Hỏi (Ông Trần B.V.): Tôi lập gia đình cách đây gần 25 năm, tuy nhiên vợ của tôi đã qua đời vì bạo bệnh cách đây hơn 9 năm. Chúng tôi có với nhau 2 cháu, một trai và một gái. Hiện các cháu đã tốt nghiệp đại học và đã có việc làm.
Khi người vợ trước của tôi qua đời, tôi đã chuyển toàn bộ tài sản sang cho tôi, trong đó gồm một căn nhà, và một căn unit. Ngay sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng tài sản, tôi đã làm lại tờ di chúc hầu để lại toàn bộ tài sản của tôi cho hai cháu trong trường hợp tôi qua đời.
Cách đây chừng 3 năm tôi có về thăm lại Việt Nam, và vì cảm thông cho hoàn cảnh của một người bạn hồi còn học trung học, tôi đã kết hôn và bảo lãnh cho cô ta sang Úc.
Gần đây, sau khi chung sống với người bạn cũ của tôi với tư cách là vợ chồng hơn 2 năm qua, tôi cảm thấy là tôi cần phải làm lại di chúc, vì tôi muốn để lại cho người vợ hiện tại của tôi một khoản tiền chừng $20,000 trong toàn bộ tài sản của tôi hầu cô ta có thể xoay xở trong trường hợp tôi phải qua đời.
Tôi để lại $20,000 cho người vợ hiện tại của tôi vì nghĩ rằng điều này cũng công bằng, lý do là tôi đang thất nghiệp, cô ta đã đi làm và phụ giúp cho tôi trong những chi tiêu cần thiết hàng ngày. Hơn nữa, tôi hoàn toàn không muốn có bất cứ sự tranh chấp tài sản nào xảy ra khi tôi từ trần.
Tuy nhiên, khi các con tôi biết được điều này, chúng đã thẳng thừng phản đối tôi về quyết định đó vì cho rằng tài sản hiện tại phần lớn là do mồ hôi của mẹ các cháu trước đây.
Tôi quá phân vân về việc này, xin LS cho biết là quyết định đó của tôi có hợp lý hay không"
Trả lời: Trong vụ Reiner kiện Stevens [2003] NSWSC 1216. Trong vụ đó, “nguyên đơn” đã thỉnh cầu tòa thay đổi điều khoản trong di chúc.
[Ghi chú: Family provision application (đơn xin thay đổi điều khoản [trong di chúc] về gia đình): Đơn xin được đệ nộp bởi một người nhằm mục đích thỉnh cầu án lệnh để thay đổi điều khoản của một di chúc liên hệ đến những người phụ thuộc của người quá cố. Tại Anh Quốc, theo Đạo Luật về Thừa Kế 1973, đơn xin [thay đổi] về các điều khoản đó phải được đệ nộp trong vòng 6 tháng kể từ lúc người quá cố qua đời. Những người có thể nộp đơn xin thay đổi điều khoản gia đình là người phối ngẫu, người phối ngẫu ngoại hôn, vợ cũ của người quá cố, bất cứ người nào được đối xử bởi người quá cố như là con của đương sự, và bất cứ người nào khác được cấp dưỡng bởi người quá cố ngay trước khi người quá cố qua đời. (An application lodged by a person for the purpose of seeking the court’s order to alter the term of a will in relation to certain dependants of the deceased. In England, under the Inheritance Act 1973, application for such provision must be lodged within 6 months from the death of the deceased. Persons who may apply for family provision are the deceased’s spouse, de facto spouse, former spouse, any person who was treated by the deceased as his or her child, and any other person who immediately before the death of the deceased was being maintained by the deceased).
Trong vụ đó, người để lại di chúc, bà Green, sinh năm 1926. Trước khi kết hôn với nguyên đơn, bà đã kết hôn với ông Joseph Green tại Ba Lan và đã di dân đến Úc vào năm 1951. Bà đã ly dị ông Green vào năm 1974, và ông Green đã từ trần vào năm 1985.
“Nguyên đơn,” ông Reiner, sinh năm 1927 tại Pháp, tính đến nay được gần 77 tuổi. Ông gặp bà Green vào năm 1951. Lúc đó bà Green đã có chồng. Tuy thế họ đã có những quan hệ với nhau cho đến lúc bà Green ly dị vào năm 1974. Họ bèn kết hôn với nhau vào năm 1976. Lúc đó bà Green đã có 2 đứa con gái với người chồng trước.
