Mấy tuần nay cứ dằng dai nấu chậm nồi canh dưỡng sinh, quên chuyện Nails của mình! Thôi, tạm gác lại, dù vẫn còn nhiều chuyện đáng kể lắm.
Cha chả! Lể Giáng Sinh qua một cái vù. Nhớ bà họa sĩ vẽ hình mừng lể trang trí cửa sổ lưng còng, tóc trắng năm xưa, năm nay không thấy tới.
Năm nay tiệm đắt quá trời. Kinh tế lên. Kinh tế lên. Ai nấy cùng mừng.
Riết rồi Loan không nhận làm cho khách nữa (trừ ra những người khách quen từ hồi đời xửa đời xưa họ nhứt định phải cô chủ làm họ mới chịu thì Loan phải ra tay), vì vậy nhóm thợ trong tiệm rất thương và nể Loan.
Loan nghĩ, làm chủ mình đã ngồi không chia tiền công của thợ rồi, đủ xoay sở trong ngoài, đâu mà dành khách với thợ chi nữa cho đành"
Điều Loan sợ nhứt là, khi vắng mặt Loan, Thu với Thanh, hai người chưa có bằng Esthetician, nhận khách ẩu. Khi không có Loan nhưng còn chị Ngà thì bả canh chừng, còn lỡ bữa đó hai bà cùng vắng bóng thì... ai mà cản" Sợ bị xét bị phạt lắm!
Hôm nay có một cô khách còn trẻ tươi mà nhìn hai bàn tay biết là cô nầy làm việc bằng tay chân cực khổ. Những móng tay cái thì gãy, trụi, da xứơt, có chỗ lại chai cứng... Cô cho biết mới qua mấy tháng, vô làm tiệm bán cà phê tạm thời nên cô mắc cở vì bàn tay còn dấu vết lầm than của cô lắm.
Kim hỏi:
- Vậy cô làm móng dài hay ngắn"
Cô khách trả lời:
- Sao cũng được miển đẹp thôi chị.
Kim bàn:
- Vậy thì làm chiều dài ra cở nầy thôi, (vừa nói vừa đưa tay chỉ lên cái móng giả) như vậy là dài trung bình. Làm dài quá khó làm việc.
Vừa làm Kim vừa hỏi chuyện khách:
- Cô qua với gia đình hay đi một mình"
Cô khách buồn buồn trả lời:
- Em qua chung với gia đình. Hai đứa em còn đi học. Ba má em chưa xin được tiền gì hết cho nên em phải đi làm.
Đang nói cô bổng thở dài, đôi mắt buồn xa xăm, than thở tiếp:
Chị coi nhiều khi em tủi thân dễ sợ vậy đó. Mới đầu em tưởng bán quán là bán quán đâu dè... (đang nói cô ngưng ngang). Kim thắc mắc:
- Dè cái gì"
- Làm đâu được một tuần cái bà chủ em nói nhỏ với em là, lương chính thức hổng nhằm gì đâu. Muốn có tiền nhiều em phải mánh lới. Em hỏi mánh lới gì, bả nói sao em khờ quá thế, mánh là thấy ông khách nào coi bộ chiến địa thì cầm cái chun ngữa lên. Cái chun trà để trên bàn đó, em hỏi bả đặng chi vậy bả nói thì.... thì..... thì là ra dấu hiệu cho khách biết em sẵn sàng ... đi với ổng. Em chưa hết lấy lại hồn vía thì bả cười cười tiếp em ơi tuổi trẻ sắc đẹp chỉ có thời thôi em ơi đang còn trẻ nhà cha mẹ nghèo thì phải biết dùng sắc đẹp của mình mà kiếm thêm chớ, mất mát gì vài cái ôm ấp em, em thấy trước mắt đó, tụi nhỏ nhỏ mới học trường mí đồ hai xì cunn (middle high school) còn biết ôm xà nẹo ngòai đường hun hít tùm lum thấy mà uổng (") trong khi em chịu vài cái hun hít vuốt ve, vài cái đụng chạm mà có thêm mớ tiền về nuôi cha mẹ...
Em nghe bả nói em buồn hết sức. Em tính ráng làm một lúc chừng nào ba má em xin được tiền trợ cấp thì em xin đi học làm neo.
Thanh than rền:
- Hưưư... Mình từ nghề neo nhảy qua nghề dưỡng da còn người mới qua thì muốn vô nghề neo, như mình hồi đó.
Thi esthetician đã khó rồi, lại bắt đi tuốt đâu tí mú tí tè, thi bằng máy điện tử, khó chết cha. (xây qua Thu, hỏi)
– Bà cũng đi thi rồi bà thấy ừmh sao"
Thu thở ra:
- Có giỏi gì hơn bà đâu. Còn đang đợi như bà nè. Bà nạp đơn bữa nào"
Thanh nói:
- Thì ngay tối đó, về điền đơn xong là gởi liền. Chắc phải đợi thêm mấy tháng nữa. Chán bỏ mẹ. Biết vậy tui... chớ thèm học.
