Trong thời gian trên dưới mấy thập niên trở lại đây, người Việt hải ngoại có được cơ hội chứng kiến, tiếp xúc, trò chuyện trực tiếp, với những người anh hùng, những bậc sĩ phu, những người tù lương tâm,... một lòng một dạ bền gan vững chí theo đuổi lý tưởng chống lại bạo quyền cộng sản để giành lại tự do dân chủ cho quê hương. Trong số những người anh hùng, những bậc sĩ phu đó, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã đóng một vai trò đặc biệt, vì cuộc đời của ông tuy trải qua phần tư thế kỷ trong lao tù cộng sản, ông vẫn giữ được niềm tin son sắt vào lý tưởng tự do; và nhất là nhờ những vần thơ đấu tranh của ông, vừa cụ thể, gần gũi dễ thuộc dễ nhớ, vừa gói ghém sức mạnh của lửa đạn của căm thù đối với chủ nghĩa cộng sản. Cao quý hơn, ngay cả khi đặt chân đến vùng đất của tự do khi tuổi đời đã gần 60, với 25 năm tù đầy đè nặng trên hai vai, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện vẫn tiếp tục can đảm và sáng suốt dấn thân đấu tranh chống CS trên nhiều phương diện, mà tập truyện ngắn Hỏa Lò của ông, sẽ ra mắt tại Úc trong những ngày sắp tới, là một bằng chứng cụ thể. Nhân dịp thi sĩ Nguyễn Chí Thiện tái ngộ Úc Châu, sau đây, Sàigòn Times xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả bài viết của ông Võ Minh Cương, cựu Chủ tịch CDDNVTD/UC, người đã may mắn có nhiều kỷ niệm đáng nhớ với thi sĩ Nguyễn Chí Thiện. Ngoài ra, cũng trong số báo tuần này, SGT xin được giới thiệu cùng qúy độc giả truyện ngắn "Trăng Nước Sông Hồng", trích từ tác phẩm Hoả Lò, trong đó thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã mô tả một cách tuyệt vời, tình yêu lứa đôi đã nảy nở trong đau đớn, phẫn uất, cùng tấm lòng hướng thượng và niềm tin tôn giáo được nhen nhúm giữa những người tử tù trong lao tù CS.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
*
Cộng đồng người Việt hải ngoại thường gọi ông Nguyễn Chí Thiện bằng nhiều danh từ khác nhau như nhà thơ, thi sĩ, nhà tranh đấu nhân quyền, chiến sĩ của tự do, người tù cải tạo, tù nhân lương tâm, và là…. nhà văn, sau khi tập truyện ngắn “Hỏa Lò” của ông ra đời. Còn Michael Lind, trên tạp chí “The New Leader” (số tháng 2 năm 2001) thì gọi ông là Solzhenitsyn của Việt Nam, vì tấm lòng yêu quê hương tha thiết và tinh thần chống cộng sản bất khuất của Nguyễn Chí Thiện giống như nhân vật quốc gia Chính thống Nga xô Alexander I. Solzhenitsyn, tác giả tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù (The Gulag Archipelago) nổi tiếng. Nhưng riêng tôi, khi viết về ông, lại muốn được gọi ông là Ngục Sĩ Nguyễn Chí Thiện.
“Ngục” là nhà tù, còn “sĩ” là người trí thức nói chung. Khi người trí thức theo đuổi lý tưởng cao cả, vì dân vì nước chống lại bạo quyền thì ta thường kính trọng gọi họ là sĩ phu. Người trí thức mà bị giam vào ngục thì phải có chuyện gì bất thường và đáng quan tâm. Điều này chỉ xảy ra ở thời Trung cổ chứ không bao giờ có trong xã hội văn minh. Nếu người có học mà bị giam vì tội hình sự thì không được phép gọi là ngục sĩ, mà chỉ được gọi là tên tội phạm. Đây không phải là trường hợp của Nguyễn Chí Thiện. Như vậy theo tôi “ngục sĩ” là kẻ sĩ ở tù vì lo cho người khác, hoặc tranh đấu để đem lại sự công bằng cho mọi người. Đây mới chính là trường hợp của Nguyễn Chí Thiện. Vì lý do đó mà kẻ viết bài này xin gọi ông là ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện. Trong tiếng Anh, trường hợp của Nguyễn Chí Thiện, thường thêm tiếng “Political” vào trước, hoặc chữ “Conscience” vào sau chữ Prisoner- “Political Prisoner” hoặc “Prisoner of Conscience”. Tức Tù Nhân Chính Trị hay Tù Nhân Lương Tâm.
