Hôm nay,  

Một Thời Đồng Khánh

11/11/200600:00:00(Xem: 5544)

Suốt mấy tuần nay, từ truyền hình, truyền thanh đến báo chí, đâu đâu cũng thấy nhắc nhở đến bão tố kinh hoàng. Vụ bão Katrina vừa chấm dứt, đã làm cho vùng biển Louisiana- New Orleans gần như bình địa, thì ngay sau đó, vụ bão Rita lại ập đến, làm cho bao triệu người chới với, bỏ cửa bỏ nhà di tản để tránh hậu họa. Kinh nghiệm trước mắt từ những người vùng biển, đã coi thường giông bão, cho rằng, bão đến, rồi bão đi như bao lần trước, có gì phải lo lắng thái quá. Thế nhưng, kinh nghiệm lại cho biết rằng, chả lần nào giống lần nào. Những người dân miền bắc, đã bao lần bỏ cửa bỏ nhà, bỏ quê cha đất tổ, vào lập nghiệp ở miền Nam nắng ấm, những tưởng sẽ được yên thân cho đến khi lìa khỏi cõi ta bà, nào ngờ, chỉ hơn hai mươi năm sau, một lần nữa người dân Việt lại bỏ của chạy lấy người trong ngày 30/4/75.

Có lẽ trong đầu óc mọi người, đều cho rằng, khi di tản sang đất nước thanh bình này, thì không bao giờ còn phải nghĩ đến di chuyển đi đâu nữa. Nhưng chúng ta đã quên, thiên tai đâu có chừa nơi nào.

Và giông bão đến, làm vỡ đê, nước tràn vào, gây lụt lội. Nhìn nước mênh mông trùm những mái nhà, nhìn xác bao người lềnh bềnh trôi, tôi không khỏi trạnh lòng khi nhớ đến mùa lụt của Huế năm 1953. Cho dù hơn nửa thế kỷ qua đi, cho dù những hình ảnh năm xưa tưởng như đã phai nhòa trong trí nhớ, nhưng rồi giông bão vừa qua, lại như cuốn phim cũ quay lại trong trí những mảnh đời xưa cũ, những mảnh đời của một thời Đồng Khánh.

Tôi vào Huế như một sự tình cờ, không sửa soạn trước. Vừa thi đỗ Tiểu Học xong, thì một sáng đẹp trời, mẹ tôi báo tin:

- Con sẽ vào Huế ở với các anh trước, Thày mẹ sẽ vào Huế sau.
- Con sẽ đi với ai, thưa mẹ"
- Anh Kha, bạn của anh Khoa, nhân thể đi công tác, khi trở về Huế, sẽ đón con đi cùng.

Tôi nhớ anh Kha là người Huế, đã từng ở trọ nhà tôi khi xưa, khi anh từ Huế ra Hanoi học Tú tài, rồi học kỹ sư Canh Nông cùng với anh Khoa. Sau này, anh Khoa làm giám đốc Canh Nông Huế, thời cụ Thủ Hiến Trần văn Lý, thì anh Kha làm giám đốc Kiểm Lâm.

Vào một buổi sáng cuối tháng Tám, gia đình đã tiễn tôi tại phi trường Gia Lâm. Máy bay đã đưa tôi xa gia đình, xa Hanoi, xa bạn bè để vào một nơi mà tôi chưa bao giờ hình dung nổi, Huế sẽ thế nào dưới con mắt của một cô bé 13 tuổi.

Với tôi bây giờ, hình ảnh cô bé 13 tuổi lúc ấy, tóc cắt kiểu bom bê, khuôn mặt tròn trĩnh, và tôi cũng không nhớ lúc ấy lòng tôi xôn xao như thế nào. Tôi chỉ nhớ khi máy bay hạ cánh xuống phi trường Phú Bài, thì trời lúc ấy nắng và nóng quá chừng. Phi trường không to lớn bằng phi trường Gia Lâm của Hanoi. Tôi theo anh Kha ra đứng chờ ở phía ngoài. Nóng và gió đã thổi cát bay làm rát mặt, khiến tôi phải tìm một góc khuất gió để đứng cho yên thân. Mọi người đã lên xe ca, tôi vẫn thấy anh Kha đứng chờ.