Hiện người con gái đầu lòng của bà Green đã 57 tuổi, sinh năm 1946, chưa bao giờ kết hôn và không có con cái gì cả. Người con gái thứ hai của bà Green hiện đã 55 tuổi, sinh năm 1948, bà này đã 2 lần lập gia đình và có 3 người con.
Theo bằng chứng cho thấy thì “nguyên đơn” đã có một đời sống rất hạnh phúc với bà Green, nhưng họ không có con với nhau. Suốt trong thời gian sống chung với tư cách là chồng của bà Green, “nguyên đơn” đã làm việc với tư cách là “quản lý nhà kho” (a warehouse manager) cho Katies, và tất cả tiền lương của “nguyên đơn” được chuyển thẳng vào trương mục ngân hàng chung của hai người.
Vào năm 1983, bà Green, sau khi chung sống với “nguyên đơn” được 7 năm, đã làm một di chúc và chỉ định hai người con gái riêng của bà làm “người thi hành di chúc” (executors). Trong di chúc bà để lại cho “nguyên đơn” $30,000. Riêng toàn bộ bất động sản chừng trên $5,000,000 bà để lại cho hai người con gái riêng của bà.
Sau khi bà Green qua đời vào năm 2002, “nguyên đơn” đã mướn một căn unit để sống. Lợi tức hàng tháng của “nguyên đơn” chừng $2,030 nhưng phải trả tiền mướn nhà là $975. Vì thế hàng tháng ông thiếu chừng $92. Ông chỉ có một chiếc xe hơi cũ trị giá chừng $4,000.
“Nguyên đơn” đã thỉnh cầu tòa đưa ra phán quyết để ông có đủ tiền xử dụng cho chính bản thân của ông, đó là: một căn Unit 2 phòng ngủ giá chừng $500,000 đến $750,000. Tiền trả cho “sở thuế tiểu bang” (Office of State Revenue), là $30,777 nếu giá của căn Unit là $695,000. Tiền đồ đạc, tủ bàn chừng $26,086. Tiền đi du lịch $7,874. Tiền mua một chiếc xe mới khoảng chừng $37,971 đến $45,941.
Tòa xét rằng, bà Green và “nguyên đơn” đã biết nhau hơn 50 năm, và đã kết hôn được 25 năm, mặc dầu nguyên tắc luật pháp quy định rằng bất ai cũng đều có quyền tự do để lại tài sản của mình cho bất cứ người nào mà mình yêu thích, ngoại trừ trong trường hợp người để lại di chúc đã tắc trách không chịu làm đúng nghĩa vụ đạo đức đối với những người mà dưới nhãn quan của cộng đồng là đương sự có bổn phận phải chu cấp. Ngay cả trong trường hợp này, tòa vẫn không có thẩm quyền để viết lại di chúc, nhưng tòa có thể sửa đổi để thực hiện nghĩa vụ đạo đức đó.
Thay vì “nguyên đơn” chỉ nhận được $30,000 như đã quy định trong di chúc, tòa đã đưa ra phán quyết là “nguyên đơn” được quyền nhận $810,000.
Dựa vào phán quyết vừa trưng dẫn ông có thể thấy được rằng việc ông để lại di chúc và cho người vợ hiện tại của ông được phép nhận một số tiền là $20,000 nếu không may ông chết trước bà ta là một nghĩa cử cao đẹp đáng ca ngợi, VỚI ĐIỀU KIỆN LÀø ông phải chết ngay trong lúc này hoặc chết vào những tháng ngày sắp đến. Ngược lại, nếu ông cứ nằm ì ra chừng 10 năm nữa, và tiếp tục sống nhờ vào những đồng tiền mà người vợ hiện tại của ông đang ra sức lao động để kiếm sống thì chắc chắn rằng bà ta có thể yêu cầu tòa án can thiệp để thay đổi những điều khoản phi lý trong di chúc hiện tại của ông một khi ông từ trần.
Nếu ông sợ thiệt thòi, thì chỉ còn một cách duy nhất là ông bán hoặc chuyển nhượng toàn bộ tài sản hiện có cho hai người con của ông.
Tuy nhiên, điều này cũng có thể đưa đến tác dụng ngược lại làm cho ông thất vọng hơn, nếu những người con khi lập gia đình không thèm lo lắng cho cha mẹ nữa vì nghĩ rằng cha mẹ không còn tài sản gì để mình lấy điểm.
