THỤY SĨ - Linh Mục Nguyễn Văn Lý vừa được Văn Bút Quốc Tế chính thức công nhận là người tù lương tâm, bị bắt giam vì hoạt động cầm bút. Bản tin toàn văn như sau.
Bản Tin đầu năm Nhâm Ngọ 2002 của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
VĂN BÚT QUỐC TẾ BÊNH VỰC TÙ NHÂN NGÔN LUẬN VÀ LƯƠNG TÂM NGUYỄN VĂN LÝ
Tiếp theo Quyết Nghị về Việt Nam do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ PEN Suisse Romand đệ nạp và được thông qua tại Đại hội Đại biểu Văn Bút Quốc Tế ở Luân đôn, Anh quốc ngày 30-11-2001, Văn Bút Quốc Tế vừa chính thức công nhận linh mục Nguyễn Văn Lý bị tù đày vì đã hành sử quyền tự do phát biểu tư tưởng và niềm tin tôn giáo của ông. Theo Ủy ban Bênh vực những Nhà Văn bị cầm tù (Writers in Prison Committee/International PEN), vị tu sĩ này chỉ dùng ngòi bút trong những hoạt động chống lại những sự "Vi phạm Nhân Quyền" ở Việt Nam dưới chế độ độc tài cộng sản.
Trong một tài liệu mới được tổ chức quốc tế nói trên phổ biến đầu năm 2002, linh mục Nguyễn Văn Lý, từng giảng dạy tại chủng viện Huế, được coi là một "trường hợp (tù nhân) quan trọng", giống như giáo sư ký giả Nguyễn Đình Huy và hòa thượng học giả Thích Huyền Quang. Ủy ban Bênh vực những Nhà Văn bị cầm tù có nói đến "Nguyệt Biều An Truyền Lưu tập"*, ghi nhận linh mục Nguyễn Văn Lý còn là một nhà viết truyện và làm thơ trong ngục thất. Và sau hết, Văn Bút Quốc Tế nhắc rằng, suốt hai thập niên 80 và 90, người mà Trung tâm Văn Bút PEN Slovaque/Slovak vừa nhận làm "hội viên danh dự", đã từng bị giam giữ trong nhiều trại lao công cưỡng bách, từ năm 1977 đến 1978 và từ 1983 đến 1992. Được thả ra, ông bị đặt dưới sự canh chừng nghiêm ngặt của công an.
Như vậy, Văn Bút Quốc Tế sẽ tiến hành công cuộc vận động phối hợp với những tổ chức bảo vệ Nhân Quyền quốc tế và các chính phủ dân chủ, can thiệp để nhà cầm quyền Hà nội trả lại tự do cho ba tù nhân Nguyễn Văn Lý, Thích Huyền Quang và Nguyễn Đình Huy.
Văn Bút Quốc Tế cũng rất quan tâm đến trường hợp hòa thượng Thích Quảng Độ và nhà văn Hà Sỹ Phu đang bị quản thúc; và cả những người cầm bút bất đồng chính kiến đang bị sách nhiễu như quân sử gia Phạm Quế Dương, nhà văn Hoàng Tiến, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, học giả Trần Văn Khuê và nhà viết tiểu luận Nguyễn Thanh Giang. Ngoài ra, Văn Bút Quốc Tế còn tiếp tục theo dõi tình trạng nhà văn Bùi Ngọc Tấn bị đe dọa vì đã viết "Chuyện Kể Năm 2000".**
(Viết theo tin của Nguyên Hoàng Bảo Việt, hội viên Trung tâm Âu châu/Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại và Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ PEN Suisse Romand).
Ghi chú :
* "Linh mục Nguyễn Văn Lý - Nguyệt Biều An Truyền lưu tập", do bà Ngôâ Thị Hiền, Ủy Ban Tự do Tôn giáo cho Việt Nam thực hiện. Địa chỉ liên lạc: Committee For Religious Freedom in Vietnam (CRFV) 1336 North Capitol, NW Washington D.C. e-mail: [email protected] http://www.crfvn.org
Xuất bản năm 2001, sách dày 650 trang, giá ủng hộ 20 mỹ kim.