Vài Giòng VềNguyễn Chí Thiện
Để hiểu về con người của Nguyễn Chí Thiện, chúng ta cũng nên biết thêm về qúa khứ của ông. Theo bài viết của Michael Lind, “The Solzhenitsyn of Vietnam”, trên tờ “The New Leader” số tháng 2 năm 2001, Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939 trong một gia đình cận trung lưu (a lower-middle class family). Thân phụ ông là một thư ký tòa án. Ông được thừa hưởng sự giáo dục khá tốt theo nền văn hóa Pháp Việt. Vào tuổi 15, ông chào đón sự ra đời của Hiệp Định <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />
“Ngỡ cờ sao rực rỡ
Tô thắm màu xứ sở yêu thương”
(Đồng Lầy, NCT)
Nhưng ông có ngờ đâu nó là:
“Lá cờ lật lọng”
(Đồng Lầy, NCT)
Thời Gian Sáng TácTập Thơ 1 “Vô Đề”
Sau vụ bắt bớ và tù đày của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm (1956-1958), Nguyễn Chí Thiện sáng tác thơ, bí mật luân lưu. Lần đầu tiên ông bị nhà cầm quyền CS cầm tù vào năm 1961, nhưng được thả 1963. Lần thứ nhì ông bị bắt lại vào năm 1966 và bị giam cầm đến 1977. Năm 1979, nhân dịp kỷ niệm ngày độc lập của Pháp, 14 tháng 7 (ngày phá ngục Bastille), ông dự định, qua những nhà ngoại giao của Pháp, chuyển ra hải ngoại những tác phẩm sáng tác trong tù của ông. Nhưng vì những tên công an canh cổng trước tòa đại sứ Pháp qúa nghiêm ngặt khiến ông không thực hành được ý định. Hai ngày sau đó, nghiên cứu kỹ tình hình an ninh, ông chạy vô tòa đại sứ Anh và la lớn bằng tiếng Anh, “Tôi không phải là tên điên, tôi là nhà thơ, và tôi có những vật quan trọng muốn đưa các ông” (I am not a madman, I am a poet and I have something important to give you”. Nghe ông nói, những nhà ngoại giao Anh đóng trái cửa, không cho mấy tên công an VC vô, rồi hỏi chuyện ông cặn kẽ. Ông trao cho họ bản thảo tác phẩm và những bức hình của ông, vì ông không muốn giấu mặt.
Vào những năm đầu của thập niên 1980, tập thơ thứ nhất của ông đuợc phổ biến trong các cộng đồng người Việt trên toàn thế giới. Năm 1982, một bài viết trong tờ Asiaweek, mang tựa “Một tiếng nói từ Hà Nội bí mật” (A voice from the
Tập Thơ 2 và Thoát Tù
Sau khi rời khỏi tòa đại sứ Anh ông bị bắt và bị tù suốt 12 năm sau đó. Khoảng thời gian tù sau này ông sáng tác thêm tập thơ thứ 2. Năm 1991, dưới áp lực của quốc tế và cộng đồng người Việt hải ngoại, cộng sản Hà Nội buộc phải trả tự do cho ông, và ông được nhập cảnh Hoa Kỳ năm 1995. Cũng năm này, ông được mời để trần tình trước Quốc hội Hoa Kỳ về tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng của chế độ Cộng Sản Việt
Những năm tháng tù tội của Nguyễn Chí Thiện ngang tầm với người anh hùng dân tộc của Nam Phi, Nelson Mandela (27 năm). Nhưng Mandela “bị” ngồi trong nhà tù đầy tình người, do những người dị chủng giam hãm ông. Sau khi Nelson Mandela ngồi tù gần ba thập niên, người da trắng Nam Phi phải trả tự do cho ông và “mời” ông lên làm Tổng Thống, mặc dầu ông nhiều lần từ chối. Trái lại, Nguyễn Chí Thiện mang tiếng “ddược cải tạo” để trở thành người tốt, nhưng khi làm thơ chỉ dám ghi lại trong “bộ nhớ” trời cho của mình chứ không ngồi đọc báo, học luật như Nelson Mandela.
