Từ trong nước vừa gửi ra cho Diễn Đàn Giáo Dân một bài điểm sách dài của Hòa Giang Đỗ Hữu Nghiêm với tiêu đề CHÚA HAY CAESAR" Ấn tượng Chúa Gọi của Mậu Hải. Được biết Mậu Hải là bút hiệu của linh mục Mai Xuân Hậu ghi trên tập hồi ký của ngài, Hồi Ký CHÚA GỌI, được in và phát hành riêng ngày 30-5-2003, nhân kỷ niệm 50 năm linh mục và Bát Tuần Thượng thọ của tác giả.
Tuy chưa được đọc cuốn hồi ký, nhưng qua những ghi nhận của Hoà Giang Đỗ Hữu Nghiêm, chúng tôi không hề bỡ ngỡ về con người, nhân cách và thái độ thẳng thắn của Cha Hậu đối với linh mục Huỳnh Công Minh. Những ai từng đọc những đoạn ghi chép của cha Chân Tín về nội dung các cuộc họp giữa Đức TGM Nguyễn Văn Bình và nhóm Cố Vấn của Ngài, gồm các lm Chân Tín, M.X, Hậu, H. C. Minh, Ng. H. Lịch và người giáo dân duy nhất là Ng. Đ. Đầu, được giáo sư Nguyễn Ngọc Lan trích đưa vào những cuốn Nhật Ký của ông ấn hành trong những năm 89, 90, 9, hẳn sẽ chia sẻ cảm nghĩ này của chúng tôi.
Bài điểm sách của Hòa Giang khá dài. Ở đây Diễn Đàn chỉ trích lại phần cuối trình bày những suy tư và cảm giác choáng váng (bị shocked nặng, ngôn ngữ trong bài viết) của người đọc Hồi Ký liên quan tới chuyện Linh Mục Bán Đứng Linh Mục. Theo ghi nhận của Hòa Giang thì trong Hồi Ký cha Hậu đã thuật lại là sau buổi tĩnh tâm của các linh mục ở Thái Mỹ Củ Chi, lm Huỳnh Công Minh đã báo cáo với nhà nước thế nào đó khiến người cầm đầu công an Gia Định đã tìm đến giáo xứ Hà Đông làm việc với cha Hậu. Mời độc giả theo dõi những dòng sau đây của Hòa Giang Đỗ Hữu Nghiêm:
3. Sự Kiện "Bán Đứng" ở Thái Mỹ, Củ Chi
(...)Theo văn mạch cậu truyện thuật lại, thì tôi hiểu LM Huỳnh Công Minh là người đã báo cáo lại, nhắm đích danh Linh Mục Mai Xuân Hậu vì chính LM HCM được ghi nhận trong hồi ký là đã từng tuyên bố:
"Tôi là Linh Mục nhưng cũng là một công dân, tôi có quyền và có bổn phận tố cáo tất cả những ai phản động ".
Tinh thần của câu nói này rất phức tạp và tế nhị tùy theo từng bối cảnh của cuộc diện xã hội (...) Trong câu phát biểu của LM HCM, nếu hiểu trong bối cảnh lịch sử Việt Nam tại Tp HCM trong các năm 1975-78, thì cuộc diện xã hội chính trị cho phép ta có thể diễn giải sự kiện này theo nhiều khía cạnh:
Linh mục và công dân trong Giáo Hội và xã hội
Linh Mục HCM nhận mình là một Linh Mục thực thụ, nhưng có theo tinh thần tư tế dòng Melchisedech không" Linh Mục của Chúa hoàn toàn tuân thủ nhưng đòi hỏi của GHCG chính thống về thiên chức Linh mục mà ngài hiểu hơn tôi và trong điều kiện cụ thể của Việt Nam ở thời điểm ngay sau 30.4.1975 và sau này. LM HCM thừa hiểu một LM có tinh thần tuân phục kỷ luật theo Giáo Luật được Giáo Hội ban hành năm 1982, được chỉ giáo của Tòa Thánh phải và nên nghĩ và làm gì.
Nếu là một chế độ xã hội không có những hành vi và suy nghĩ khác hay chống lại Giáo Hội, nghĩa là chống lại Tinh Thần Tin Mừng -trong trường hợp này xét theo nghĩa chữ thì từ "phản động Tin Mừng" có thể đúng nhất- thì người công dân và LM thật sự trung thành với chế độ xã hội ấy cũng rất chính đáng khi hành sử trong con người thống nhất.
Nhưng nếu chế độ xã hội ấy không bình thường với GH cả trong cách ứng xử lẫn trong suy nghĩ ý thức hệ vũ trụ và nhân sinh chính trị, trong quan hệ quốc nội và quốc ngoại, thì có một sự phân biệt rõ rệt giữa lương tâm chân chính của vị Linh Mục và Công dân Công giáo ấy. Sứ Vụ của Linh Mục không thể đồng nhất với quyền và nghĩa vụ công dân trong xã hội ấy.
Là Một Linh Mục tức là một mục tử có trách nhiệm chia sẻ việc chăn dắt đoàn chiên tức là các công dân Công Giáo thế nào cho đúng con đường Tin Mừng được diễn dịch một cách ngay chính, trung thành và hiệp thông với Giáo Hội Toàn Cầu. Nếu Linh Mục ấy không được trang bị những kiến thức chính đáng (Trí) và không có lương tri trong sáng (Đức), thì với tư cách con người, bản thân Linh mục đó đã sai lầm, phương chi công dân Linh Mục đó đã hành động và suy nghĩ sai lầm và lại dẫn dắt người khác theo mình! Đèn đã tối trong ánh sáng Tin Mừng không thể chiếu soi Tin Mừng cho người khác được.