- Anh Kha ơi, sao mình không lên xe ca.
- Anh Khoa sẽ cho xe ra đón mình mà.

Vừa dứt lời, thì một chiếc xe đậu sát ngay cạnh chỗ chúng tôi đứng, và chị Hồng, anh Mục, anh Linh “ đổ bộ “ xuống.

Anh em lâu ngày không gặp nhau, thôi thì đủ thứ chuyện để hỏi, để kể.

Nắng tháng Tám ở Huế hãy còn nóng quá. Và con đường từ Phú Bài vào thành phố thật là xa xôi. Chị Hồng cho biết con đường này dài khoảng chừng 15 cây số.

Huế dưới con mắt tôi lúc ấy là nắng và nóng. Con đường dài quanh co, đã dẫn tôi vào thành phố, rồi qua cầu Trường Tiền, qua con sông Hương đi vào cổng Thượng Tứ, rẽ vào đường Lục Bộ. Đó là sở của Bộ Canh Nông, và căn nhà bên cạnh là nơi ở của gia đình anh Khoa, chị Hồng và tôi.

Tôi vào Huế cuối tháng Tám, thì đầu tháng 9 tôi được vào học ở trường Nữ trung học Đồng Khánh.

Tiếng Huế đối với tôi thời đó, lần đầu tiên nghe giọng nói nặng, thật khó hiểu, dù rằng nghe cứ như chim hót. Tôi còn nhớ mãi ngày đầu vào lớp, gặp đúng giờ Việt Văn của Thày Trần Điền. Thật oái oăm, Thày gọi ngay người có tên cuối cùng của sổ gọi tên, và nói:

- Ah, lại có học trò mới, Lê Hồng Diệp

Tôi phải mượn vở của trò ngồi bên và run run đọc:

- Bày chiên trở xuống đồng (tôi không nhớ rõ bài này của Alfonse Daudet hay của Anatole France, và ai đã dịch bài này)

Tôi mới đọc đến đó, thì cả lớp cười nghiêng ngả, cười đến chảy nước mắt, rồi có tiếng hỏi nhau:

- Tiệng chi mà lạ rứa bay.

Thế là cô học trò mới đứng khóc ngon lành. Thày Điền la học trò, và còn cho biết, người miền Bắc họ nói và đọc đúng hơn mình, chỉ có chữ tr là họ đọc sai mà thôi. Bởi vì chữ ” trở “, tôi đọc nghe giống chữ “chở”

Giờ ra chơi, tôi bơ vơ, lẻ loi đứng vào một góc cửa, sau đó các bạn quây quanh tôi hỏi han về Hanoi, nơi tôi đã sống và vừa mới lià xa.

Có tiếng hỏi:

- Chị ợ mô "

Tôi chẳng hiểu họ hỏi gì. Vì không hiểu, nên tôi cứ ngây người ra nhìn. Cũng may, có một cô trong nhóm, cho biết cô đã nhìn thấy tôi từ trong đường Lục Bộ đi ra …

Mãi về sau, tôi mới hiểu là họ hỏi tôi ở đâu. Và người trả lời dùm tôi hôm đó, là Tôn Nữ Nam Sâm, sau này tôi và Sâm rất thân nhau, vì cùng đi về một lối, và nhà ở gần nhau lắm.

Có những chị học đệ Ngũ, cứ mỗi giờ ra chơi, là ghé đến hỏi chuyện tôi. Họ cho biết họ thích nghe giọng nói Hanoi của tôi. Sau này, tôi biết đó là Hoàng Thị Hồi, và Lê Khắc Ngọc Quỳnh.

Tuổi trẻ mau quên, và cũng dễ thích ứng với hoàn cảnh mới. Chỉ trong vài tháng tôi cũng đã hiểu rõ tiếng Huế, và sau chừng một năm, thì tôi lại nói tiếng Huế như máy. Có một chuyện vui, không bao giờ tôi quên, là trong giờ Hóa Học của cô Trung Thu. Sau khi giảng bài, cô đọc bài cho học trò chép. Thú thật, cô giảng, tôi nghe mà không hiểu, thì làm sao tôi viết đúng được. Tôi đã chép bài và khuya tối, ngồi học bài, chị Hồng nghe được rất thắc mắc, sao lại có “ thuốc phong” trong môn Hoá học. Chị bảo tôi ngày mai ra lớp mượn vở của bạn xem lại. Thì ra, cô giáo đọc” phột pho”, tôi nghe thành “ thuốc phong”.