Nghịch Lý "Cách Mạng"
Để câu chuyện có đầu có đuôi chúng tôi xin mời qúi vị lược qua lịch sử "trích ngang" phát xuất từ cuộc “Cách mạng mùa Thu 45”. Khổ cho dân tộc Việt
Cách mạng là thay cũ đổi mới. Bỏ đi, quên đi những xấu xa, di hại đến xã hội con người; những gì tốt đẹp cần được giữ lại và phát huy. Nhưng tất cả là một sự lừa đảo phi nhân bản. Dân tộc Việt Nam cùng đứng lên, với biết bao con dân ưu tú của mẹ Việt Nam, đủ mọi thành phần của xã hội đã ngã gục, hy sinh quyết giành lại độc lập từ thực dân pháp. Là người Việt Nam ai cũng biết những cuộc nổi dậy chống thực dân Pháp từ ngày Hồ Chí Minh chưa sinh ra đời và từ ngày đảng Cộng Sản Việt Nam chưa được Cộng Sản quốc tế nặn ra (năm 1930). Nhưng nghịch lý thay người Cộng Sản lại quơ vào mình những công lao xương máu của bao thế hệ. Những mâu thuẫn từ đó biến thành tang thương, đẫm máu, và đầy nước mắt. Sự đau khổ của người dân VN trong xã hội CS còn gấp bội lần khi bị thực dân Pháp đô hộ. Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện đã tóm tắt thực tế bi đát này qua những câu thơ:
Ôi thằng Tây mà trước kia
Người dân không tiếc máu xương đánh đuổi
Nay họ xót xa luyến tiếc vô cùng
(Đồng Lầy, NCT)
Có lẽ Nguyễn Chí Thiện phải đắn đo, cân nhắc và suy nghĩ lung lắm mới thốt ra những điều đó. Vì nó chua chát và đắng cay làm sao! Nhưng trên đời này, những gì hiện hữu đều phải có lý do của nó. Như Nguyễn Chí Thiện, trong bài thơ “DDồng lầy” cho biết:
“Hang Pắc Bó hóa thành hang ác thú
Bác Hồ già hóa dạng bác Hồ ly”
Tình Anh Chị Em
Qua thơ, đươc biết Ngục Sĩ Nguyễn Chí Thiện có tất cả 4 anh chị em, nhưng vì hoàn cảnh xã hội và đặc biệt là chính trị, phải sống xa cách nhau. Ông ước ao được cùng gặp mặt để ăn bữa cơm đoàn tụ. Một mong mỏi rất bình thường. Nhìn vào những bức hình thì sau khi ra tù lần thứ ba và trước khi đi Hoa Kỳ, ông có chụp chung với một người chị ở Việt
Ruột thịt chia lìa đớn đau
Gặp nhau anh em mình sẽ khóc
Chìm đắm giữa lao tù đầy chết chóc
Em vẫn cầu trời cho bốn anh chị em mình,
Có ngày được ăn bữa cơm đoàn tụ bên nhau
(Những Ghi Chép Vụn Vặt, Hoa Địa Ngục [2], NCT)
Tình Yêu Trai Gái
Phảng phất trong thơ ông là tình yêu trai gái của tuổi yêu đương. Cũng dỗ dành khi người yêu nũng nịu hay đang khóc:
Hãy nín đi em, anh bước lại gần
Hôn mái tóc gục vào anh, hối hận
(Những Ghi Chép Vụn Vặt, Hoa Địa Ngục [2], NCT)
Nhưng chỉ còn là sự vương vấn qua lăng kính của cảnh “cá chậu chim lồng” và mái tóc đã ngả màu:
Ta muốn hái hoa thơm gài lên mái tóc em
Định sống lại những ngày xưa êm ả
Nhưng mái tóc sương pha, bàn tay nhăn nheo cả
(Những ghi chép vụn vặt, Hoa Địa ngục [2], NCT)
Gia Đình
Nguyễn Chí Thiện không có vợ con, mặc dù qua thơ văn và những truyện ngắn trong tập truyện Hỏa Lò, ông là một người rất giầu tình cảm, có một tâm hồn lãng mạn, luôn luôn giành tình yêu thương cho những thân phận khốn khổ trong tù cũng như ngoài cuộc đời. Ông khao khát có một mái ấm gia đình, nhưng chính hoàn cảnh tù ngục gần nửa đời người, đã khiến ông không thể nào có:
Tôi không phải là người theo Chủ nghĩa độc thân
Ngược lại, tôi khao khát một gia đình
(Những Ghi Chép Vụn Vặt, Hoa Địa Ngục [2], NCT)
Đảng cộng sản đã dùng “Hỏa Lò” của Pháp và những trại tù khủng khiếp nhất trên trái đất với nhãn hiệu “cải tạo” để thiêu rụi sinh lực và cuộc đời của Nguyễn Chí Thiện, một thanh niên trẻ khỏe, đẹp trai, và giầu tình cảm. Nhìn vào bức hình Nguyễn Chí Thiện chụp chung với song thân và hai đứa cháu của ông vào năm 1958, ai cũng đinh ninh tưởng rằng, cả một tương lai đẹp đẽ, gia đình hạnh phúc đang chờ đợi ông. Nhưng thực tế, cùng với chủ nghĩa cộng sản ngự trị trên Miền Bắc, cuộc đời ông đã thực sự bước vào những năm tháng của địa ngục:
Không tình yêu, độc thân tóc trắng
Cuộc đời tôi mưa nắng một mình
......