Và chăng, có khi nào con người phải đấu tranh trong bản thân con người của mình với tư cách là Linh Mục và Công dân không" Ta có thể trả lời mà không sợ sai lầm rằng "Khi con người ấy bị tha hóa bởi các điều kiện sống, nghĩa là mình không phải là mình nữa khi mình phải hành động và suy nghĩ, quyết định theo chế độ xã hội cụ thể".
Quyền và bổn phận công dân tố cáo lẫn nhau
Chúng ta có thể nêu ra vô số trường hợp con người bị tha hóa, khi mình không ý thức được việc mình làm! Một phương pháp dễ thực hiện để lĩnh hội vấn đề là ta chỉ cần thay đổi những từ ngữ của câu nói này, thì sẽ thấy nó rất hàm hồ, nguy hiểm biết chững nào và không những nó là một cái bẫy cho lương tâm con người ngay chính, mà còn có tác dụng phá đạo lý Kitô. Chúa không tố cáo và kết án ai, ngoài sự ác, nhưng Linh Mục nhân danh là công dân, có quyền và có bổn phận tố cáo tất cả những ai (có thể là Giáo Hoàng, Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Giáo Dân,...) phản động.
Nếu hiểu chặt từ ngữ này, thì trong một chế độ nào, có ý thức hệ vô thần chống tôn giáo, thì có thể tất cả những Giáo dân Kitô giáo, hay các tín đồ của bất cứ tôn giáo nào, đều là "phản động", trên nền tảng niềm tin của mình. Trong trường hợp này người ta phải hiểu câu nói kia: "Linh Mục, với tư cách là công dân, có quyền và có bổn phận chống lại Đức Kitô và tất cả những ai theo Đức Kitô ".(!") Nguy hiểm vô cùng cho người nào nói câu kia!
Tại sao, quyền và nghĩa vụ công dân lại được đề cao hơn quyền và nghĩa vụ Linh Mục. Theo tinh thần của Chúa trong Tin Mừng, thì "trong trường hớp có tranh chấp trong lòng tin, Con người phải vâng phục Chúa hơn vâng lời loài người". Điều đó, nói thì dễ, nhưng khi ở hoàn cảnh cụ thể, có một thứ áp lực nào đó, thì không dễ chút nào đối với bất kỳ ai.
Chẳng hạn:
"Tôi là giáo dân, nhưng tôi cũng là công dân. Tôi có quyền và có bổn phận tố cáo những Linh Mục Phản Động!"
Qua câu nói này, đức bác ái và sự tha thứ sẽ không có chỗ đứng trong lương tâm Công Giáo, và người công dân này không hành động với tư cách giáo dân và trong trường hợp này tư cách giáo dân và công dân tha hóa trong một con người!
Tôi cứ thay thế những từ ngữ khác theo cùng một kiểu như trên, ta sẽ được một loạt những tác động dây chuyền trong xã hội, thấy tư cách của một Linh Mục đã phát biểu câu nói trên đây:
"Tôi là giáo sư, tôi cũng là một công dân, tôi có quyền và có bổn phận tố cáo học trò phản động của tôi"
Hay ngược lại,
"Tôi là học trò, tôi cũng là một công dân, tôi có quyền và có bổn phận phải tố cáo Thầy Cô nào Phản động của tôi"
Thật là một xã hội đảo điên, mất hết nhân luân, nếu con người tìm sơ hở, rình rập, bới lông tìm vết, để tố cáo nhau. Đã có một thời người ta ở gần nhà nhau rình xem nhà bên cạnh ăn thứ gì, để dè bìu, mỉa mai và tố cáo! Nếu ai trong xã hội và giáo hội, cũng làm như thế như một thứ quyền và thứ bổn phận, thì cuộc sống chung với nhau sẽ ra sào" Nếu kẻ tố cáo lại được cái thứ chế độ xã hội kia khuyến khích bảo vệ và tưởng thưởng, thì nguy ngập quá!
"Linh Mục có quyền và có bổn phận tố cáo bất kỳ ai phản động, vì ông cũng là công dân"!
"Cha xứ hay con chiên trong giáo xứ, họ cũng là công dân, họ có quyền và có bổn phận tố cáùo nếu giáo dân hay Cha xứ phản động"!
"Tôi là cha mẹ và tôi cũng là công dân nên tôi có quyền và bổn phận tố cáo con tôi phản động"!
"Tôi là con và cũng là công dân nên tôi có quyền và bổn phận tố cáo cha mẹ tôi phản động"
"Tôi là vợ hay chồng, tôi cũng là công dân, tôi có quyền và bổn phận phải tố cáo chồng hay vợ tôi phản động."
"Tôi là anh chị em trong một gia đình, nhưng tôi cũng là công dân, tôi có quyền và có bổn phận phải tố cáo anh chị em tôi phản động"
Cả ngàn câu vô luân bất nhân kiểu như thế được nhân rộng ra trong cái xã hội khuyến khích ưa chuộng tố cáo để ai đó ổn định được xã hội mau chóng, bảo đảm an ninh trật tự, vì tố cáo vừa là bổn phận vừa là quyền lợi!. Ta sẽ tưởng tượng ra một xã hội "chỉ nghĩ đến quyền và bổn phận công dân là tố cáo phản động", không có chỗ cho lương tri và tình người, và tự do con người. Tố cáo trong những bối cảnh nghiệt ngã của xã hội, thì hành động đó đồng nghĩa với phản bội, "bán đứng" anh em!
