Năm 2004, vấn đề Cờ và Đạo sẽ là hai vấn đề lớn cho người Việt trong và ngoài nước - lợi cho thế lực nhân dân đấu tranh, hại cho nhà cầm quyền CS Hà nội -- vì đó là hai vấn đề liên quan đến tự do, dân chủ, và nhân quyền mà người Việt đã đấu tranh không ngừng nghỉ suốt 28 năm qua, và sắp đến mục đích cuối cùng. Suốt mấy năm gần đây, và nhứt là trong năm 2003 việc trên 32 thành phố Mỹ thừa nhận quốc kỳ VNCH xưa là biểu tượng của người Mỹ gốc Việt bây giờ, là một vấn đề lớn và khó xử cho CS Hà nội. Việc cứ mỗi năm gần đây Bộ Ngoại Giao Mỹ đưa ra bản tường trình về tình hình CS Hà nội đàn áp tôn giáo ở VN, mỗi ngày lời lẽ cứng rắn hơn cũng là một vấn đề lớn và khó xử cho Hà nội. Hai sự việc ấy sớm muộn gì cũng trở thành rắc rối ngoại giao, trở ngại viện trợ kinh tế, và trục trặc giao thương giữa Hà nội và Washington.
Thứ nhứt vấn đề cờ, Báo Washington Times ngày 6 tháng 12, năm 2003, ký giả David W. Jone chuyên theo dõi tin tức Bộ Ngoại giao Mỹ, tiết lộ. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu khi Phó Thủ Tướng Vũ Khoan - viên chức lớn nhứt của CS lần đầu tiên công du Mỹ -- là làm sao phải hạ cây cờ nền vàng ba sọc đỏ, nếu nơi nào đã thượng lên rồi thì cố hạ xuống, con nơi nào sắp sửa thượng lên thì can thiệp, chống phá để dẹp. Nhưng Ô. Vũ Khoan giấu kín như bưng, chỉ hé lộ gián tiếp lời lẽ cứng rắn, cuộc thảo luận "thẳng thắn" nhứt của Oâng với Ô. Bộ Trưởng Ngoại giao Mỹ, qua dư âm căng thẳng, dư vị chua cay còn phảng phất trong cuộc gặïp gỡ báo chí tại Đại sứ Quán của CS Hà nội ở thủ đô Washington. "…Chúng tôi cảm thấy rất kỳ lạ. Trong khi Hoa kỳ có quan hệ với một quốc gia, họ công nhận lá cờ của một chế độ khác mà chế độ này đã biến mất." Oâng hy vọng được Mỹ hợp tác chống lại. Chống những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN mà Oâng Vũ Khoan cho là những ủng hộ viên của VNCH muốn làm suy yếu chế độ Hà nội. Và Oâng liên kết để cáo buộc những người này có dính líu vớùi khủng bố, đặt mìn sứ quán CS Hà nội ở Thái Lan và không tặc máy bay. Không thấy Bộ Ngoại giao Mỹ và cũng không nghe Ô. Vũ Khoan nói lại Bộ Ngoại giao Mỹ có phản ứng gì. Mà muốn phản ứng, Bộ ngoại giao cũng vô kế khả thi đối với phong rào đấu tranh ở Mỹ đã hoạt động trong đất nước, nhân dân, và chánh quyền Mỹ khá lâu rồi. Tư cách những ủng hộ viên VNCH bây giờ là công dân Mỹ được Hiến Pháp, luật pháp, và án lệ Mỹ bảo đảm quyền hạn, trong đó có quyền chống CS vi phạm tư do, dân chủ là niềm tin, lý tưởng truyền thống Mỹ. Còn các thành phố Mỹ, tính độc lập và tự trị lớn lắm, đã được Hiến pháp Liên bang, tiểu bang, và vô vàn án lệ bảo vệ kỹ. Với não trạng thâm căn cố đế CS, Ô. Vũ Khoan khó mà hiểu nổi tổ chức công quyền, phân quyền, dân chủûpháp trị, tự do bất khả tương nhượng của Mỹ. Ô. Vũ Khoan cũng không thể hiểu nổi thế du kích củahai thế hệ trẻ già người Việt sau gần 30 năm suy nghiệm và dàn trận. Không người Mỹ nào chấp nhận cho VC xen vào chuyện nội bộ của đất nước và nhân dân Mỹ cả. Hay như lời một nghị viên Mỹ ở Westminster nói "Đây là nước Mỹ, CS Hà nội chăûng có chuyện gì để vỏ mỏ xía miệng vào" khi CS phản đối việc xây dựng Đài Chiến sĩ Việt Mỹ, có cây cờ VNCH treo vĩnh viễn. Nếu CS nóng ruột dùng tiền bạc mua chuộc hay hăm doạ các nghị viên, dân biểu, nghị sĩ chánh quyền Mỹ có 1001 cách và hàng chục triệu nhơn viên công lực đến lôi cổ quân hối lộ, bọn gián điệp CS ra toà, chết hay sống.