Vì rằng:
Suốt mấy chục năm ngục tù quanh quẩn!
(Những Ghi Chép Vụn Vặt, Hoa Địa Ngục [2], NCT)
"Hòa Hợp Hòa GiảiDân Tộc"
Vì hiểu rõ bản chất xảo quyệt của người cộng sản, và lập trường nghiêng ngửa của một số người, nên Ngục Sĩ Nguyễn Chí Thiện cũng nhìn rõ âm mưu dùng chiêu bài "hòa hợp hòa giải dân tộc" để thực sự "bắt tay với cộng sản" của một số người Việt hải ngoại. Vì vậy, trong chuyến viếng thăm Úc Châu lần đầu vào năm 1996, để trả lời câu hỏi về "hòa hợp, hòa giải dân tộc", Nguyễn Chí Thiện cho biết là hòa hợp hòa giải để đem lại cơm no áo ấm, hạnh phúc cho người dân thì không ai không muốn. Nhưng mình muốn hòa giải thì cũng cần xét xem người ta có chịu hòa giải không đã chứ" Mình dơ tay 20 năm rồi mà nó có chìa tay ra bắt đâu mà cứ năn nỉ. Tại sao chúng [cộng sản] làm sai mà mình hạ mình để xin xỏ"
Trào Phúng
Cũng trong chuyến thăm viếng Úc Châu lần đầu năm 1996. Một số anh em trong BTC có thời gian tâm sự với ngục sĩ. Có một anh muốn thăm dò xem có điều gì sơ sót và muốn biết cảm tưởng của ông về chuyến Úc du như thế nào" Ngục sĩ vui vẻ cho biết là đồng bào mình ở Úc Châu đều phát triển rất tốt mọi mặt. Phương diện thương mại thì các gian hàng Việt
“Nhưng có một điều ở Úc tôi rất ngại trong chuyền đi này”
Anh em hầu như nín thở để nghe xem, coi mình có những khuyết điểm gì đối vị khách qúy phương xa không"
Ông chậm rãi: “Tôi ngại mấy bà mình ở Úc về việc múa kéo”. Tất cả đều cười xòa, vì ai cũng biết thời gian đó tại Úc có một “Hoạn thư” Việt đã múa đường kéo, cắt đứt "người bạn tâm sự nhỏ" của phu quân. Kỳ này “mặt trận” ở Úc tương đối yên tĩnh nên ông có thể thong dong đi khắp mọi nơi. Và chắc chắn không ai dám phiền hà đến ông.
Cũng trong buổi trà đàm đó, người viết thành thật nói lên cái dốt thơ của mình. Hỏi ông là không nhớ đọc ở đâu, những câu thơ tuyệt vời châm biếm lãnh tụ cộng sản Hà Nội, mà người viết chỉ nhớ thơ, nhưng không nhớ tên tác giả:
Bác Hồ cùng với bác Tôn
Cả hai cùng thích ôm hôn
nhi đồng
Nước da hai bác màu hồng
Còn da các cháu nhi đồng
màu xanh
Giữa hai cái mặt bành bành
Những khăn quàng đỏ
quấn quanh cổ cò.
(Thơ NCT)
Nghe đọc xong những câu trên, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện không trả lời. Mọi người hết sức chăm chú nhìn vào ông để lắng nghe, ông không nói gì, nhưng lấy ngón tay cái trỏ vào ngực. Mọi người nghĩ rằng ông đang gãi ngứa, và đang suy nghĩ câu trả lời.
Câu hỏi được lập lại và ông lại lấy ngón tay cái lập lại động tác trên và nói nhỏ nhẹ: “DDây này”. Mọi người lại có dịp cười ồ thích thú vì tác giả đang ngồi trước mặt mọi người.
