Hôm nay,  

Tôi Phải Đi

18/11/200000:00:00(Xem: 6157)
Hy vọng lớn nhất được hàng chục vạn gia đình Việt Nam ấp ủ sau tháng 4, 1975 là hy vọng vượt biên. Nhớ lại thời điểm đó, hàng chục triệu con người sống trên nửa miền đất nước, lúc nào cũng nôn nao, xôn xao, tìm đủ mọi ngõ ngách, tỏa ra đủ mọi phương hướng, lên rừng, xuống biển, ra bắc, vào nam... để tìm tự do... Trên con đường tìm về miền đất hứa, nhiều người trong số đó đã chẳng may bị vùi thây trong biển cả, chết gục trên rừng rậm, hoặc bị cộng sản bắt lại đem đầy ải trong các trại cải tạo. Bên cạnh đó, cũng có những người may mắn vượt biên thành công, đặt chân đến quốc gia đệ tam, bắt đầu cuộc sống mới, có tự do, có no ấm... để rồi theo năm tháng, thân nhân của họ cũng lần lượt được đoàn tụ. Bài dự thi "Tôi Phải Đi" của tác giả Bạch Vân dưới đây một lần nữa cho thấy thân phận trôi nổi cùng những kỷ niệm kinh hoàng của người Việt tỵ nạn trên đường vượt biển tìm tự do. Câu chuyện vượt biên của tác giả Bạch Vân được viết lại một cách đơn giản, bình thường, theo trình tự thời gian, và xem ra có phần thuận buồm xuôi gió hơn nhiều người tỵ nạn khác. Nhưng chắc chắn, khi đọc, qúy độc giả đều có những liên tưởng cụ thể, và hiểu được những nguy hiểm, những khổ ải, rủi ro luôn luôn chất ngất đằng sau mỗi bước đi của người thanh niên tỵ nạn có bút hiệu Bạch Vân. Hơn thế nữa, sự hiện diện của Bạch Vân tại vùng đất mới cùng với đứa con được chào đời, và động lực muốn dậy cho con biết "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", chắc chắn còn tiềm ẩn những khó khăn mới, hứa hẹn những xung đột mới song song với những hạnh phúc đang thành hình. Chân thành cảm ơn sự đóng góp của tác giả Bạch Vân, và sau đây xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả bài dự thi "Tôi Phải Đi" của tác giả.

* * *

Như đa số người Việt bỏ nước ra đi, tôi không bao giờ nghĩ rằng bây giờ mình đang sống trên đất Úc, trên đất nước tự do và giữa tình người như thế này. Dù muốn dù không thì tôi cũng phải ra đi. Bởi vì...

45 ngày, trước ngày miền Nam Việt Nam lọt vào tay Cộng Sản (30.4.75), tôi phải mang một đại tang mà từ đó là khởi điểm cho cuộc đời tôi. Lúc ấy tôi chỉ là một đứa trẻ vô tư như bao đứa trẻ khác, sống đầy đủ tình thương của cha mẹ và hai bên nội, ngoại. Thế rồi không thể nào ngờ được tiếng nổ kinh hoàng của trái pháo 82 ly của cộng sản đã biến anh em tôi thành những đứa bé mồ côi cha! Mặc dù ông bà tôi rất mực thương yêu anh em tôi nhưng làm sao bù đắp được cho chúng tôi những mất mát khó tưởng tượng được, bởi vì hoàn cảnh lúc bấy giờ phải nói là hết sức "khốn nạn" mà cả đời, mọi người Việt Nam chưa từng thấy! Đó là ngày Việt Nam hoàn toàn "giải phóng""! Cha tôi chết, mẹ con tôi đã khổ, hoàn cảnh xã hội làm cho chúng tôi càng khổ hơn! Gia đình tôi chẳng được khoản trợ cấp nào dành cho cô nhi quả phụ cả, bởi vì không còn bao lâu nữa thì miền Nam đã vào tay Cộng Sản; Chỉ còn được tháng lương sau cùng của cha tôi và gia tài chúng tôi lúc đó là số nữ trang ngày cưới của mẹ tôi.