Thứ hai, vấn đề Đạo, là vấn đề tiên khởi và cốt lõi của cuộc đấu tranh trong nước. Các tôn giáo là lực lượng tương đối còn có quần chúng, còn có tổ chức gắn bó nhau sau khi CS Hà nội đã diệt gần trắng các lực lượng chánh trị. Các tôn giáo giương ngọn cờ đầu đấu tranh đòi cho tự do tôn giáo và lần hồi kết hợp với dân chủ, nhân quyền VN của người Việt trong ngoài nước, khi tập họp thế lực nội bộ vữõng và quốc tế vận mạnh. Bộ Ngoại giao Mỹ mỗi năm đều phải tường trình cho Quốc Hội về tình hình đàn áp tôn giáo của CS Hà nội; mỗi năm lời lẽ cứng rắn hơn đối với CS Hà nội. Với đà gia tăng áp lực và vận động của Uûy hội Quốc tế về Tôn giáo Mỹ, với quyết tâm đưa vấn đề nhân quyền vào luật ngoại giao và ngoại viện của Quốc Hội Mỹ, Liên Aâu, sớm muộn gì Mỹ cũng đưa CS Hà nội vào danh sách mấy nước cần phải "quan tâm đặc biệt" - tức mất viện trợ kinh tế, mất sự bao che ngoại giao để gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới, v.v. Đối với Mỹõ bang giao với VC, bang giao vẫn là bang giao , giao thương với VC vẫn là giao thương; CS Hà nội cũng chỉ là một "đối tác" của Mỹ, như Liên xô khi xưa, Trung Cộng bây giờ, không hơn không kém. Trong khi đó ngay tại nhiều nước Tây Aâu, Bắc Mỹõ, cuộc đấu tranh trong nước có 3 triệu nhà ngoại giao đang đấu tranh cho tự do tôn giáo, tư do, dân chủ, và nhân quyền VN. Những người này là công dân của các nước có đóng thuế, đi lính Mỹ, có quyền đầu phiếu làm ra chánh quyền dân cử sở tại và đang đấu tranh cho niềm tin, lý tưởng, truyền thống và lịch sử chung của người Tây Phương. Còn trong nước, công cuộc đấu tranh đang trên đà chuyển phẩm thành lượng, chuyển điểm thành diện như đã thấy trong năm qua. Giáo Hội Phật Giáo VN Thống nhứt đã kiện toàn tổ chức. Trí thức trẻ đã dấn thân. Tin Lành đã nhập cuộc, Đồng bào Thượng đứng lên, Mỹ vô cùng cắn rứt lương tâm. Nhiều dấu chỉ chánh trị cho thấy, chính chánh quyền Liên Aâu, Uùc và Mỹ nói chung, Hành Pháp lẫn Lập Pháp, từ Trung ương đến điạ phương, lấy cuộc đấu tranh của người Việt làm cây roi để treo củ cà rốt ngoại giao và giao thương với CS Hà nội.
Vấn đề cây cờ vàng ba sọc đỏ và vấn đề tự do tôn giáo, dân chủ nhân quyền đã, đang, sẽ là vấn đề lớn trong tương quan ngoại giao, giao thương giữa CS Hà nội và chánh quyền Mỹ.
Thứ nhứt vấn đề cờ, Báo Washington Times ngày 6 tháng 12, năm 2003, ký giả David W. Jone chuyên theo dõi tin tức Bộ Ngoại giao Mỹ, tiết lộ. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu khi Phó Thủ Tướng Vũ Khoan - viên chức lớn nhứt của CS lần đầu tiên công du Mỹ -- là làm sao phải hạ cây cờ nền vàng ba sọc đỏ, nếu nơi nào đã thượng lên rồi thì cố hạ xuống, con nơi nào sắp sửa thượng lên thì can thiệp, chống phá để dẹp. Nhưng Ô. Vũ Khoan giấu kín như bưng, chỉ hé lộ gián tiếp lời lẽ cứng rắn, cuộc thảo luận "thẳng thắn" nhứt của Oâng với Ô. Bộ Trưởng Ngoại giao Mỹ, qua dư âm căng thẳng, dư vị chua cay còn phảng phất trong cuộc gặïp gỡ báo chí tại Đại sứ Quán của CS Hà nội ở thủ đô Washington. "…Chúng tôi cảm thấy rất kỳ lạ. Trong khi Hoa kỳ có quan hệ với một quốc gia, họ công nhận lá cờ của một chế độ khác mà chế độ này đã biến mất." Oâng hy vọng được Mỹ hợp tác chống lại. Chống những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN mà Oâng Vũ Khoan cho là những ủng hộ viên của VNCH muốn làm suy yếu chế độ Hà nội. Và Oâng liên kết để cáo buộc những người này có dính líu vớùi khủng bố, đặt mìn sứ quán CS Hà nội ở Thái Lan và không tặc máy bay. Không thấy Bộ Ngoại giao Mỹ và cũng không nghe Ô. Vũ Khoan nói lại Bộ Ngoại giao Mỹ có phản ứng