Tố Cáo Phản Động: Thế nào là phản động"
Phản động cũng là một từ bao hàm nhiều ý nghĩa tùy theo người sử dụng nó với dụng ý gì: Linh mục không sống tinh thần Phúc Âm là Linh Mục phản động, chống lại Thiên Chúa, vì chống lại Tin Mừng của Ngài. Đối với xã hội Việt Nam cụ thể trong bối cảnh câu này được phát biểu, thì phản động ở đây là chống lại chủ nghĩa và chế độ Cộng Sản hay Xã Hội. Nhưng cách hành sử của một người trong đời thường khó lòng hay rất dễ qui kết là phản động tùy phán đoán và cách nhìn xem vấn đề của mỗi người. "Phản động" trở thành công cụ sắc bén trăm bề, để dẹp những ai bất đồng ý kiến với mình! Theo mạch văn, người ta hiểu chính LM HCM đã tố cáo LM MXH là phản động với cơ quan CA Gia Định, khi LM MXH nói "Đừng Bán Đứng Anh Em Linh Mục chúng tôi".
Linh Mục tố cáo Linh Mục, -dù bất cứ vì lý do gì- điều ấy có phản ánh tinh thần Tin Mừng" hay "bán đứng" anh em" Nó không phải chỉ làm sứt mẻ, mà còn giết hại anh em- hơn Cain giết hại Abel - trong huynh đoàn Linh Mục. Linh Mục tố cáo Linh Mục, như thế có thể hiện tinh thần Bác Ái không" Phải chăng không có cách nào xây dựng một cộng đoàn hay một xã hội hơn là chỉ biết và chỉ cần tố cáo" Giá trị công dân trong xã hội chính trị cao hơn giá trị Linh Mục trong con người ư" Nếu có sự kiện Công Dân linh mục tố cáo Linh mục công dân, thì đó chỉ là một gương mù không hơn không kém của chúa chiên trước bày chiên!
Nhưng vì nhu cầu ổn định nhanh chóng, nếu cần bằng bạo lực, trấn áp, thì từ "phản động" dễ dàng được chụp mũ gán ghép cho bất kỳ ai, kể cả Giám Mục, Linh Mục,...có những hành vi hay ý kiến khác mà người có trách nhiệm hay một công dân tố cáo, có lợi cho chế độ xã hội chính trị, chứ chưa hẳn chống lại chủ nghĩa chính trị của xã hội.
Tác giả câu phát biểu trên đây có còn là mục tử chân chính"
Sau khi phân tích những nguy hiểm của một câu nói trên, tôi là công dân, nhưng tôi cũng là giáo dân, liệutôi có quyền và bổn phận "vạch mặt chỉ tên" những LM không theo đường lối của Chúa, mà còn phản lại Chúa, với các giới chức thẩm quyền trong giáo hội không"
Và khi "vạch mặt chỉ tên" một chúa chiên giả dối hay bất chính hay thoái hóa biến chất, thì tôi có vi phạm đức bác ái Công Giáo không, khi hành vi của Chúa chiên ấy có thể làm cho người khác có thể phải chết về sinh thể lý, và chết về sự nghiệp xã hội" Nếu không "vạch mặt chỉ tên" vì áp lực nào đó, tôi phải làm gì thay vì yên lặng làm thinh để bị lương tâm cắn rứt là đồng lõa với điều bất chính của những LM như thế!
"Vạch mặt chỉ tên đồng nghĩa với tố cáo". Mà tố cáo là có động lực hằn thù. Hằn thù lại là phản động Bác Ái! Chính trong Hồi ký, LM Mai Xuân Hậu đã chỉ ra một cách thế hành động của người Kitô hữu chân chính: "Dĩ Đức Báo Oán ", "lấy tình thương đáp trả hận thù". "Yêu kẻ yêu mình, thì ai cũng làm được, nhưng yêu người thù nghịch với mình mới là sống Tin Mừng."
Nhân đây tôi cũng hồi ức -để xác minh và đối chiếu lại- trường hợp chính LM HCM đã từng tranh luận với tôi về vấn đề phá thai. Tôi cho rằng, khi bào thai hình thành trong cung lòng mẹ, thì bắt đầu có sự sống của con người theo lương tri của tôi và trong giáo huấn của Giáo Hội.
Nhưng LM HCM lại cho rằng vấn đề này còn đang bàn cãi. Khi LM học triết học và thần học ở Strasbourg, các thần học gia còn cãi vã nhau về chuyện này: khi nào bào thai con người trở thành người, không ai có đủ chứng cớ khẳng định. Nhưng LM không nêu giáo lý Công giáo dậy gì về điều này. Theo ý kiến riêng của LM HCM, nếu không xác định được khi nào bào thai thành người, thì người ta có quyền phá thai và việc này phải được luật pháp bảo vệ. Và tôi không có cùng quan điểm với LM HCM, thì tôi không thể làm công tác Mặt Trận được.
Trước đó, LM HCM cũng có lần tranh luận với tôi về việc thành lập những đoàn thể thống nhất do Nhà nước lãnh đạo và các tôn giáo không được duy trì các đoàn thể theo giới của mình nữa theo sắc lệnh mới ban hành của nhà nước và anh em báo CGDT phải học tập để quán triệt, bàn bạc, rồi chấp hành theo chức năng báo chí. Tôi có ý kiến có thể có hai trường hợp trong xã hội chỉ có một thứ đoàn thể thống nhất do nhà nước lãnh đạo.
(1) Nếu nhà nước nào chỉ là toàn tòng Công giáo, hay Phật Giáo hay Hồi Giáo, ... và giáo quyền và thế quyền chồng chéo nhau, thì chỉ có một loại đoàn thể thống nhất, vì có thể dựa trên cùng một ý thức hệ và chịu một tổ chức lãnh đạo.
(2) Nếu Nhà nước nào có toàn tòng chủ nghĩa Cộng Sản hay Xã Hội, thì đoàn thể cũng thuộc cùng một loại và theo một ý thức hệ và một cơ cấu tổ chức.
Nhưng thực tế xã hội Việt Nam không phải là toàn tòng Công giáo hay Cộng Sản, mà gồm có nhiều xu hướng ý thức hệ và tôn giáo khác nhau. Vì thế việc độc quyền tổ chức đoàn thể của một nhà nước còn theo thể chế đa nguyên, mà không cho các tôn giáo và đoàn thể khác tổ chức đoàn thể riêng của mình, là không hợp tình hớp lý, nên tôi không chấp nhận.