Thu nói:
- Ối. Lở rồi. Với lại, học thì biết thêm một nghề, có lợi chớ gì đâu mà phàn nàn.
Thanh nói:
- Ai hổng biết vậy. Có điều, đi thi rớt hoài tui quê.
Kim vừa dũa móng cho cô khách vừa ngóng nghe, nói:
- Gì mà quê" Nhớ hồi đó ông Vinh tui thi biết mấy... năm mới đậu"
Vinh trợn mắt, nghinh “cục cưng”:
- Sao em đi khai tùm lum vậy Kim.
- Ai hổng biết, cần gì phải chối. Quí ở chỗ mình kiên nhẩn, thi rớt thi nữa thi hoài thi tới chừng nào cầm cái bằng trong tay thì ai cũng như ai...
Thu nói:
- Ý Vinh là, khai ra vậy giống như mình dở... cũng như đi bác sĩ hay mướn luật sư gặp người ra trường hạng C hay D, nghĩa là hạng gần rớt một cái ạch thì... thấy bà!
Láng nói:
- Bịnh nhẹ thành nặng, bịnh nặng thì... đường vào nghĩa địa có trăm lần xui có vạn lần rầu . Gặp luật sư giỏi thì tội nhẹ được huề còn người có tội trở thành vô tội... gặp luật sư ra trường hạng bét thì kể như đời tàn trong khám tối!
Loan nói:
- Thôi thôi nói lang bang như xe chạy lạc ngoài xa lộ! Nghe nè, hai người chưa có bằng làm ơn đừng có nhận làm facial nghe hai cô.
Thanh hỏi vớt:
- Làm wax được mà chị hai. Wax cặp chân mày năm phút là xong. Người ta làm hà rầm có sao đâu. Chị cũng phải để cho tụi em kiếm chút đỉnh chớ...
Chị Ngà nói:
- Sao với trăng gì. Wax cũng hổng được. Bả đã dặn rồi hổng phải chuyện giởn. Nè, mấy cô canh hai bà nội nầy dùm, hại là hại chung, nó đóng cửa thì mọi người cùng... tiêu. Gần Tết rồi nghe mấy nị. Đừng để xảy ra chuyện xui xẻo nghe.
Các cô “neo nữ” đồng thanh trả lời rất là ngoan ngoản:
- Biết rồi khổ lắm dặn wài!!!
Cha chả! Lể Giáng Sinh qua một cái vù. Nhớ bà họa sĩ vẽ hình mừng lể trang trí cửa sổ lưng còng, tóc trắng năm xưa, năm nay không thấy tới.
Năm nay tiệm đắt quá trời. Kinh tế lên. Kinh tế lên. Ai nấy cùng mừng.
Riết rồi Loan không nhận làm cho khách nữa (trừ ra những người khách quen từ hồi đời xửa đời xưa họ nhứt định phải cô chủ làm họ mới chịu thì Loan phải ra tay), vì vậy nhóm thợ trong tiệm rất thương và nể Loan.
Loan nghĩ, làm chủ mình đã ngồi không chia tiền công của thợ rồi, đủ xoay sở trong ngoài, đâu mà dành khách với thợ chi nữa cho đành"
Điều Loan sợ nhứt là, khi vắng mặt Loan, Thu với Thanh, hai người chưa có bằng Esthetician, nhận khách ẩu. Khi không có Loan nhưng còn chị Ngà thì bả canh chừng, còn lỡ bữa đó hai bà cùng vắng bóng thì... ai mà cản" Sợ bị xét bị phạt lắm!
Hôm nay có một cô khách còn trẻ tươi mà nhìn hai bàn tay biết là cô nầy làm việc bằng tay chân cực khổ. Những móng tay cái thì gãy, trụi, da xứơt, có chỗ lại chai cứng... Cô cho biết mới qua mấy tháng, vô làm tiệm bán cà phê tạm thời nên cô mắc cở vì bàn tay còn dấu vết lầm than của cô lắm.
Kim hỏi:
- Vậy cô làm móng dài hay ngắn"
Cô khách trả lời:
- Sao cũng được miển đẹp thôi chị.
Kim bàn:
- Vậy thì làm chiều dài ra cở nầy thôi, (vừa nói vừa đưa tay chỉ lên cái móng giả) như vậy là dài trung bình. Làm dài quá khó làm việc.
Vừa làm Kim vừa hỏi chuyện khách:
- Cô qua với gia đình hay đi một mình"
Cô khách buồn buồn trả lời:
- Em qua chung với gia đình. Hai đứa em còn đi học. Ba má em chưa xin được tiền gì hết cho nên em phải đi làm.