Thuở ấy, cả trường Đồng Khánh chỉ có 4 nữ sinh Hanoi. Lớp 7 B2 có Phạm Thị Nga. Lớp 7 B3 có tôi, Lê Hồng Diệp. Lớp 7 B4 có hai chị em Trần Mạnh Quang và Trần Thục Chiêm.

Từ trong thành, mỗi lần đi học, tôi đi bộ theo các bạn, qua cửa Thượng Tứ, qua cầu Trường Tiền, qua Morin, qua Đài Phát Thanh, dọc theo bờ sông Hương, qua vài công sở, qua một nhà thương lớn của Huế, mới tới trường Đồng Khánh. Ấy là tôi đi vào lối cổng sau. Cổng trước, đề tên trường Khải Định. Một con đường giữa, chia đôi hai bên. Từ cổng đi vào, bên phải là trường Khải Định, học chung nam và nữ sinh, vì trường có từ đệ tam trỏ lên. Bên tay trái, là truờng Đồng Khánh, có từ đệ Tứ trở xuống.

Tôi chỉ ở Huế có 2 năm, học hết lớp đệ Lục, thì tôi lại theo gia đình vào Saigon năm 54. Chẳng hiểu sao, tôi lại yêu Huế đến thế. Có lẽ tại cảnh Huế đẹp, thơ mộng và buồn. Tiếng chuông chùa vang xa xa, tiếng hò Huế từ người giúp việc nhà trông coi các em bé, và ru chúng ngủ … những mùa mưa thối đất thối đai, rả rích suốt ngày này qua tháng nọ, khiến cảnh trời thê lương và buồn đến héo hắt ruột gan.

Tôi đã từng lội mưa đi học. Tôi cũng đã từng đội nắng vào mùa nắng đến cháy da cháy thịt, nghe tiếng ve sầu râm ran trên các nẻo đường, và nhất là đã che nắng bằng chiếc nón bài thơ, với quai nón màu tím Huế. Và tôi cũng đã có mái tóc thề, sau một thời gian nuôi tóc dài. Và chỉ một năm ở Huế, tôi đã thành cô gái Huế từ mái tóc thề, tới giọng nói nặng. Các cô giáo của lớp đệ Thất có cô Như Quê, dạy Việt Văn thay thế thày Trần Điền, cô Trung Thu dạy Lý Hoá, cô Thu dạy Sử Địa, Thày Duẫn dạy Anh Văn, Thày Châu Trọng Ngô dạy Toán. Thày Ngô kể rằng, tôi là Châu Trọng Ngô, nhưng trăm người như một đều nghĩ tên họ của tôi là Ngô và đọc là Ngô Trọng Châu. Thày vẽ toán và trình bày rất đẹp trên bảng đen.

Thời đó, ngoài giờ nữ công, còn có giờ gia chánh. Tôi tuy vụng về việc bếp núc, nhưng lại thích nhất giờ gia chánh vì học trò được xuống bếp của nhà trường tập làm kẹo gương, mè xửng...học ít mà chơi nhiều.

Nhắc đến Huế là phải nhắc đến những người đẹp của đất Thần Kinh. Bên Đồng Khánh có Thu Sương, lớp 7B1, vừa đẹp lại vừa học gỉỏi. Lớp lớn hơn có Ngọc Quỳnh, Cam Thảo. Diệu Uyển, Tường Qui. Bên Khải Định có nhiều lắm. Dạ Thảo, Thu Vân, Trà My, Hoài Nam, Quế Hương, Diệu Phước. Còn nhiều người đẹp nữa mà tôi không nhớ tên. Có lẽ vì các chị lớn và học hơn tôi mấy lớp.