**"Chuyện Kể Năm 2000". Tác phẩm này bị Nhà nước Cộng sản kiểm duyệt vì mô tả một cách trung thực những trại giam và ghi lại những lời chứng của nhiều người về cuộc sống lao tù tệ hại và mất nhân phẩm trong 40 năm qua, theo chứng từ của Hội Phóng viên Không Biên giới và nhiều tổ chức tranh đấu cho Nhân quyền. Thông tư ra lệnh tịch thu và hủy hoại tác phẩm này do bộ trưởng văn hóa và thông tin Hà nội ký. Những người có liên hệ đến tác phẩm đều bị trừng phạt. Trong năm 2001, Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch loan báo sẽ trao Giải thưởng "Tự Do Phát Biểu Hellman-Hammett" cho nhà viết quân sử Phạm Quế Dương và nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Sau khi được tin Bùi Ngọc Tấn quyết định nhận Giải thưởng này, Hữu Thỉnh, Tổng thư ký Hội nhà Văn Việt cộng (HNV), Nguyễn Tri Huân, phó Tổng thư ký HNV, Đỗ Kim Cương, Vụ phó Vụ Văn nghệ ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Vũ Thiệu Loan và Hồ Anh Tuấn, chủ tịch và phó chủ tịch hội Văn nghệ Hải phòng, và Nguyễn Viết Lãm, nhà thơ đã thân hành đến tận nhà Bùi Ngọc Tấn, làm áp lực khuyên nhà văn đừng nhận Giải. Trong khi gặp tác giả "Chuyện Kể Năm 2000", các cán bộ văn hóa Việt cộng (HNV) đều khẳng định với ông rằng tiền Giải thưởng là của CIA.
Điều ấy - nhà văn Bùi Ngọc Tấn không muốn tin.
Bản Tin đầu năm Nhâm Ngọ 2002 của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
VĂN BÚT QUỐC TẾ BÊNH VỰC TÙ NHÂN NGÔN LUẬN VÀ LƯƠNG TÂM NGUYỄN VĂN LÝ
Tiếp theo Quyết Nghị về Việt Nam do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ PEN Suisse Romand đệ nạp và được thông qua tại Đại hội Đại biểu Văn Bút Quốc Tế ở Luân đôn, Anh quốc ngày 30-11-2001, Văn Bút Quốc Tế vừa chính thức công nhận linh mục Nguyễn Văn Lý bị tù đày vì đã hành sử quyền tự do phát biểu tư tưởng và niềm tin tôn giáo của ông. Theo Ủy ban Bênh vực những Nhà Văn bị cầm tù (Writers in Prison Committee/International PEN), vị tu sĩ này chỉ dùng ngòi bút trong những hoạt động chống lại những sự "Vi phạm Nhân Quyền" ở Việt Nam dưới chế độ độc tài cộng sản.
Trong một tài liệu mới được tổ chức quốc tế nói trên phổ biến đầu năm 2002, linh mục Nguyễn Văn Lý, từng giảng dạy tại chủng viện Huế, được coi là một "trường hợp (tù nhân) quan trọng", giống như giáo sư ký giả Nguyễn Đình Huy và hòa thượng học giả Thích Huyền Quang. Ủy ban Bênh vực những Nhà Văn bị cầm tù có nói đến "Nguyệt Biều An Truyền Lưu tập"*, ghi nhận linh mục Nguyễn Văn Lý còn là một nhà viết truyện và làm thơ trong ngục thất. Và sau hết, Văn Bút Quốc Tế nhắc rằng, suốt hai thập niên 80 và 90, người mà Trung tâm Văn Bút PEN Slovaque/Slovak vừa nhận làm "hội viên danh dự", đã từng bị giam giữ trong nhiều trại lao công cưỡng bách, từ năm 1977 đến 1978 và từ 1983 đến 1992. Được thả ra, ông bị đặt dưới sự canh chừng nghiêm ngặt của công an.