Khi biểu lộ ý kiến như vậy, LM HCM cho rằng tôi không đồng ý với lập trường này, thì không đủ tiêu chuẩn làm công tác Mặt Trận được
Sau hai cuộc tranh cãi này, tôi nhận thấy các giấy mời tôi tham dự các cuộc họp của Mặt Trận Tổ Quốc TP HCM không được gửi đến cho tôi nữa!
MTTQ vẫn được nói là nơi qui tụ những tập thể không cùng chính kiến nhưng có tinh thần dân tộc và xây dựng, mà trong thực tế, chỉ gồm những cá nhân và tập thể chấp hành và suy nghĩ theo Một Tập Thể nào đó"
Việc đào tạo và tiến cử bổ nhiệm nhận sự trong Giáo Phẩm.
Quá trình đào tạo LM phải hết sức khôn ngoan sáng suốt, việc bổ nhiệm vào các chức vụ, nhất là những chức vụ then chốt, như Giám Mục, Tổng Đại Diện GP hay Giám Đốc Chủng Viện,.. trong Giáo Hội phải hết sức cẩn trọng, kẻo GH có thể lâm cảnh "nuôi ong tay áo", "cõng rắn cắn gà nhà ", "ăn cơm nhà Chúa, múa rối tối ngày".
Linh Mục HCM như chúng ta thấy, qua phát biểu và hành động được LM Mai Xuân Hậu thuật lại, đã chọn cả Chúa lẫn Caesar cùng một lúc, chứ không muốn chọn Chúa (đã mang danh Linh Mục), mà khước từ Caesar (nhấn mạnh đến quyền và bổn phận công dân). Có tham quá không" Hay không được gì cả" Vì trong Kinh Thánh, Chúa có nói đến Anti-Christ sẽ xuất hiện và trong từ ngữ tiếng Việt, từ "Phản Động Kitô" là đúng nhất" Mai Xuân Hậu hay Huỳng Công Minh, ai là Phản Động Kitô hơn ai"
LM HCM cũng là một công dân, mà cụ thể là công dân của nước Việt Nam ở vào thời điễm và chế độ xã hội sau 30.4.1975. Nước Việt Nam ấy trong thực tế lịch sử cũng như lý thuyết nền tảng, để xây dựng chính sách, đường lối và pháp chế xã hội, đều có vấn đề với Giáo Hội ở tại Việt Nam và Thế Giới. Vì thế, công dân trong chế độ ấy cũng có nhiều cách ứng xử khác với công dân trong chế độ khác, nhất nữa là công dân Công giáo.
Việc đào luyện linh mục tu sĩ ngày nay không thể theo những tiêu chuẩn như trước, mà phải có những uyển chuyển cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội ngày nay; ngoài trí, đức, thể dục theo truyền thống, người tu hành con phải được thử thách để chứng tỏ lòng kiên tín trong bất cứ trường hợp nào, nhất là cảnh giác trường hợp "nhân cách bị tha hóa, vì bị mua chuộc hay đe dọa, hay gài bẫy, bị ép buộc" trong suốt quá trình đào tạo. Quá trình đào tạo lâu dài sẽ làm phát hiện những thứ Kitô giả giống như cây kim gói lâu ngày trong bao vải sẽ gỉ sét và bộc lộ ra ngoài, dù người ta muốn giấu đi! Nếu không, ấn Tòa Cáo Giải sẽ trở thành không phải là chốn xưng thú đáng tin cậy với người đại diện chân chính của Chúa, mà những thứ Công Dân linh mục -chứ không phải Linh Mục công dân- muốn đem hết những gì thuộc cõi tâm linh thánh thiêng của người tín đồ, để tố cáo ra Tòa Đời. Là một phần tử muốn cố gắng sống nghiêm cẩn trung tín nhất trong giáo hội, dù chính mình cũng đầy khuyết điểm, tôi chỉ mong được có những Linh Mục biết phát biểu:
"Tôi Là Linh mục, tôi cũng là một công dân. Tôi có quyền và có bổn phận làm tròn sứ vụ Linh Mục và đối với những gì trái với sứ vụ Linh Mục trong nghĩa vụ công dân, tôi xin Chúa hướng dẫn tôi biết khôn khoan hành sử cho công ích lớn nhất của đất nước tôi, theo ánh sáng Tin Mừng Đức Kitô, trong hoàn cảnh chế độ xã hội cụ thể hiện nay.
Đối với những ai tôi có đủ yếu tố nghi là phản động, tôi có quyền và bổn phận của một công dân Kitô hữu, là tha thứ, thông cảm và cầu nguyện cho người ở hoàn cảnh ấy, bàn truyện với Bề Trên hay anh em Linh Mục khác hay những người khôn ngoan khác, xem nên hành động thế nào cho thích hợp nhất, vì chính tôi có thể phán đoán sai về hành vi của chính mình và người khác và mình cũng chẳng phải là một mẫu mực hoàn hảo để lên án ai. Tôi cố tránh tố cáo người khác vì hành động đó trái với Tin Mừng Bác Ái, mà thay vào đó, tìm những cách tốt đẹp nhất để góp ý uốn nắn và sửa đổi xây dựng khi cần thiết ".
Tôi cầu nguyện và tôi xin Chúa tha thứ và chúc lành và giúp đỡ người đã phát biểu câu nói đó, làm xúc phạm đến Chúa va Anh em. Tôi buồn nhưng vẫn cầu mong người đó nhận ra lẽ phải và biết sám hối, để đền tội, sống có ý nghĩa hết quãng đời còn lại, khi mình đã về già, chắc là còn trẻ hơn tôi, cho xứng danh Linh Mục Công Giáo: Dĩ Đức Báo Oán!