Rồi từ đó những bước thăng trầm trong cuộc đời mẹ con tôi cũng bắt đầu, mà phải nói là những bước trầm không thì mới đúng. Bởi vì thời gian đó tôi có thấy lúc nào thăng đâu. Vả lại sống giữa xã hội Cộng Sản chắc khó mà đi lên! Và mẹ tôi bắt đầu bán sạch hết nữ trang ngày cưới mà mẹ tôi cho là kỷ niệm yêu quý nhất đời. Dù rất đau lòng, bởi vì mẹ tôi vốn rất quý kỷ niệm, dẫu rằng kỷ niệm đó vui hay buồn, và nếu là quà tặng thì cho dù món quà đó có giá trị hay không. Mẹ tôi vẫn thường bảo: "Đã là kỷ niệm thì cái gì cũng quý cả, và khi mất đi làm sao tìm lại được. Và đó lại là những kỷ niệm mà cha tôi trao tặng. Nhờ chút vốn liếng ấy mà mẹ tôi chăm nuôi lo cho anh em tôi ăn học. Nhưng vì bản chất yếu đuối và trước khi lập gia đình mẹ tôi chỉ là một cô nữ sinh nên khi về với cha tôi thì mẹ tôi chỉ biết tề gia nội trợ. Còn việc kinh tế tài chánh thì phần cha tôi. Bởi thế cho nên khi thất thế sa cơ, sống giữa xã hội chủ nghĩa vừa làm mẹ vừa làm cha, kể ra mẹ tôi cũng tài. Ai nói: "Lao động là vinh quang". Vinh quang đâu không thấy, mà dạo ấy chỉ thấy mẹ tôi trơ xương, anh em tôi xơ xác.

Dù sao tôi cũng phải nói là trời còn thương nên xui khiến cho mẹ tôi thi đậu vào ngành y tế năm sau đó. Theo ý mẹ tôi, bất cứ ở chế độ nào thì ngành y vẫn là phục vụ cho con người, nhất là người bệnh hoạn. Thế là tạm thời anh em tôi được ngoại săn sóc thay mẹ. Vì thời gian đầu đi làm, hoàn cảnh mới chưa ổn định nên sau đó không lâu mẹ mới đem anh em tôi theo ở chung trong khu nhà dành riêng cho nhân viên bệnh viện. Anh em tôi được đi học, tôi cấp hai, em tôi cấp một. Tưởng đã tạm ổn cho tinh thần lẫn vật chất, nhưng khi chọn môn sinh ngữ để học, trường lại bắt buộc tôi phải chọn tiếng Nga hoặc tiếng Pháp, trong khi tôi lại thích học tiếng Anh. Đó là phần tôi. Còn em tôi, tội cho nó cứ vô tư đọc lảnh lót những bài tập đọc: "Con trâu đánh Mỹ", "con ong cũng đánh Mỹ"... "đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào".... Thỉnh thoảng lại còn khoe với mẹ rằng cô giáo khen xuất sắc, xứng đáng đạt danh hiệu "cháu ngoan bác Hồ".

Mẹ tôi chỉ biết xoa đầu kèm theo nụ cười gượng gạo và tiếng thở dài thương xót. Phần mẹ tôi thì vẫn âm thầm làm việc, phục vụ bệnh nhân dù với đồng lương chết đói, nhưng mẹ vẫn làm việc hết mình với tinh thần là người Công giáo bác ái yêu thương người, kế đến là vì miếng cơm cho con cái. Nhưng mẹ tôi quá bất mãn khi giám đốc bệnh viện dám cả gan bảo mẹ tôi vứt bỏ cây Thánh Giá mà mẹ thường đeo trên cổ, nếu muốn tiếp tục làm việc, lại còn bị bọn họ chửi xa chửi gần là ngụy quân, ngụy quyền.... Người sống của chế độ cũ Cộng Sản bắt đi tù gọi là cải tạo, nhưng đã có mấy ai thực sự cải tạo" Còn người chết làm sao họ cải tạo được" Tại sao gọi người chiến đấu chống xâm lăng là ngụy" Ngụy là gì" Phải chăng là cái thứ gian manh lừa phỉnh! Cha tôi chết vì tay Cộng Sản. Mẹ tôi làm việc vì người bệnh nhưng dưới sự dòm ngó của Cộng Sản còn bị họ đì lên đì xuống. Anh em tôi học có tiến mấy đi nữa cũng không ngóc đầu lên nổi vì là con ngụy quyền. Bất mãn không tới cổ mà phải nói là khỏi đầu. Thế là tôi xin phép mẹ vượt biên. Lần đầu nhờ người quen mai mối, tôi xin mẹ năm chỉ vàng để hùn lo xăng dầu và mọi vật cần thiết cho chuyến đi.