Nếu ông còn thắc mắc xin điện thoại cho chúng tôi để được giải đáp.
Khi người vợ trước của tôi qua đời, tôi đã chuyển toàn bộ tài sản sang cho tôi, trong đó gồm một căn nhà, và một căn unit. Ngay sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng tài sản, tôi đã làm lại tờ di chúc hầu để lại toàn bộ tài sản của tôi cho hai cháu trong trường hợp tôi qua đời.
Cách đây chừng 3 năm tôi có về thăm lại Việt Nam, và vì cảm thông cho hoàn cảnh của một người bạn hồi còn học trung học, tôi đã kết hôn và bảo lãnh cho cô ta sang Úc.
Gần đây, sau khi chung sống với người bạn cũ của tôi với tư cách là vợ chồng hơn 2 năm qua, tôi cảm thấy là tôi cần phải làm lại di chúc, vì tôi muốn để lại cho người vợ hiện tại của tôi một khoản tiền chừng $20,000 trong toàn bộ tài sản của tôi hầu cô ta có thể xoay xở trong trường hợp tôi phải qua đời.
Tôi để lại $20,000 cho người vợ hiện tại của tôi vì nghĩ rằng điều này cũng công bằng, lý do là tôi đang thất nghiệp, cô ta đã đi làm và phụ giúp cho tôi trong những chi tiêu cần thiết hàng ngày. Hơn nữa, tôi hoàn toàn không muốn có bất cứ sự tranh chấp tài sản nào xảy ra khi tôi từ trần.
Tuy nhiên, khi các con tôi biết được điều này, chúng đã thẳng thừng phản đối tôi về quyết định đó vì cho rằng tài sản hiện tại phần lớn là do mồ hôi của mẹ các cháu trước đây.
Tôi quá phân vân về việc này, xin LS cho biết là quyết định đó của tôi có hợp lý hay không"
Trả lời: Trong vụ Reiner kiện Stevens [2003] NSWSC 1216. Trong vụ đó, “nguyên đơn” đã thỉnh cầu tòa thay đổi điều khoản trong di chúc.
[Ghi chú: Family provision application (đơn xin thay đổi điều khoản [trong di chúc] về gia đình): Đơn xin được đệ nộp bởi một người nhằm mục đích thỉnh cầu án lệnh để thay đổi điều khoản của một di chúc liên hệ đến những người phụ thuộc của người quá cố. Tại Anh Quốc, theo Đạo Luật về Thừa Kế 1973, đơn xin [thay đổi] về các điều khoản đó phải được đệ nộp trong vòng 6 tháng kể từ lúc người quá cố qua đời. Những người có thể nộp đơn xin thay đổi điều khoản gia đình là người phối ngẫu, người phối ngẫu ngoại hôn, vợ cũ của người quá cố, bất cứ người nào được đối xử bởi người quá cố như là con của đương sự, và bất cứ người nào khác được cấp dưỡng bởi người quá cố ngay trước khi người quá cố qua đời. (An application lodged by a person for the purpose of seeking the court’s order to alter the term of a will in relation to certain dependants of the deceased. In England, under the Inheritance Act 1973, application for such provision must be lodged within 6 months from the death of the deceased. Persons who may apply for family provision are the deceased’s spouse, de facto spouse, former spouse, any person who was treated by the deceased as his or her child, and any other person who immediately before the death of the deceased was being maintained by the deceased).
Trong vụ đó, người để lại di chúc, bà Green, sinh năm 1926. Trước khi kết hôn với nguyên đơn, bà đã kết hôn với ông Joseph Green tại Ba Lan và đã di dân đến Úc vào năm 1951. Bà đã ly dị ông Green vào năm 1974, và ông Green đã từ trần vào năm 1985.
“Nguyên đơn,” ông Reiner, sinh năm 1927 tại Pháp, tính đến nay được gần 77 tuổi. Ông gặp bà Green vào năm 1951. Lúc đó bà Green đã có chồng. Tuy thế họ đã có những quan hệ với nhau cho đến lúc bà Green ly dị vào năm 1974. Họ bèn kết hôn với nhau vào năm 1976. Lúc đó bà Green đã có 2 đứa con gái với người chồng trước.