Gò Vấp 03-6-2003, Thứ Tư. Kỷ niệm ngày sinh và rửa tội: 9-6 & 13-6-1938
ĐHN - ANTOINE JOURDAIN
Tuy chưa được đọc cuốn hồi ký, nhưng qua những ghi nhận của Hoà Giang Đỗ Hữu Nghiêm, chúng tôi không hề bỡ ngỡ về con người, nhân cách và thái độ thẳng thắn của Cha Hậu đối với linh mục Huỳnh Công Minh. Những ai từng đọc những đoạn ghi chép của cha Chân Tín về nội dung các cuộc họp giữa Đức TGM Nguyễn Văn Bình và nhóm Cố Vấn của Ngài, gồm các lm Chân Tín, M.X, Hậu, H. C. Minh, Ng. H. Lịch và người giáo dân duy nhất là Ng. Đ. Đầu, được giáo sư Nguyễn Ngọc Lan trích đưa vào những cuốn Nhật Ký của ông ấn hành trong những năm 89, 90, 9, hẳn sẽ chia sẻ cảm nghĩ này của chúng tôi.
Bài điểm sách của Hòa Giang khá dài. Ở đây Diễn Đàn chỉ trích lại phần cuối trình bày những suy tư và cảm giác choáng váng (bị shocked nặng, ngôn ngữ trong bài viết) của người đọc Hồi Ký liên quan tới chuyện Linh Mục Bán Đứng Linh Mục. Theo ghi nhận của Hòa Giang thì trong Hồi Ký cha Hậu đã thuật lại là sau buổi tĩnh tâm của các linh mục ở Thái Mỹ Củ Chi, lm Huỳnh Công Minh đã báo cáo với nhà nước thế nào đó khiến người cầm đầu công an Gia Định đã tìm đến giáo xứ Hà Đông làm việc với cha Hậu. Mời độc giả theo dõi những dòng sau đây của Hòa Giang Đỗ Hữu Nghiêm:
3. Sự Kiện "Bán Đứng" ở Thái Mỹ, Củ Chi
(...)Theo văn mạch cậu truyện thuật lại, thì tôi hiểu LM Huỳnh Công Minh là người đã báo cáo lại, nhắm đích danh Linh Mục Mai Xuân Hậu vì chính LM HCM được ghi nhận trong hồi ký là đã từng tuyên bố:
"Tôi là Linh Mục nhưng cũng là một công dân, tôi có quyền và có bổn phận tố cáo tất cả những ai phản động ".
Tinh thần của câu nói này rất phức tạp và tế nhị tùy theo từng bối cảnh của cuộc diện xã hội (...) Trong câu phát biểu của LM HCM, nếu hiểu trong bối cảnh lịch sử Việt Nam tại Tp HCM trong các năm 1975-78, thì cuộc diện xã hội chính trị cho phép ta có thể diễn giải sự kiện này theo nhiều khía cạnh:
Linh mục và công dân trong Giáo Hội và xã hội
Linh Mục HCM nhận mình là một Linh Mục thực thụ, nhưng có theo tinh thần tư tế dòng Melchisedech không" Linh Mục của Chúa hoàn toàn tuân thủ nhưng đòi hỏi của GHCG chính thống về thiên chức Linh mục mà ngài hiểu hơn tôi và trong điều kiện cụ thể của Việt Nam ở thời điểm ngay sau 30.4.1975 và sau này. LM HCM thừa hiểu một LM có tinh thần tuân phục kỷ luật theo Giáo Luật được Giáo Hội ban hành năm 1982, được chỉ giáo của Tòa Thánh phải và nên nghĩ và làm gì.
Nếu là một chế độ xã hội không có những hành vi và suy nghĩ khác hay chống lại Giáo Hội, nghĩa là chống lại Tinh Thần Tin Mừng -trong trường hợp này xét theo nghĩa chữ thì từ "phản động Tin Mừng" có thể đúng nhất- thì người công dân và LM thật sự trung thành với chế độ xã hội ấy cũng rất chính đáng khi hành sử trong con người thống nhất.
Nhưng nếu chế độ xã hội ấy không bình thường với GH cả trong cách ứng xử lẫn trong suy nghĩ ý thức hệ vũ trụ và nhân sinh chính trị, trong quan hệ quốc nội và quốc ngoại, thì có một sự phân biệt rõ rệt giữa lương tâm chân chính của vị Linh Mục và Công dân Công giáo ấy. Sứ Vụ của Linh Mục không thể đồng nhất với quyền và nghĩa vụ công dân trong xã hội ấy.
Là Một Linh Mục tức là một mục tử có trách nhiệm chia sẻ việc chăn dắt đoàn chiên tức là các công dân Công Giáo thế nào cho đúng con đường Tin Mừng được diễn dịch một cách ngay chính, trung thành và hiệp thông với Giáo Hội Toàn Cầu. Nếu Linh Mục ấy không được trang bị những kiến thức chính đáng (Trí) và không có lương tri trong sáng (Đức), thì với tư cách con người, bản thân Linh mục đó đã sai lầm, phương chi công dân Linh Mục đó đã hành động và suy nghĩ sai lầm và lại dẫn dắt người khác theo mình! Đèn đã tối trong ánh sáng Tin Mừng không thể chiếu soi Tin Mừng cho người khác được.
Và chăng, có khi nào con người phải đấu tranh trong bản thân con người của mình với tư cách là Linh Mục và Công dân không" Ta có thể trả lời mà không sợ sai lầm rằng "Khi con người ấy bị tha hóa bởi các điều kiện sống, nghĩa là mình không phải là mình nữa khi mình phải hành động và suy nghĩ, quyết định theo chế độ xã hội cụ thể".