Đang nói cô bổng thở dài, đôi mắt buồn xa xăm, than thở tiếp:
Chị coi nhiều khi em tủi thân dễ sợ vậy đó. Mới đầu em tưởng bán quán là bán quán đâu dè... (đang nói cô ngưng ngang). Kim thắc mắc:
- Dè cái gì"
- Làm đâu được một tuần cái bà chủ em nói nhỏ với em là, lương chính thức hổng nhằm gì đâu. Muốn có tiền nhiều em phải mánh lới. Em hỏi mánh lới gì, bả nói sao em khờ quá thế, mánh là thấy ông khách nào coi bộ chiến địa thì cầm cái chun ngữa lên. Cái chun trà để trên bàn đó, em hỏi bả đặng chi vậy bả nói thì.... thì..... thì là ra dấu hiệu cho khách biết em sẵn sàng ... đi với ổng. Em chưa hết lấy lại hồn vía thì bả cười cười tiếp em ơi tuổi trẻ sắc đẹp chỉ có thời thôi em ơi đang còn trẻ nhà cha mẹ nghèo thì phải biết dùng sắc đẹp của mình mà kiếm thêm chớ, mất mát gì vài cái ôm ấp em, em thấy trước mắt đó, tụi nhỏ nhỏ mới học trường mí đồ hai xì cunn (middle high school) còn biết ôm xà nẹo ngòai đường hun hít tùm lum thấy mà uổng (") trong khi em chịu vài cái hun hít vuốt ve, vài cái đụng chạm mà có thêm mớ tiền về nuôi cha mẹ...
Em nghe bả nói em buồn hết sức. Em tính ráng làm một lúc chừng nào ba má em xin được tiền trợ cấp thì em xin đi học làm neo.
Thanh than rền:
- Hưưư... Mình từ nghề neo nhảy qua nghề dưỡng da còn người mới qua thì muốn vô nghề neo, như mình hồi đó.
Thi esthetician đã khó rồi, lại bắt đi tuốt đâu tí mú tí tè, thi bằng máy điện tử, khó chết cha. (xây qua Thu, hỏi)
– Bà cũng đi thi rồi bà thấy ừmh sao"
Thu thở ra:
- Có giỏi gì hơn bà đâu. Còn đang đợi như bà nè. Bà nạp đơn bữa nào"
Thanh nói:
- Thì ngay tối đó, về điền đơn xong là gởi liền. Chắc phải đợi thêm mấy tháng nữa. Chán bỏ mẹ. Biết vậy tui... chớ thèm học.
Thu nói:
- Ối. Lở rồi. Với lại, học thì biết thêm một nghề, có lợi chớ gì đâu mà phàn nàn.
Thanh nói:
- Ai hổng biết vậy. Có điều, đi thi rớt hoài tui quê.
Kim vừa dũa móng cho cô khách vừa ngóng nghe, nói:
- Gì mà quê" Nhớ hồi đó ông Vinh tui thi biết mấy... năm mới đậu"
Vinh trợn mắt, nghinh “cục cưng”:
- Sao em đi khai tùm lum vậy Kim.
- Ai hổng biết, cần gì phải chối. Quí ở chỗ mình kiên nhẩn, thi rớt thi nữa thi hoài thi tới chừng nào cầm cái bằng trong tay thì ai cũng như ai...
Thu nói:
- Ý Vinh là, khai ra vậy giống như mình dở... cũng như đi bác sĩ hay mướn luật sư gặp người ra trường hạng C hay D, nghĩa là hạng gần rớt một cái ạch thì... thấy bà!
Láng nói:
- Bịnh nhẹ thành nặng, bịnh nặng thì... đường vào nghĩa địa có trăm lần xui có vạn lần rầu . Gặp luật sư giỏi thì tội nhẹ được huề còn người có tội trở thành vô tội... gặp luật sư ra trường hạng bét thì kể như đời tàn trong khám tối!
Loan nói:
- Thôi thôi nói lang bang như xe chạy lạc ngoài xa lộ! Nghe nè, hai người chưa có bằng làm ơn đừng có nhận làm facial nghe hai cô.
Thanh hỏi vớt:
- Làm wax được mà chị hai. Wax cặp chân mày năm phút là xong. Người ta làm hà rầm có sao đâu. Chị cũng phải để cho tụi em kiếm chút đỉnh chớ...
Chị Ngà nói:
- Sao với trăng gì. Wax cũng hổng được. Bả đã dặn rồi hổng phải chuyện giởn. Nè, mấy cô canh hai bà nội nầy dùm, hại là hại chung, nó đóng cửa thì mọi người cùng... tiêu. Gần Tết rồi nghe mấy nị. Đừng để xảy ra chuyện xui xẻo nghe.
Các cô “neo nữ” đồng thanh trả lời rất là ngoan ngoản:
- Biết rồi khổ lắm dặn wài!!!
Phú Lâm.
Gửi ý kiến của bạn