Hiện người con gái đầu lòng của bà Green đã 57 tuổi, sinh năm 1946, chưa bao giờ kết hôn và không có con cái gì cả. Người con gái thứ hai của bà Green hiện đã 55 tuổi, sinh năm 1948, bà này đã 2 lần lập gia đình và có 3 người con.
Theo bằng chứng cho thấy thì “nguyên đơn” đã có một đời sống rất hạnh phúc với bà Green, nhưng họ không có con với nhau. Suốt trong thời gian sống chung với tư cách là chồng của bà Green, “nguyên đơn” đã làm việc với tư cách là “quản lý nhà kho” (a warehouse manager) cho Katies, và tất cả tiền lương của “nguyên đơn” được chuyển thẳng vào trương mục ngân hàng chung của hai người.
Vào năm 1983, bà Green, sau khi chung sống với “nguyên đơn” được 7 năm, đã làm một di chúc và chỉ định hai người con gái riêng của bà làm “người thi hành di chúc” (executors). Trong di chúc bà để lại cho “nguyên đơn” $30,000. Riêng toàn bộ bất động sản chừng trên $5,000,000 bà để lại cho hai người con gái riêng của bà.
Sau khi bà Green qua đời vào năm 2002, “nguyên đơn” đã mướn một căn unit để sống. Lợi tức hàng tháng của “nguyên đơn” chừng $2,030 nhưng phải trả tiền mướn nhà là $975. Vì thế hàng tháng ông thiếu chừng $92. Ông chỉ có một chiếc xe hơi cũ trị giá chừng $4,000.
“Nguyên đơn” đã thỉnh cầu tòa đưa ra phán quyết để ông có đủ tiền xử dụng cho chính bản thân của ông, đó là: một căn Unit 2 phòng ngủ giá chừng $500,000 đến $750,000. Tiền trả cho “sở thuế tiểu bang” (Office of State Revenue), là $30,777 nếu giá của căn Unit là $695,000. Tiền đồ đạc, tủ bàn chừng $26,086. Tiền đi du lịch $7,874. Tiền mua một chiếc xe mới khoảng chừng $37,971 đến $45,941.
Tòa xét rằng, bà Green và “nguyên đơn” đã biết nhau hơn 50 năm, và đã kết hôn được 25 năm, mặc dầu nguyên tắc luật pháp quy định rằng bất ai cũng đều có quyền tự do để lại tài sản của mình cho bất cứ người nào mà mình yêu thích, ngoại trừ trong trường hợp người để lại di chúc đã tắc trách không chịu làm đúng nghĩa vụ đạo đức đối với những người mà dưới nhãn quan của cộng đồng là đương sự có bổn phận phải chu cấp. Ngay cả trong trường hợp này, tòa vẫn không có thẩm quyền để viết lại di chúc, nhưng tòa có thể sửa đổi để thực hiện nghĩa vụ đạo đức đó.
Thay vì “nguyên đơn” chỉ nhận được $30,000 như đã quy định trong di chúc, tòa đã đưa ra phán quyết là “nguyên đơn” được quyền nhận $810,000.
Dựa vào phán quyết vừa trưng dẫn ông có thể thấy được rằng việc ông để lại di chúc và cho người vợ hiện tại của ông được phép nhận một số tiền là $20,000 nếu không may ông chết trước bà ta là một nghĩa cử cao đẹp đáng ca ngợi, VỚI ĐIỀU KIỆN LÀø ông phải chết ngay trong lúc này hoặc chết vào những tháng ngày sắp đến. Ngược lại, nếu ông cứ nằm ì ra chừng 10 năm nữa, và tiếp tục sống nhờ vào những đồng tiền mà người vợ hiện tại của ông đang ra sức lao động để kiếm sống thì chắc chắn rằng bà ta có thể yêu cầu tòa án can thiệp để thay đổi những điều khoản phi lý trong di chúc hiện tại của ông một khi ông từ trần.
Nếu ông sợ thiệt thòi, thì chỉ còn một cách duy nhất là ông bán hoặc chuyển nhượng toàn bộ tài sản hiện có cho hai người con của ông.
Tuy nhiên, điều này cũng có thể đưa đến tác dụng ngược lại làm cho ông thất vọng hơn, nếu những người con khi lập gia đình không thèm lo lắng cho cha mẹ nữa vì nghĩ rằng cha mẹ không còn tài sản gì để mình lấy điểm.
Nếu ông còn thắc mắc xin điện thoại cho chúng tôi để được giải đáp.
Gửi ý kiến của bạn