Quyền và bổn phận công dân tố cáo lẫn nhau
Chúng ta có thể nêu ra vô số trường hợp con người bị tha hóa, khi mình không ý thức được việc mình làm! Một phương pháp dễ thực hiện để lĩnh hội vấn đề là ta chỉ cần thay đổi những từ ngữ của câu nói này, thì sẽ thấy nó rất hàm hồ, nguy hiểm biết chững nào và không những nó là một cái bẫy cho lương tâm con người ngay chính, mà còn có tác dụng phá đạo lý Kitô. Chúa không tố cáo và kết án ai, ngoài sự ác, nhưng Linh Mục nhân danh là công dân, có quyền và có bổn phận tố cáo tất cả những ai (có thể là Giáo Hoàng, Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Giáo Dân,...) phản động.
Nếu hiểu chặt từ ngữ này, thì trong một chế độ nào, có ý thức hệ vô thần chống tôn giáo, thì có thể tất cả những Giáo dân Kitô giáo, hay các tín đồ của bất cứ tôn giáo nào, đều là "phản động", trên nền tảng niềm tin của mình. Trong trường hợp này người ta phải hiểu câu nói kia: "Linh Mục, với tư cách là công dân, có quyền và có bổn phận chống lại Đức Kitô và tất cả những ai theo Đức Kitô ".(!") Nguy hiểm vô cùng cho người nào nói câu kia!
Tại sao, quyền và nghĩa vụ công dân lại được đề cao hơn quyền và nghĩa vụ Linh Mục. Theo tinh thần của Chúa trong Tin Mừng, thì "trong trường hớp có tranh chấp trong lòng tin, Con người phải vâng phục Chúa hơn vâng lời loài người". Điều đó, nói thì dễ, nhưng khi ở hoàn cảnh cụ thể, có một thứ áp lực nào đó, thì không dễ chút nào đối với bất kỳ ai.
Chẳng hạn:
"Tôi là giáo dân, nhưng tôi cũng là công dân. Tôi có quyền và có bổn phận tố cáo những Linh Mục Phản Động!"
Qua câu nói này, đức bác ái và sự tha thứ sẽ không có chỗ đứng trong lương tâm Công Giáo, và người công dân này không hành động với tư cách giáo dân và trong trường hợp này tư cách giáo dân và công dân tha hóa trong một con người!
Tôi cứ thay thế những từ ngữ khác theo cùng một kiểu như trên, ta sẽ được một loạt những tác động dây chuyền trong xã hội, thấy tư cách của một Linh Mục đã phát biểu câu nói trên đây:
"Tôi là giáo sư, tôi cũng là một công dân, tôi có quyền và có bổn phận tố cáo học trò phản động của tôi"
Hay ngược lại,
"Tôi là học trò, tôi cũng là một công dân, tôi có quyền và có bổn phận phải tố cáo Thầy Cô nào Phản động của tôi"
Thật là một xã hội đảo điên, mất hết nhân luân, nếu con người tìm sơ hở, rình rập, bới lông tìm vết, để tố cáo nhau. Đã có một thời người ta ở gần nhà nhau rình xem nhà bên cạnh ăn thứ gì, để dè bìu, mỉa mai và tố cáo! Nếu ai trong xã hội và giáo hội, cũng làm như thế như một thứ quyền và thứ bổn phận, thì cuộc sống chung với nhau sẽ ra sào" Nếu kẻ tố cáo lại được cái thứ chế độ xã hội kia khuyến khích bảo vệ và tưởng thưởng, thì nguy ngập quá!
"Linh Mục có quyền và có bổn phận tố cáo bất kỳ ai phản động, vì ông cũng là công dân"!
"Cha xứ hay con chiên trong giáo xứ, họ cũng là công dân, họ có quyền và có bổn phận tố cáùo nếu giáo dân hay Cha xứ phản động"!
"Tôi là cha mẹ và tôi cũng là công dân nên tôi có quyền và bổn phận tố cáo con tôi phản động"!
"Tôi là con và cũng là công dân nên tôi có quyền và bổn phận tố cáo cha mẹ tôi phản động"
"Tôi là vợ hay chồng, tôi cũng là công dân, tôi có quyền và bổn phận phải tố cáo chồng hay vợ tôi phản động."
"Tôi là anh chị em trong một gia đình, nhưng tôi cũng là công dân, tôi có quyền và có bổn phận phải tố cáo anh chị em tôi phản động"
Cả ngàn câu vô luân bất nhân kiểu như thế được nhân rộng ra trong cái xã hội khuyến khích ưa chuộng tố cáo để ai đó ổn định được xã hội mau chóng, bảo đảm an ninh trật tự, vì tố cáo vừa là bổn phận vừa là quyền lợi!. Ta sẽ tưởng tượng ra một xã hội "chỉ nghĩ đến quyền và bổn phận công dân là tố cáo phản động", không có chỗ cho lương tri và tình người, và tự do con người. Tố cáo trong những bối cảnh nghiệt ngã của xã hội, thì hành động đó đồng nghĩa với phản bội, "bán đứng" anh em!
Tố Cáo Phản Động: Thế nào là phản động"
Phản động cũng là một từ bao hàm nhiều ý nghĩa tùy theo người sử dụng nó với dụng ý gì: Linh mục không sống tinh thần Phúc Âm là Linh Mục phản động, chống lại Thiên Chúa, vì chống lại Tin Mừng của Ngài. Đối với xã hội Việt Nam cụ thể trong bối cảnh câu này được phát biểu, thì phản động ở đây là chống lại chủ nghĩa và chế độ Cộng Sản hay Xã Hội. Nhưng cách hành sử của một người trong đời thường khó lòng hay rất dễ qui kết là phản động tùy phán đoán và cách nhìn xem vấn đề của mỗi người. "Phản động" trở thành công cụ sắc bén trăm bề, để dẹp những ai bất đồng ý kiến với mình! Theo mạch văn, người ta hiểu chính LM HCM đã tố cáo LM MXH là phản động với cơ quan CA Gia Định, khi LM MXH nói "Đừng Bán Đứng Anh Em Linh Mục chúng tôi".