Mới đây, cũng vào dịp cuối tháng Tám, đầu tháng Chín, tôi sang Houston, cùng với Ngọc An và Việt Hải nhân dịp ra mắt Tuyển tập Nam Phong, tôi có ghé thăm Tường Qui, là người bạn đã cùng học chung với tôi trong mấy năm đệ nhị cấp ở trường Nữ Trung Học Trưng Vương. Tường Qui vừa trải qua một thời gian coma 9 tháng, nay bỗng được một ơn lạ, đã tỉnh dậy sau nhiều tháng nằm bất tỉnh trong nhà thương. Tường Qui gọi cho Tường An, và tôi đã gặp hai người bạn từ thời trung học tại nhà Tường Qui. Cả hai cô bạn "Tường" này rất chân tình và cũng rất hiếu khách. Tôi sững sờ nhìn Tường Qui lăng xăng đi lại trong nhà, rồi bổ trái cây ép tôi phải ăn. Tôi không thể ngờ con người này lại khoẻ mạnh, ăn uống, đi lại bình thường, mà chỉ một năm trước đã tưởng chết. Tôi bỗng nghĩ đến sống hay chết đều có số phần. Tường Qui chỉ mập hơn trước, vẫn giữ được vẻ đẹp ngày xưa, nhất là diện thì khỏi chê …Tường An thì vẫn “ thanh tơ mảnh chỉ “, và cũng diện chẳng khác gì Tường Qui.

Tường Qui dẫn tôi đến thăm chị Quế Hương. Ôi chao, cả một thời Huế sống lại trong tôi. Từ cách trình bày nhà cửa, cho đến cách sống, và tôi thật vui khi nghe chị Quế Hương và Tường Qui nói chuyện với nhau bằng giọng đặc Huế. Đã lâu lắm, tôi mới được nghe lại những chữ răng, mô, chi, tề …Chị Quế Hương tặng tôi cuốn Đặc san Lá Thư Phượng Vỹ. Tôi biết chắc chắn thế nào cũng có Đặng lệ Khánh. Quả y rằng, tên ĐLK đã góp bài trong Đạc san này. Chị Quế Hương ngạc nhiên hỏi tôi sao biết ĐLK. Và tôi cũng đã kể rằng Khánh và tôi quen nhau qua một người bạn tên Bích Huyền.

Tôi có hứa với chị Quế Hương là tôi sẽ góp bài cho Lá Thư Phượng Vỹ. Bởi vì tôi cảm thấy trong lòng dạt dào xúc động khi nhìn lại một góc cạnh nào đó của Huế xưa trong căn nhà của chị Quế Hương, được nghe lại tiếng chim ríu rít khi hai người Huế trò chuyện với nhau, và cũng chỉ vì một tình bạn cao đẹp mà Tường Qui đã dành cho tôi: Tường Qui đã lái xe đến tận chỗ hẹn tại một chợ lớn tên Hồng Kông.
- Sao Qui nói là con trai sẽ đưa Qui đến"
- Chờ mãi không thấy nó về, sợ Diệp chờ …
- Qui lái xe làm Diệp lo lắng lắm.
- Không răng mô, mình vẫn lái đi quanh quanh, đến chỗ ni gần thôi.
- Qui làm mình ái ngại quá.
- Đã bảo không răng mô. Tử thần đã chê tau rồi, đừng lo.

Tôi nắm chặt lấy hai bàn tay của bạn và nhìn Qui với bao tình thương mến đang dâng trong lòng.

Hai đứa ngồi tâm sự trên chiếc ghế đá, và khi tôi phải ra về, Tường Qui đã bịn rịn không muốn rời, cứ quanh quẩn bên tôi, cho đến khi xe rời bánh. Tôi quay lại nhìn, hình bóng Tường Qui, in trên nền trời xanh thẫm, vẫn đứng nhìn theo cho đến khi xe khuất bóng. Tường Qui ơi, bạn đã làm tôi cảm động đến rưng rưng mắt lệ. Làm sao tôi quên được cảnh chia tay trong một buổi chiều nhạt nắng ~ Làm sao tôi quên được khuôn mặt dịu hiền của chị Quế Hương, khi chúng tôi ngồi nhắc lại những kỷ niệm xưa, rất xưa, của một thời Đồng Khánh.

HONG VU LAN NHI
9/29/05

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.