gì. Mà muốn phản ứng, Bộ ngoại giao cũng vô kế khả thi đối với phong rào đấu tranh ở Mỹ đã hoạt động trong đất nước, nhân dân, và chánh quyền Mỹ khá lâu rồi. Tư cách những ủng hộ viên VNCH bây giờ là công dân Mỹ được Hiến Pháp, luật pháp, và án lệ Mỹ bảo đảm quyền hạn, trong đó có quyền chống CS vi phạm tư do, dân chủ là niềm tin, lý tưởng truyền thống Mỹ. Còn các thành phố Mỹ, tính độc lập và tự trị lớn lắm, đã được Hiến pháp Liên bang, tiểu bang, và vô vàn án lệ bảo vệ kỹ. Với não trạng thâm căn cố đế CS, Ô. Vũ Khoan khó mà hiểu nổi tổ chức công quyền, phân quyền, dân chủûpháp trị, tự do bất khả tương nhượng của Mỹ. Ô. Vũ Khoan cũng không thể hiểu nổi thế du kích củahai thế hệ trẻ già người Việt sau gần 30 năm suy nghiệm và dàn trận. Không người Mỹ nào chấp nhận cho VC xen vào chuyện nội bộ của đất nước và nhân dân Mỹ cả. Hay như lời một nghị viên Mỹ ở Westminster nói "Đây là nước Mỹ, CS Hà nội chăûng có chuyện gì để vỏ mỏ xía miệng vào" khi CS phản đối việc xây dựng Đài Chiến sĩ Việt Mỹ, có cây cờ VNCH treo vĩnh viễn. Nếu CS nóng ruột dùng tiền bạc mua chuộc hay hăm doạ các nghị viên, dân biểu, nghị sĩ chánh quyền Mỹ có 1001 cách và hàng chục triệu nhơn viên công lực đến lôi cổ quân hối lộ, bọn gián điệp CS ra toà, chết hay sống.
Thứ hai, vấn đề Đạo, là vấn đề tiên khởi và cốt lõi của cuộc đấu tranh trong nước. Các tôn giáo là lực lượng tương đối còn có quần chúng, còn có tổ chức gắn bó nhau sau khi CS Hà nội đã diệt gần trắng các lực lượng chánh trị. Các tôn giáo giương ngọn cờ đầu đấu tranh đòi cho tự do tôn giáo và lần hồi kết hợp với dân chủ, nhân quyền VN của người Việt trong ngoài nước, khi tập họp thế lực nội bộ vữõng và quốc tế vận mạnh. Bộ Ngoại giao Mỹ mỗi năm đều phải tường trình cho Quốc Hội về tình hình đàn áp tôn giáo của CS Hà nội; mỗi năm lời lẽ cứng rắn hơn đối với CS Hà nội. Với đà gia tăng áp lực và vận động của Uûy hội Quốc tế về Tôn giáo Mỹ, với quyết tâm đưa vấn đề nhân quyền vào luật ngoại giao và ngoại viện của Quốc Hội Mỹ, Liên Aâu, sớm muộn gì Mỹ cũng đưa CS Hà nội vào danh sách mấy nước cần phải "quan tâm đặc biệt" - tức mất viện trợ kinh tế, mất sự bao che ngoại giao để gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới, v.v. Đối với Mỹõ bang giao với VC, bang giao vẫn là bang giao , giao thương với VC vẫn là giao thương; CS Hà nội cũng chỉ là một "đối tác" của Mỹ, như Liên xô khi xưa, Trung Cộng bây giờ, không hơn không kém. Trong khi đó ngay tại nhiều nước Tây Aâu, Bắc Mỹõ, cuộc đấu tranh trong nước có 3 triệu nhà ngoại giao đang đấu tranh cho tự do tôn giáo, tư do, dân chủ, và nhân quyền VN. Những người này là công dân của các nước có đóng thuế, đi lính Mỹ, có quyền đầu phiếu làm ra chánh quyền dân cử sở tại và đang đấu tranh cho niềm tin, lý tưởng, truyền thống và lịch sử chung của người Tây Phương. Còn trong nước, công cuộc đấu tranh đang trên đà chuyển phẩm thành lượng, chuyển điểm thành diện như đã thấy trong năm qua. Giáo Hội Phật Giáo VN Thống nhứt đã kiện toàn tổ chức. Trí thức trẻ đã dấn thân. Tin Lành đã nhập cuộc, Đồng bào Thượng đứng lên, Mỹ vô cùng cắn rứt lương tâm. Nhiều dấu chỉ chánh trị cho thấy, chính chánh quyền Liên Aâu, Uùc và Mỹ nói chung, Hành Pháp lẫn Lập Pháp, từ Trung ương đến điạ phương, lấy cuộc đấu tranh của người Việt làm cây roi để treo củ cà rốt ngoại giao và giao thương với CS Hà nội.
Vấn đề cây cờ vàng ba sọc đỏ và vấn đề tự do tôn giáo, dân chủ nhân quyền đã, đang, sẽ là vấn đề lớn trong tương quan ngoại giao, giao thương giữa CS Hà nội và chánh quyền Mỹ.
Gửi ý kiến của bạn