Linh Mục tố cáo Linh Mục, -dù bất cứ vì lý do gì- điều ấy có phản ánh tinh thần Tin Mừng" hay "bán đứng" anh em" Nó không phải chỉ làm sứt mẻ, mà còn giết hại anh em- hơn Cain giết hại Abel - trong huynh đoàn Linh Mục. Linh Mục tố cáo Linh Mục, như thế có thể hiện tinh thần Bác Ái không" Phải chăng không có cách nào xây dựng một cộng đoàn hay một xã hội hơn là chỉ biết và chỉ cần tố cáo" Giá trị công dân trong xã hội chính trị cao hơn giá trị Linh Mục trong con người ư" Nếu có sự kiện Công Dân linh mục tố cáo Linh mục công dân, thì đó chỉ là một gương mù không hơn không kém của chúa chiên trước bày chiên!
Nhưng vì nhu cầu ổn định nhanh chóng, nếu cần bằng bạo lực, trấn áp, thì từ "phản động" dễ dàng được chụp mũ gán ghép cho bất kỳ ai, kể cả Giám Mục, Linh Mục,...có những hành vi hay ý kiến khác mà người có trách nhiệm hay một công dân tố cáo, có lợi cho chế độ xã hội chính trị, chứ chưa hẳn chống lại chủ nghĩa chính trị của xã hội.
Tác giả câu phát biểu trên đây có còn là mục tử chân chính"
Sau khi phân tích những nguy hiểm của một câu nói trên, tôi là công dân, nhưng tôi cũng là giáo dân, liệutôi có quyền và bổn phận "vạch mặt chỉ tên" những LM không theo đường lối của Chúa, mà còn phản lại Chúa, với các giới chức thẩm quyền trong giáo hội không"
Và khi "vạch mặt chỉ tên" một chúa chiên giả dối hay bất chính hay thoái hóa biến chất, thì tôi có vi phạm đức bác ái Công Giáo không, khi hành vi của Chúa chiên ấy có thể làm cho người khác có thể phải chết về sinh thể lý, và chết về sự nghiệp xã hội" Nếu không "vạch mặt chỉ tên" vì áp lực nào đó, tôi phải làm gì thay vì yên lặng làm thinh để bị lương tâm cắn rứt là đồng lõa với điều bất chính của những LM như thế!
"Vạch mặt chỉ tên đồng nghĩa với tố cáo". Mà tố cáo là có động lực hằn thù. Hằn thù lại là phản động Bác Ái! Chính trong Hồi ký, LM Mai Xuân Hậu đã chỉ ra một cách thế hành động của người Kitô hữu chân chính: "Dĩ Đức Báo Oán ", "lấy tình thương đáp trả hận thù". "Yêu kẻ yêu mình, thì ai cũng làm được, nhưng yêu người thù nghịch với mình mới là sống Tin Mừng."
Nhân đây tôi cũng hồi ức -để xác minh và đối chiếu lại- trường hợp chính LM HCM đã từng tranh luận với tôi về vấn đề phá thai. Tôi cho rằng, khi bào thai hình thành trong cung lòng mẹ, thì bắt đầu có sự sống của con người theo lương tri của tôi và trong giáo huấn của Giáo Hội.
Nhưng LM HCM lại cho rằng vấn đề này còn đang bàn cãi. Khi LM học triết học và thần học ở Strasbourg, các thần học gia còn cãi vã nhau về chuyện này: khi nào bào thai con người trở thành người, không ai có đủ chứng cớ khẳng định. Nhưng LM không nêu giáo lý Công giáo dậy gì về điều này. Theo ý kiến riêng của LM HCM, nếu không xác định được khi nào bào thai thành người, thì người ta có quyền phá thai và việc này phải được luật pháp bảo vệ. Và tôi không có cùng quan điểm với LM HCM, thì tôi không thể làm công tác Mặt Trận được.
Trước đó, LM HCM cũng có lần tranh luận với tôi về việc thành lập những đoàn thể thống nhất do Nhà nước lãnh đạo và các tôn giáo không được duy trì các đoàn thể theo giới của mình nữa theo sắc lệnh mới ban hành của nhà nước và anh em báo CGDT phải học tập để quán triệt, bàn bạc, rồi chấp hành theo chức năng báo chí. Tôi có ý kiến có thể có hai trường hợp trong xã hội chỉ có một thứ đoàn thể thống nhất do nhà nước lãnh đạo.
(1) Nếu nhà nước nào chỉ là toàn tòng Công giáo, hay Phật Giáo hay Hồi Giáo, ... và giáo quyền và thế quyền chồng chéo nhau, thì chỉ có một loại đoàn thể thống nhất, vì có thể dựa trên cùng một ý thức hệ và chịu một tổ chức lãnh đạo.
(2) Nếu Nhà nước nào có toàn tòng chủ nghĩa Cộng Sản hay Xã Hội, thì đoàn thể cũng thuộc cùng một loại và theo một ý thức hệ và một cơ cấu tổ chức.
Nhưng thực tế xã hội Việt Nam không phải là toàn tòng Công giáo hay Cộng Sản, mà gồm có nhiều xu hướng ý thức hệ và tôn giáo khác nhau. Vì thế việc độc quyền tổ chức đoàn thể của một nhà nước còn theo thể chế đa nguyên, mà không cho các tôn giáo và đoàn thể khác tổ chức đoàn thể riêng của mình, là không hợp tình hớp lý, nên tôi không chấp nhận.