Trao vàng cho họ xong, họ dắt mẹ con tôi đến tận tàu. Tôi còn nhớ đó là bến Phạm Thế Hiển, cầu Chữ Y, quận 8 - Sàigòn. Một dãy tàu mới cáu cạnh. Họ chỉ cho tôi một trong những chiếc tàu đó. Dù chưa đi đến đâu nhưng thấy được chiếc tàu cũng thỏa mãn lòng mơ ước.

Qua một tháng, hai tháng, rồi nửa năm, rồi im luôn, mối lái hay chủ tàu gì cũng chả thấy mặt mũi nữa. Mẹ tôi buồn, rất buồn, vì chút vốn liếng mà mẹ tôi tiện tặn hết sức kể như cúng cô hồn. Khoảng năm sau lại một lần thử thời vận. Mẹ tôi không bao giờ muốn tôi ra đi, buộc lòng lắm lần thứ nhất tôi phải thuyết phục hết sức mình với nhiều lý do, nào là con muốn học tiếng Anh mà hiệu trưởng không cho vì lớp tiếng Anh con cán bộ đảng viên đã chiếm hết chỗ bắt buộc con phải học tiếng Nga. Mà tiếng Nga học cho biết để khi chết lỡ xuống địa ngục nói chuyện với quỷ sứ chứ để làm gì! Còn mẹ, mẹ đã chẳng bực bội khi tên giám đốc bệnh viện xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng của mẹ đó sao" Tương lai anh em con rồi sẽ đi đến đâu! Lần này tôi phải nói thế nào với mẹ đây" Nhưng thôi, dù gì đi nữa thì tôi cũng phải dùng hết tâm trí mà lựa lời nói sao để mẹ đồng ý cho tôi vượt biên lần nữa. Bởi vì tôi không thể nào sống được với chế độ CS khi tương lai mù mịt đang chờ tôi. Đầu óc tôi lúc nào cũng vẽ vời cho cuộc ra đi. Trước mắt tôi luôn thấy những con người cầm súng giết cha tôi và bây giờ họ lại tiếp tục giết dần anh em tôi.

Tôi phải ra đi! Đêm ấy mẹ tôi khóc hết nước mắt để tiễn tôi. Tôi bước ra cửa không hề nhìn lại và đi nhanh như bị ai đuổi. Không! Đó chỉ là hình bóng mẹ tôi, em tôi. Tôi cảm thấy như mẹ tôi, em tôi níu tôi lại và xua tôi đi. Níu tôi lại vì không biết sự may rủi sẽ xảy đến với tôi như thế nào! Có lẽ vì cha tôi đã vĩnh viễn ra đi. Bây giờ mẹ và em tôi không muốn mất tôi. Mẹ và em còn thấy mặt cha lần cuối. Còn tôi, liệu đại dương có buông tha cho tôi chăng" Hay tôi có thoát khỏi Cộng Sản một cách dễ dàng không" Lỡ tù tội thì sao" Mẹ tôi, em tôi muốn tôi ra đi vì tương lai của tôi, còn hơn khi tôi ở lại để sau này có thể tôi sẽ cầm súng, những cây súng, những viên đạn đã giết cha tôi...

Dù muốn, dù không mẹ cũng đã dốc hết túi cho tôi phen này. Và điều mà tôi hoàn toàn tin tưởng là Trời không bỏ mẹ con tôi. Thế nào rồi cũng "hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai".