Như vậy, Văn Bút Quốc Tế sẽ tiến hành công cuộc vận động phối hợp với những tổ chức bảo vệ Nhân Quyền quốc tế và các chính phủ dân chủ, can thiệp để nhà cầm quyền Hà nội trả lại tự do cho ba tù nhân Nguyễn Văn Lý, Thích Huyền Quang và Nguyễn Đình Huy.
Văn Bút Quốc Tế cũng rất quan tâm đến trường hợp hòa thượng Thích Quảng Độ và nhà văn Hà Sỹ Phu đang bị quản thúc; và cả những người cầm bút bất đồng chính kiến đang bị sách nhiễu như quân sử gia Phạm Quế Dương, nhà văn Hoàng Tiến, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, học giả Trần Văn Khuê và nhà viết tiểu luận Nguyễn Thanh Giang. Ngoài ra, Văn Bút Quốc Tế còn tiếp tục theo dõi tình trạng nhà văn Bùi Ngọc Tấn bị đe dọa vì đã viết "Chuyện Kể Năm 2000".**
(Viết theo tin của Nguyên Hoàng Bảo Việt, hội viên Trung tâm Âu châu/Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại và Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ PEN Suisse Romand).
Ghi chú :
* "Linh mục Nguyễn Văn Lý - Nguyệt Biều An Truyền lưu tập", do bà Ngôâ Thị Hiền, Ủy Ban Tự do Tôn giáo cho Việt Nam thực hiện. Địa chỉ liên lạc: Committee For Religious Freedom in Vietnam (CRFV) 1336 North Capitol, NW Washington D.C. e-mail: [email protected] http://www.crfvn.org
Xuất bản năm 2001, sách dày 650 trang, giá ủng hộ 20 mỹ kim.
**"Chuyện Kể Năm 2000". Tác phẩm này bị Nhà nước Cộng sản kiểm duyệt vì mô tả một cách trung thực những trại giam và ghi lại những lời chứng của nhiều người về cuộc sống lao tù tệ hại và mất nhân phẩm trong 40 năm qua, theo chứng từ của Hội Phóng viên Không Biên giới và nhiều tổ chức tranh đấu cho Nhân quyền. Thông tư ra lệnh tịch thu và hủy hoại tác phẩm này do bộ trưởng văn hóa và thông tin Hà nội ký. Những người có liên hệ đến tác phẩm đều bị trừng phạt. Trong năm 2001, Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch loan báo sẽ trao Giải thưởng "Tự Do Phát Biểu Hellman-Hammett" cho nhà viết quân sử Phạm Quế Dương và nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Sau khi được tin Bùi Ngọc Tấn quyết định nhận Giải thưởng này, Hữu Thỉnh, Tổng thư ký Hội nhà Văn Việt cộng (HNV), Nguyễn Tri Huân, phó Tổng thư ký HNV, Đỗ Kim Cương, Vụ phó Vụ Văn nghệ ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Vũ Thiệu Loan và Hồ Anh Tuấn, chủ tịch và phó chủ tịch hội Văn nghệ Hải phòng, và Nguyễn Viết Lãm, nhà thơ đã thân hành đến tận nhà Bùi Ngọc Tấn, làm áp lực khuyên nhà văn đừng nhận Giải. Trong khi gặp tác giả "Chuyện Kể Năm 2000", các cán bộ văn hóa Việt cộng (HNV) đều khẳng định với ông rằng tiền Giải thưởng là của CIA.
Điều ấy - nhà văn Bùi Ngọc Tấn không muốn tin.
Gửi ý kiến của bạn