Khi biểu lộ ý kiến như vậy, LM HCM cho rằng tôi không đồng ý với lập trường này, thì không đủ tiêu chuẩn làm công tác Mặt Trận được
Sau hai cuộc tranh cãi này, tôi nhận thấy các giấy mời tôi tham dự các cuộc họp của Mặt Trận Tổ Quốc TP HCM không được gửi đến cho tôi nữa!
MTTQ vẫn được nói là nơi qui tụ những tập thể không cùng chính kiến nhưng có tinh thần dân tộc và xây dựng, mà trong thực tế, chỉ gồm những cá nhân và tập thể chấp hành và suy nghĩ theo Một Tập Thể nào đó"
Việc đào tạo và tiến cử bổ nhiệm nhận sự trong Giáo Phẩm.
Quá trình đào tạo LM phải hết sức khôn ngoan sáng suốt, việc bổ nhiệm vào các chức vụ, nhất là những chức vụ then chốt, như Giám Mục, Tổng Đại Diện GP hay Giám Đốc Chủng Viện,.. trong Giáo Hội phải hết sức cẩn trọng, kẻo GH có thể lâm cảnh "nuôi ong tay áo", "cõng rắn cắn gà nhà ", "ăn cơm nhà Chúa, múa rối tối ngày".
Linh Mục HCM như chúng ta thấy, qua phát biểu và hành động được LM Mai Xuân Hậu thuật lại, đã chọn cả Chúa lẫn Caesar cùng một lúc, chứ không muốn chọn Chúa (đã mang danh Linh Mục), mà khước từ Caesar (nhấn mạnh đến quyền và bổn phận công dân). Có tham quá không" Hay không được gì cả" Vì trong Kinh Thánh, Chúa có nói đến Anti-Christ sẽ xuất hiện và trong từ ngữ tiếng Việt, từ "Phản Động Kitô" là đúng nhất" Mai Xuân Hậu hay Huỳng Công Minh, ai là Phản Động Kitô hơn ai"
LM HCM cũng là một công dân, mà cụ thể là công dân của nước Việt Nam ở vào thời điễm và chế độ xã hội sau 30.4.1975. Nước Việt Nam ấy trong thực tế lịch sử cũng như lý thuyết nền tảng, để xây dựng chính sách, đường lối và pháp chế xã hội, đều có vấn đề với Giáo Hội ở tại Việt Nam và Thế Giới. Vì thế, công dân trong chế độ ấy cũng có nhiều cách ứng xử khác với công dân trong chế độ khác, nhất nữa là công dân Công giáo.
Việc đào luyện linh mục tu sĩ ngày nay không thể theo những tiêu chuẩn như trước, mà phải có những uyển chuyển cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội ngày nay; ngoài trí, đức, thể dục theo truyền thống, người tu hành con phải được thử thách để chứng tỏ lòng kiên tín trong bất cứ trường hợp nào, nhất là cảnh giác trường hợp "nhân cách bị tha hóa, vì bị mua chuộc hay đe dọa, hay gài bẫy, bị ép buộc" trong suốt quá trình đào tạo. Quá trình đào tạo lâu dài sẽ làm phát hiện những thứ Kitô giả giống như cây kim gói lâu ngày trong bao vải sẽ gỉ sét và bộc lộ ra ngoài, dù người ta muốn giấu đi! Nếu không, ấn Tòa Cáo Giải sẽ trở thành không phải là chốn xưng thú đáng tin cậy với người đại diện chân chính của Chúa, mà những thứ Công Dân linh mục -chứ không phải Linh Mục công dân- muốn đem hết những gì thuộc cõi tâm linh thánh thiêng của người tín đồ, để tố cáo ra Tòa Đời. Là một phần tử muốn cố gắng sống nghiêm cẩn trung tín nhất trong giáo hội, dù chính mình cũng đầy khuyết điểm, tôi chỉ mong được có những Linh Mục biết phát biểu:
"Tôi Là Linh mục, tôi cũng là một công dân. Tôi có quyền và có bổn phận làm tròn sứ vụ Linh Mục và đối với những gì trái với sứ vụ Linh Mục trong nghĩa vụ công dân, tôi xin Chúa hướng dẫn tôi biết khôn khoan hành sử cho công ích lớn nhất của đất nước tôi, theo ánh sáng Tin Mừng Đức Kitô, trong hoàn cảnh chế độ xã hội cụ thể hiện nay.
Đối với những ai tôi có đủ yếu tố nghi là phản động, tôi có quyền và bổn phận của một công dân Kitô hữu, là tha thứ, thông cảm và cầu nguyện cho người ở hoàn cảnh ấy, bàn truyện với Bề Trên hay anh em Linh Mục khác hay những người khôn ngoan khác, xem nên hành động thế nào cho thích hợp nhất, vì chính tôi có thể phán đoán sai về hành vi của chính mình và người khác và mình cũng chẳng phải là một mẫu mực hoàn hảo để lên án ai. Tôi cố tránh tố cáo người khác vì hành động đó trái với Tin Mừng Bác Ái, mà thay vào đó, tìm những cách tốt đẹp nhất để góp ý uốn nắn và sửa đổi xây dựng khi cần thiết ".
Tôi cầu nguyện và tôi xin Chúa tha thứ và chúc lành và giúp đỡ người đã phát biểu câu nói đó, làm xúc phạm đến Chúa va Anh em. Tôi buồn nhưng vẫn cầu mong người đó nhận ra lẽ phải và biết sám hối, để đền tội, sống có ý nghĩa hết quãng đời còn lại, khi mình đã về già, chắc là còn trẻ hơn tôi, cho xứng danh Linh Mục Công Giáo: Dĩ Đức Báo Oán!
Gò Vấp 03-6-2003, Thứ Tư. Kỷ niệm ngày sinh và rửa tội: 9-6 & 13-6-1938
ĐHN - ANTOINE JOURDAIN
Gửi ý kiến của bạn