Bức Tượng Nguyễn Chí Thiện “DDược Giữ” 10 Năm
Cũng trong chuyến viếng Úc Châu lần đầu của ông, thật tình cho tới giờ này người viết cố moi óc nghĩ xem nhưng không nhớ là Cộng Đồng của tiểu bang nào đã làm một bức tượng bán thân của Nguyễn Chí Thiện và gửi cho ông. Nhưng không biết vì nguyên do gì thì khoảng 3 tháng sau, thùng ván đựng bức tượng bán thân bằng đồng của ông lại quay về điạ chỉ của người viết. Khi đó người viết không biết địa chỉ chính xác của ông ở đâu. Có lần dọ hỏi Chiến sĩ Võ Đại Tôn thì được biết khi ông ở Pháp, lúc ông ở Mỹ. Người viết tự nhủ rằng thôi thì thế nào cũng còn gặp lại nhau ở Úc lần nữa, nên đem đi cất nơi cao nhất và kính đáo nhất. Không dám mở ra và cũng không dám đưa lên bàn trong nhà vì làm vậy thì giống như đem đi thờ, đâm ra có tội với người còn sống mà mình trân quý. Tuy nhiên người viết có dặn con là nếu ba “ddi” trước bác Nguyễn Chí Thiện thì tụi con cố tìm cách trao bức tượng cho bác. Còn nếu ba và bác “ddi” cùng lúc thì tụi con đưa tượng của bác vô Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng để bác ngồi. Bác xứng đáng ngồi trong đó.
Đúng y như lời mong ước, lần thứ nhì sắp được gặp lại cố nhân. Nhưng nhận thấy phần nào mình có lỗi với người còn sống nên nhờ ông Chủ tịch Cộng Đồng trẻ, Võ Trí Dũng, trao lại cho bác Thiện. Khổ thân tôi, người sống đã “ddược cải tạo” ròng rã 25 năm. Còn bức tượng lại “ddược giam giữ” 10 năm trời. Người viết một lần nữa, xin tạ tội bức tượng và cáo lỗi cùng Cộng Đồng đã chủ trương tạc bức tượng Nguyễn Chí Thiện.
Nguyễn Chí Thiệnvà Ngày 30 Tháng 4
Sau sự đổi đời nghiệt ngã 30 tháng 4 năm 1975, Ngục Sĩ Nguyễn Chí Thiện không mảy may dồn bất cứ một sự trách móc nào lên người dân miền Nam.Vì họ cũng không đoán biết được hết những hậu qủa sau ngày “giải phóng” mà người dân miền Bắc và ngay cả chính ông đã trải qua:
Cơm ít sạn nhiều
Muối thiếu rau không
Gío rét mùa đông
Đi như say rượu!
Cả cuộc đòi êm ấm vô tư
Tan biến chìm trong cơ khổ đọa đày
Ông chỉ nuối tiếc và nhẹ nhàng chia xẻ:
Dân miền
Thời làm gì có ba mươi tháng tư!
(Những Ghi Chép Vụn Vặt, Hoa Địa Ngục [2], NCT)
Nhưng ông không thể tha thứ cho những người có học, trí thức, mà lại không hiểu gì về chủ nghĩa Cộng Sản. Ám chỉ loại người tiếp tay, hoặc đi theo Cộng Sản, để bao nhiêu người dân vô tội phải gánh lấy thương đau:
Trí Thức mà như mù
Không nhìn rõ kẻ thù
Nên bao nhiêu người nằm tù
Đói khổ nhục nếm đủ!
(Những Ghi Chép Vụn Vặt, Hoa Địa Ngục [2], NCT)
Nhưng sau những nuối tiếc, trách móc, ông lại tha thiết cố thuyết phục mọi người hãy lắng nghe, mặc dầu ông lập đi, lập lại bao nhiêu lần những kinh nghiệm về Cộng sản mà ông đã kinh qua. Ông tâm sự:
Không sống trong lòng Cộng Sản
Bạn nên thông cảm một điều
Chế độ Mác Lê tôi sở dĩ nói nhiều
Tới mức phát nhàm phát chán!
Vì thực tế không nhàm, không chán
Mà kinh hoàng, ai oán lắm, bạn ơi!
Sẽ nói suốt đời
Nói tới muôn đời
Nói mãi
(Những Ghi Chép Vụn Vặt, Hoa Địa Ngục [2], NCT)
Ngày 30 tháng 4 năm nay (2006), đồng bào Úc Châu lại nồng nhiệt đón tiếp Ngục Sĩ Nguyễn Chí Thiện. Chúng ta nên nghe ông nói, tiếp tục nghe ông nói ở bất cứ nơi nào, để thêm vào hành trang cho cuộc đấu tranh đem lại quyền làm người cho đồng bào chúng ta trong nước.
Đảng Cộng Sản Việt
Đảng cũng không vi phạm nhân quyền
Nhưng
Vì đâu có nhân quyền để mà vi phạm!
(Những ghi chép vụn vặt, Hoa Địa Ngục [2], NCT)
Võ Minh Cương (18/04/06)