Tôi ra đi lần này với người chị con của dì tôi. Cuộc hành trình lắm phần vất vả, vì khi đi thì hai chiếc tàu chở 40 người nên rộng rãi thoải mái. Nhưng khi vừa ra hải phận quốc tế thì một chiếc tàu bị trục trặc nên bỏ lại và thế là bao nhiêu khách dồn chung về một chiếc. Dĩ nhiên thức ăn, nước uống, thuốc men đều đem theo. Mặc dù sức tàu vẫn ngoài khả năng chở số người trên, nhưng hẳn là không thoải mái lắm về vấn đề vệ sinh. Sóng gió thì lúc đầu không nhiều lắm, nên có lúc chúng tôi đứng trước mũi tàu mà nhìn trời trăng mây nước. Có lúc nhìn về quê mẹ mà ngậm nguùi lưu luyến.

Lênh đênh trên biển cả, một tuần rồi hai tuần, đến tuần thứ ba thì thời tiết bắt đầu thay đổi rõ rệt, sóng gió ập tới, mưa như trút nước, quần áo ai nấy ướt đẫm. Lúc đầu còn có quần áo để thay, nhưng càng ngày thì quần áo không còn bởi vì đã lấy để mồi lửa làm tín hiệu cấp cứu S.O.S.. Dù thế nào thì con tàu vẫn tiến. May quá, đã đến ngày thứ 30, thực phẩm sắp hết, chúng tôi gặp được con tàu chở hàng của Nhật. Họ rất tử tế, cho chúng tôi thức ăn, nước uống và chỉ đường đi tiếp. Chúng tôi không được tàu Nhật kéo đi, bởi vì họ còn phải đi cho kịp chuyến hàng, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục đi trong lòng rất phấn khởi và tràn trề hy vọng. Hy vọng đến bến bờ tự do. Mặc dù có một số người đi không quen sóng biển nên say sóng và bệnh, trong đó có tôi. Chưa nói là mình mẩy nhiều người vì thấm nước biển mặn lại không được tắm nên người ngứa ngáy rất là khó chịu.

Tôi đã đến được đảo Bidong bình an nhưng phải mất hơn một tháng lênh đênh trên biển cả. Tôi đã trải qua một quãng đường rất ư là khổ sở. Mẹ tôi, em tôi giờ này không biết thế nào ở quê nhà" Khi tôi chưa ra đi, tôi có nghe nhiều người vượt biên chỉ một tuần hoặc cao lắm là vài tuần thì cũng có tin về. Còn tôi đã hơn một tháng, chắc chắn mẹ tôi đang mỏi mòn ngóng tin tôi. Thế là, điều trước tiên tôi phải báo tin cho mẹ tôi hay, sau đó mới lo chuyện khác...

Những ngày nối tiếp, tôi và bà chị cùng đi lo ổn định phòng trại, nơi ăn chốn ở, và chuyện quan trọng nhất đối với tôi vẫn là chuyện học Anh văn. Trong trại tỵ nạn có các lớp Anh văn nên lập tức tôi và chị tôi ghi danh vào. Tôi cũng không quên liên lạc với dì tôi ở Úc. Và rồi đúng một năm sau chúng tôi được dì lãnh qua Úc.

Đến Úc chúng tôi sống với gia đình dì. Các anh chị con của dì dượng cùng trang lứa với chúng tôi nên kể ra sống chung rất là thoải mái. Học cùng học, chơi cùng chơi nên có lẽ vì vậy mà tôi cũng đỡ nhớ nhà. Tôi được dì dượng nuôi cho đi học. Vào trường cô giáo vui vẻ tận tình giúp đỡ từng ly từng tí, bạn bè cũng vậy. Ngoài ra tôi còn được hưởng khoản tiền trợ cấp của chính phủ để đi học và thỉnh thoảng tìm việc làm thêm như chạy bàn, rửa chén cho nhà hàng, nên cũng giúp đỡ cho mẹ tôi được chút đỉnh, đồng thời hai năm sau lo thủ tục tiến hành bảo lãnh cho mẹ và em tôi, rồi cũng mướn nhà ở riêng để sắm sửa chờ mẹ qua. Chỉ tội cho người chị cùng đi với tôi định cư ở Úc được 10 tháng là bị tai nạn xe mà ra đi vĩnh viễn. Khoảng hơn một năm sau khi làm hồ sơ bảo lãnh thì gia đình tôi được đoàn tụ. Ngày đón mẹ và em tôi ở phi trường Brisbane có gia đình dì dượng cùng đi với tôi. Mẹ con tôi mừng mừng tủi tủi khi gặp lại nhau. Mẹ gầy nhiều, già thêm. Em tôi trông lớn hẳn, chỉ xa nhau có mấy năm mà trông cậu ta ra vẻ thanh niên tợn! Tôi đưa mẹ và em về nhà nghỉ ngơi. Sau đó thết một bữa tiệc ăn mừng ngày hội ngộ do chính dì tôi và tôi làm tổng khâu.

