thể khử nhiễm hơi độc tê liệt. Cần phải chích thuốc giảm độc thật lẹ, vì hơi độc tê liệt giết người trong vài phút.

Hiện đã có thuốc chủng ngừa bệnh Than.

Nhưng điều tối quan trọng là chữa bệnh Than phải thật nhanh, trong vòng 12 tiếng đồng hồ. Chữa dịch hạch cũng phải khẩn cấp trong vòng 24 giờ đồng hồ.

Đình chỉ chiến tranh sinh hóa học:

Đề nghị Quốc tế đầu tiên năm 1925, tại Genève, cấm chiến tranh dùng hơi độc và vi trùng. Năm 1972, Hội Nghị Chiến tranh sinh hóa học cấm bành trướng, sản xuất, và tồn trữ vũ khí vi trùng, kể cả hơi độc. Năm 1993, thế giới cấm vũ khí hóa học.

Năm 1969, Hoa Kỳ tuyên bố đơn phương ngưng sản xuất vũ khí sinh hóa học. Năm 1975, cả Nga và Mỹ đều đồng ý loại bỏ vũ khí sinh hoá học, và tiếp theo nhiều nước khác trên thế giới cũng noi theo. Năm 1980, Mỹ tố cáo Nga vẫn tiếp tục sản xuất vũ khí sinh hóa học. Ngoài việc ngưng sản xuất vũ khí sinh hoá học, nước Mỹ còn lo đề phòng khỏi bị tấn công bởi thứ vũ khí lợi hại này. Cựu Tổng Thống Clinton đột nhiên xin quốc hội Mỹ chấp thuận 2.8 tỉ Mỹ kim trong tài khóa 2001, nghĩa là gấp đôi tài khóa năm trước đây, để chuẩn bị ngừa khủng bố sinh hóa học, và nhiều loại vũ khí nguy hiểm khác kể cả chiến tranh vi tính học (Judith Miller et al., Germs, 2001)

Iraq đã khởi sự tấn công bằng vũ khí sinh hóa học, giết hàng loạt người Iran trước đây.

Trong trận đánh Vịnh Persian, cả thế giới lo ngại Iraq sử dụng vũ khí sinh hóa học. Quân đội Mỹ đã phải chích ngừa bệnh Than.

Năm 1998, 170 nước trên thế giới đồng ký tên không dùng vũ khí sinh hóa học.

Tuy nhiên, hủy bỏ vũ khí sinh hóa học cũng rất tốn kém. Hoa kỳ sẽ phải chi phí 10 tỉ đô-la để huỷ bỏ và người Nga ước lượng 5 tỉ đô. Có 2 cách: một là đốt để thiêu hủy và hai là sử dụng hóa chất để tiêu hủy. Ánh sáng tử ngoại hay hóa chất formaldehyde có thể giết vi trùng dễ dàng, mặc dầu bào tử bệnh Than được liệt kê vào loại khó diệt nhất là bởi bào tử Than có thể sinh tồn rất lâu lẫn lộn trong đất cát.

Mặc dầu đã ký kết tuyên ước quốc tế đàng hoàng nhưng trong thực tế, nhiều nước vẫn lén lút tiếp tục sản xuất vũ khí sinh hóa học. Năm 1991, Iraq cam kết không sản xuất vũ khí sinh hóa học, nhưng lúc đó mỗi khi nhân viên thanh tra quốc tế đi tới đâu khám xét thì họ lại mau lẹ tìm cách dấu diếm tới đó.

Ngoài Iraq, còn 5 nước khác hiện đang bành trướng vũ khí sinh hóa học như: Bắc Triều Tiên, Libya, Syria, Iran, và Sudan. Iraq tố cáo Do thái cũng có vũ khí sinh hóa học. Hội Nghị Geneve tìm cách ngăn chặn loại vũ khí nguy hiểm này.

Để kết thúc, chủ trương sản xuất vũ khí sinh hóa học để củng cố sức mạnh và cân bằng chiến lược hoàn toàn ngược lại với ý đồ dùng vũ khí nguy hiểm để khủng bố hay tiêu diệt nhân loại.

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; E-mail: nmtran@hotmail.com Điện thoại: (714) 547-3915.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng 4 năm 2024, một phụ nữ ở Sacramento, California, Mỹ bị ngộ độc chì nghiêm trọng và tử vong sau khi sử dụng thuốc mỡ trị trĩ của Việt Nam có tên “Cao Bôi Trĩ Cây Thầu Dầu”. Thử nghiệm thuốc mỡ bôi trĩ này cho thấy nó chứa 4% chì (cứ 100 gram thuốc thì có 4 gram chì), đây là lượng rất nguy hiểm. Chì là một chất kim loại nặng độc hại cho cơ thể. Tiếp xúc với bất kỳ lượng chì nào cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.