Mọi người vui vẻ. Mẹ tôi kể lại những ngày sống xa tôi nơi quê nhà. Mẹ vui mừng khi được tin tôi đến bến bờ bằng an, rồi khi được đơn bảo lãnh tôi gửi về... Và mẹ nghẹn ngào khi kể lại trước ngày ra đi, mẹ và em tôi đến nghĩa trang từ giã cha tôi. Mẹ đau lòng khi phải xa quê hương, xa người thân và nhất là xa cha tôi. Nhưng vì tôi, vì tương lai của anh em tôi.

Những ngày sau đó tôi xin phép nghỉ làm việc để chở mẹ tôi đi lo giấy tờ cần thiết hoặc lái xe đưa đi dạo vòng quanh thành phố và thăm những người thân quen của gia đình tôi trước kia. Mẹ tôi có vẻ rất mãn nguyện. Còn tôi thường nói với mẹ: "Đây là thiên đường đó mẹ. Chính phủ lo cho người dân từng chút. Không có việc làm thì trợ cấp tiền thất nghiệp, bệnh hoạn thì có Medicare khám miễn phí. Đồ ăn đồ uống ở đây thì thừa thãi, đôi lúc ăn không nổi vì ngán, lại nhớ lúc mình ăn độn, nhớ những đứa trẻ đứng canh trước quán hủ tiếu chờ cho khách ăn xong chạy lại giành nhau húp nước thừa!"

Lo xong những giấy tờ cần thiết cho mẹ và em, tôi lại tiếp tục đi làm. Giờ thì có mẹ, mẹ lo việc bếp núc, em tôi cũng đi học như ngày xưa. Thấy mẹ có phần vất vả và đúng ra thì tôi cũng đã lớn nên sau khi mẹ qua được một năm, tôi xin phép mẹ lập gia đình. Bây giờ thì vợ chồng tôi đã có hai con. Cháu lớn đang học lớp bốn trường đạo. Hằng ngày vợ tôi lo việc nhà và đưa con đi học. Cuối tuần thì nó được mẹ tôi dắt đến trường Việt ngữ học tiếng Việt, và nó cũng đang học lớp bốn trường Việt. Từ bốn năm nay mẹ tôi vẫn dắt cháu đi học vì mẹ tôi tình nguyện dạy tiếng Việt cho trường đó.

Cuộc sống tôi giờ đây thực sự đã ổn định. Tôi có nhà riêng, có xe, có công ăn việc làm vững chắc. Tôi làm sao quên được công ơn của những người đã giúp đỡ tôi. Cám ơn dân tộc đã cưu mang tôi. Tôi phải sống làm sao để đừng phụ công ơn ấy. Con tôi, tôi cũng sẽ dạy cho nó "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây". Đồng thời với cái tên rặt ròi Việt Nam của nó, tôi cũng dạy cho nó biết ông, cha nó là người Việt Nam, có truyền thống yêu quê hương giống nòi. Nó phải đọc, nói, viết rành rẽ tiếng Việt. Nó phải hãnh diện nó là người Việt Nam, một dân tộc hào hùng. Ngày rất gần tôi sẽ dắt nó về thăm quê hương, thăm lại mồ mả tổ tiên, những người đã hy sinh vì tổ quốc. Nó phải noi gương ông cha mà yêu nước thương nòi. Nó phải sống xứng danh là người Việt Nam, phải làm rạng rỡ dân tộc Việt Nam dù bất cứ nơi đâu và bất cứ hoàn cảnh nào.

Bạch Vân - QLD

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.